Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:55:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398206 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #120 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 05:01:59 pm »

Kính chào bác Phicongtiemkich và các bác tham gia topic! Em là thế hệ sinh sau đẻ muộn, chẳng hiếu mô tê ất giáp gì, nhưng đọc mạch bài của bác PCTK thấy những kỹ thuật của công việc thăng thiên của các Pilot thì em thán phục lắm lắm. Và các thông tin của các bác khác cũng không kém phần hiểu biết về vũ khí và con người trong lực lượng (quí tộc) này của quân đội ta. Nghĩ mãi không có tí tri thức nào về món này để ti toe. Em chỉ xin hỏi bác PCTK và các bác về một thắc mắc gần 40 năm nay em ấm ức trong lòng: Cuối năm 1975 em cũng là  (giặc lái) con M41 của trung đoàn 26 thiết giáp quân khu 7 đóng quân ở một quả đồi (suối máu - ngã tư Tân Hiệp) gần một đầu đường băng sân bay Biên Hòa. Ở đây chỉ yên tĩnh vào ban đêm, còn ban ngày thì âm thanh gầm rú choán hết không gian do các loại máy bay lên xuống. Tôi thấy các loại F của Mỹ (Chiến lợi phẩm) thì lên xuống bình thường, nhưng loại máy bay của ta khi lên thường phụt ra sau luồng lửa (ước lượng có thể tới hơn 5m) ngay từ lúc lăn bánh. Còn lúc xuống thì bung nguyên cái dù to chảng ngay sau khi tiếp đất. Xin hỏi các bác tại sao vậy? Vì dốt cái món này lắm cho nên hồi đó tôi nghĩ: Có lẽ phi đạo của sân bay Biên Hòa không đủ độ dài cho máy bay các nước XHCN lên xuông nên phải bung dù. Và qua thông tin bài viết của bác PCTK  và hình ảnh minh họa của bác Olbuff về tên lửa hỗ trợ cất cánh. Tôi xin hỏi luồng lửa ấy có phải của tên lửa hỗ trợ hay không? Tôi hơi nghi vì luồng lửa phụt ra từ đuôi máy bay chứ không phải hai bên cánh. Mong các bậc tiền bối chỉ giáo, để tôi giải tỏa nỗi ấm ức gần bốn chục năm qua. Kính
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tư, 2012, 05:10:45 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Tanloc555
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #121 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 08:44:05 pm »

Chào anh Phicôngtiêmkich !
Topic này thật hay, TL cũng có một thời gian phục vụ trong Quân chủng Không quân (1978-1987) nên rất tâm đắc với những câu chuyện của Anh. Những dòng anh viết ra đều là những kỷ niệm đan xen với kiến thức mà thế hệ trẻ bây giờ rất đáng được nghe để họ hiểu thêm về thế hệ Cha Anh đã sống và chiến đấu vì Tổ quốc như thế nào.
Chúc Anh khỏe và viết tiếp ra đây những gì vẫn đang được lưu giữ trong "bộ nhớ" của Anh !
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #122 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 09:50:53 pm »

Vụ việc ấy do anh Nguyễn Duy Tường bay ở khu vực Việt Trì xuống thấp quá, "lưỡi dao chỉnh dòng" dưới thân máy bay đã cứa vào dây trung tính của đường điện cao thế. Anh đã phải nhảy dù, sau đó bị cắt bay. Đáng tiếc lắm! Việc nhảy dù trên máy bay MiG-21 có thể thực hiện được ngay trên mặt đất khi đang chạy lấy đà hoặc xả đà với điều kiện tốc độ lúc đó bằng hoặc lớn hơn 130 km/h. Hệ thống dù hoàn toàn đảm bảo cho phi công an toàn ra khỏi buồng lái và tiếp đất bình thường. Việc tiếp đất có bị gãy chân, sái chân hay là không bị gì là hoàn toàn do tư thế tiếp đất của phi công. Với tốc độ rơi là 5 m/s thì hai chân phải để bằng nhau, hai đầu gối phải hơi chùng một chút để có độ nhún, và như vậy thì không sao hết khi tiếp đất. Có một chi tiết khá thú vị mà có thể các đồng đội không biết đó là lòng gan bàn chân những ai mà phẳng lì như hòn gạch chỉ ấy là không thể nào trúng vào phi công được vì khi nhảy dù, những đôi bàn chân như vậy là không có độ nhún và chuyện gãy chân là đương nhiên.
Chào cụ "sói già bầu trời"! Tiện cụ nói tới việc nhảy dù thoát khỏi Mig-21 trong trường hợp khẩn cấp, Huyphong xin phép được góp 1 vài hình minh họa lấy từ sổ tay phi công.

Các chế độ phóng ghế KM-1 (SK-3) khỏi máy bay Mig-21

Trong hình này, Chế độ I (Режим I) nhảy dù từ độ cao lớn, dù chính mở sau khi tách ghế ở độ cao dưới 3000m. Chế độ II nhảy dù khi máy bay chạy đà hoặc xả đà ngay trên đường băng với tốc độ lớn hơn 130km/h. Chế độ III nhảy dù khi máy bay đang bay với tốc độ tới 1200km/h với tư thế ghế bảo vệ phi công trước tác động của dòng khí và quá tải.

Trình tự nhảy dù bằng ghế KM-1 trên máy bay huấn luyện U-Mig
 

Cơ chế phóng dù bằng ghế SK và bảo vệ phi công nhảy dù bằng nắp buồng lái từ máy bay Mig-21F/Mig-21F-13 bay ở tốc độ tới 1100km/h
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #123 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2012, 10:43:03 am »

Bác phicongtiemkich nhắc đến nữ tướng Nguyễn Thị Định. Cô Ba Định là người được nhân dân kính trọng và yêu mến vì tài đức, cô cũng là người sống rất tình cảm và chu đáo với mọi người mà bản thân cô lại chịu nhiều mất mát to lớn về đời riêng. Cô chú chỉ có một con độc nhất là con trai học ở trường Miền Nam nhưng anh đã mất trong một "tai nạn nghề nghiệp" đáng tiếc của ngành y ở ngoài Bắc thời hai miền chưa thống nhất. Mà chỉ là xuất phát từ bệnh viêm ruột thừa. Tiếc thay, ông trời nhiều khi quá bất công.
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #124 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2012, 03:00:08 pm »

''.....
Mai ngày bắn máy bay rơi
Chiến công một nửa, tặng người nuôi quân.
....''

Em đã được ăn một bữa cơm trưa với các anh phi công trực hẳn hoi. Xuất ăn của lính bay không chia dư như lính lục quân. Chỉ một suất lưu giữ cho y tá kiểm tra thôi. Vì em là khách đột xuất nên em xin nhà bếp cho '' ăn thường'' nhưng không được vì đó là quy định '' khách bay ăn như bay '' (?). Nhà bếp vẫn khẩn trương nấu nướng đúng như xuất ăn của lính bay.
 Bữa trưa đó mỗi người một khay riêng :
- 3 miếng dồi chó.
- 3 miếng thịt chó hấp không dính mỡ.
- Rau muống xào thịt bò ( bò nhiều hơn rau  )
- Bí đao luộc chấm muối vừng.
- Xoong A nước luộc bí dùng chung.
- Xoong A cơm gạo tẻ xay xát thủ công còn nhiều cám. Mỗi người chừng 2 miệng bát.
Các bác rót cho em chén rượu Hương gừng. Khi em nói '' Các anh uống đi hết trực rồi sợ gì !'' . Mọi người nhìn nhau cười. Sau này em mới biết vì nguyên tắc là một chuyện còn nữa là các bố xơi rượu phải xơi đẫy chứ ít : Không thèm !
Suốt bữa ăn có một chị nuôi chừng 50 tuổi dáng nhỏ bé mặt mũi toàn râu chăm sóc. Cốt để lính bay ăn hết tiêu chuẩn.
 Thời đói, ai cũng mơ được ăn như phi công. Thực ra lính bay ăn theo chế độ rất khắt khe. Đủ mọi thứ kiêng. Từ gia vị, rau sống đến nội tạng, mỡ màng rất hạn chế. Cá cũng chỉ được ăn cá biển rim muối nhạt.Thèm bát phở cũng phải ăn của bếp đ/v chứ không được ăn ngoài quán. Bác nào về phép lên là phải kiểm tra sức khỏe nếu lên cân lại phải ăn kiêng.Chính vì vậy lính bay hay chán miệng ăn không hết tiêu chuẩn là bếp chịu tội. Ngoài tình thương đồng đội còn có trách  nhiệm nặng nề của '' lính bếp''.
 Em hóng được vậy. Nhờ bác PCTK chỉnh đốn giúp.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #125 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2012, 04:01:04 pm »

Gửi các anh hình bữa ăn dành cho ban bay huấn luyện do chị Lê Thị Nguyệt Đoàn Sao đỏ chuẩn bị (ảnh Hồng Linh qdnd.vn)

Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #126 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2012, 04:35:07 pm »

Với máy bay MiG-21 ( nhất là loại bis ) thì việc hạ cánh với số lượng dầu còn trong thân quá lơn sẽ không tốt cho "bộ giò" của nó vì 3 càng của MiG-21 rất mỏng manh. Vì vậy, lượng dầu còn khoảng 700 lít về hạ cánh là vừa. Cũng có trường hợp cất cánh lên phải về hạ cánh ngay thì sau khi hạ cánh phải kiểm tra càng thật cẩn thận. Khi nạp đầy dầu trong máy bay (không mang theo thùng dầu phụ ) thì tính trung bình cứ bay chừng 30 phút là quay về hạ cánh, không phải tiêu dầu và bay theo hàng tuyến (vòng kín hình hộp ) bình thường. Gọi là hàng tuyến hay vòng kín tức là cất cánh lên, sau khi thu càng, thu cánh tà, lấy lên độ cao đúng quy định (tùy theo địa hình của sân bay mà độ cao hàng tuyến có thể là 500, 600, 700 ...mét) sau đó làm vòng 1, nghiêng máy bay với độ nghiêng 45 độ tạo một đường vuông góc với đường cất hạ cánh, bay chừng 2 - 3 phút rồi làm vòng 2 tạo đường bay song song với đường cất hạ cánh. Khi bay ngang với sân bay thì thả càng. Khi bay thấy góc so với cuối đường cất hạ cánh 45 độ thì làm vòng 3, từ từ giảm độ cao để sao cho bắt đầu làm vóng 4 ( bay vào đối chuẩn để hạ cánh ) ở độ cao 450 mét và từ từ đặt góc lao xuống, thả cánh tà, hạ cánh. Đấy là bay trong trường hợp bình thường, trong thời bình, còn trong chiến tranh thì hầu như chúng tôi không có cơ hội bay như vậy cả. Bọn F-4 hay tổ chức những chuyến bay "cắn trộm" tức là biên đội của chúng cũng tổ chức bay thật thấp để tránh sự phát hiện của ra-đa ta, chúng "mai phục" ở hai đầu loa cất hạ cánh rình sự sơ hở của các tổ bay ta khi cất hạ cánh (khi đó tốc độ thấp, cơ động chậm) là xông vào bắn. Trong thời gian chiến tranh, tôi gọi bọn ấy là bọn "du mục", Không quân Mỹ gọi là "tự do săn lùng". Thời kỳ đầu, cũng có một vài lần ta cũng bị thiệt hại khi bay về hạ cánh. Sau những tổn thất ấy, ta lập những trạm quan sát bằng mắt ngay tại sân bay, trên các điểm cao để thông báo tình hình địch thì  phi công Mỹ không còn cửa gì ở đấy nữa.
Hầu hết anh em chúng tôi khi xuất kích chiến đấu về đều phải làm hàng tuyến hẹp hoặc rất hẹp mà có cái từ là "củ tỏi" tức là bay thấp cắt chéo qua đường cất hạ cánh rồi ép độ nghiêng lớn vòng đối chuẩn đường băng, hạ cánh luôn ( trông giống như hình củ tỏi nên gọi vậy cho dễ chấp nhận ). Thời gian lưu lại ở trên không khi về hạ cánh càng ít bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Cụ Phi công đang bận, em xin vào minh hoạ leo 1 chút cho bài thêm sinh động Grin

Bay hàng tuyến hay vòng kín vào hạ cánh (заход на посадку с круга) được dùng cho mấy mục đích như giúp máy bay vào hạ cánh ở các sân bay có điều kiện không thích hợp cho vào hạ cánh trực tiếp (заход на посадку с прямой) do điều kiện khí tượng, hướng vào và độ cao tĩnh không của vật cản và trần mây trên đỉnh sân bay không cho phép, hoặc phải tiêu dầu thừa như trường hợp cụ Phi công nói, hoặc để tiêu tốc độ vào hạ cánh do trước đó máy bay bị địch truy kích (hàng tuyến hẹp kiểu "củ tỏi"), hoặc là bay chờ hạ cánh theo đội hình biên đội và phi đội.

Vào hạ cánh vòng kín của loại F-4 Phantom II - đối thủ cũ thời cụ Phi công Cool (f01.cdn.avsim.su)


Huyphong xin mượn bức hình minh họa quá trình vào hạ cánh vòng kín của loại tiêm kích mũi quặp cánh vênh là đối thủ từng 1 thời rình mò ở 2 đầu loa cất hạ cánh của sân bay Đa Phúc. Khi vào cách đường băng hạ cánh 10 dặm, phi công F-4 đã thực hiện đối chuẩn thô chếch góc hẹp theo tim dọc đường băng và giữ bay tiếp ở độ cao 2000 phít (hơn 600m) tới 1/2 đường băng mới làm vòng 1 (giữ bán kính tâm lượn khoảng 2,5 dặm). Phi công bắt đầu vòng 2 bằng cách cải bằng khi trục máy bay chếch trục đường băng 45 độ, cự li giãn cách với trục đường băng 5 dặm và giữ đường bay song song nhưng ngược hướng với trục đường băng vào hạ cánh. Phi công bắt đầu vòng 3 khi bay ngang đối chuẩn (trục máy bay chếch trục đường băng 45 độ) với bán kính tâm lượn tương tự khi thực hiện vòng 1. Phi công vào vòng 4 đối chuẩn đường băng rồi vào hạ cánh.

Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #127 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2012, 11:46:05 pm »

Tôi thấy các loại F của Mỹ (Chiến lợi phẩm) thì lên xuống bình thường, nhưng loại máy bay của ta khi lên thường phụt ra sau luồng lửa (ước lượng có thể tới hơn 5m) ngay từ lúc lăn bánh. Còn lúc xuống thì bung nguyên cái dù to chảng ngay sau khi tiếp đất. Xin hỏi các bác tại sao vậy? Vì dốt cái món này lắm cho nên hồi đó tôi nghĩ: Có lẽ phi đạo của sân bay Biên Hòa không đủ độ dài cho máy bay các nước XHCN lên xuông nên phải bung dù. Và qua thông tin bài viết của bác PCTK  và hình ảnh minh họa của bác Olbuff về tên lửa hỗ trợ cất cánh. Tôi xin hỏi luồng lửa ấy có phải của tên lửa hỗ trợ hay không? Tôi hơi nghi vì luồng lửa phụt ra từ đuôi máy bay chứ không phải hai bên cánh. Mong các bậc tiền bối chỉ giáo, để tôi giải tỏa nỗi ấm ức gần bốn chục năm qua. Kính
Anh Phi công tiêm kích đang bận vào công kích bàn phím, nên lái trẻ Huyphong xin tình nguyện làm số 2 cảnh giới, yểm hộ cho số 1 Grin

Đỏ 1: Chiều dài đường băng CHC (phi đạo) của sân bay BH đủ tiêu chuẩn cho các loại máy bay tiêm kích của ta (cụ thể là Mig-21) cất hạ cánh bình thường. Tuy nhiên trong huấn luyện cất hạ cánh đường băng ngắn, máy bay Mig-21 vẫn sử dụng chế độ tăng lực động cơ khi cất cánh và triển khai dù hãm khi hạ cánh với đường chạy xả đà dưới 900m. Dù hãm cho Mig-21 là loại PT-21-UKM, với khả năng triển khai khi máy bay chạy xả đà ở tốc độ 280km/h và tối đa có thể tới 320km/h. Các loại F, cụ thể là F-5E như ở BH, khi hạ cánh cũng có thể sử dụng dù hãm với mục đích tương tự.

Đỏ 2: Qua những gì anh mô tả thì có thể nói rằng đó là đuôi lửa từ loa phụt phản lực khi máy bay bật chế độ đốt tăng lực để cất cánh, không phải tên lửa hỗ trợ.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #128 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 12:03:51 am »

Tôi thấy các loại F của Mỹ (Chiến lợi phẩm) thì lên xuống bình thường, nhưng loại máy bay của ta khi lên thường phụt ra sau luồng lửa (ước lượng có thể tới hơn 5m) ngay từ lúc lăn bánh. Còn lúc xuống thì bung nguyên cái dù to chảng ngay sau khi tiếp đất. Xin hỏi các bác tại sao vậy? Vì dốt cái món này lắm cho nên hồi đó tôi nghĩ: Có lẽ phi đạo của sân bay Biên Hòa không đủ độ dài cho máy bay các nước XHCN lên xuông nên phải bung dù. Và qua thông tin bài viết của bác PCTK  và hình ảnh minh họa của bác Olbuff về tên lửa hỗ trợ cất cánh. Tôi xin hỏi luồng lửa ấy có phải của tên lửa hỗ trợ hay không? Tôi hơi nghi vì luồng lửa phụt ra từ đuôi máy bay chứ không phải hai bên cánh. Mong các bậc tiền bối chỉ giáo, để tôi giải tỏa nỗi ấm ức gần bốn chục năm qua. Kính
Anh Phi công tiêm kích đang bận vào công kích bàn phím, nên lái trẻ Huyphong xin tình nguyện làm số 2 cảnh giới, yểm hộ cho số 1 Grin

Đỏ 1: Chiều dài đường băng CHC (phi đạo) của sân bay BH đủ tiêu chuẩn cho các loại máy bay tiêm kích của ta (cụ thể là Mig-21) cất hạ cánh bình thường. Tuy nhiên trong huấn luyện cất hạ cánh đường băng ngắn, máy bay Mig-21 vẫn sử dụng chế độ tăng lực động cơ khi cất cánh và triển khai dù hãm khi hạ cánh với đường chạy xả đà dưới 900m. Dù hãm cho Mig-21 là loại PT-21-UKM, với khả năng triển khai khi máy bay chạy xả đà ở tốc độ 280km/h và tối đa có thể tới 320km/h. Các loại F, cụ thể là F-5E như ở BH, khi hạ cánh cũng có thể sử dụng dù hãm với mục đích tương tự.

Đỏ 2: Qua những gì anh mô tả thì có thể nói rằng đó là đuôi lửa từ loa phụt phản lực khi máy bay bật chế độ đốt tăng lực để cất cánh, không phải tên lửa hỗ trợ.
Huyphongssi nói đúng rồi, và F5E có tăng lực đấy, chỉ có A-37 là không. Cái này nó liên quan đến phần động cơ máy bay bác vetran ạ. Bác có thể xem tài liệu sơ bộ trên mạng về động cơ tuabin phản lực có và không có đốt sau (tức tăng lực - afterburner). Bác xem hình dưới cảnh một chiếc máy bay F/A-18 của Mỹ cất cánh trên tàu sân bay bật tăng lực thì ống xả khí động cơ ở đuôi nó cũng đỏ lè lè thôi.



Bác phicongtiemkich thông cảm, khi bác bận rộn thì anh em biết chia sẻ hiểu biết cho anh em chưa biết thôi.
Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #129 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 03:33:30 am »

Hóa ra cái bộ phận này nó nổ xì ra lửa để tăng tốc máy bay ẩn nhanh vào mây. Nhìn bảy cái liều phóng một bên nó còn ngắn hơn bảy cái liều H12 hồi trước mình tháo trong rừng núi Kim Ri, thấy hai loại thuốc phóng khác màu nhau. Liều H12 màu đen ...

Em nghĩ hiện tượng "xì ra lửa để tăng tốc máy bay ẩn nhanh vào mây" mà bác minhsinh_1960 mô tả là do quá trình đốt tăng lực để tăng tốc độ chứ không phải là do tên lửa hỗ trợ, vì tên lửa hỗ trợ chỉ sử dụng khi cất cánh. 

Em tìm được 1 đoạn video về quá trình cất cánh của Mig-21 không quân Đông Đức cũ có sử dụng kết hợp cả tên lửa hỗ trợ và đốt tăng lực:
http://www.patricksaviation.com/videos/zimolaviation/4422/

Hai ảnh cắt ra trong clip:




« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2012, 04:32:33 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM