Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:13:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398198 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #140 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 12:32:36 am »

Mời các bác muốn bàn và tranh luận về kỹ thuật hàng không chúng ta về chỗ này nhé:

Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng

Nhân tiện, cháu cũng mời bác phicongtiemkich nếu có thời gian rỗi, ghé qua thăm và giúp đỡ topic mới ạ  Smiley
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #141 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 02:10:50 am »

Nhắc nhở lần đầu nhưng cũng rất mong là lần cuối đối với thành viên star.

 Đây là Box Máu và Hoa là nơi dành cho CCB viết lại hồi ức và kỷ niệm đời lính của mình, nếu thành viên star có "ngẫu hứng" nói lên hiểu biết và kiến thức về quân sự hàng không binh chủng không quân của mình thì xin mời bạn dành thời gian viết bài trên Box Kiến thức quốc phòng. Ở đó có hẳn những chuyên mục dành cho star thể hiện khả năng của mình.

 Chúng ta cần phải trả lại sự bình yên cho topic Phi công tiêm kích để bác @phicongtiemkich tiếp tục hồi ức chiến đấu của mình.

 Những bài viết lạc đề sẽ được chuyển về đúng nơi của nó sau 12h nữa. Kính báo.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #142 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 10:24:53 am »

Xin chào tất cả các đồng đội!
Tôi rất cảm ơn những đồng đội đã cùng sẻ chia với tôi về những kỹ thuật bay mà tôi chưa kịp giải thích với các câu hỏi của các đồng đội khác. Tôi nghĩ, qua nhiều hình ảnh minh họa, nhiều đồng đội đã hiểu hơn nhiều về "nghề bay". Cho đến bây giờ thì chúng tôi chưa có ai ngồi trên máy bay đặt ở trên bệ phóng để phóng lên trời cả. Cái dó chỉ áp dụng với phi công vũ trụ thôi, chứ phi công bình thường thì đều phải chạy đà (dù ít dù nhiều) rồi tách đất, lấy độ cao để đi làm nhiệm vụ.
Tấm ảnh mà các đồng đội Oldbuff hỏi tôi thì tôi quá biết. Đấy là đoàn bay trước tôi, bay trên loại máy bay Iak-18, sau đó các anh ấy bay chuyển loại lên MiG-17, rồi sáp nhập cùng đoàn của chúng tôi bay trên loại MiG-21. Đoàn các anh ấy có 12 người công với đoàn tôi 21 người, tổng cộng khi về nước năm 1968, "đoàn bay MiG-21 khóa 3" bọn tôi có 33 chiến sĩ cả thảy. Trong ảnh ấy, có anh đã hi sinh, có anh đã chết vì bệnh tật, có những anh còn sống, có anh đã bắn rơi Đại tá Kit-tinh-gơ - một trong mười phi công có số giờ bay cao nhất nước Mỹ đồng thời là chuyên viên không chiến của Lầu Năm góc đấy.
Trong quá trình đi làm nhiệm vụ, ở Quân binh chủng nào cũng vậy, đều có những sự mất mát, hy sinh. Nhiều sự hy sinh bây giờ bản thân tôi cũng không lí giải nổi, nhất là tại sao lại hy sinh, hy sinh như thế nào thì lại càng khó giải thích. Có những cú, nghĩ rằng cái chết đến mười mươi không thể tránh khỏi, vậy mà lại chẳng có chuyện gì xảy ra. Có những lần, nghĩ rất nhẹ nhàng, tưởng chừng như mọi chuyện bình thường thì lại không còn người nữa. Nó gần như là phụ thuộc vào số phận. Mà số phận thì chẳng biết thế nào mà lần. Đã có lần, tôi đứng rất lâu trên bờ biển, đứng để suy ngẫm và rồi về viết những dòng như sau :
 Những con thuyền nối nhau ra khơi thẳm ngàn trùng
Hăm hở đến nơi chân trời mới lạ
Thỏa chí tang bồng, vẫy vùng nơi biển cả
Sóng gió, chớp giông chẳng run sợ mảy may
 Có những người đi, về, tay vẫn trắng tay
Đi đi mãi, vất vả hoàn vất vả
Có những người gặp vận may đến lạ
Cá đầy khoang, ung dung ngắm sao trời
Có những người gần như suốt cuộc đời
Đi lần nào, gặp bão giông lần ấy
 Biển tự ngàn xưa, biển bao giờ cũng vậy
Biết ban phát cho ai, và ban phát những gì
Càn Khôn rồi cũng đến lúc phân Li
Cấn cá lắm, biết bao là hao Tốn
Ngút ngàn xa, nơi biển trời hỗn độn
Kiếp luân hồi, ai nợ chốn trần ai
 Nào đâu kẻ sa cơ, nào đâu bậc kỳ tài
Nào đâu biết số phận nào định trước
Dẫu hèn kém, dẫu giỏi giang sông nước
Ngẫm cho cùng - ai cũng phải lên bờ !
 
Xin bổ sung thông tin về lực lượng đánh đêm  trong  nhiệm vụ săn B52: Nhiều phi công bay đêm của Đại đội 5 thuộc Trung đoàn không quân Sao Đỏ đã liên tục mai phục, xuất kích để tiêu diệt B-52 như các anh Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây… nhưng chưa lần nào "săn" được chúng. Chừng như chúng "sợ vía" chúng tôi nên lần nào xuất kích là chúng chạy từ sớm, hoặc khi chúng tôi cơ động vào trực chiến trong các sân bay Vinh, Anh Sơn ...là không hề thấy bóng dàng B-52 bén mảng cả trong thời gian dài. Thời gian ấy, trong Đại đội đã có câu: "Biểu Xê-Pôn, Tôn đường Chín" nghĩa là, các anh hoạt động chiến đấu ở các khu vực ấy quá nhiều. Có thể, kẻ địch không tường tận dung mạo, nhưng dò qua sóng đối không, nghe giọng nói của các anh Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây... là chúng có thể phán đoán được đấy là những con người thế nào rồi và chúng cũng đã gờm lắm rồi. Biết đâu (mà cũng có thể lắm chứ) các anh cũng nằm trong trường hợp tương tự như Anh hùng Liên-xô - phi công huyền thoại Pô-cơ-rư-skin trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, mỗi khi người Anh hùng ấy cất cánh là bọn Đức lại thông báo: "Chú ý ! Chú ý ! Có Pô-cơ-rư-skin ở trên trời !". Cũng phải nói thêm rằng để máy bay ta mỗi lần cất cánh được trong thời kỳ đó chỉ có thể nói hai từ là “Kỳ tích”. Trong đó có những đóng góp, hy sinh cực kỳ to lớn của quân dân Khu 4 khi ấy và chúng tôi luôn luôn khắc sâu trong lòng.Đọc hồi ức của các đồng đội trong VMH tôi thấy các đồng đội cũng chịu nhiều gian nan vất vả, cuộc chiến có những đặc thù khác với chúng tôi. Nhưng chúng ta đều tự hào đã vượt lên mọi khó khăn, thử thách để chiến thắng.

Trận đầu giao chiến với Mỹ của tôi là vào trung tuần tháng 1 năm 1972, khi chúng tôi cơ động và trực chiến ở sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá) thì bên phía đất Lào, khu vực Long Chẹng - thủ phủ của tên tướng phỉ tự xưng là vua Lào - tên Vàng Pao, đang bị các lực lượng của pa thét Lào cùng quân tình nguyện của ta bao vây với ý định lần này dứt khoát phải bắt được Vàng Pao.
Không phải phiên trực chiến của tôi, nên tôi ở nhà định vác súng đi bắn chim thì nhận được lệnh gặp điện thoại với sở chỉ huy. Tôi nhận lệnh một mình bay sang đó gây thanh thế cho bộ binh ta đang bao vây địch và nếu thời tiết tốt, thấy rõ mục tiêu thì cho phép công kích bắn hết cơ số đạn và tên lửa trên máy bay rồi về. Chẳng là, trước chiến dịch này, tôi cũng đã được nằm trong lực lượng của biên đội dánh Long Chẹng bằng không quân, nên cũng hiểu được đường đi lối lại qua nghiên cứu trên sa bàn.
Dọc đường từ khu sơ tán ra sân bay, tôi mở bản đồ bay ra kiểm tra lại hướng bay, các vật chuẩn, soát lại các phương án sử dụng vũ khí, các phương án hiệp đồng, xử lý bất trắc, và thế là một mình tôi cất cánh, vòng thẳng hướng qua biên giới Việt - Lào, nhằm Long Chẹng lao tới. Đến Mường Lầm thì tôi vứt thùng dầu phụ, kéo cao lên 10km. Hôm ấy, mây đầy trời, lên đến độ cao hơn 6km tôi mới ra khỏi mây. Tính toán theo thời gian thì tôi đã đến khu Long Chẹng. Tôi báo với sở chỉ huy về vị trí của tôi, về tình hình thời tiết trên đường đi và tại khu vực tác chiến. Ngay đó, tôi nhận được thông báo có địch - 4 chiếc F.4 bay từ phía Nam lên, ở độ cao 8km. Sau lần thông báo thứ hai thì tôi phát hiện được địch. Tính toán thấy mình ở thế chiến thuật hoàn toàn có lợi, tôi xin phép công kích. Sở chỉ huy đồng ý, tôi lượn trái lật xuống để chiếm vị trí thuận lợi. Phát hiện ra tôi, bọn F.4 quay gấp ngay lại. Tôi đã từng được biết tính năng của F4 rất lợi thế khi vòng mặt bằng, nhưng giờ lần đầu tiên giáp mặt thì mới thấy tường tận, tận mắt chứng kiến ở mặt phẳng ngang, chúng lợi hại như thế nào, hơn hẳn MIG21 của ta rất nhiều. Vèo một cái, hai thằng F.4 đã kéo vào phía sau khoảng 140 -  1500 so với máy bay tôi. Tôi ráng kéo cũng bám được vào phía sau thằng khác tương tự như vậy. Bọn chúng phóng tên lửa tới tấp. Mỗi máy bay F.4 mang được 6 đến 8 quả tên lửa không đối không. Bốn thằng, vậy là có từ 24 tới 32 quả. Tôi thì lại chỉ có một thân một mình. Máy bay của tôi hồi đó chưa được cải tiến, chỉ đeo có 2 quả tên lửa không đối không mà thôi. Ngu gì mà chúng nó không tranh nhau quật túi bụi vào máy bay tôi. Tôi bằng mọi cách vừa giữ lấy chút thế chủ động, vừa né, tránh tên lửa địch. Vừa thấy bóng quả tên lửa rời máy chiếc F.4 đằng sau phóng tới theo phản xạ tôi kéo ngoặt máy bay. Quả tên lửa lướt dưới đuôi máy bay, còn thằng vỉa ruồi phía trước bùng ngay một khối lửa, “chúng nó tự bắn nhau” - chỉ nghĩ được trong đầu có thế. Hôm ấy rada của mình dưới mặt đất bắt cũng khá chuẩn xác nên giúp tôi cũng được nhiều phen. Hỗn chiến một hồi, tôi cảm thấy mình càng quần lâu càng bất lợi vì ở quá xa căn cứ,  dầu liệu có hạn, tính năng cơ động mặt bằng của máy bay mình lại kém, kéo theo phương thẳng đứng thì không đủ tốc độ nên máy bay không “nghe” mình. Tôi xin thoát li khỏi không chiến. Sở chỉ huy đồng ý. Tôi làm một động tác giả, làm một nửa động tác lộn xuống, sau đó nhanh chóng đổi hướng, chui vào mây luôn. Trong mây, tôi đảo hướng bay kiểu “đánh võng” mấy lần liền để đề phòng nếu có thằng nào kịp lao theo tôi cũng sẽ không còn thấy mục tiêu để bám.
Lấy hướng quay ngược trở lại. Khi rađa dẫn đường dưới mặt đất thông báo tôi ở trên biên giới Việt - Lào thì đèn báo dầu sáng: chỉ còn có 450 lít!  Còn hơn trăm cây số nữa mới về tới “nhà”. Cực chẳng đã, tôi đành phải bay ở tốc độ tiết kiệm nhất, đạt được đường bay dài nhất. Lò dò bay ở tốc độ 450 - 480 km/h máy bay chòng chành, chao đảo như chỉ muốn rơi. Tâm trạng tôi không khác gì ngồi trên đò đầy mà nước đã mấp mé khoang. Lo lắng vô cùng, tầm nhìn dưới mây lại kém. Hầu như đi đến đâu nhìn thẳng xuống thì biết đến đấy thôi, chứ nhìn xiên thì chẳng thấy được gì.
Còn cách sân bay ước chừng mấy chục cây số nữa thì kim chỉ dầu trên máy bay chỉ về con số 0. Tôi báo về sở chỉ huy và thấy dưới đó lặng đi một lúc rồi mới tiếp tục thông báo cho tôi vị trí sân bay. Lần này thì lại thông báo sai. Lẽ ra sân bay ở bên trái thì lại thông báo ở bên phải. Tôi nghi hoặc hỏi lại thì bấy giờ mới khẳng định ở bên trái. Để tự trấn an tinh thần của mình, tôi mạnh dạn vặn kim đồng hồ chỉ dầu lên con số 100 lít, mặc dù biết rằng khi kim chỉ dầu chỉ về số 0, mình bật tất cả các bơm dầu lên cho làm việc thì cũng vét được thêm khoảng 70 lít nữa, nhưng phàm từ xưa tới giờ, luôn xảy ra chuyện là cái gì mình hơi lo lắng một chút thì lại hay để mắt vào đó. Khi bay dầu còn nhiều thì mấy phút mới liếc kiểm tra đồng hồ dầu một lần, còn khi nó đã ở vị trí cạn kiệt rồi thì cứ mấy giây lại dán mắt vào đấy, chừng như muốn thôi miên cho kim nó chạy ngược lên. Vậy là để “chắc ăn”, tôi cứ cho nó còn kha khá một chút cho đỡ phải nhìn.
Máy bay tôi bay cứ ngật ngưỡng như thằng say. Dò mãi mà chẳng thấy địa tiêu nào quen thuộc cả. Tôi cũng hơi hoảng, nhưng lại nghĩ: có vấn đề gì thì mình chủ động nhảy dù, dẫu sao cũng là đất của mình, nhưng chẳng lẽ lại bỏ máy bay?
Mãi rồi cơ may cũng phải đến. Tôi nhìn thấy “hòn củ khoai” (ngọn núi trông như củ khoai lang, phía Nam núi Nưa) và reo lên “tôi đang ở trên hòn củ khoai!” giọng sở chỉ huy cũng đầy lạc quan: “Chú ý, sân bay ở phía trái anh!”. Tôi bay đến núi Nưa, đối chuẩn đài và quyết định xin hạ cánh ngược chiều. Đối chuẩn sau vòng 4 xong xuôi xong, tôi mới thả càng, không thả cánh tà, vì nếu thả cả càng, cả cánh tà sợ phải sử dụng vòng quay động cơ nhiều. Càng thả xong thì cũng gần đến điểm kéo bằng. máy bay tiếp đất xong thì nghe một tiếng oà rồi lịm luôn: vừa vặn tiêu đến giọt dầu cuối cùng!
Tôi trượt đà vào trong ụ, xuống máy bay người ướt đẫm mồ hôi và toàn bộ các giây thần kinh căng đến mức muốn đứt hết. Thực ra thật khó nói về cái cảm giác của mình khi gặp địch. Lúc bấy giờ tất cả tâm trí chỉ tập trung cho mỗi việc làm sao phải đánh thắng, phải bắn trúng, phải thoát li khỏi trận chiến an toàn và phải biết hướng mà về được sân bay mình. Chỉ có vậy thôi. Có lẽ, chỉ sau khi hạ cánh, chỉ khi có thời gian rảnh một chút là mới có cơ hội nhìn nhận lại từng chi tiết của cuộc chiến, mới thấy tiếc, mới thấy xót xa, mới thấy sợ, mới thấy bực bội.
Tôi lại còn thấy căng thêm nữa khi thợ máy kiểm tra máy bay xong báo cho tôi biết rằng máy bay tôi bị bắn quăn hết ống phản lực kéo dài, gãy  1/3 của một bên bánh lái lên xuống. Tôi không tin, nói rằng tôi vẫn điều khiển bình thường kia mà. Nhưng khi ra tận nơi thì thấy cũng ghê thật: ống phản lực bằng thép chịu nhiệt, cứng như thế mà quăn như vỏ đỗ, bánh lái lên xuống bên trái thì cụt mất 1/3 “Ái chà! Cái lũ F.4 láo toét này đã đập vào đít ngựa của tao rồi”. Trận này chúng nó bắn vào nhau, chiếc F.4 ấy bị rơi phía Tây khu vực Yên Thành - Nghệ An. Sau trận tôi ở Long Chẹng về, bạn hữu gọi tôi là thằng “chọc tổ ong” và tôi lại có thêm cái tên huý nữa từ đấy.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #143 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 01:15:22 pm »

...Trong quá trình đi làm nhiệm vụ, ở Quân binh chủng nào cũng vậy, đều có những sự mất mát, hy sinh. Nhiều sự hy sinh bây giờ bản thân tôi cũng không lí giải nổi, nhất là tại sao lại hy sinh, hy sinh như thế nào thì lại càng khó giải thích. Có những cú, nghĩ rằng cái chết đến mười mươi không thể tránh khỏi, vậy mà lại chẳng có chuyện gì xảy ra. Có những lần, nghĩ rất nhẹ nhàng, tưởng chừng như mọi chuyện bình thường thì lại không còn người nữa. Nó gần như là phụ thuộc vào số phận. Mà số phận thì chẳng biết thế nào mà lần. Đã có lần, tôi đứng rất lâu trên bờ biển, đứng để suy ngẫm và rồi về viết những dòng như sau :
 Những con thuyền nối nhau ra khơi thẳm ngàn trùng
Hăm hở đến nơi chân trời mới lạ
Thỏa chí tang bồng, vẫy vùng nơi biển cả
Sóng gió, chớp giông chẳng run sợ mảy may
 Có những người đi, về, tay vẫn trắng tay
Đi đi mãi, vất vả hoàn vất vả
Có những người gặp vận may đến lạ
Cá đầy khoang, ung dung ngắm sao trời
Có những người gần như suốt cuộc đời
Đi lần nào, gặp bão giông lần ấy
 Biển tự ngàn xưa, biển bao giờ cũng vậy
Biết ban phát cho ai, và ban phát những gì
Càn Khôn rồi cũng đến lúc phân Li
Cấn cá lắm, biết bao là hao Tốn
Ngút ngàn xa, nơi biển trời hỗn độn
Kiếp luân hồi, ai nợ chốn trần ai
 Nào đâu kẻ sa cơ, nào đâu bậc kỳ tài
Nào đâu biết số phận nào định trước
Dẫu hèn kém, dẫu giỏi giang sông nước
Ngẫm cho cùng - ai cũng phải lên bờ ! ....

Hay quá, cảm ơn bác,  Grin.
Chục ngày nay cứ trăn trở, trở trăn; tựa như Sơn Thủy Mông mù mờ, khó thực; nghĩ cho cùng thì Đạo - Đời >< Đời - Đạo cũng như Dịch kia biến hóa vô cùng. Dịch mà Biến Dịch - đọc bài của bác thấy lòng thư thái lại,  Grin. Cảm ơn lắm lắm. Grin
Logged

china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #144 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 02:01:45 pm »

Những phi công mỹ khi đọc những dòng hồi ký của bác PCTK chắc phải ngã mũ bái phục, nhất là khi biết được PCTK có số giờ bay thấp hơn phi công Mỹ nhiều lần.
Logged
linhcnn72
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #145 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 02:56:01 pm »


 Những con thuyền nối nhau ra khơi thẳm ngàn trùng
Hăm hở đến nơi chân trời mới lạ
Thỏa chí tang bồng, vẫy vùng nơi biển cả
Sóng gió, chớp giông chẳng run sợ mảy may
 Có những người đi, về, tay vẫn trắng tay
Đi đi mãi, vất vả hoàn vất vả
Có những người gặp vận may đến lạ
Cá đầy khoang, ung dung ngắm sao trời
Có những người gần như suốt cuộc đời
Đi lần nào, gặp bão giông lần ấy
 Biển tự ngàn xưa, biển bao giờ cũng vậy
Biết ban phát cho ai, và ban phát những gì
Càn Khôn rồi cũng đến lúc phân Li
Cấn cá lắm, biết bao là hao Tốn
Ngút ngàn xa, nơi biển trời hỗn độn
Kiếp luân hồi, ai nợ chốn trần ai
 Nào đâu kẻ sa cơ, nào đâu bậc kỳ tài
Nào đâu biết số phận nào định trước
Dẫu hèn kém, dẫu giỏi giang sông nước
Ngẫm cho cùng - ai cũng phải lên bờ !






Bài thơ của bác PCTK rất hay, mang đầy triết lý của cuộc đời và số mệnh. Chắc bác viết vào thời gian sau này, khi cuộc đời cũng trải qua nhiều thăng trầm và đã thấm nhuần dịch lý. Chúc bác tiếp tục mạch truyện rất thú vị của mình.



Logged
quoc_an
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #146 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 05:15:08 pm »

Phải công nhận là tinh thần của chú PCTK cao thật. Gặp địch lần đầu tiện, 1 chọi 4, sẵn sàng tấn công và đã chiến thắng như phim Hollywood (để địch tự bắn nhau, chắc bọn phi công Mỹ đấy về nhà cay cú lắm), hạ cánh thành công khi vừa hết dầu. Chú đúng là phi công của Không quân Việt Nam anh hùng. Cháu xin chúc mừng chiến công năm xưa của chú Smiley
Logged
Tookies
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #147 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 06:53:00 pm »

Không biết có phải cú nhảy dù của US AF này có liên quan gì chuyến xuất kích tháng 1/1972 của chú không?

20 tháng 1-1972    Không quân (USAF) loại máy bay: trinh sát RF‑4C, số đuôi 68‑0573
OZ    14th TRS/432nd TRW   trúng đạn phòng không, 15 dặm hướng nam thung lũng bản Ban - Lào, phi công nhảy dù.(hit by AAA 15 M S of Ban Ban Valley, Laos    Pilot eject)

Cả tháng 1 tụi F4 rớt có 2 chiếc, 1 ở Lào, 1 ở Khe Sanh.
Nguồn:
http://www.ejection-history.org.uk/PROJECT/YEAR_Pages/1972.htm
Cháu viết bằng di động nên không chi tiết lắm. Không lẽ chiếc trinh sát này lại bay thấp trong tầm hỏa lực pháo phòng không!
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2012, 07:04:28 pm gửi bởi Tookies » Logged

khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #148 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 07:50:22 pm »

trích từ: Phi công tiêm kích

Cũng phải nói thêm rằng để máy bay ta mỗi lần cất cánh được trong thời kỳ đó chỉ có thể nói hai từ là “Kỳ tích”.

thưa bác Phi công tiêm kích,em là phi công cày đường nhựa thứ thiệt,cứ leo lên đường xa lộ lớn là em để chế độ bay 220 đến 250 km/giờ.Nhưng khi nhìn thấy xân bay Gat của các bác,em thú thực là cũng xin treo bằng chẳng giám bay.Đúng là,rất thần thoại nếu ai đó bảo rằng đấy là sân bay,thật kính phục các bác lăm lắm. Kiss
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tư, 2012, 02:16:24 am gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #149 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 10:43:12 pm »

Còn hơn trăm cây số nữa mới về tới “nhà”. Cực chẳng đã, tôi đành phải bay ở tốc độ tiết kiệm nhất, đạt được đường bay dài nhất. Lò dò bay ở tốc độ 450 - 480 km/h máy bay chòng chành, chao đảo như chỉ muốn rơi. Tâm trạng tôi không khác gì ngồi trên đò đầy mà nước đã mấp mé khoang. Lo lắng vô cùng, tầm nhìn dưới mây lại kém. Hầu như đi đến đâu nhìn thẳng xuống thì biết đến đấy thôi, chứ nhìn xiên thì chẳng thấy được gì.
---
Tôi lại còn thấy căng thêm nữa khi thợ máy kiểm tra máy bay xong báo cho tôi biết rằng máy bay tôi bị bắn quăn hết ống phản lực kéo dài, gãy  1/3 của một bên bánh lái lên xuống. Tôi không tin, nói rằng tôi vẫn điều khiển bình thường kia mà. Nhưng khi ra tận nơi thì thấy cũng ghê thật: ống phản lực bằng thép chịu nhiệt, cứng như thế mà quăn như vỏ đỗ, bánh lái lên xuống bên trái thì cụt mất 1/3 “Ái chà! Cái lũ F.4 láo toét này đã đập vào đít ngựa của tao rồi”. Trận này chúng nó bắn vào nhau, chiếc F.4 ấy bị rơi phía Tây khu vực Yên Thành - Nghệ An. Sau trận tôi ở Long Chẹng về, bạn hữu gọi tôi là thằng “chọc tổ ong” và tôi lại có thêm cái tên huý nữa từ đấy.

Vụ đấy chắc anh bị "rắn đuôi kêu" AIM.9B/E vồ hụt rồi. Tên lửa này có gắn ngòi cận đích hồng ngoại nên chỉ cần bay sượt gần ống phun phản lực máy bay nó cũng kích nổ đạn. Mất 1/3 bánh lái lên xuống có thể là nguyên nhân khiến máy bay của anh chòng chành mất ổn định khi còn ở tốc độ khá tốt.

Bác Hồ quê em hình như cũng có viết 1 bài đăng báo quân đội chỉ rõ mấy nhược điểm của tên lửa "rắn đuôi kêu" của Mĩ Grin
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM