Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:46:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398181 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #170 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2012, 10:49:48 pm »

Có anh em hỏi về 1 số bức hình phía dưới của loại Mig-21bis SAU, nhưng Huyphong không giải đáp hết được. Rất mong anh Phi công tiêm kích chỉ dẫn thêm về các câu hỏi này:
Trích dẫn
1. những chiếc mig 21 520x sơn rằn ri chính xác là thuộc trung đoàn không quân nào vậy các bác?

2. Có chính xác bao nhiêu chiếc? Qua 1 ảnh em thấy có 4 chiếc sơn màu này xếp hàng cạnh nhau.... qua các ảnh em thu thập và tìm tòi được thì chắc chắn 3 chiếc 5205, 5206 và 5210.... và đoán chiếc thứ 4 là 5204... Các bác có chính xác số lượng và số hiệu thì cho em biết nhé....

3. Hiện giờ những chiếc này còn bay không các bác?

4. Thời điểm chụp ảnh là khoảng bao giờ hả các bác?

5. Rằn ri màu xanh da trời đậm đuơcj sơn trên nền sơn bạc (xám) của mig hay sơn trên nền xanh da trời nhạt?








Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
tieuthienvuong
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #171 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 05:05:25 pm »

Cháu chào bác PCTK!
Cháu cảm ơn bác vì những giải đáp cho khúc mắc của cháu. Cháu chúc bác vui khỏe để vững tay "gõ bàn phím", chuyển tải lịch sử đến thế hệ tương lai  Smiley
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #172 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 11:25:38 pm »

Xin chào tất cả các đồng đội!
Sau cái vụ xảy ra với chuyến Li-2 ngày 3 tháng 3 thì quả thực, tôi bắt đầu cảnh giác với cả tên lửa PK của mình. Có lẽ công tác hiệp đồng tác chiến vẫn có điều gì đó chưa chuẩn, mặc dù chúng tôi cũng đã tham gia  những cuộc hiệp đồng tác chiến: phân chia theo độ cao, theo dẻ quạt tác chiến, theo thời gian, theo nhiệm vụ chiến đấu ... rồi có cả KOD phân biệt, nhận dạng nữa. Trên các máy bay ta và tên lửa PK đều có trang bị "máy phân biệt địch/ta", hàng ngày được thay đổi theo mật mã quy định (gọi là "cốt" - COD). Các phi công khi tiếp thu máy bay trực chiến đều được nhắc nhở phải đặt theo đúng "cốt" quy định theo từng ngày, nhưng không phải cứ đặt "cốt" là hoàn toàn yên tâm, là không bị ta bắn mình.  Lần ấy tôi bay với anh Lê Hoàn (tôi số 1, Lê Hoàn số 2 ) khi bay một hồi mà chưa thấy thông báo địch, tôi ngó xuống mặt đất thì bỗng thấy một vầng khói màu cam, tôi hô cho số 2 : "Cảnh giới bên trái phía dưới" và tiếp tục quan sát, thoáng sau đã thấy một chấm đen từ cái vầng khói kia lao thẳng vào đội hình bọn tôi. Tôi hô : "Cơ động trái gấp!" và lật trái kéo úp xuống. Quả tên lửa PK lướt qua chúng tôi, hơi tên lửa làm máy bay tôi rùng mạnh một cái nhưng không bị sao. Chúng tôi về hạ cánh, thoát chết, la hét ầm ĩ một lúc ngoài tuyến trực.
 Trong trận chiến, máy bay ta, máy bay địch hỗn chiến trong một khu vực với tốc độ cơ động không nhỏ nên việc bắn nhầm, tôi cho rằng cũng không tránh khỏi dù không ai muốn, mà trong chiến tranh thì  cái gì cũng có thể xảy ra cả. Bộ binh còn "tương" nhau chí chát ra huống hồ ở trên trời qua màn hình IKO máy bay chỉ là một chấm sáng bé như hạt tấm. Hoặc giả như trên sân bóng, số lượng cầu thủ đâu có nhiều mà vẫn có trường hợp đá phản lưới nhà đấy thôi. Đúng không, đồng đội quocan?
Tôi rất cám ơn đồng đội huyphongssi đã giúp tôi nhiều trong việc giải trình trước các thắc mắc của các đồng đội !. Huyphong à, trong quá trình chiến đấu, đặc biệt là ở chiến trường khu Bốn vào năm 1972, để ngụy trang cho máy bay ta đang nấp dưới đất khỏi máy bay địch ở trên không, ta phải sơn loang lổ (rằn ri). Từ trên nhìn xuống, máy bay lẫn màu vào màu sắc của cỏ cây. Bụng máy bay vẫn để trắng để ở dưới nhìn lên máy bay lẫn vào nền mây. Đợt máy bay phiên hiệu 5201 trở đi được trang bị cho cả 2 trung đoàn không quân Sao Đỏ và Lam Sơn. Số máy bay này còn lại hiện ta vẫn đang sử dụng thuộc trung đoàn không quân ở Yên Bái.
Nhân đây xin chia sẻ với các đồng đội bài thơ "Mồng Một ! Em ơi ! Đừng so thêm đũa nữa !". Bài thơ này tôi làm đầu xuân năm 1972, đó là mùa xuân vô cùng ác liệt của cuộc chiến trên không. Nhưng Xuân đến, tâm hồn ai cũng thấy rạo rực, vạn vật cũng cựa mình, đổi sắc ... cho dù bom đạn vẫn nổ, cuộc chiến vẫn ngày càng cam go. Đất trời vẫn rực sắc khi Tết đến, Xuân về. Những cây, những cành bị mảnh bom, mảnh đạn phạt cụt vẫn đâm chồi nẩy lộc, vẫn đơm hoa, hé nụ. Nắng vẫn mơn man và mưa Xuân vẫn lất phất bay lẫn trong những làn khói bom lởn vởn. Nhà nhà vẫn gói bánh chưng, vẫn nghe thấy tiếng lợn kêu eng-éc trong ngõ xóm và đâu đó vẫn vang lên những tiếng pháo nổ đì đùng. Cứ đánh giặc, cứ đón Xuân .., phong thái người Việt vẫn cứ đĩnh đạc, ung dung... Với chúng tôi, từng ấy năm sống cuộc đời học viên bay là từng ấy năm đón cái Tết xa nhà. Khi trở về nước là bước vào cuộc chiến ngay, hầu như cũng chẳng ai được về đón Tết với gia đình. Biết bao nhiêu cảm xúc xáo trộn trong những ngày Xuân. Ai đó trực ở căn cứ chính, ai đó trực ở sân bay cơ động, ai đó sẽ xuất kích chiến đấu và rồi biết đâu cũng có ai đó không về trong mùa Xuân này. Những ngày Tết là những ngày xum vầy của tất cả các người thân trong gia đình, nhưng chiến tranh đã làm gián đoạn, đã ngăn cách những cuộc gặp gỡ ấy. Biết bao người thân ở hậu phương lo lắng, chờ đợi, ngóng trông ... Nhưng rồi ta vẫn tin rằng sẽ có mùa Xuân gần đây thôi, rất gần đây thôi sẽ là mùa Xuân đoàn tụ, mùa Xuân ngập tràn niềm vui.
“Bữa cỗ đầu năm
Em ngồi vào mâm
Lẳng lặng so thêm đôi đũa
Ngóng nhìn ra cửa
Tiếng bước chân đâu cũng ngỡ anh về !
 
Em chạy ra hè
Mắt đăm đăm ngó phương trời xa vợi
Năm nào cũng đợi
Năm nào cũng trông
Mà không !
 
Em ơi, đừng khóc nữa
Anh hẹn em Xuân mai
Khi đào nở tươi
Anh sẽ về cùng Xuân đoàn tụ
Anh sẽ về trong thương yêu ấp ủ
Anh sẽ về, mãi chẳng cách xa
Xuân năm nay
Thêm năm nữa xa nhà
Thêm năm nữa, miền Nam đổ máu
Thêm năm nữa
Anh còn chiến đấu
Thêm năm nữa
Em còn so thêm đũa đợi chờ
 
Em ơi ! Tin yên anh cứ đợi
Năm sau sẽ tàn lửa khói
Năm ấy cỗ mừng Xuân mới
Hẳn có anh cầm đôi đũa em so
Nâng lên
Như nâng trái cam mới bói đầu mùa
Như nâng tay em ngày cưới
Nhớ không em ?
Ngày ấy - cũng mùa Xuân !”

Đêm 13/4/1972  tôi “hưởng” trận bom B.52 của Mỹ rải đầu tiên là ở Thanh Hóa. Đêm đó tôi trực chỉ huy bay, anh Bùi Doãn Độ trực chiến. Báo động vào cấp, rồi lại xuống cấp, rồi lại báo động sơ tán. Chưa kịp chui vào hầm thì suốt dọc đường băng của sân bay Thọ Xuân đã nháng lửa, chớp lóa mắt, liên hồi và tiếng bom rền như xay lúa, mãi không dứt. Hơi bom nện tức ngực, mặt đất như trên cái sàng gạo, sàng qua sàng lại thỉnh thoảng lải xóc mạnh lên vậy. Có lúc chúng tôi vẫn cố liên lạc với đồng đội, mọi đường liên lạc hữu tuyến về sở chỉ huy bị đứt hết, đối không cũng chẳng nghe được, lại rất nhiễu (sau mới phát hiện là các cột ăng ten bị gạt gãy hết, các đường dây bị bom băm nát cả). Tôi rất sốt ruột không biết tình hình ra sao nữa. Đài chỉ huy nằm ở phía Bắc đường băng. Lực lượng trực chính lại ở phía Nam đường băng. Thật như ngồi trên đống lửa. Vừa bò lên khỏi hầm để xem tình hình thì lại bị anh Vũ Trọng Tân (trực Quân báo) lôi xuống, không cho lên, anh lo tôi “vướng” mảnh thì xong đời. Đợt đánh này khá dài. Tiếng máy bay nghe rất nặng và rền. Dứt đợt đánh, tôi vọt lên khỏi hầm, hét gọi phía bên trực xem tình hình bên đó thế nào thì thấy một bóng đen chạy phía đường băng lên nói với tôi là đường băng bị đánh hỏng hết rồi, lại đưa cho tôi hai chú gà gô nói là bắt được ở bên lề bảo hiểm đường băng. Hai chú chim bị sóng kích của bom làm cho nghễnh ngãng, quay quay như người bị động kinh. Tôi cũng chẳng còn bụng dạ nào nghĩ cách xử lý chúng nữa, lại thả ra rồi cùng với đồng chí công binh kia đi kiểm tra đường băng.
Đêm cuối tháng tối mịt mờ, đen đặc khói và bụi không nhìn thấy gì cả. Không khí hầm hập, nặng trịch, khét lẹt, đắng ngắt. Trong ánh sáng mờ mờ của trời đêm, tôi cúi sát mặt đất nhìn thì thấy mọi tấm ghi lát trên đường cất hạ cánh đều bị đánh cong, bật lên khỏi mặt đất tựa như những dẻ xương sườn của một con vật nào cực kỳ khổng lồ được dóc hết thịt giành cho đám nhậu rồi vứt hỗn độn ra đấy. Bãi chiến trường ngổn ngang. Thôi thế này thì bao giờ mới sửa được, mới lại bay, lại trực được? Tôi vừa ức, vừa ngao ngán quay về hầm trực để thông báo cho số phi công và thợ máy trực chiến biết tình hình. Khu chúng tôi sơ tán và sở chỉ huy thì nghĩ rằng chúng tôi bị “làm cỏ” không còn một mống nào rồi nên cũng đợi sáng hôm sau mới sang giải quyết hậu quả. Gần sáng thì chúng tôi mò được về nhà. Cả khu vực ấy bỗng vỡ òa, hân hoan náo nhiệt hẳn lên. Đúng là chúng tôi từ cõi chết trở về thật, không một ai nghĩ là chúng tôi còn đầy đủ như thế sau những đợt rải thảm hàng mấy trăm tấn bom của B.52 xuống khu trực. Sự may rủi, sống chết trong chiến tranh đúng là lạ lùng, không ai lường được.
Sau đó chúng tôi phải đi đường bộ ngược ra sân bay Đa Phúc. Một tuần sau, sân bay sửa xong, tôi lại bay vào trực. Từ trên trời nhìn xuống thì ôi trời ôi: một vệt bom chiều ngang khoảng hơn 2km, chiều dài khoảng chục cây số chi chít hố bom,chỉ thấy hố bom là hố bom trong cái diện tích ấy, tưởng tượng như mình nhìn vào tổ ong bỏ không vậy. Hôm ấy, nếu bọn lái đi lệch chỉ cần 01 độ sang phía đầu Tây sân bay thôi thì chắc số anh em chúng tôi trực chiến hôm ấy xương thịt, đất cát sẽ được băm nhừ nhào vào nhau thành một hỗn hợp mà chẳng hề tìm được tên gọi của cái hỗn hợp ấy trong từ điển của loài người.
Thời kỳ ấy cuộc sống, nề nếp sinh hoạt của đội ngũ phi công cũng bị xáo trộn theo những cuộc cơ động hết sân bay này đến sân bay khác. Bom đạn Mỹ không để cho bất kỳ sân bay nào của ta được yên ổn quá lâu. Chúng đánh liên tục, ban ngày đánh rồi, ban đêm lại đánh tiếp, đánh không theo quy luật nào cả. Chuyện phải cất cánh ở đường băng ngắn hẹp, cất hạ cánh ở cả đường lăn, xung quanh còn đầy hố bam, hố đạn đều là chuyện bình thường đối với tất cả các lực lượng phi công.  Rất nhiều sân bay dã chiến, ngắn hẹp, mà chỉ nói ra thôi chắc bây giờ không ai tưởng tượng nổi đấy lại gọi là sân bay, càng không dám nghĩ rằng chúng tôi đã trực chiến ở những nơi ấy. Chúng tôi cất hạ cánh cả trên đường lăn (không phải là đường băng), có lệnh cất cánh là xuất kích, đánh nhau không tìm được nơi hạ cánh nữa thì chấp nhận nhảy dù, chỉ tâm niệm một điều duy nhất: phải đánh, phải chiến thắng.
Những năm tháng chiến tranh, đời tôi gắn chặt với cuộc sống cơ động. Sáng cất cánh từ sân bay Đa Phúc, đánh một trận, về Yên Bái hạ cánh, ăn trưa ở đó, lại xuất kích, có khi lại hạ cánh tại Thọ Xuân - Thanh Hoá hoặc Kép, hoặc Kiến An. Ngoài khẩu súng ngắn đeo theo người , tôi còn nhét trong túi áo một chiếc quần đùi, một khăn mặt, một dao dù, bút và quyển sổ nhật ký. Gia tài của phi công chiến đấu có vậy thôi. Các mái nhà trực chiến ở các sân bay đều giắt đầy bàn chải đánh răng, bay đến đâu trực thì sử dụng đến đấy. Cuộc sống đơn giản là thế. Có một điều chúng tôi rất cần là nước. Suốt một ngày trực căng thẳng, vất vả, quần áo kháng áp bó chặt lấy người, mồ hôi nhễ nhại bao nhiêu tiếng đồng hồ, nhất là giai đoạn gặp gió Lào khi trực ở các sân bay miền Trung thì khổ cực vô cùng mà phải ngồi cố định trong buồng lái.Vậy mà đâu có được tắm rửa thoải mái. Chắc khó có người tin nổi tiêu chuẩn mỗi người đi trực về chỉ được một chậu thau nước (nhiều khi còn toàn mùi bùn vì phải gạn nước ở hố bom), mà chúng tôi gội đầu, tắm và cả giặt nữa. Đầu tiên múc một ca nước, thấm cho ướt hết đầu, hứng nước ấy vào một chậu thau khác, xát xà phòng, gội đầu chỉ được phép hai ca nước là cùng. Số nước hứng được khi gội đầu, té cho ướt khắp người, kỳ cọ bằng xà phòng, chỉ được dùng khoảng 3 đến 4 ca nước. Vẫn hứng nước ấy để giặt sơ bộ quần lót. Tráng nước sạch khoảng 3 ca, còn lại vài ca cuối là giặt khăn mặt và quần. Xong cuộc tắm! Cũng may anh em tôi suốt giai đoạn chiến tranh không ai bị hắc lào hay bệnh ngoài da khác (lạ nhỉ sau này cuộc sống đầy đủ hơn thì lại mắc đủ các bệnh).
Khổ nhất là mấy “vị” trực trong sở chỉ huy, suốt cả ngày không ra khỏi vị trí trực, phát minh ra sáng kiến: tắm khô! Có lần thấy mấy viên ghét to tướng mà mấy vị ấy thi nhau nặn, Tôi đùa với các vị ấy rằng mấy viên thuốc tễ ấy cho vào lọ nút kín, sau này có khi dùng làm thuốc chữa được ối bệnh hiểm nghèo cũng nên!.
Logged
thuhuongtn
Thành viên
*
Bài viết: 107

Yêu vợ


« Trả lời #173 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 01:20:11 am »

Bố làm câu tắm khô con hãi quá! Nóng thế này ngày con tắm 3,4 lần vậy mà các bố có chậu nước thì... Mà ở gần nhà con có xân bay đấy, quân khu 1 ấy chước bố con còn sống có hay kể thấy thời triến tranh hay có máy bay hạ cánh. Vì là dân ngoài nghành nên  không vào được trong ấy. Nghe nói là xân bê tông thì phải mà bố con còn kể là hồi năm 79 có lần máy bay của 1 lãnh đạo cấp cao nhà mình đi thị xát trên Cao Bằng bị đối phương rượt, ông ấy kêu phi công bay thật thấp thế là đến đây bị phòng không bắn trả nên 2 máy bay của nó mới rút lui. Không hôm đấy ông lãnh đạo kia xắp ăn đạn mất rồi.
 Mời bố kể tiếp!
Logged

Ai có thông tin phần mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Việt xin liên hệ sđt: 01629041743 gia đình xin cảm ơn!
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #174 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 07:53:11 am »

"...Các mái nhà trực chiến ở các sân bay đều giắt đầy bàn chải đánh răng, bay đến đâu trực thì sử dụng đến đấy. Cuộc sống đơn giản là thế. Có một điều chúng tôi rất cần là nước. Suốt một ngày trực căng thẳng, vất vả, quần áo kháng áp bó chặt lấy người, mồ hôi nhễ nhại bao nhiêu tiếng đồng hồ, nhất là giai đoạn gặp gió Lào khi trực ở các sân bay miền Trung thì khổ cực vô cùng mà phải ngồi cố định trong buồng lái.Vậy mà đâu có được tắm rửa thoải mái. Chắc khó có người tin nổi tiêu chuẩn mỗi người đi trực về chỉ được một chậu thau nước (nhiều khi còn toàn mùi bùn vì phải gạn nước ở hố bom), mà chúng tôi gội đầu, tắm và cả giặt nữa. Đầu tiên múc một ca nước, thấm cho ướt hết đầu, hứng nước ấy vào một chậu thau khác, xát xà phòng, gội đầu chỉ được phép hai ca nước là cùng. Số nước hứng được khi gội đầu, té cho ướt khắp người, kỳ cọ bằng xà phòng, chỉ được dùng khoảng 3 đến 4 ca nước. Vẫn hứng nước ấy để giặt sơ bộ quần lót. Tráng nước sạch khoảng 3 ca, còn lại vài ca cuối là giặt khăn mặt và quần. Xong cuộc tắm! Cũng may anh em tôi suốt giai đoạn chiến tranh không ai bị hắc lào hay bệnh ngoài da khác (lạ nhỉ sau này cuộc sống đầy đủ hơn thì lại mắc đủ các bệnh).
Khổ nhất là mấy “vị” trực trong sở chỉ huy, suốt cả ngày không ra khỏi vị trí trực, phát minh ra sáng kiến: tắm khô! Có lần thấy mấy viên ghét to tướng mà mấy vị ấy thi nhau nặn, Tôi đùa với các vị ấy rằng mấy viên thuốc tễ ấy cho vào lọ nút kín, sau này có khi dùng làm thuốc chữa được ối bệnh hiểm nghèo cũng nên!."[/i

Hôm nọ gặp nhau, lão "Nó và Tôi" bảo: "Tôi cứ tưởng mấy ông xe tăng sướng lắm. Ai ngờ cũng khổ ghê. Trước khi đánh Long Thành, gặp mây lão xe tăng mà tôi không tin vào mắt mình. Thật tình, đời tôi chưa bao giờ gặp thằng lính nào bẩn như lính xe tăng nhà các ông". Grin
Còn tôi, từ xưa đến nay cũng cứ tưởng các bố "con trời" đi mây về gió sinh hoạt tiện nghi và sung sướng lắm. Hóa ra cũng vất vả ghê nhể Grin

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2012, 07:59:18 am gửi bởi lixeta » Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #175 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 03:48:28 pm »

Bố làm câu tắm khô con hãi quá! Nóng thế này ngày con tắm 3,4 lần vậy mà các bố có chậu nước thì... Mà ở gần nhà con có xân bay đấy, quân khu 1 ấy chước bố con còn sống có hay kể thấy thời triến tranh hay có máy bay hạ cánh. Vì là dân ngoài nghành nên  không vào được trong ấy. Nghe nói là xân bê tông thì phải mà bố con còn kể là hồi năm 79 có lần máy bay của 1 lãnh đạo cấp cao nhà mình đi thị xát trên Cao Bằng bị đối phương rượt, ông ấy kêu phi công bay thật thấp thế là đến đây bị phòng không bắn trả nên 2 máy bay của nó mới rút lui. Không hôm đấy ông lãnh đạo kia xắp ăn đạn mất rồi.
 Mời bố kể tiếp!

@thuhuongtn: Cái chuyện tắm khô đối với lính là bình thường thôi. Tôi đã từng phải đun nước "làm lông" anh bạn thân vào chốt hơn một tháng ra. Toàn thân như bôi hắc ín ấy chứ. Trong chốt suốt ngày đêm bom đạn, lấy đâu ra điều kiện mà tắm ngày 3, 4 lần như bạn nói.

Trích dẫn
Còn tôi, từ xưa đến nay cũng cứ tưởng các bố "con trời" đi mây về gió sinh hoạt tiện nghi và sung sướng lắm. Hóa ra cũng vất vả ghê nhể

@Lixeta: Cũng cùng chung cảnh con nhà nghèo bác nhỉ. Tuy rằng các ông "con trời" có sướng hơn chút đỉnh. Grin
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2012, 04:35:18 pm gửi bởi chienc3.1972 » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #176 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 10:00:09 pm »

Bố làm câu tắm khô con hãi quá! Nóng thế này ngày con tắm 3,4 lần vậy mà các bố có chậu nước thì... Mà ở gần nhà con có xân bay đấy, quân khu 1 ấy chước bố con còn sống có hay kể thấy thời triến tranh hay có máy bay hạ cánh. Vì là dân ngoài nghành nên  không vào được trong ấy. Nghe nói là xân bê tông thì phải mà bố con còn kể là hồi năm 79 có lần máy bay của 1 lãnh đạo cấp cao nhà mình đi thị xát trên Cao Bằng bị đối phương rượt, ông ấy kêu phi công bay thật thấp thế là đến đây bị phòng không bắn trả nên 2 máy bay của nó mới rút lui. Không hôm đấy ông lãnh đạo kia xắp ăn đạn mất rồi.
 Mời bố kể tiếp!

Đọc vất vả quá! Bác ơi, bác viết bằng tiếng Việt thông thường được không (telex ấy). Cám ơn bác!
Logged

nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #177 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 10:42:58 pm »

Đây là căn bệnh mãn tính của Thuhuongnt rồi. Bây giờ có vẻ đã đỡ hơn chứ trước kia vừa đọc vừa vã hết mồ hôi hột. Cũng do cách viết mà tôi nhớ cái nick này mãi đến tận ngày hôm nay.
Logged
thuhuongtn
Thành viên
*
Bài viết: 107

Yêu vợ


« Trả lời #178 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 11:34:18 pm »

Thông cảm cháu mới học chưa hết cấp 1, đây là bạn gái cháu. Cháu bỏ học từ năm 93 tới giờ mà là nông dân nên cố gắng viết đầy đủ dấu câu thôi. Mà đây cháu nên mạng bằng điện thoại nên không tránh khỏi 1 số lỗi. Chứ cho cháu máy tính thì cháu chỉ biết đánh mổ cò!
Logged

Ai có thông tin phần mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Việt xin liên hệ sđt: 01629041743 gia đình xin cảm ơn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #179 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2012, 01:17:17 am »

Các phi công "2 khí tượng" trở lên phải có khả năng làm chủ bài bay "xuyên mây góc kẹp". Khi vào hạ cánh, phi công sử dụng đồng hồ chỉ hướng bay cắt qua đỉnh đài chỉ chuẩn xa (hình 1 - scilib.narod.ru) rồi vòng lại đối chuẩn đường băng, hạ độ cao khi qua đài chỉ chuẩn xa để lướt xuống đường băng (hình 2 - scilib.narod.ru).
Hình 1


Hình 2


Sơ đồ vòng kín - cất hạ cánh và vào hạ cánh khi trở về từ không vực huấn luyện


"Củ tỏi" của anh PhiCôngTiêmKích là thuật lái ứng dụng khi vào hạ cánh bằng mắt.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM