Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:02:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398183 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TiepTS21
Thành viên
*
Bài viết: 227


« Trả lời #70 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2012, 01:09:44 am »

Vào tháng 8 năm 1970, Đại đội trưởng Đinh Tôn, Đại đội phó Hoàng Biểu và các phi công Đặng Xây, Vũ Đình Rạng đã tham gia vào đoàn nghiên cứu cách đánh B-52 ở chiến trường khu Bốn do Phó tư lệnh QCKQ chủ trì.
Đặc biệt, tháng 4 năm 1972, khi địch tiến hành chiến dịch "Lai-nơ-bêch-cơ" leo thang đánh phá miền Bắc lần thứ hai thì QC đã nghiên cứu sâu thêm về B-52 và về cơ bản tháng 9 năm 1972  phương án đánh B-52 đã hoàn thành và đến ngày 24 tháng 11 năm 1972 đã được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng phê duyệt.


Em dân ngoại đạo cũng muốn nghe thêm về KQ của các bác.
Đúng là sau chiến dịch tháng 4 năm 72 thì QC PK-KQ mới có phương án đánh B 52 hoàn chỉnh. Đúng mọi chuyện đều phải trả giá bằng máu mới có bài học. Mọi người đều nói nhiều đến chiến thắng lịch sử 12 ngày đêm, cái này thực sự là hiển nhiên và đúng. Nhưng em nghĩ nếu không có rút kinh nghiệm xương máu trận 16.4.1972 tại Hải Phòng thì như thế nào nhỉ. Vì em chứng kiến cái cảnh 16.4.1972 tại Hải Phòng mà chính nhà em cũng bị 1 quả bom 500 bảng rơi xuống, rất may là mấy bà cháu chui xuống hầm chữ A từ hồi 68 nên còn nguyên, chứ không thì đâu có mà ngồi hóng hớt trên này với các bác. (trước lúc bom rơi xuống nhà em khoảng 10 phút em còn trèo lên cây ổi coi máy bay và tên lửa, pháo phòng không bắn, quả bom này rơi ngay cây ổi mà em vừa trèo lên coi)
Em nghe nói, khi B 52 tác chiến thì bọn tiêm kích bảo vệ nó là F111 phải không ạ. Và chuyện SAM2 của ta nhấn nút lần 1 nhưng không phóng tên lửa để cho B 52 và lũ F kia tản ra và các bác ra đa nhận biết thằng B 52 để đánh, không thèm đánh lũ F, vì biết rõ át chủ bài là B 52.
Còn chuyện tên lửa đánh nhiễu tích cực và tiêu cực, đánh đầu, đánh trung tâm nhiễu? có gì bác cho chúng em rửa mắt nhé.
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #71 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2012, 07:10:47 am »

 @ bác Phicongtiemkich có biết  về " quá trình hy sinh " của LSAH Đặng Ngọc Ngự - MIG 21 , hy sinh trên vùng trời Hòa bình ,trong 12 ngày đêm chống B52 đánh vào HaNoi không ? ( Tất nhiên ," chuyện ngoài chính sử " )
  

Hi, em cứ tưởng Đặng Ngọc Ngự hy sinh tháng 7/1972, té ra theo tin ngoài chính sử thì cụ Ngự thọ thêm được 5 tháng nữa à bác?  Grin
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #72 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2012, 03:13:51 pm »

Chào tất cả các đồng đội !
Để tiếp tục với các câu hỏi của đồng đội nhất là về sóng sung kích (hoặc gọi tắt là sóng kích ) : Với MiG-21 thì chỉ có 2 dải sóng ở đầu và ở đuôi kéo chéo xuống đất là gây ảnh hưởng. Đương nhiên, nếu bay ở độ cao trên 8.000 mét thì không vấn đề gì, càng thấp thì mức độ ảnh hưởng thậm chí tàn phá càng lớn. Tất cả những bài bay vượt tiếng động của bọn tôi đều thực hiện từ 10 km trở lên. Trong biên đội, sóng kích hầu như không có ảnh hưởng gí lẫn nhau vì dải đó rất mảnh so với máy bay. Trên thực tế, khi bay vượt tiếng động, bản thân phi công ngồi trong buồng lái cũng không có cảm nhận gì ngoài việc đồng hồ chỉ độ cao vào thời điểm đó tăng vù lên 1.000 mét. Ví như đang bay ở độ cao 10.000 m thì khi vượt tiếng động, đồng hồ sẽ quay cái vèo, chỉ ngay 11.000m. Thế là mình biết mình đã vượt tiếng động rồi.
Svailo hỏi về trường hợp của anh Đặng Ngọc Ngự. Anh Đặng Ngọc Ngự khi đó là Đại đội trưởng Đại đội 3 và tôi lúc đó cũng đang là chiến sĩ của anh ấy. Anh hy sinh ngày mồng 8 tháng 7 năm 1972. Ngày hôm đó còn có 2 đồng đội nữa của tôi cũng hy sinh là anh Nguyễn Ngọc Hưng và Vũ Văn Hợp đều ở vùng trời Hòa Bình. Anh Đặng Ngọc Ngự đã được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Giáp Đắt, huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình, sau đó được chuyển về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Trần Hưng Đạo, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 12 năm 2009 đã được chuyển về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.
Ngày 11 tháng 1 năm 1973, anh đã được nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
 Muctau ạ : Sân bay Gát cũng là nơi các máy bay ta cơ động vào đó đặc biệt là trận đánh của biên đội Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy (B).
Câu hỏi của Estonque về cấp bậc kỹ thuật của các phi công: nó được phân biệt qua phù hiệu đeo ở ngực. Đấy là hình cánh én mạ màu vàng, ở giữa hình cánh én ấy là hình một chiếc mộc mạ màu xanh tượng trưng cho bầu trời và có chữ số 1 hoặc 2 hoặc 3, hoặc là không có gì. Nếu không có gì tức là phi công không cấp. Phi công ấy chỉ bay được ở thời tiết giản đơn ban ngày. Nếu số 3 tức là phi công cấp 3, phi công đó bay được thời tiết giản đơn và phức tạp ban ngày (hai khí tượng). Nếu số 2 tức là phi công đó bay được thời tiết giản đơn, phức tạp ban ngày và thời tiết giản đơn ban đêm (ba khí tượng). Nếu số 1 tức là phi công đó bay được ở cả thời tiết giản đơn lẫn phức tạp cả ngày và cả đêm (bốn khí tượng). Nước ta chưa có danh hiệu "Phi công Công huân". Tiêu chuẩn của phi công đó cao lắm. Có lẽ đến lúc nào đó, nước ta sẽ có danh hiệu đó.
Tôi cũng đã từng tham gia bay đêm với thời tiết giản đơn. Sau rồi thị lực giảm ghê quá tôi phải chuyển ra bay ngày, tức là mới bay được có 3 khí tượng thôi. Mắt tôi kém nên anh em gọi tôi với biệt danh là "lòa". Cùng ở với tôi còn có anh mang biệt danh là "mù" vì có lần khi nhá nhem tối, có con chuồn chuồn đậu ở trên tường, anh ấy tưởng là cái đinh, đem treo áo vào, chuồn chuồn bay mất, chiếc áo rơi xuống, đến khi thấy chiếc đinh thì lại tưởng là con chuồn chuồn, đập ngay, máu chảy toe toét ra. Biệt hiệu "mù" chuẩn là cái chắc !. Thế đấy, Estonque ạ !. Mà Estonque chưa thấy trả lời rằng bạn đang tại ngũ hay đã rời quân ngũ rồi ?.
Trong quá trình bay ra đánh phá miền Bắc Việt Nam, lực lượng máy bay tiêm kích đi yểm hộ B-52 chủ yếu là F-4. Bọn F-4 có thể còn bay với đội hình "mật tập" với mục đích giả làm B-52 để lừa các trạm ra-đa của ta. Thực tế, giai đoạn đầu ta cũng lầm tưởng đấy là B-52 thật vì trên màn hiện sóng, tốp F-4 ấy có sóng hiện về giống với B-52 cả về độ rõ nét, cả về tốc độ bay ... nhưng sau đó ta rút kinh nghiệm thì chúng không lừa được nữa. Chuyện "vạch nhiễu tìm thù" và cách đánh của tên lửa đất đối không (loại SAM-2) như thế nào đối với B-52 thì lại phải chuyển lời cho các bác bên tên lửa Phòng không mới trả lời chính xác được, bác TiepTS 21 ạ !
 Về ngày hy sinh của anh Đặng Ngọc Ngự thì tôi đã nói rồi. Anh hy sinh vào ngày mồng 8 tháng 7 năm 1972 tại vùng trời Hòa Bình. Nếu có gì liên quan mà anhkhoi cần hỏi nữa, tôi biết tôi sẽ trả lời cặn kẽ sau !.

Tiếp tục hành quân các đồng đội nhỉ!
Ngày mồng 8 tháng 4 năm 1968, lớp bay MiG-21 của chúng tôi được nhận bằng tốt nghiệp sau đó được nghỉ mấy ngày chuẩn bị để về nước. Mấy ngày ấy là mấy ngày tính toán mua cái gì, làm quà cho ai. Thời đó, quà có giá nhất là chiếc đài bán dẫn ( hoặc bóng bán dẫn loại 802 ba chân ), rồi quạt tai voi, đầu máy khâu ( loại máy khâu bắng tay sau khi về nước thì có thể tháo ra đóng bàn và đạp bằng chân ), đồng hồ báo thức .., thế thôi. Anh nào "oách" lắm thì có thêm cái máy ảnh loại ZORKI-4 hay FED-2 gì đó là "khủng" lắm rồi. Lo cho bố mẹ già thì có ít ống B1, có bạn gái thì vài mét vải phin hoa. Vậy là vô cùng chu đáo rồi.
Lại lênh đênh trên tàu liên vận hơn chục ngày đêm, trung tuần tháng 4 năm 1968 chúng tôi về đến Việt Nam, nhưng khi về không cảm thấy lâu như khi sang. "Nước mã hồi" mà. Tâm trạng thì thật lưu luyến, bịn rịn, nhớ nhung vì phải xa trường, xa thày, xa bạn. Nhưng cũng lại thấy thật háo hức phần vì mình đã tốt nghiệp, đã chính thức trở thành phi công bay MiG-21, sắp được về chiến đấu, phần vì sắp được gặp những người thân yêu sau mấy năm trời xa cách. Thật khó mà tả nổi cái tâm trạng lúc bấy giờ, nhưng nhìn chung, ai cũng rất vui.
Đầu tháng 4 là thời ký tuyết đang tan, đường xá bẩn thỉu, thời tiết đang lúc giao mùa. Chúng tôi cũng đi trong khung cảnh ấy với cái tâm trạng "giao mùa" ấy. Càng về gần biên giới đất nước thì càng xốn xang. Khi về đến nước nhà là đã cảm thấy hơi thở của chiến tranh quá gần rồi, đã thấy sự phá hoại, sự tổn thất mà nó gây cho rồi. Chúng tôi chỉ được về thăm nhà có mấy ngày trước khi trở lại đơn vị. Gặp gỡ với những người thân sau 3 năm biền biệt nơi đất khách quê người, mà mình thì ở trong khung cảnh yên bình, nhưng người thân lại nằm trong khung cảnh đạn bom sống nay, chết mai diễn ra trong nỗi hân hoan đến tột cùng, chẳng sao tả nổi. Từ bấy giờ tôi cứ luôn có cảm giác lo sợ rằng đấy là lần gặp cuối cùng. Trong chiến tranh, cái gì cũng có thể xảy ra cả!.
Chúng tôi trở lại đơn vị, được biên chế vào các đại đội bay của Trung đoàn 921, Trung đoàn KQ Sao Đỏ. Lúc bấy giờ Trung đoàn có 2 Đại đội (Đại đội 1 và Đại đội 2). Khoảng cuối năm 1968 thì Trung đoàn biên chế thêm Đại đội 3 (sau này là Đại đội 5). Các phi công của Đại đội được lấy từ 2 đại đội kia sang.
Đại đội chúng tôi là đại đội hoạt động chiến đấu ban đêm, tuy nhiên vẫn nhận nhiệm vụ trực chiến ban ngày, nhưng nhiệm vụ chính là đánh đêm. Anh em tôi gọi đùa nhau là thân phận con nhà vạc. Chúng tôi về Trung đoàn cuối tháng 4/1968 thì đầu tháng 5/1968 tôi đã cơ động vào sân bay Sao Vàng Thọ Xuân (Thanh Hoá) để trực chiến. Sân bay được mang mật danh B1. Hồi đó, bọn tôi chỉ được đánh nhau trên vùng trời phía Bắc Sông Lam trở ra. Mọi tiêu chuẩn thì lại được hưởng như những người đánh Nam Sông Lam. Tôi bay số 2 cho anh Đinh Tôn, tham gia bay ra Hòn Mê, Hòn Mát, dẫn đi dẫn về nhưng không gặp địch.
Nhân dân rất quý chúng tôi. Các bà, các mẹ, các chị, các em đến thăm hỏi tíu tít, liên tục. Con gái Thanh Hoá lại bạo dạn, tôi thì mới ở tuổi thanh niên, lắm phen cứ ngượng đến chín cả người vì sự chăm sóc tận tình của các o xứ Thanh.
Chúng tôi phải tập bay thấp, rồi bay cực thấp, tôi gọi những bài bay này là bài “mò cua, bắt ốc”. Không bay thật thấp như thế, thì các tàu rada của Mỹ ở ngoài biển Đông phát hiện ra chúng tôi ngay và tên lửa Talos từ hạm đội sẽ choảng vào lưng liền.
Tổng số giờ bay của tôi khi học ở trường, cả hai loại L-29 và Mig-21 mới chưa được 200 giờ. Đội bay gọi chúng tôi bấy giờ là những con cừu non, còn ngơ ngác, ngỡ ngàng (phi công Mỹ loại xoàng nhất tham gia không chiến ở Việt Nam có từ 2.000 đến 3.000 giờ). Trong chiến tranh, tất cả đều phải tôi luyện, bản lĩnh của một con người dần hình thành và củng cố, phát triển. Nhân phẩm từng người được bộc lộ rõ rệt. Mọi thứ giả tạo, hào nhoáng không còn, tất cả như đều trần trụi, đanh cứng trong khói lửa, trong hiểm nguy. Mọi hèn nhát, kể cả trong ý nghĩ cũng không có chỗ đứng. Tôi đã được chứng kiến và đã được tôi luyện qua thời kỳ ác liệt như vậy.
Bay thấp, đấy gần như là cái thú sở trường của tôi từ hồi còn là học viên của trường. Về đến nhà, ở vào hoàn cảnh cơ động trong chiến tranh, nó càng được phát huy. Bọn tôi đã mở những cuộc “quân sự dân chủ” bàn về cách bay thấp. Sau đó một thời đua nhau bay thấp, đến mức có anh bay quệt cả vào bụi tre, giắt theo một cành tre vào bệ tên lửa về hạ cánh, lăn vào sân đỗ trông máy bay cứ như con bò vừa đi vừa nhai lá. Có trường hợp, sau này bay quệt cả vào đường dây cao thế, phải nhảy dù vứt máy bay, chịu kỷ luật. Nhìn chung, cái gì thái quá cũng đều không hay. Nhưng suy cho cùng, nếu trong giai đoạn chiến tranh, chúng tôi không bay thấp lọ mọ như vậy, thì chắc cũng khó hoàn thành được nhiệm vụ.
Tôi bay quen với địa hình miền trong rồi, nên rất được tín nhiệm chuyển máy bay vào, ra. Máy bay trong đó có gì trục trặc, nếu tôi đang ở trong đó thì bay ra lấy máy bay tốt vào, còn nếu tôi đang ở ngoài này (ý tôi muốn nói là căn cứ của Trung đoàn - sân bay Đa Phúc) thì tôi bay chiếc tốt vào, chuyển chiếc trục trặc ra.
Chỉ mấy tháng trong năm 1968 thôi, mà tôi cũng đã được cất, hạ cánh và trực chiến đủ ở các sân bay trên miền Bắc: Đa Phúc (nay gọi là Nội Bài), Yên Bái, Kép, Kiến An, Gia Lâm, Thọ Xuân...
Chúng tôi chưa được phong quân hàm sỹ quan, Học ở trường, tôi đeo quân hàm hạ sỹ thì bây giờ cũng vẫn vậy. Có anh còn đeo quân hàm binh nhất, tới tận lúc nhảy dù vì có sự cố trong chiến tranh khi tiếp đất, dân quân “tóm được” khai là: binh nhất, chiến sỹ lái mà chẳng một ai tin. Cuộc sống thời chiến cuốn hút chúng tôi, chẳng ai nghĩ gì cho riêng mình, thậm chí có đồng đội hy sinh cho đến tận bây giờ tìm một chiếc ảnh ra hồn để đặt trên bàn thờ mà cũng không có.
Logged
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #73 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2012, 03:31:46 pm »

 Đề nghị chú phi công tiêm kích nói thêm một chút về cái vụ phong quân hàm này đi. Bây giờ chúng cháu đi lính, kết thúc năm lính thứ nhất đã có đứa đeo thượng sĩ rồi.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
Estonque
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #74 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2012, 09:23:52 pm »

bác Huy ơi, con đọc quyển Tôi là phi công tiêm kích của bác thấy cứ bay huấn luyện hoặc tuần tiễu về là phải bay vòng tiêu dầu trên trên không rồi mới lập hàng tuyến để hạ cánh, việc bay tiêu dầu này khiến máy bay nhẹ hơn để hạ cánh thuận lợi hơn (đỡ hại càng) đúng không bác Huh Mà lập hàng tuyến hẹp hay hàng tuyến rộng để hạ cánh là sao hả bác Huh
Logged
Estonque
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #75 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2012, 09:36:37 pm »

à mà con chờ mãi không thấy bác trả lời tin nhắn, hóa ra bác trả lời ở đây luôn, con vẫn đang học sinh thôi ạ, nhưng mê quân đội, nhất là Không quân, con có quen 3 bác phi công và đều là phi công cấp I có số giờ bay trên 1000 giờ bác ạ, con đọc sách của bác viết rồi nên con thắc mắc không biết bác là không biết bác là phi công cấp I hay cấp II ạ, hihi
Logged
tieuthienvuong
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #76 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2012, 02:26:24 pm »

à mà con chờ mãi không thấy bác trả lời tin nhắn, hóa ra bác trả lời ở đây luôn, con vẫn đang học sinh thôi ạ, nhưng mê quân đội, nhất là Không quân, con có quen 3 bác phi công và đều là phi công cấp I có số giờ bay trên 1000 giờ bác ạ, con đọc sách của bác viết rồi nên con thắc mắc không biết bác là không biết bác là phi công cấp I hay cấp II ạ, hihi

Bạn Estonque mua cuốn hồi ký của bác phicongtiemkich ở đâu thế? Mình cũng đang rất muốn tìm cuốn đó
Logged
tvthai
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #77 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2012, 02:46:43 pm »

Gỏ tiếp đi bác phicongtiemkich ơi, em sốt ruột quá rùi nè
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #78 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2012, 07:18:29 pm »

  ******88
  Cám ơn bác PhiCongTiemKich .
  Vậy là bác cùng Trung đoàn tiêm kích 921 vơi chú Ngự , chú Trần Hanh , chú Nguyễn văn Cốc , Nguyễn văn Bảy , Phạm nhật Chiêu ... rồi .( còn ảnh chụp với chú NGỰ )

 " Chuyện ngoài chính sử " , em muốn hỏi là thế này ạ :
 Khi máy bay trúng tên lửa địch , chú Đặng Ngọc Ngự  tuy bị thuơng vẫn kịp bật ghế dù thoát ly , rơi xuống rừng huyện Đà bắc - tỉnh Hòa Bình và bị mắc dù trên ngọn 1 cây cao .
 Khi đoàn cứu nạn của QC PKKQ tới nơi , đưa được xuống thì chú đã hy sinh trước đó rồi ... , nghe đâu  " hình như trên người ... có 1 vết thuơng rất trầm trọng do đạn súng ... bộ binh ! ? "  .
 
  ( Nhà em với nhà chú Ngự cô Nguyệt cùng các con DUNG , DINH , MÍC , HÀ là chỗ gần gũi từ xa xưa tới giờ , nên đôi khi mấy anh em gặp nhau trong dịp giỗ tết , cũng có ... " thì thầm " về cái sự " hình như trên người ..."  chú ấy có ... , bác PCTK ạ .
Nhưng cũng chỉ là " thì thầm " để mà tiếc nuối ... " giá như ..." , ở trong nhà với nhau thế thôi .
  Cuối 1966 , chú Ngự đi CCCP học xong bay chuyển loại MIG-21 trở về VN , thì cô Nguyệt có bầu , chú bảo TRAI hay GÁI cũng cứ đặt tên là MÍC . Gần cuối 1967 , 1 cô con gái oe oe chào đời - đó là cô giáo MÍC bây giờ , to cao vạm vỡ giống bố nhất nhà - 55kg / 1m70 .)
  KÍNH BÁC !
Logged
Estonque
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #79 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2012, 08:09:58 pm »

à mà con chờ mãi không thấy bác trả lời tin nhắn, hóa ra bác trả lời ở đây luôn, con vẫn đang học sinh thôi ạ, nhưng mê quân đội, nhất là Không quân, con có quen 3 bác phi công và đều là phi công cấp I có số giờ bay trên 1000 giờ bác ạ, con đọc sách của bác viết rồi nên con thắc mắc không biết bác là không biết bác là phi công cấp I hay cấp II ạ, hihi

Bạn Estonque mua cuốn hồi ký của bác phicongtiemkich ở đâu thế? Mình cũng đang rất muốn tìm cuốn đó
e mua cách đây 2 năm trog 1 lần đi chơi thanh hóa bác ạk, truyện bác Huy viết hay lắm
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM