Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:40:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398274 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #90 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2012, 01:50:29 pm »

Phố Thắng Hiệp Hòa là nơi ông Bà nội em ở.
Trận đó có chi tiết này: Máy bay Hoa Kỳ rơi 2 cái, máy bay KQ ND VN rơi 1 cái, các phi công cả 2 phía đêu nhẩy dù ra, đều chụm dù trên đỉnh Trại Cờ, nơi doanh trại của quân ta.
Khi tiếp đất, phi công HK đều lành lặn, riêng phi công ta thì bị gẫy chân.
Sau đó dân phố Thắng bàn tán mãi: Tây nhẩy dù có khác  Grin
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #91 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2012, 01:58:15 pm »

              Chào bác "giặc nhà trời"! Grin Tranphu341 dọc bài bác viết, bác kể về chuyện huấn luyện, chuyện chiến đấu cũng những nghịch ngợm của lính cái binh chủng" Thật đặc biệt". Cũng những trả lời hỏi đáp của anh thật hay, thật rõ ràng. Thể hiện là người rất "giầu" tri thức và kinh ngiệm sống. Mà anh em VMH ơi hãy hỏi "Ông giặc" ít thôi. Vì lính "bộ" trong VMH Thì nhiều mà lính "Nhà Trời" chỉ có 1. Không khéo ông giận, ông "Thăng" mất thì hỏng việc đấy!  Grin Grin Grin

                        CHÚC BÁC CHỦ KHỎE, NGÀY CANG KHỎE. ANH EM ĐANG THEO DÕI ĐƯỜNG BAY CỦA BÁC ĐÂY!
Logged
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #92 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2012, 02:25:04 pm »

 Mình nghe thấy tiếng nổ to & một vệt trắng in vút lên trời chui vào trong mây chứ không nhìn thấy máy bay tiêm kích của mình, không biết bác PCTK có ngồi lái cái máy bay đó không? Còn nhớ năm 1972 mình đang ngồi trên ngọn cây bàng trâu ở đầu cầu Long Biên thì nghe thấy còi hú báo động & loa, đồng bào chú ý... Máy bay địch cách Hà nội 50 cây số... Đồng bào hãy nhanh chóng xuống hầm trú ẩn... Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu... Chưa kịp trèo xuống thì đã nghe 40 rồi 30 tiếng máy bay đã nghe gầm rít ầm ầm rồi nhanh quá. Ở ngọn cây nhìn lên trời thấy cái máy bay nó còn bay nhanh hơn cả tiếng động, nó cứ giật giật ở trên mây giữa buổi trưa, pháo súng các loại cứ nổ bục bục phía sau đuôi nó. Xem chán, trèo xuống dẫn các em về bị mẹ la một trận, bố mẹ thấy tình hình căng bàn nhau, rồi mẹ dẫn mấy anh em về quê bạn hàng của mẹ nhà ở làng Thạch Thất gần Sơn Tây. Trên đường đi thấy đoàn dài toàn xe bộ đội tên lửa đỗ ẩn vào bóng dãy cây xà cừ bên đường, khi tới nhà bà Viễn mẹ gửi mấy anh em lại rồi quay về luôn Hà Nội. Nhà bà Viễn rộng bờ rào làm bằng gạch tổ ong, tối hôm đó máy bay Mỹ kéo đoàn bay qua làng Thạch Thất vào bỏ bom Hà nội. Mặt đất rung chuyển cả tuần liền từ tối đến sáng liên tục chạy xuống hầm tránh máy bay chán chẳng buồn xuống hầm, bầu trời Hà Nội  các loại súng và tên lửa bắn máy bay cháy rơi sáng rực. Nghe người lớn nói chuyện các em nhớ mẹ khóc váng cả tai mà chẳng có ai dỗ, mình cũng nóng cả ruột bàn với thằng em kế, hứa với chúng nó sáng mai dẫn chúng nó trốn về Hà Nội chúng nó mới chịu nín, sáng mấy anh em trốn qua cánh đồng lúa tìm ra đường cái vẫy đi nhờ xe bộ đội về Hà Nội, xe đến cầu giấy thì rẽ phải lên mấy anh em xuống lên tàu điện về Bờ Hồ ngồi trên tàu nghe họ nói Mỹ bỏ bom rải thảm chết bao nhiêu người ở bãi Phúc Xá & phố Khâm Thiên. Họ nói bộ đội tên lửa mình bắn cháy pháo đài bay khổng lồ một cái rơi ở làng hoa Ngọc Hà một cái rơi ở Đình Công quê mình, tò mò mình bảo thằng em đến đây mày biết đường rồi xuống Bờ Hồ dẫn các em về nhà, bố mẹ có hỏi bảo anh về quê xem xác máy bay mỹ cháy thế nào. Đến ngã ba Nguyễn Thái Học và Hàng Bột chỗ cây gạo mình bổ xuống rổi nhảy theo tàu chạy về hướng Hà Đông, đến ngã tư sở nhảy xuống vừa đi vừa chạy lang thang về làng & bám theo mấy ông chú cầm búa đục ra hì hục nghịch chặt máy bay Mỹ chơi, lấy biaada dấu đầy vườn cái khúc giữa to như cái nhà rơi ở Đình Công vẫn còn cháy khói mù. Còn ra xem đám bom rơi đầy ruộng chưa nổ in hình quả bom cắt xuống ruộng sâu hơn mét, quả thì cắm xuống, quả thì nằm ngang trong đất ruộng. Mình lôi búi to dây điện máy bay về. Bữa đó, cả làng được một trận trả thù máy bay Mỹ hả hê, năm 1966 hay năm 1967 nó bỏ bom napan & bom bi cháy cả làng chết nhiều người...
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2012, 03:09:34 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #93 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2012, 03:14:35 pm »

Chào các đồng đội!
Giai đoạn chúng tôi tốt nghiệp về nước thì chưa được phong quân hàm. Khi chúng tôi nhập ngũ, tất cả đều là binh nhì, rồi sau đó, khi sang bên Liên-xô học thì được mang quân hàm học viên bay nhưng với các cấp bậc khác nhau : ai đã tốt nghiệp lớp 10 thì cấp hàm là hạ sĩ, ai đã học Đại học thì là chuẩn úy. Đoàn bay của tôi chỉ có một số anh là sĩ quan vì các anh ấy đã phục vụ ở các đơn vị khác ( tức là đã nhập ngũ trước đó lâu rồi ) như pháo binh, dù, công an biên phòng ..., Đoàn trưởng Đinh Tôn đã là phi công bay trên các loại Li-2, Il-14. Đoàn phó Đào Minh Châu đã bay trên loại An-2.
Cuối năm 1969 chúng tôi mới được phong hàm Thiếu úy. Ngày 22 tháng 12 năm 1971 thì tôi được phong Trung úy, ngày 22 tháng 12 năm 1972 thì được phong Thượng úy. Việc phong quân hàm của bọn tôi thời đó do cách đánh giá của cấp trên, chưa quy chuẩn được như thời kỳ hiện nay. Một câu nói nổi tiếng của đ/c Song Hào chắc nhiều người ở thời bọn tôi còn nhớ : "Một năm lên mười cấp cũng chưa phải là nhanh, mười năm lên một cấp cũng chưa phải là muôn !". Tôi cũng đã được đeo lon Thượng úy đến 6 năm rồi mới được lên Đại úy có lẽ cũng là "sản phẩm" của quan niệm ấy, "cựu bộ đội trẻ" ạ !
 Với máy bay MiG-21 ( nhất là loại bis ) thì việc hạ cánh với số lượng dầu còn trong thân quá lơn sẽ không tốt cho "bộ giò" của nó vì 3 càng của MiG-21 rất mỏng manh. Vì vậy, lượng dầu còn khoảng 700 lít về hạ cánh là vừa. Cũng có trường hợp cất cánh lên phải về hạ cánh ngay thì sau khi hạ cánh phải kiểm tra càng thật cẩn thận. Khi nạp đầy dầu trong máy bay (không mang theo thùng dầu phụ ) thì tính trung bình cứ bay chừng 30 phút là quay về hạ cánh, không phải tiêu dầu và bay theo hàng tuyến (vòng kín hình hộp ) bình thường. Gọi là hàng tuyến hay vòng kín tức là cất cánh lên, sau khi thu càng, thu cánh tà, lấy lên độ cao đúng quy định (tùy theo địa hình của sân bay mà độ cao hàng tuyến có thể là 500, 600, 700 ...mét) sau đó làm vòng 1, nghiêng máy bay với độ nghiêng 45 độ tạo một đường vuông góc với đường cất hạ cánh, bay chừng 2 - 3 phút rồi làm vòng 2 tạo đường bay song song với đường cất hạ cánh. Khi bay ngang với sân bay thì thả càng. Khi bay thấy góc so với cuối đường cất hạ cánh 45 độ thì làm vòng 3, từ từ giảm độ cao để sao cho bắt đầu làm vóng 4 ( bay vào đối chuẩn để hạ cánh ) ở độ cao 450 mét và từ từ đặt góc lao xuống, thả cánh tà, hạ cánh. Đấy là bay trong trường hợp bình thường, trong thời bình, còn trong chiến tranh thì hầu như chúng tôi không có cơ hội bay như vậy cả. Bọn F-4 hay tổ chức những chuyến bay "cắn trộm" tức là biên đội của chúng cũng tổ chức bay thật thấp để tránh sự phát hiện của ra-đa ta, chúng "mai phục" ở hai đầu loa cất hạ cánh rình sự sơ hở của các tổ bay ta khi cất hạ cánh (khi đó tốc độ thấp, cơ động chậm) là xông vào bắn. Trong thời gian chiến tranh, tôi gọi bọn ấy là bọn "du mục", Không quân Mỹ gọi là "tự do săn lùng". Thời kỳ đầu, cũng có một vài lần ta cũng bị thiệt hại khi bay về hạ cánh. Sau những tổn thất ấy, ta lập những trạm quan sát bằng mắt ngay tại sân bay, trên các điểm cao để thông báo tình hình địch thì  phi công Mỹ không còn cửa gì ở đấy nữa.
Hầu hết anh em chúng tôi khi xuất kích chiến đấu về đều phải làm hàng tuyến hẹp hoặc rất hẹp mà có cái từ là "củ tỏi" tức là bay thấp cắt chéo qua đường cất hạ cánh rồi ép độ nghiêng lớn vòng đối chuẩn đường băng, hạ cánh luôn ( trông giống như hình củ tỏi nên gọi vậy cho dễ chấp nhận ). Thời gian lưu lại ở trên không khi về hạ cánh càng ít bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Suốt năm 1968, tuy xuất kích nhiều, cơ động và trực ở lắm sân bay, lặn lội như thế nhưng tôi chưa lần nào tiếp địch, chưa lần nào không chiến. Có lẽ, mức độ hoạt động của Không quân Mỹ thời điểm đó ở Bắc vỹ tuyến 20 còn ít, và cũng có lẽ cấp trên cho chúng tôi cứng cáp thêm, dạn dĩ thêm trước khi giáp mặt thật sự với lũ giặc trời dày dạn kinh nghiệm “những con sói già trên không”.
Tổn thất trong chiến tranh là sự thường tình. Thắng lợi của bên này, nghiễm nhiên là thất bại của phía bên kia, không một ai muốn phía mình bị tổn thương, bị thiệt hại, biết rằng điều ấy không bao giờ là hiện thực, nhưng vẫn cứ mong là như vậy. Lực lượng của chúng tôi so với Không quân Mỹ thì không lấy hệ số tương quan nào để có thể áp dụng được, vì chúng tôi quá mỏng, bản thân một máy bay F.4 (con Ma) của Mỹ cũng đã có 2 giặc lái, Mig-21 chúng tôi lại chỉ có một lái. Chúng tôi xuất kích nhiều nhất chỉ là biên đội 4 chiếc- 4 anh em, còn Không quân Mỹ thì bao giờ cũng rầm rộ với đủ các nhiệm vụ trong đội hình: trinh sát, gây nhiễu, chế áp các lực lượng phòng không, quét sạch bầu trời, tốp đánh chính, tốp đánh phụ, lực lượng tiếp viện v.v... mà mỗi máy bay bình quân cứ nhân với 2 giặc lái thì đủ biết có bao nhiêu tên giặc ở trên trời mà mấy anh em chúng tôi phải đối đầu.
Chiến trường trên không không có chiến hào, máy bay chỉ bay tiến, không biết dừng, không biết lùi. Bầu trời mênh mông không có nơi ẩn nấp. Dầu liệu có hạn, không thể bay từ sáng tới chiều, từ ngày này sang ngày khác được. Pháo ở mặt đất, các loại súng phòng không, các loại tên lửa phòng không bắn lên nhằng nhịt như những bức tường lửa. Hòn tên, mũi đạn bấy giờ đâu phân biệt được địch, ta. Đồng đội chỉ một vài người, có khi không có ai. Vào trận rồi, nháo nhào không sao liên lạc với nhau qua đối không được vì nhiễu. Dẫn đường ở mặt đất chỉ dẫn mình đến khi mình phát hiện được địch. Còn đánh ra sao, rút ra sao, về đâu hạ cánh, đi đứng thế nào, thì càng về sau này càng khó chỉ huy, khó liên lạc, vì thường khi xáp trận cũng là lúc bị gây nhiễu đến kinh khủng, nói không ai nghe, cũng chẳng ai nghe được ai. Mọi khó khăn của phi công chiến đấu trong chiến trận là như thế đấy.
Những năm cuối của chiến tranh, đặc biệt năm 1972, rất nhiều lần tôi phải xuất kích một mình, làm nhiệm vụ một mình, không những ở bầu trời đất nước mình, mà sang cả nước bạn, tôi sẽ kể sau.
Cũng vì lực lượng anh em tôi ít như thế, nên chúng tôi luôn phải giữ gìn. Lịch sử của cha ông để lại thì đất nước mình trong quá trình giữ nước cũng luôn phải lấy ít địch nhiều, nhu chế cương... vẫn phải tìm mọi cách bảo toàn lực lượng của mình. Chúng tôi cũng cố gắng như vậy, nhưng như tôi đã nói ở trên, cuộc chiến nào mà chẳng có người phải ngã xuống. Tổn thất đầu tiên đến với đoàn tôi là vào năm 1969. biên đội của Trần Hoá (tức Hai Đỏ) xuất kích bay đuổi địch tít ra ngoài biển. Hoá bị bắn rơi, nhảy dù xuống biển, nhưng hôm ấy gió to, sóng lớn, lùng nhùng những dù, thuyền phao trôi mất, rồi còn những gì nữa tôi không rõ... Hoá đã hy sinh ngoài biển. Mấy ngày sau, xác dạt vào một bãi sú ở Thái Bình. Hôm ấy tôi đang trực ở sân bay Yên Bái, nghe tin mà tất cả anh em chúng tôi lặng đi. Thương tiếc đồng đội vô hạn, thế là đã ngã xuống người đầu tiên. Hoá là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc học, rất có nhiều tài vặt trong lĩnh vực văn nghệ, thể thao như đàn hát, thủ môn bóng đá, nhào lộn trên lưới, xà v.v...
Chúng tôi có mấy người thân thiết kết nghĩa với nhau, theo lứa tuổi mà định anh, em. Trần Hoá cao tuổi hơn cả, nên được làm anh, gọi theo phong tục miền Nam là anh Hai. Da rất đen nên anh em gọi chệch đi một tý cho có vẻ thi vị là Hai Đỏ. Tôi đứng thứ chín. Vì hồi đó tôi có thể ghé vai vào đầu máy bay Mig-21 nâng được cho càng trước máy bay thẳng được ra nên anh em gọi tôi là “Chín Kích”. Sau này, tôi còn rất nhiều tên huý nữa tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng chiến tích của tôi lập ra, ví như khi tôi bị nhảy dù trong một trận không chiến lưng tôi không bị xẹp đốt sống nào, cũng chẳng thấy đau đớn gì thì anh em gọi là “bê tông”, hoặc khi bay sang vùng trời của đất nước Lào, quần nhau với F.4 ở bên ấy, bị bắn túi bụi, tôi vẫn về được, thì anh em lại gọi là “thằng chọc tổ ong”, “thợ không chiến”, “thợ tránh tên lửa”, “lòa”... Nhưng đại đa số đều gọi nhau bằng thứ bậc: ví như gọi “Chín ơi” là tôi thưa liền. Cho đến tận lúc này, điểm lại thì chỉ còn có 3 anh em “Bảy Việt (trước là Sư trưởng Sư đoàn 371, giờ là Tham mưu phó Quân chủng Không quân), Tám Soát (Tư lệnh Quân chủng Không quân) và tôi. Gặp nhau, chúng tôi vẫn gọi nhau theo thứ bậc mà thôi.Các nội dung khác tôi chưa kịp trả lời, mong các đồng đội thông cảm.
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #94 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2012, 03:29:01 pm »

Đọc bài viết của bác...mà tôi nổi da gà...cảm nhận nổi cô đơn khi một mình một máy bay trên bầu trời...và...cái nổi cô đơn đó..tôi cũng đã nếm trãi..khi một mình một con ngựa sắt dong ruổi đường xa ở lộ 68 ..lộ 6..lộ 67 làm bia cho pốt ngắm bắn ..cũng may là không dính mìn chống tăng..không bị pốt phục kích .
Chúc bác chủ dồi dào sức khoẻ..truyền lửa thật hay và tràn đầy khí thế tiến công trong những tháng năm hào hùng đánh thắng giặc MỸ .
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #95 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2012, 04:03:45 pm »

Chiến trường trên không không có chiến hào, máy bay chỉ bay tiến, không biết dừng, không biết lùi. Bầu trời mênh mông không có nơi ẩn nấp. Dầu liệu có hạn, không thể bay từ sáng tới chiều, từ ngày này sang ngày khác được. Pháo ở mặt đất, các loại súng phòng không, các loại tên lửa phòng không bắn lên nhằng nhịt như những bức tường lửa. Hòn tên, mũi đạn bấy giờ đâu phân biệt được địch, ta. Đồng đội chỉ một vài người, có khi không có ai. Vào trận rồi, nháo nhào không sao liên lạc với nhau qua đối không được vì nhiễu. Dẫn đường ở mặt đất chỉ dẫn mình đến khi mình phát hiện được địch. Còn đánh ra sao, rút ra sao, về đâu hạ cánh, đi đứng thế nào, thì càng về sau này càng khó chỉ huy, khó liên lạc, vì thường khi xáp trận cũng là lúc bị gây nhiễu đến kinh khủng, nói không ai nghe, cũng chẳng ai nghe được ai. Mọi khó khăn của phi công chiến đấu trong chiến trận là như thế đấy.

 Thật sự là đọc đến đoạn tâm sự này của bác phicongtiemkich là BY thấy nghèn nghẹn.

 Cuộc đời quân ngũ của BY em chỉ duy nhất 1 lần phải chiến đấu trong hoàn cảnh cũng khá đơn độc và cũng tưởng chừng chẳng còn đến ngày hôm nay, cảm giác cô đơn lạnh lẽo trong chiến đấu ấy đã hằn sâu trong ký ức đến từng phút giây.

 Không thể hình dung được rằng những người lính Không quân VN mỗi lần xuất kích là một lần gần như lẻ loi chiến đấu với kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần. Xin cám ơn các anh.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #96 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2012, 05:10:48 pm »

Chào bác Phicôngtiêmkích, em có một thắc mắc muốn hỏi bác. Theo nhiều hồi ký hay ngay trong các bài của bác (khi nói về chiến thuật một biên đội 2 người hạ 3 máy bay) thì hình như các máy bay Mig 21 khi chiến đấu chỉ mang 2 quả tên lửa.

Tuy nhiên theo tài liệu kỹ thuật thì chúng ta có được Liên xô trang bị loại máy bay Mig 21 mang được tới 4 quả tên lửa. Vậy tại sao máy bay Mig 21 ta khi xuất kích lại không mang đủ cả 4 quả tên lửa để chiến đấu.

Một truyện mà em vẫn nhớ mà không biết có đúng không (mong bác kể lại chính xác giùm) là truyện bác Đinh Tôn (hay là bác Vũ Đình Rạng) dùng Mig 21 bắn được B52 ở vùng trời khu 4. Bác Đinh Tôn chỉ bắn có 1 quả tên lửa nên máy bay bị hỏng nhưng không rơi vì hình như bác không dám bắn hết cả hai ??, phải mang 1 quả phòng thân. Vậy nếu bác Đinh Tôn mang 4 quả tên lửa thì có phải là tốt quá không.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #97 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2012, 05:16:34 pm »

Cháu chào chú Phi công tiêm kích ạ,

Chú cho cháu hỏi nhà mình có sân bay nào trong miền Trung mà tên nghe giống "Quang Lang" không ạ? Cháu thấy trong một vài tài liệu của địch có nói đến mà dò mãi vẫn không biết chính xác ở chỗ nào. Cháu cảm ơn chú ạ!

Xem chừng đó là sân bay Anh Sơn thủ trưởng ơi Cool
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #98 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2012, 05:26:50 pm »

Chào bác Phicôngtiêmkích, em có một thắc mắc muốn hỏi bác. Theo nhiều hồi ký hay ngay trong các bài của bác (khi nói về chiến thuật một biên đội 2 người hạ 3 máy bay) thì hình như các máy bay Mig 21 khi chiến đấu chỉ mang 2 quả tên lửa.

Tuy nhiên theo tài liệu kỹ thuật thì chúng ta có được Liên xô trang bị loại máy bay Mig 21 mang được tới 4 quả tên lửa. Vậy tại sao máy bay Mig 21 ta khi xuất kích lại không mang đủ cả 4 quả tên lửa để chiến đấu.

Một truyện mà em vẫn nhớ mà không biết có đúng không (mong bác kể lại chính xác giùm) là truyện bác Đinh Tôn (hay là bác Vũ Đình Rạng) dùng Mig 21 bắn được B52 ở vùng trời khu 4. Bác Đinh Tôn chỉ bắn có 1 quả tên lửa nên máy bay bị hỏng nhưng không rơi vì hình như bác không dám bắn hết cả hai ??, phải mang 1 quả phòng thân. Vậy nếu bác Đinh Tôn mang 4 quả tên lửa thì có phải là tốt quá không.


Đó là 2 loại Mig-21 khác nhau.
Loại đời đầu ta được trang bị, tham gia cuộc chiến tranh đường không lần 1 (1965-1968), chỉ có 2 giá treo, gắn được 2 quả thôi.
Đời Mig-21 sau, khi tham gia cuộc chiến tranh đường không lần 2 (1972), mới đựoc trang bị 4 giá treo tên lửa, gắn 4 quả.

Mà có lẽ anh em ta sẽ chuyển phần hỏi bác Phicongtiemkich sang chủ đề 'Hỏi nhỏ-đáp khẽ....', chứ nếu biến topic này của bác Phicongtiemkich thành chủ đề 'Hỏi nhỏ-đáp khẽ' mini, bác chủ topic sẽ giận mất, và còn vi phạm nội quy.
Kính các bác.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #99 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2012, 05:33:17 pm »

Chào bác Phicôngtiêmkích, em có một thắc mắc muốn hỏi bác. Theo nhiều hồi ký hay ngay trong các bài của bác (khi nói về chiến thuật một biên đội 2 người hạ 3 máy bay) thì hình như các máy bay Mig 21 khi chiến đấu chỉ mang 2 quả tên lửa.

Tuy nhiên theo tài liệu kỹ thuật thì chúng ta có được Liên xô trang bị loại máy bay Mig 21 mang được tới 4 quả tên lửa. Vậy tại sao máy bay Mig 21 ta khi xuất kích lại không mang đủ cả 4 quả tên lửa để chiến đấu.

Một truyện mà em vẫn nhớ mà không biết có đúng không (mong bác kể lại chính xác giùm) là truyện bác Đinh Tôn (hay là bác Vũ Đình Rạng) dùng Mig 21 bắn được B52 ở vùng trời khu 4. Bác Đinh Tôn chỉ bắn có 1 quả tên lửa nên máy bay bị hỏng nhưng không rơi vì hình như bác không dám bắn hết cả hai ??, phải mang 1 quả phòng thân. Vậy nếu bác Đinh Tôn mang 4 quả tên lửa thì có phải là tốt quá không.


Đó là 2 loại Mig-21 khác nhau.
Loại đời đầu ta được trang bị, tham gia cuộc chiến tranh đường không lần 1 (1965-1968), chỉ có 2 giá treo, gắn được 2 quả thôi.
Đời Mig-21 sau, khi tham gia cuộc chiến tranh đường không lần 2 (1972), mới đựoc trang bị 4 giá treo tên lửa, gắn 4 quả.

Mà có lẽ anh em ta sẽ chuyển phần hỏi bác Phicongtiemkich sang chủ đề 'Hỏi nhỏ-đáp khẽ....', chứ nếu biến topic này của bác Phicongtiemkich thành chủ đề 'Hỏi nhỏ-đáp khẽ' mini, bác chủ topic sẽ giận mất, và còn vi phạm nội quy.
Kính các bác.


hehe bác phicongtimkich ơi , bác chịu khó trực ban ở đây để giải đáp thắc mắc cho những fan hâm mộ nhé  Grin
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,23555.480.html
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM