Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 03:43:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398704 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #160 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2012, 01:00:04 pm »

Xin chào các đồng đội!
Cảm ơn đồng đội huyphongssi, altus và các đồng đội khác đã bổ sung thông tin giúp tôi. Tôi xin nói thêm về trận đánh của biên đội Ngô Văn Phú và Ngô Duy Thư bắn hạ phi công Kit-tinh-giơ - chuyên viên không chiến của Lấu Năm Góc và là một trong 10 phi công có giờ bay cao nhất nước Mỹ ( thời bấy giờ ). Anh Ngô Văn Phú đã bắn hạ chứ không phải là Ngô Duy Thư. Khi đi gặp Kit-tinh-giơ tại nhà tù của ta mà phi công Mỹ gọi là "Khách sạn Hin-tơn" để ông ta hiểu được ai đã bắn hạ được cao thủ bậc nhất của không quân Mỹ như thế nào, vì anh Ngô Văn Phú bận nên để anh Ngô Duy Thư đi. Ảnh chụp cảnh phi công ta làm động tác vào bắn thế nào cũng lấy ảnh của anh Ngô Duy Thư, do đó nhiều người lầm vì như vậy. Anh Ngô Văn Phú sau khi nghỉ hưu thì về quê nhà ở Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên.
Logged
Tanloc555
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #161 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2012, 01:05:11 pm »

Chào anh Phicôngtiêmkích@: Anh có biết Anh hùng liệt sĩ phi công Phan Như Cẩn.Người lái máy bay AN-2 của Đoàn 919 không.
Anh Phan Như Cẩn là con trai cả trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Quang Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, là một trong 4 xã đầu tiên của tỉnh huyện Can Lộc nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung thành lập chi bộ Đảng Cộng sản.
Em trai của Anh Cẩn là Phan Như Trì lái máy bay MIC ở Sân bay Kép.
Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #162 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2012, 01:11:37 pm »

 Cám ơn Bác phicongtiemkich đã cho chúng em sự thật của lịch sử. Em rất trân trọng trang VMH vì nó có rất nhiều nhân vật, sự việc thật. Chào Bác.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #163 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2012, 01:40:02 pm »

Cám ơn bác phicongtiemkich đã đính chính cho bọn em thêm rõ.
Trận 11-5-72 theo tài liệu ta và địch đã công khai có một số điểm đáng chú ý:
- Chỉ sau trận 10-5-72 một ngày
- Hai chiếc F bị biên đội các anh Phú - Thư bắn rơi đều có cùng 4 số đuôi cuối giống nhau. F-105G 62-0230 bị số 2 Ngô Duy Thư bắn rơi trước. F-4D 66-0230 do Kittinger lái bị số 1 Ngô Văn Phú bắn rơi sau khi số 2 lập công. Anh Phú bắn xong thì bị tốp địch sau bắn rơi nhưng nhảy dù an toàn. Có vẻ Kittinger đã bị bám đuôi mà không biết. Cá nhân em cảm thấy trận này ta dẫn đường tốt, tạo điều kiện tốt cho biên đội hai anh Phú-Thư.
- Đương nhiên địch bao giờ cũng có số lượng trội hơn ta rất nhiều, cả về số máy bay+số vũ khí mang theo.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #164 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 01:17:46 pm »

Xin chào các đồng đội!
Trong đội ngũ bay của chúng tôi, có những trường hợp hai bố con cùng là phi công hoặc hai anh em ruột đều là phi công. Trường hợp của anh Cẩn và anh Trì là hai anh em ruột, bay ở hai loại máy bay khác nhau. Anh Phan Như Cẩn ( sinh 1933, quê ở Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh ), đi học bay ở Liên-xô từ năm 1956 đến 1959. Từ 1959 đến 1968 anh là phi công bay trên máy bay vận tải An-2. Anh đã đánh chìm 2 tàu và bắn cháy 1 tàu biệt kích địch. Ngày 12 tháng 1 năm 1968, anh đã anh dũng hy sinh trong trận đánh của biên đội 4 chiếc An-2 phá hủy căn cứ ra-đa của Mỹ ở Pa-thí - Bắc Lào. Ngày 25 tháng 8 năm 1970, anh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 Anh Phan Như Trì ( sinh năm 1952 ) đi học bay ở Liên-xô từ năm 1972 đến 1976. Từ 1976 đến 1978, anh Phan Như Trì  là phi công lái máy bay MiG-21.Ngày 20 tháng 10 năm 1978, anh hy sinh trong chuyến bay huấn luyện ở vùng trời Yên Bái.
 Hầu như tất cả các trận đánh, các trận không chiến đạt kết quả cao đều được dẫn dắt tốt. Dẫn đường có thể dẫn trên màn hình IKO, có thể dẫn trên bàn tròn trong SCH ..., có thể dẫn khi thấy ta địch rõ ràng mà cũng có thể "dẫn mò". Để cho một máy bay cất cánh lên trời được thì có rất nhiều thành phần phục vụ, bảo đảm cho chuyến bay ấy, đặc biệt là các chuyến bay xuất kích chiến đấu. Các thành phần đảm bảo cho chuyến bay đều có những chiến công thầm lặng nhưng to lớn. Thiếu một thành phần là trận đánh không thể thành công. Chúng tôi, những phi công cũng chỉ là thành phần làm nốt "khâu cuối cùng" của trận đánh mà thôi. Thật thiếu sót quá lớn nếu như ai đó "bỏ quên" những thành phần ấy.
Trong những năm tháng chiến tranh, phi công ta chưa có ai trong một trận bắn rơi 3 máy bay cả, mà chỉ có biên đội bắn rơi 3 chiếc. Trận không chiến mà biên đội bắn rơi 3 chiếc được xem như là "kinh điển", được đưa vào làm tài liệu giảng dạy ở các học viện là trận của biên đội Nguyễn Nhật Chiêu (số 1), Nguyễn Văn Cốc (số 2). Đấy là trận đánh vào ngày 23 tháng 8 năm 1967. Hai anh Nguyễn Nhật Chiêu và Nguyễn Văn Cốc đều trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau này cũng có những trận đánh hay nữa, tôi sẽ kể sau. Kết quả của nhiều trận không chiến giữa ta và không quân Mỹ theo tôi cần phải có những nghiên cứu hoặc hội thảo nhìn từ hai phía thì mới có thể sáng tỏ được (sự kiện Vịnh Bắc Bộ lớn như vậy mà mãi gần đây phía Mỹ mới công nhận mà).
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #165 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 01:25:24 pm »

Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.
Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và  thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.
Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.
Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.
Cùng ngày 3/3 ấy, ở sân bay Đa Phúc, Bùi Văn Long sau khi xuất kích về, khi hạ cánh chỉ thả được 2 càng, chiếc càng chính bên phải không ra, không rõ vì nguyên nhân gì. Chỉ huy bay không giúp được Long. Máy bay sau khi tiếp đất, chạy xoay đâm vào ụ pháo và báo hại thay, khi hạ cánh, Long lại không ghì chặt dây dù bảo hiểm người vào ghế, chính vì vậy, khi máy bay đâm vào ụ, Long bị lao người về phía trước, đầu đập vào kính ngắm, kính ngắm bị vỡ, một mảnh thuỷ tinh đâm thủng hộp sọ. Lôi được Long ra khỏi buồng lái thì thấy trán có một lỗ bằng ngón tay sâu hoắm vào trong, óc từ đó rỉ ra. Thôi! thế là thôi rồi! Cái chết sao mà rõ nhanh, sao mà rõ vô lý! Ai đời, tung hoành mãi trong chiến tranh chẳng sao, lại bị trong trường hợp rất ngớ ngẩn. Long được chôn cất ở nghĩa trang Trần Hưng Đạo trên Hương Canh. Hàng năm, cứ ngày 27/07 và trước Tết, thế nào tôi cũng đến đấy thắp nhang tưởng niệm anh em. Cùng nằm với Bùi Văn Long ở đó còn có anh hùng Đặng Ngọc Ngự, anh Tiếp phi công Mig-19, Út Hải (út trong đám anh em kết nghĩa với tôi) bay trên L-29... và mấy anh em khác nữa...
Cũng đầu năm 1972 này, do nhu cầu phát triển lực lượng, Không quân được biên chế thêm một trung đoàn nữa - Trung đoàn 927 (gọi là Trung đoàn Lam Sơn) ra đời ngày 3/02/1972. Đoàn bay của tôi san ra như ong chia đàn. Người đi, kẻ ở, cũng lắm ý kiến lắm. Trung đoàn trưởng 927 là anh hùng Nguyễn Hồng Nhị. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 921 là anh hùng Nguyễn Ngọc Độ. Các anh Đạo, Sâm, Soát, Nghĩa... thì sang 927. Tôi, Việt, Thái... và số đánh đêm thì ở lại với Trung đoàn 921. Vậy là từ đây, chúng tôi phải xa nhau, mỗi người mỗi nhiệm vụ, cùng ở trên trời đấy, nhưng mỗi người ở một rãnh sóng khác nhau, chẳng nghe được tiếng của nhau nữa, nói chi thấy mặt. Và cũng là từ đây, chúng tôi ngầm ganh đua nhau xuất kích, ganh đua nhau bắn rơi máy bay trong các trận không chiến, ganh đua nhau nhận các nhiệm vụ… Cả hai trung đoàn chúng tôi về sau đều được tuyên dương anh hùng và ở cả hai trung đoàn, một số anh trong đoàn bay của tôi cũng được tuyên dương anh hùng các lực lượng vũ trang.
Càng về sau này thì địch càng tích cực thay đổi thủ đoạn chiến thuật để đánh phá. Cũng bởi lực lượng phòng không của ta lớn mạnh hơn, cũng bởi lực lượng không quân dù là non trẻ nhưng chúng không thể coi thường như thời gian đầu coi là những con muỗi mắt nữa. Cũng bởi vũ khí sử dụng trong chiến tranh Việt Nam ngày càng được cải tiến hơn. Cũng bởi cách đánh của chúng tôi cũng đa dạng hơn v.v... Nếu như mấy năm trước đây, lực lượng cường kích (đeo bom) trong đội hình của chúng nhiều, tiêm kích (đánh chặn) ít hơn thì nay thay đổi ngược lại. Trong đội hình 32 chiếc vào đánh phá mục tiêu, có khi chỉ 4 hoặc 8 chiếc đeo bom laze, 2 chiếc chiếu lade, còn đâu là tiêm kích đơn thuần làm nhiệm vụ quét sạch bầu trời, yểm hộ trực tiếp, yểm hộ khu vực cho số ném bom kia. Phải công nhận rằng, sự ra đời của vũ khí laze quả là lợi hại. Có cây cầu hàng bao nhiêu năm trời, đánh phá tốn hàng ngàn tấn bom đạn, bị rơi hàng trăm máy bay nhưng cầu vẫn đứng trơ trơ, nhưng khi xuất hiện bom lade thì 4 chiếc của chúng đeo bom với 2 chiếc chiếu tia laze đã đánh sập cây cầu.
“Vỏ quýt dày cũng có móng tay nhọn”. Các mục tiêu mặt đất của mình khi cần bảo vệ khỏi sự đánh phá bởi loại vũ khí laze này là đốt khói để khói trùm kín mục tiêu. Tia laze mất tác dụng, bom rơi chệch mục tiêu hết. Cũng sang năm 1972, địch hầu như chỉ sử dụng độc một loại máy bay là F.4 (con Ma) có cải tiến thành F.4E - mang vũ khí nhiều hơn, bắn được khi đang bay đối đầu, góc bắn lớn, tính năng tốt hơn, và như vậy, chúng tôi càng vất vả, chật vật hơn khi phải không chiến với chúng.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #166 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 03:33:25 pm »

Vậy là mối hoài nghi từ hồi nhỏ khi đi sơ tán ở Chùa Thầy, Hà Tây, leo lên núi xem máy bay ta địch đuổi nhau, rồi tên lửa đuổi máy bay địch... em cứ băn khoăn hoài không biết có bao giờ tên lửa mình đuổi máy bay ta không nữa?... Thật buồn khi điều đó lại sảy ra trong thực tế. Bác tiêmkich sau vụ đó đã cảnh giác ra sao với tên lửa nhà mình xin nói rõ được không ạ? Cám ơn bác nhiều  Smiley
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #167 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 06:53:05 pm »

Hầu như tất cả các trận đánh, các trận không chiến đạt kết quả cao đều được dẫn dắt tốt. Dẫn đường có thể dẫn trên màn hình IKO, có thể dẫn trên bàn tròn trong SCH ..., có thể dẫn khi thấy ta địch rõ ràng mà cũng có thể "dẫn mò". Để cho một máy bay cất cánh lên trời được thì có rất nhiều thành phần phục vụ, bảo đảm cho chuyến bay ấy, đặc biệt là các chuyến bay xuất kích chiến đấu. Các thành phần đảm bảo cho chuyến bay đều có những chiến công thầm lặng nhưng to lớn. Thiếu một thành phần là trận đánh không thể thành công. Chúng tôi, những phi công cũng chỉ là thành phần làm nốt "khâu cuối cùng" của trận đánh mà thôi. Thật thiếu sót quá lớn nếu như ai đó "bỏ quên" những thành phần ấy.
Yểm hộ anh Phicôngtiêmkích 1 số tấm hình minh hoạ Grin

Kíp dẫn trên bàn tròn trong SCH gồm sĩ quan dẫn chính, sĩ quan dẫn phụ ghi khẩu lệnh và nhân viên chỉ thị đài dẫn.

Hình dưới là kíp dẫn trên bàn tròn trong SCH tiền phương B8, sau lưng là bảng tiêu đồ xa và chiến sĩ báo vụ tiêu đồ xa (ảnh ĐVO)


Trích dẫn
Tháng 3 năm 1972, đoàn tôi chịu tổn thất vô cùng vô lý với lực lượng ở miền Trung và ngoài Bắc. Máy bay Li-2 chở toàn bộ bộ khung của Trung đoàn tiền phương vào sân bay Gát thì bị tên lửa đất đối không SAM-2 của ta bắn rơi ở khu vực Vinh - Nghệ An. Tất cả số người đi trên máy bay đó hy sinh hết. Đoàn bay của chúng tôi có anh Phạm Văn Mạo và một số thợ máy cùng bay trên chuyến đó. Anh Mạo lấy vợ đến hơn 10 năm, trước đó vài tháng mới sinh được cháu gái, chẳng rõ khi anh mất, anh có kịp về thăm vợ con anh được hay không nữa.
Những năm gần đây, chúng tôi mới có điều kiện về thăm được con anh (ở Thái Bình). Cháu giống anh như tạc, đã xây dựng gia đình. Gia đình của chồng cháu cũng là gia đình Liệt sỹ nên thông cảm và  thương quý cháu lắm. Anh Mạo chẳng có tấm ảnh nào để lại, tìm mãi mới tách được anh ở trong ảnh chụp chung cả đoàn hồi còn học viên để trên bài vị thờ anh.
Chuyến bay của Li-2 vào Nghệ An trước đó có hạ cánh ở Sân bay Thọ Xuân - Thanh Hoá. Hôm ấy, tôi đang trực chiến ở sân bay, còn kịp bắt tay, chúc tụng các anh trước lúc lên đường (chúng tôi không kiêng như các đồng đội bên bộ binh phải không?). Vậy mà ai ngờ, khi kíp trực của tôi đang được giao nhiệm vụ đánh B.52 thì nhận được điện thoại báo về sự cố kia. Tôi nhớ, thủ trưởng Trần Mạnh sau là Tư lệnh Quân chủng PK - KQ và từng giữ chức Cục trưởng cục HK dân dụng Việt Nam nghe điện xong, lặng người đi mấy phút, rồi lại quay lại sở chỉ huy hỏi máy bay bay vào hay bay ra? Nếu máy bay bay ra thì chỉ chở có mình anh Đinh Tôn thôi, còn bay vào thì... thế đấy! Chúng tôi sững sờ và câm lặng trong nỗi buồn thương, uất ức. Nghe rõ cả tiếng rơi của những giọt nước mắt tiếc thương đồng đội mình.
Tôi chẳng rõ kíp trực của trận địa tên lửa kia có bị kỷ luật không, bị ra sao và họ rút kinh nghiệm như thế nào. Nhưng có lẽ từ giây phút ấy trở đi, tôi rất hoài nghi về công tác hiệp đồng và luôn phải đề phòng “mấy ông” này. Về sau, chính sự đề phòng ấy đã cứu tôi ra khỏi bàn tay của tử thần mà suýt nữa thì “mấy ông tên lửa” nộp không tôi vào lưỡi hái của thần chết.
Huyphong biết vụ này là trách nhiệm của d63 eTLPK236. Hiện đóng ở Mĩ Hào-HY, d63 là đơn vị gạo cội của cánh tên lửa phòng không với thành tích đánh thắng trận đầu (7/1965) và bắn rơi nhiều máy bay Mĩ nhất (45 chiếc) của binh chủng tên lửa. Sau vụ này, không chỉ các cá nhân kíp chiến đấu và chỉ huy phân đội bị kỉ luật, mà tới nay đơn vị này vẫn chưa được phong anh hùng.

Trong vụ bắn nhầm tai hại này, thì lỗi không chỉ ở kíp chiến đấu của d63 tên lửa, mà còn ở khả năng hiệp đồng kém của kíp dẫn đường SCH B3.  
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tư, 2012, 08:47:54 pm gửi bởi huyphongssi » Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #168 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 10:03:05 pm »

Càng về sau này thì địch càng tích cực thay đổi thủ đoạn chiến thuật để đánh phá. Cũng bởi lực lượng phòng không của ta lớn mạnh hơn, cũng bởi lực lượng không quân dù là non trẻ nhưng chúng không thể coi thường như thời gian đầu coi là những con muỗi mắt nữa. Cũng bởi vũ khí sử dụng trong chiến tranh Việt Nam ngày càng được cải tiến hơn. Cũng bởi cách đánh của chúng tôi cũng đa dạng hơn v.v... Nếu như mấy năm trước đây, lực lượng cường kích (đeo bom) trong đội hình của chúng nhiều, tiêm kích (đánh chặn) ít hơn thì nay thay đổi ngược lại. Trong đội hình 32 chiếc vào đánh phá mục tiêu, có khi chỉ 4 hoặc 8 chiếc đeo bom laze, 2 chiếc chiếu lade, còn đâu là tiêm kích đơn thuần làm nhiệm vụ quét sạch bầu trời, yểm hộ trực tiếp, yểm hộ khu vực cho số ném bom kia. Phải công nhận rằng, sự ra đời của vũ khí laze quả là lợi hại. Có cây cầu hàng bao nhiêu năm trời, đánh phá tốn hàng ngàn tấn bom đạn, bị rơi hàng trăm máy bay nhưng cầu vẫn đứng trơ trơ, nhưng khi xuất hiện bom lade thì 4 chiếc của chúng đeo bom với 2 chiếc chiếu tia laze đã đánh sập cây cầu.
“Vỏ quýt dày cũng có móng tay nhọn”. Các mục tiêu mặt đất của mình khi cần bảo vệ khỏi sự đánh phá bởi loại vũ khí laze này là đốt khói để khói trùm kín mục tiêu. Tia laze mất tác dụng, bom rơi chệch mục tiêu hết. Cũng sang năm 1972, địch hầu như chỉ sử dụng độc một loại máy bay là F.4 (con Ma) có cải tiến thành F.4E - mang vũ khí nhiều hơn, bắn được khi đang bay đối đầu, góc bắn lớn, tính năng tốt hơn, và như vậy, chúng tôi càng vất vả, chật vật hơn khi phải không chiến với chúng.

Mẫu bom laze Paveway GBU-1 được Không lực Mĩ sử dụng tại Vn từ năm 1968 (primeportal.net)


Bộ chiếu tia laze AN/AVQ-10 "Pave Knife" gắn dưới cánh máy bay chỉ thị mục tiêu F-4D để chiếu tia laze cho các máy bay trong biên đội thả bom laze Paveway (en.valka.cz)


1 số chiến thuật ném bom laze của Không lực Mĩ trong chiến tranh phá hoại đường không ở Miền Bắc qua 3 chiến lệ "cầu Hàm Rồng", "cầu Long Biên" và "nhà máy điện Yên Phụ" (old.vko.ru):

Chiến thuật ném bom "tiêu chuẩn" ("стандартный" метод бомбометания) đánh sập nhịp cầu Hàm Rồng


Chiến thuật ném bom "tiêu chuẩn" trong vụ cắt nhịp cầu Long Biên (hình a) và chiến thuật ném bom "xác suất" ("вероятный" метод бомбометания) trong vụ không kích nhà máy điện Yên Phụ (hình b)

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tư, 2012, 11:30:12 pm gửi bởi huyphongssi » Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
quoc_an
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #169 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 09:59:58 am »

Có một câu hỏi liên quan đến vụ bắn nhầm của tên lửa, nếu thấy không thích hợp thì xin mod di chuyển hộ.
Thư chú Phicongtiemkich, theo cháu biết các thiết bị quân sự, nhất là máy bay phải được trang bị thiết bị hỏi đáp Địch/Ta đề phòng quân ta đánh quân mình. Vậy trong trường hợp tên lửa ta bắn vào máy bay ta ở trên, thiết bị đó không được trang bị hay vì lí do gì đó không hoạt động, chú Phicongtiemkich có biết về vấn đề đó không ạ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM