Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:28:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398254 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #130 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 03:57:34 am »


Trên cái bản đồ đó thì với vị trí sân bay trên thì Quan Lang không phải là sân bay Anh Sơn. Vì Anh Sơn nằm trên trục Quốc Lộ 7 đi Lào. Khu vực đó là Tiếng giáp giữa Quế phong của Nghệ An và 1 huyện của Thanh Hoá. Hoặc Mỹ nhầm toạ độ của sân bay.
Có thế địa danh sân bay Quan Lang chính là sân bay Anh sơn vì thông tin do người công giáo di dân vào Nam cung cấp. Người công giáo ở đó thường gọi xứ này là Quan Lạng hay là Quan Lãng (theo tiếng phổ thông)

Tôi vừa tìm thêm được 1 bản đồ trong một tài liệu giải mật (declassified) của Phòng Lịch Sử Không Quân (Office of Air Force History ) Hoa Kỳ:

E. Hartsook, The Air Force in Southeast Asia, Shield for Vietnamization and Withdrawal 1971,
Office of Air Force History, July 1976,
Declassified in 2008, approved for public release

www.afhso.af.mil/shared/media/document/AFD-110323-039.pdf

Bản đồ nằm tại trang 25 của tài liệu (nếu tính số trang khi mở file pdf thì thuộc trang 32)
Theo đó thì vị trí của sân bay "Quang Lang" không giống với vị trí trong tấm bản đồ trong tài liệu "The Airforce in the Vietnam War" mà tôi đã post lên trong 1 bài viết tại trang 11
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24255.msg368897.html#msg368897

Coi như tấm bản đồ trong tài liệu giải mật có độ tin cậy cao hơn, đồng thời đối chiếu với vị trí thực tế của huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An và những thông tin trong bài viết của bạn, tôi nghĩ ta có thể kết luận sân bay Quang Lang trong các tài liệu của Mỹ chính là sân bay Anh Sơn:

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2012, 04:04:30 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #131 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 02:43:07 pm »

Xin chào tất cả các đồng đội!
Trước hết tôi rất xin lỗi các đồng đội vì đã có sự nhầm lẫn về địa danh nơi anh Nguyễn Văn Khánh nhảy dù và hy sinh. Anh nằm xuống tại xã Cấp Tiến, huyện Phú Bình và được anh táng tại nghĩa trang của xã (nếu không có Chienc3.1972 thì tôi vẫn cứ đinh ninh xã ấy là xã Đạo Đức đấy). Xã Cấp Tiến nay là xã Kha Sơn. Ở đó, có bà mẹ tên là Nguyễn Thị Thảo đã chăm sóc mộ anh Nguyễn Văn Khánh suốt những năm anh ở lại với bà con Phú Bình. Mẹ mất năm 1996. Cũng trong năm 1996, mộ anh Khánh được dời về nghĩa trang quê anh : Đông Hưng, Thái Bình.
Tỉnh Thái Bình là tỉnh có khá nhiều phi công bác TranPhu ạ! Cùng đi học bay với tôi vào năm 1965 có đến gần 20 phi công của Thái Bình, nhiều nhất là ở Tiền Hải, rồi đến Kiến Xương, sau là Đông Hưng, Quỳnh Phụ và Vũ Thư... Bay MiG-21 ở đoàn tôi có các anh Nguyễn Văn Khánh (Đông Hưng), Trần Cung (Hưng Hà), Phạm Văn Mạo (Quỳnh Phụ), Vũ Đình Rạng (Tiền Hải), Phạm Phú Thái (Kiến Xương), rồi Phạm Tuân (Kiến Xương), Lê Minh Dương (Tiền Hải), Nguyễn Đưc Hợp (Vũ Thư)...
Với MiG-21, khi cất cánh thì thường bật tăng lực để rút ngắn quãng đường chạy đà và để lấy độ cao nhanh hơn. Luồng lửa phụt ra sau đuôi máy bay (sau buồng đốt của động cơ) dài đến vài ba chục mét. Còn khi lắp thêm tên lửa bổ trợ (ta gọi là K-99) thì có đến 3 luồng lửa (một của tăng lực ở giữa và hai bên là hai luồng của tên lửa bổ trợ). Khi đã cất canh với tên lửa bổ trợ thì đường chạy đà chỉ cần khoảng 280 - 300 mét là máy bay đã rời đất rồi. Khi hạ cánh, MiG-21 (và một số máy bay khác, nhất là loại hạ cánh trên tàu sân bay) đều phải thả dù giảm tốc, vừa để giảm chiều dài xả đà, vừa tiết kiệm lốp (vì đỡ phải phanh). MiG-21 tiếp đất ở tốc độ 320 km/h và khi tốc độ khoảng 300 km/h là thả dù giảm tốc, nếu thả dù ở tốc độ lớn quá thì dù có thể bị đứt, phanh không kịp thời thì nhiều khả năng sẽ xông ra ngoài đường băng, gây mất an toàn. Old Buff cho biết rất chính xác về tên lửa bổ trợ K-99. Xin cám ơn vì đã giải thích và minh họa hộ tôi.
Vòng tuyến hạ cánh (hoặc hàng tuyến hạ cánh) của các loại máy bay được lập gần như nhau, theo một quy định chung. Các số liệu trên hàng tuyến thay đổi là do tốc độ từng loại máy bay, địa hình sân bay và một số lí do khác nữa.
Hình vẽ tượng trưng cho việc nhảy dù của phi công chính xác quá. Tôi cứ nghĩ đồng đội cũng cùng trong một Trung đoàn, một lớp bay với tôi thì phải.
Các phi công bắt buộc phải ăn uống một chế độ riêng, thực đơn được lên cả năm luôn, hầu như lâu lâu mới có bữa trùng nhau, chủ yếu là tính bằng ca-lo (ăn theo định lượng ) cho đủ sức "vật lộn" với tàu bay mà thôi !
Hôm trước, tôi nói về một số lĩnh vực khác nhau giữa bay ngày và bay đêm, hôm nay tôi xin được trao đổi thêm để các đồng đội rõ hơn. Bay đêm phải bay theo đồng hồ là chính, hầu như tất cả đều lấy đồng hồ làm chủ đạo. Mà rồi, không phải là không có những trường hợp bị "cảm giác sai" để rồi dẫn đến tai nạn bay đâu. Này nhé, khi bạn đang bay trên biển, trên đầu bạn là cả trời sao lung linh, và dưới cánh bay của bạn - mặt biển bằng lặng, không gợn sóng, phản chiếu cả bầu trời sao lung linh ấy. Chỉ bay một lúc thôi, nếu không tỉnh táo, không kiểm tra  mọi tham số qua các đồng hồ (đặc biệt là đồng hồ chân trời, đồng hồ độ cao, đồng hồ độ cao lên xuống ...) thì bạn sẽ không biết đâu là trời đâu là biển nữa, mà lạ kỳ là tất cả những trường hợp rơi vào trạng thái "cảm giác sai", hầu như không ai tin vào đồng hồ cả, ai cũng cho là đồng hồ chỉ sai chứ không phải là mình đang ở trạng thái "cảm giác sai". Vì vậy, lẽ ra bạn phải kéo cần lái để đưa máy bay lên trời thì  bạn lại làm ngược lại - ấn cần lái, đưa máy bay ... xuống biển... ! Cất hạ cánh vào ban đêm còn phức tạp hơn nhiều. Tất cả đều phải lấy chuẩn qua các hàng đèn. Các đồng đội chắc chắn sẽ hình dung ra được vì so sánh ngay khi mình đi bộ ban ngày và đi bộ vào ban đêm nó đã khác nhau thế nào rồi. Nhớ lại lần phi công vũ trụ Gor-bat-cô (sau này ông đã cùng bay với Phạm Tuân ) trong buổi gặp gỡ với các học viên Việt Nam, sau khi ông kể nhiều chuyện về chuyến bay vào vũ trụ, ông dừng lại và hỏi xem ai có ý kiến gì không. Một học viên đã hỏi :
   -  Thưa đồng chí, khi bay vào vũ trụ, đồng chí thấy ngại điều gì nhất ?
   -  Sự cô đơn ! - ông trả lời ngay. Ở trên đó cả ngày và cả đêm luôn thấy thiếu hụt và lẻ loi ...
Với phi công bay đêm trên MiG-21 cũng vậy. Trong trời đêm tối tăm, mênh mang ấy tiềm ẩn biết bao nhiêu là rủi ro, bao nhiêu là hiểm họa, xử lí ra sao khi xuất hiện những hỏng hóc trên máy bay, khi xuất hiện bất thường của thời tiết và của bao điều bất ngờ khác nữa ... Một mình ngồi trong buồng lái với ánh sáng màu đỏ phản chiếu ra từ các bảng đồng hồ, các công tắc ... với tiếng động cơ lọt thỏm, mất hút giữa thinh không thì đúng, cũng thấy mình cô đơn thật. Ai đó đã từng thốt lên : "Một mình trong vũ trụ. Với hành trình cô đơn !" ... thì có lẽ cũng không sai là mấy.
Những đêm không trăng sao, khi bay vào trời đêm thì u ám hơn, buồn tẻ hơn, nhất là khi bay làm nhiệm vụ phải giữ bí mật, hạn chế liên lạc qua vô tuyến. Bầu trời mịt mùng, rộng lớn đến khôn cùng và con người cũng cảm thấy bé nhỏ vô cùng. Mình bỗng dưng thấy mình không là gì cả so với vũ trụ bao la kia. Gặp khi thời tiết "trở trời", những đám mây giống đùn lên, chớp sáng lóa, nhằng nhịt, bầu trời bị tan vụn ra thành muôn vàn mảnh khác nhau với các hình thù kỳ quái khác nhau. Với các đám mây đó, muốn bay cạnh chúng thì ít nhất cũng phải ở cự li hơn 10 km và muốn bay qua giữa hai đám mây như vậy thì khoảng cách tối thiểu giữa hai đám mây cũng phải lớn hơn 20 km may ra mới đảm bảo được an toàn. Nhưng, khi ở những cự li đó, máy bay đã "cảm nhận" được hơi lạnh thấm vào thân mình, đã run rẩy với những độ rung lắc bất thường rồi, và khi những tia chớp xuất hiện, trong tai nghe lập tức thấy những tiếng "lẹt xẹt". Bạn hãy cứ tưởng tượng một mình bạn đang ở giữa trời đêm, bạn thấy quanh bạn là những tia chớp sáng lóa, nhằng nhịt. Bầu trời lúc thì sáng đến lòa mắt, lúc lại tối om, máy bay thì rung lắc theo nhiều hướng khác nhau, rung trong hơi lạnh với những tiếng "lẹt xẹt" ghê rợn trong tai thì những cảnh trong phim kinh dị còn kém xa.
Nhưng dù bay đêm gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn bay ngày, nhưng có lắm khi có những cảnh tượng nên thơ mà phi công bay ngày không thể nào gặp được và có lẽ cũng không tưởng tượng ra được. Đấy là những chuyến bay cất cánh vào đúng lúc trăng lên, vào những đêm trăng tròn. Mặt trăng thật dịu dàng, tròn như một chiếc đĩa ngọc khổng lồ, nhè nhẹ tỏa sáng - thứ ánh sáng thật mềm mại, dịu êm ..., chuyển động thướt tha. Trong đêm trăng, bầu trời như chiếc áo gấm khổng lồ được gắn ngàn vạn viên ngọc kim cương lấp lánh, nhấp nháy ..., bạn bắt gặp những tầng mây nguyên thủy ngàn vạn năm còn ngơ ngẩn giữa không trung mà mỏng manh, lơ lửng trong tầng không tựa như tấm khăn voan của ai đó đánh rơi giữa trời còn vấn vương mùi hương, chập chờn trong gió... Dưới mặt đất, ánh trăng loang đến đâu, vạn vật sáng bừng lên đến đó tựa như được dát bạc, huyền ảo, thần diệu ... Trên mặt nước các đợt sóng gợn lăn tăn như có ngàn vạn con rắn  màu vàng, màu bạc đang đùa rỡn nhau trên mặt nước vậy. Những lúc ấy làng xóm, quê hương, cỏ cây vạn vật của đất nước mình sao mà yêu, mà quý, mà thân thương đến thế.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #132 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 03:00:57 pm »

...
Nhưng, khi ở những cự li đó, máy bay đã "cảm nhận" được hơi lạnh thấm vào thân mình, đã run rẩy với những độ rung lắc bất thường rồi, và khi những tia chớp xuất hiện, trong tai nghe lập tức thấy những tiếng "lẹt xẹt". Bạn hãy cứ tưởng tượng một mình bạn đang ở giữa trời đêm, bạn thấy quanh bạn là những tia chớp sáng lóa, nhằng nhịt. Bầu trời lúc thì sáng đến lòa mắt, lúc lại tối om, máy bay thì rung lắc theo nhiều hướng khác nhau, rung trong hơi lạnh với những tiếng "lẹt xẹt" ghê rợn trong tai thì những cảnh trong phim kinh dị còn kém xa.

Nhưng dù bay đêm gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn bay ngày, nhưng có lắm khi có những cảnh tượng nên thơ mà phi công bay ngày không thể nào gặp được và có lẽ cũng không tưởng tượng ra được. Đấy là những chuyến bay cất cánh vào đúng lúc trăng lên, vào những đêm trăng tròn. Mặt trăng thật dịu dàng, tròn như một chiếc đĩa ngọc khổng lồ, nhè nhẹ tỏa sáng - thứ ánh sáng thật mềm mại, dịu êm ..., chuyển động thướt tha. Trong đêm trăng, bầu trời như chiếc áo gấm khổng lồ được gắn ngàn vạn viên ngọc kim cương lấp lánh, nhấp nháy ..., bạn bắt gặp những tầng mây nguyên thủy ngàn vạn năm còn ngơ ngẩn giữa không trung mà mỏng manh, lơ lửng trong tầng không tựa như tấm khăn voan của ai đó đánh rơi giữa trời còn vấn vương mùi hương, chập chờn trong gió... Dưới mặt đất, ánh trăng loang đến đâu, vạn vật sáng bừng lên đến đó tựa như được dát bạc, huyền ảo, thần diệu ... Trên mặt nước các đợt sóng gợn lăn tăn như có ngàn vạn con rắn  màu vàng, màu bạc đang đùa rỡn nhau trên mặt nước vậy. Những lúc ấy làng xóm, quê hương, cỏ cây vạn vật của đất nước mình sao mà yêu, mà quý, mà thân thương đến thế.


Bác tiemkich có bao giờ viết văn như bác nguyentrongluan không vậy?, bác cho em xuyên qua "kinh dị" trở về với "lãng mạn" mà em vẫn chưa ráo mồ hôi vì đoạn văn "kinh dị" của bác. Mà bác tả đoạn đo đỏ dài sọc làm em liên tưởng đến mấy bộ phim có đoạn bay đêm "ngắm trăng" như bác kể, nhìn hình ảnh chiếc máy bay từ từ lọt thỏm vào vầng sáng của chị Hằng trông thật tuyệt... cám ơn bác rất nhiều  Cheesy
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #133 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 03:31:04 pm »

Xin chào tất cả các đồng đội!



Không biết bác Phicôngtiêmkích có biết về tấm ảnh đen trắng chụp cảnh giáo viên bay Liên Xô đang thị phạm động tác bay trên sa bàn cho học viên phi công Việt Nam không?
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #134 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 04:23:31 pm »

Hóa ra cái bộ phận này nó nổ xì ra lửa để tăng tốc máy bay ẩn nhanh vào mây. Nhìn bảy cái liều phóng một bên nó còn ngắn hơn bảy cái liều H12 hồi trước mình tháo trong rừng núi Kim Ri, thấy hai loại thuốc phóng khác màu nhau. Liều H12 màu đen ...

Em nghĩ hiện tượng "xì ra lửa để tăng tốc máy bay ẩn nhanh vào mây" mà bác minhsinh_1960 mô tả là do quá trình đốt tăng lực để tăng tốc độ chứ không phải là do tên lửa hỗ trợ, vì tên lửa hỗ trợ chỉ sử dụng khi cất cánh.  

Em tìm được 1 đoạn video về quá trình cất cánh của Mig-21 không quân Đông Đức cũ có sử dụng kết hợp cả tên lửa hỗ trợ và đốt tăng lực:
http://www.patricksaviation.com/videos/zimolaviation/4422/

Hai ảnh cắt ra trong clip:





@ star ; Không phải tăng tốc chui vào mây như tấm hình minh họa, mà mình không nhìn thấy cái máy bay tiêm kích đâu cả. Sau hai tiếng nổ to nhìn thấy vệt trắng trên nền trời thôi, rất nhanh máy bay ẩn trong mây rồi. Chắc chắn mỗi lần tăng tốc phi công ta phải hy sinh ít giây cuộc sống quý giá của mình. Khi phi công hồi tỉnh lại mới khởi động máy bay & lái điều khiển nó. Nên một lúc sau mới nghe thấy tiếng động cơ máy bay. Có thể nói sức khỏe chịu đựng mỗi phi công khác nhau, lúc tỉnh lại của họ không giống nhau có người nhanh tỉnh & có người lâu tỉnh ...
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2012, 04:33:29 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #135 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 04:40:13 pm »

@ star ; Không phải tăng tốc chui vào mây như tấm hình minh họa, mà mình không nhìn thấy cái máy bay tiêm kích đâu cả. Sau hai tiếng nổ to nhìn thấy vệt trắng trên nền trời thôi, rất nhanh máy bay ẩn trong mây rồi.

Vâng, vậy có lẽ em không hiểu rõ ý của bác.
Với cả bài trên chủ yếu em đưa thêm video và hình minh họa quá trình cất cánh có đốt tăng lực và tên lửa hỗ trợ của Mig-21
Liên quan đến mô tả của bác thì em thấy đã được mọi người bàn đến trong vài trang trước, (chắc bác cũng đã đọc rồi nhưng phía dưới em vẫn trích lại 1 đoạn, coi như thêm thông tin cho bài viết này).

Chúng ta thường thấy máy bay có tốc độ siêu âm khi vượt tốc phá bức tường âm thanh thì bao quanh nó có vầng mây trắng xóa đó là hơi nước trong không khí ngưng tụ. Khi máy bay vượt bức tường âm thanh, sóng xung kích phía trước máy bay bị dồn nén quá áp, nhiệt độ do đó cũng tụt giảm trong tíc tắc, gây cho hơi nước trong vùng không khí bị dồn nén trở nên trắng toát(ngưng tụ). Khi máy bay bay vượt tốc sinh ra 2 tiếng nổ, còn khi giảm tốc thì chỉ có 1 tiếng nổ mà thôi.

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2012, 04:46:42 pm gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #136 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 05:59:30 pm »

 @ star! Ý mình là cái máy bay từ dưới măt đất " hình như khu vực không có sân bay " máy bay mình lao vút lên trên trời như kiểu phóng tên lửa. Kéo máy bay lên bệ phóng phi công trực chiến ngồi sẵn trong buồng lái luôn, còi báo động chưa kịp hú đã phóng máy bay đón chặn bọn Thần sấm con ma F4 vào cắn trộm ta...
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2012, 06:16:42 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #137 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 11:13:13 pm »

@ star! Ý mình là cái máy bay từ dưới măt đất " hình như khu vực không có sân bay " máy bay mình lao vút lên trên trời như kiểu phóng tên lửa. Kéo máy bay lên bệ phóng phi công trực chiến ngồi sẵn trong buồng lái luôn, còi báo động chưa kịp hú đã phóng máy bay đón chặn bọn Thần sấm con ma F4 vào cắn trộm ta...
Cái này liên quan tới chế độ trực ban chiến đấu anh ạ. Không quân tiêm kích làm nhiệm vụ phòng không có 5 cấp trực ban: trực ban chiến đấu thường xuyên, trực ban chiến đấu trên sân bay từ cấp 3 tới cấp 1 và trực ban chiến đấu trên không. Máy bay tới từ khu vực không có sân bay có thể là đang cơ động bay thấp chặn kích máy bay địch theo lệnh gọi từ vị trí trực ban chiến đấu trên sân bay hoặc từ vị trí trực ban chiến đấu trên không. Máy bay tiêm kích có tầm chặn kích từ xa, còn còi báo động báo yên chỉ phát khi máy bay địch bay vào uy hiếp ở 1 cự li thích hợp tính theo cây số cách mục tiêu báo động, nên có thể anh chưa nghe hú còi nhưng đã thấy máy bay xẹt qua đầu.

Ở đây cần phân biệt tiếng ồn do phi công bật tăng lực động cơ với 2 tiếng nổ "pình, pình" khi máy bay bay tốc độ vượt âm.

Khi phi công đẩy cần RUD tới chế độ tăng lực toàn phần, có 1 tiếng nổ nhỏ nhưng liền theo đó là tiếng gầm do lưu lượng dòng phụt phản lực biển đổi đột ngột khi thoát khỏi loa phản lực. Tùy theo kiểu động cơ, loại nhiên liệu, độ cao bay, nhiệt độ và độ ẩm không khí mà động cơ hoạt động ở chế độ tăng lực toàn phần có thể thải ra dòng khí phản lực chứa muội khói hoặc không.

Khi đạt tốc độ vượt âm, từ hướng máy bay phát ra 2 tiếng nổ "pình, pình" của sóng kích và sóng hồi kích. Hai sóng này có dạng biểu thị hình chữ N nên còn được gọi là sóng N. Thời gian dãn cách giữa 2 tiềng pình này tùy thuộc vào độ cao bay. Máy bay càng bay cao thì thời gian dãn cách giữa 2 tiềng pình càng dài do góc tới của sóng kích và sóng hồi kích tới mặt đất khác nhau (góc tới của sóng kích đến từ mũi máy bay lớn hơn góc tới của sóng hồi kích đến từ đuôi máy bay). Hiện tượng kèm theo sóng kích khi máy bay vượt âm vẫn là dòng khí phản lực chứa muội nhiên liệu chưa đốt hết ở chế độ tăng lực toàn phần của động cơ và nếu máy bay bay ở độ cao lớn sẽ có dòng hơi nước từ sản phẩm cháy của động cơ ngưng đọng do nhiệt độ thấp.



Hiện tượng túi hơi nước bao quanh khi máy bay phá vỡ bức tường âm thanh như sau: khi máy bay đạt tốc độ cận âm tới hạn phá vỡ bức tường âm thanh, dòng khí trước khi tới các bề mặt khí động của máy bay vẫn ở tốc độ cận âm. Sau khi tương tác với các bề mặt khí động của máy bay, dòng khí được gia tốc tới tốc độ vượt âm tại 1 tuyến vuông góc với hướng dòng khí trên bề mặt khí động và sóng kích xuất hiện tại vị trí tuyến này. Phía trước bề mặt sóng kích, dòng khí chứa hơi nước bị nén lại làm tăng áp suất và nhiệt độ. Nhưng khi vượt qua mặt sóng kích, áp suất và nhiệt độ dòng khí bị tụt giảm đột ngột làm ngưng tụ hơi nước và tạo thành túi hơi nước bao quanh phần phía sau sóng kích trên các mặt khí động của máy bay. Máy bay bay càng thấp và ở khu vực càng nhiều hơi nước (sát mặt biển) thì túi hơi nước xuất hiện khi tốc độ cận âm tới hạn càng rõ.   
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #138 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 11:32:04 pm »

Huyphong nói thêm 1 chút về hàng tuyến "củ tỏi" mà anh Phi công nêu ở bài trước: Trong 1 số trường hợp phải vào hạ cánh khẩn cấp khi vẫn đang bị địch đeo bám truy kích phía sau, hoặc trường hợp máy bay bị gọi về hạ cánh để đài dẫn tập trung xử lí trường hợp có uy hiếp an toàn bay, phi công có thể vận dụng vào hạ cánh hàng tuyến hẹp kiểu "củ tỏi" hay "thắt khăn quàng".

Trong thuật lái này, phi công có thể bỏ qua các vòng 1 và vòng 2 để nhảy cóc vào hạ cánh ép góc lớn từ vòng 3 và vòng 4. Tuy nhiên, thuật lái này đòi hỏi phi công phải có kĩ năng lái thành thục nếu không rất dễ gặp tai nạn. Trước đây có vụ anh Vinh e trưởng 931 và đồng chí Vinh phi phó gặp nạn trên chiếc UMig bay khí tượng cũng với thuật lái này sau khi phát hiện động cơ có vấn đề.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #139 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 11:51:58 pm »

Như vậy anh Nguyễn Văn Khánh đã kịp nhảy dù, nhưng sao lại hy sinh, hay anh đã bị thương quá nặng? Bác phicongtiemkích có thể cho bọn em biết rõ hơn không? 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM