Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:56:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398229 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #60 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2012, 09:03:45 pm »

Các bác lạc đề xa quá, để bác Phicôngtiêmkích kể tiếp chuyện của mình đi. Không phải là topic do phi công mở thì mọi chuyện về Không quân đều nên nói đâu!

Những bài về liệt sỹ thời Tây Nam, sau 12h em sẽ chuyển sang box "Anh ở biên cương"!
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #61 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2012, 03:32:24 pm »

Xin chào tất cả các đồng đội !
Tôi thực sự vui vì thấy các đồng đội quan tâm đến tôi và các bạn hữu của tôi. Trước khi về nghỉ hưu, tôi có viết bài "Giã bạn" (không phải là nện bạn đâu!) :
 Dù vướng nỗi bâng khuâng, dẫu còn nhiều trăn trở
Nhưng quy luật đời thường - ai rồi chẳng phải về
Chỉ mong muốn đừng coi nhau xa lạ
Khi anh tấp nập thị thành, còn tôi - yên ả thôn quê !
 
Vậy là tôi đã thấy tôi vui lắm rồi vì các đồng đội vẫn còn nhớ đến tôi. Đáng quý và đáng trân trọng lắm.
Việc đồng đội Nguyenhongduc hỏi về B-52 thì Trantantrinhan và Đaibangden đã trả lời hộ tôi rồi. Kỹ lưỡng hơn nữa thì tôi có thể cung cấp một số thông tin để cùng tham khảo về B-52 - cái mà địch rêu rao lả "pháo đài bay bất khả xâm phạm" :
Ở chiến trường Việt Nam, Không quân Mỹ đều sử dụng các loại B-52 đã được cải tiến nhiều lần (gồm 4 loại : B-52 D, F, G, H) để tăng số lượng bom mang theo và tăng khả năng tác chiến điện tử.
Tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của B-52 (loại B-52 G, H) như sau:
Tổ bay = 6 người
Sải cánh = 56,39 m
Chiều dài = 49,05 m
Chiều cao = 12,40 m
Trọng lượng cất cánh lớn nhất = 221.350 kg
Tốc độ lớn nhất = 960 km/h
Tốc độ trung bình = 820 km/h
Trần bay = 16.765 m
Độ cao bay thông thường = 10.000 đến 13.000 m
Tầm bay xa = 12.000 km ( với B-52 G ) và 16.000 km với B-52 H.
Vũ khí đeo được 18 đến 30 tấn bom, có thể mang 12 đến 20 quả tên lửa tàng hình ACM, có 4 khẩu pháo 20 li hoặc 1 khẩu pháo 20 li 6 nòng.
Nó có thể bay liên tục trong vòng 9 tiếng đồng hồ không cần tiếp dầu. Nếu được tiếp dầu trên không, chúng còn có thể bay xa hơn.
 Ngay từ ngày 12 tháng 4 năm 1966, khi lần đầu tiên Mỹ sử dụng "siêu pháo đài bay B-52" ra đánh phá miền Bắc ở đèo Mụ Giạ - Quảng Bình, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Đặng Tính - Chính ủy Quân chủng PK-KQ tổ chức cho bộ đội PK - KQ "tìm cách đánh cho bằng được B-52". Đến cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ tư lệnh PK-KQ, Bác lại khẳng định : "Sớm muộn gì rồi đế quốc Mỹ cũng đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua ...
Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội !"
Suốt trong thời gian từ năm 1966, Quân chủng đã cử nhiều đoàn cán bộ, nhiều đơn vị tên lửa, không quân vào chiến trường khu Bốn nghiên cứu cách đánh B-52.
Từ năm 1970, các phi công bay đêm của Đại đội 5 thuộc Trung đoàn Không quân Sao Đỏ được giao nhiệm vụ chính: cơ động vào khu Bốn ( trên các sân bay từ Thọ Xuân đến Vinh, Anh Sơn, Đồng Hới ...) để tham gia chiến đấu góp phần bảo vệ sự vận chuyển trên tuyến đường 559 và đánh B-52 trên vùng trời Bình Trị Thiên và đường 9, Nam Lào.
Vào tháng 8 năm 1970, Đại đội trưởng Đinh Tôn, Đại đội phó Hoàng Biểu và các phi công Đặng Xây, Vũ Đình Rạng đã tham gia vào đoàn nghiên cứu cách đánh B-52 ở chiến trường khu Bốn do Phó tư lệnh QCKQ chủ trì.
Đặc biệt, tháng 4 năm 1972, khi địch tiến hành chiến dịch "Lai-nơ-bêch-cơ" leo thang đánh phá miền Bắc lần thứ hai thì QC đã nghiên cứu sâu thêm về B-52 và về cơ bản tháng 9 năm 1972  phương án đánh B-52 đã hoàn thành và đến ngày 24 tháng 11 năm 1972 đã được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng phê duyệt.
Tôi xin được nói thêm một chút về các phi công bay đêm. Trước năm 1968 thì Trung đoàn Không quân Sao Đỏ (Trung đoàn được trang bị máy bay MiG-21) chỉ có 2 Đại đội bay (sau này thì tất cả các Đại đội bay đều được chuyển thành Phi Đội ) . Đến cuối tháng 7 năm 1968, Trung đoàn thành lập thêm một Đại đội bay đêm. Lực lượng bay đêm có nhiệm vụ tham gia trực chiến cả ban ngày cùng với 2 Đại đội bay ngày và trực cả ban đêm. Về sau thì nhiệm vụ chiến lược của Đại đội bay đêm là tham gia bảo vệ tuyến đường 559, đánh B-52 vì B-52 chỉ dám hoạt động về ban đêm khi đánh ra miền Bắc. Các anh Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây, Vũ Đình Rạng, Trần Cung, Nguyễn Ngọc Thiên, ... đã từng mai phục săn B-52 khi cơ động vào các sân bay phía trong, chịu khá nhiều gian nan, hiểm nguy. Về sau, khi "đánh hơi" thấy có lực lượng KQ vào là B-52 không dám hoạt động nữa. Đặc biệt, có những chuyến xuất kích chiến đấu của các anh, tuy không săn được B-52 nhưng có khi cả tuần lễ, B-52 không dám bẽn mảng ra vùng trời khu Bốn nữa, hoặc  như chuyến bay "cảm tử" của anh Hoàng Biểu vào cuối tháng 2 năm 1972 khi ta mở mặt trận Quảng Trị thì  cả tuần lễ bọn C-130 và B-52 không dám "ra oai tác quái", nên đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho chiến dịch mặt đất. Về bay đêm như thế nào thì rồi tôi sẽ có dịp tâm sự với các đồng đội sau.
Chuyện nhảy dù của phi công, các đồng đội đã giải thích hộ tôi rồi, tôi không nói thêm nữa.
Muctau hỏi về sân bay của ta có lấy căn cứ bên Trung Quốc để cất cánh đánh Mỹ hay không, tôi xin được giãi bày thế này :
Cuối những năm 60, khi Liên-xô viện trợ cho ta khá nhiều máy bay. Ta có chủ trương gửi sang Trung Quốc để "sơ tán " bớt. Nơi gửi là sân bay Tường Vân, ở đó ta đang có đơn vị bay huấn luyện để tiện việc bảo quản, khi cần, ta lại cử một số phi công sang bay thử rồi mang về tăng lực lượng chiến đấu. Chưa có chuyện ta lấy sân bay của Trung Quốc để làm căn cứ cất cánh lên đánh Mỹ.
Câu hỏi của Anhtho rất lí thú, nhưng mà anhtho quên mất bài hát "Các cụ già bắn rơi máy bay" mất rồi. Các cụ chính ở quê choa đó !
qtdc nói về phi công trong chương trình Như chưa có cuộc chia ly, anh tên là Mỹ. Tên đầy đủ của anh là Nguyễn Hồng Mỹ thuộc "đoàn bay MiG-21 khóa ba", có biệt danh là "Mỹ gỗ !". Anh Hồng Mỹ cũng là người hay thơ và làm thơ hay !
Thưa bác Tranphu341, vào ngày mồng 1 tháng 10 năm 1977, hai phi công : Thượng úy Tạ Đông Trung và Trung úy Nguyễn Thế Hùng đã anh dũng hy sinh trong chuyến bay chiến đấu ở biên giới Tây Nam, quyết không để cho quân địch bắt.
Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Thượng úy Tạ Đông Trung đã được nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" và ngày 28 tháng 4 năm 2000, Trung úy Nguyễn Thế Hùng đã được nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân"
Có thể kể thêm về hai Anh hùng liệt sĩ này như sau : Tạ Đông Trung sinh tháng 1 năm 1948, nguyên quán ở phố Ngọc Lâm, Gia Lâm ( nay là Quận Long Biên ), nhập ngũ tháng 4 năm 1966, là phi công MiG-17, đến năm 1975 là phi công cường kích A-37. Phi đội phó ( Đại đội phó bay )
Nguyễn Thế Hùng sinh tháng 12 năm 1945, nguyên quán ở Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nhập ngũ tháng 11 năm 1965, là phi công MiG-19, đến năm 1975 là phi công cường kích A-37.
Cảm ơn VMH đã bổ sung tài liệu cho tôi, Tôi cho rằng với lượng thông tin như vậy có thể thỏa đáng được câu hỏi của bác tranphu. Tiếc rằng hôm nay phần bổ sung của VMH đã chủ động xóa đi. Theo tôi đây là diễn đàn để anh em đồng đội mình trao đổi thông tin, tôi rất cảm ơn thiện chí của bác VMH, nhưng tôi cũng có nguyện vọng bác giữ lại các thông tin đã đưa, cũng là một dịp để chúng ta ôn lại kỷ niệm về những người đồng đội đã anh dũng ra đi.
Longtrec hơi bị nhầm số liệu tốc độ của MiG-21 một tí thôi. MiG-21 là máy bay thuộc thế hệ 2 nên trị số M=2,05 đã là ghê gớm lắm rồi. Tốc độ nó chỉ đạt 2150 km/h thôi. Tốc độ mà Longtrec đưa ra là của máy bay thuộc thế hệ 3 rồi.
Về sóng kích đúng như giải thích khoa học của Longtrec, MiG-21 thì chỉ có 2 dải sóng kích ở đầu và đuôi thôi, thời gian cách nhau giữa sóng kích phần đầu máy bay và phần đuôi máy bay là 0,37 giây nên khi ta ở đúng trong giải của nó sẽ nghe thấy 2 tiếng "uỳnh, uỳnh" liên tục. Một số người lầm tưởng đấy là máy bay được phóng bằng tên lửa lên trời, không phải thế đâu, mà nếu có dùng tên lửa để phóng lên theo kiểu ấy thì "em hổng dám đâu", không dám liều bay như thế đâu !
Chuyện các kích sóng làm cho gà tịt đẻ và bò cho ít sữa là hoàn toàn có thực. Có lẽn vì chúng sợ quá ! "Sợ tịt đẻ" mà ! Đấy là theo phản ảnh của Giám độc nông trường, nơi mà có lần anh em trong đoàn bay chúng tôi gây ra "sự cố" không cố ý ấy. Nhưng với bọn phi công Mỹ thì chúng hoàn toàn cố ý đấy ! Chúng đã có lần bay thấp và biên đội 4 chiếc F-4 của chúng đã san bằng cả một dãy phố. Đương nhiên không phải ở ta mà ở nước khác, chủ ý chính của bọn chúng là hăm dọa, là răn đe những ai yếu bóng vía.
Riêng chuyện chữa bệnh cho "cậu nhỏ" bằng sóng kích như thế kia thì tôi chưa nghe thấy bao giờ. Có thể, đấy cũng chỉ là chuyện đùa thời @ mà thôi, chứ đưa "cậu nhỏ" vào cái vùng sóng kích ấy dễ "lợi bất cập hại" lắm ! - Bò còn chẳng cho ra sữa nữa là "cậu nhỏ" !.
Cám ơn Lixeta cho tôi biết khá chi tiết về cung cách chuyển loại của các loại tăng ta sử dụng.
Cám ơn Hatuyenha đã động viên tôi. Tôi sẽ cố gắng nhiều nữa.
 Vài ý kiến "trao đi, đổi lại" với các đồng đội như vậy, các đồng đội thông cảm cho nhé. Tôi không thể "gõ" theo tốc độ của MiG-21 được mà chỉ như "gà mổ mâm thau" thôi. Cố gắng không bay được với tốc độ "vượt tiếng động" thì cũng bay với tốc độ khi bay hành trình (đường dài) là 850 km/h vậy.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #62 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2012, 04:09:49 pm »

Các bài đó giờ chuyển về đây Bác ạ: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,1296.200.html
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #63 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2012, 05:16:24 pm »

Chào bác phicongtiemkich@! Em thật vui vì được trao đổi học hỏi và nghe chuyện của bác.

Trích dẫn
Longtrec hơi bị nhầm số liệu tốc độ của MiG-21 một tí thôi. MiG-21 là máy bay thuộc thế hệ 2 nên trị số M=2,05 đã là ghê gớm lắm rồi. Tốc độ nó chỉ đạt 2150 km/h thôi. Tốc độ mà Longtrec đưa ra là của máy bay thuộc thế hệ 3 rồi.

Hì em đọc về Mig-21 lâu quá rồi, lúc viết lười tra lại nên có phần nhầm lẫn, xin lỗi các bác nhé. Grin

Đúng là số liệu tốc độ tối đa của Mig-21 chưa tới 2500km/h, các tài liệu có trên mạng Nga hiện nay công bố là 2230km/h(M-2,1) cho các chủng Mig-21 cải tiến năm 1965 như Mig-21(С, СМ, М и МФ). Năm 1966 LX lại tiếp tục cải tiến Мig-21SN(СН), năm 1968 là Mig-21SM(СМ), năm 1969 là Mig-21MF và năm 1971 là Mig-21SMT. Sau này đến năm 1994 còn cải tiến thành Mig-21-93, lần cải tiến cuối cùng là Mig-21-2000(1998). Mọi biến thể về Mig-21 chỉ đề tốc độ tối đa khi bay cao là 2230km/h.

Mig sử dụng huấn luyện có 2 chỗ ngồi như :Mig-21(U,US,UM). Máy bay huấn luyện Mig-21US(1966) chỉ có tốc độ tối đa 2175 với điều kiện bay ở trần cao.

Không hiểu lúc trước khi học ở Krasnoidar bác phicongtiemkich bay loại Mig-21 nào?

Chuyện sử dụng sóng xung kích chữa bệnh bác có thể xem qua tại đây: http://www.ngaymoi.vn/chua-roi-loan-cuong-duong-bang-phuong-phap-moi-p53a45958.html . Grin

Gần đây Nga còn ứng dụng sóng xung kích để tạo ra bom chữa cháy đấy.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2012, 06:30:32 pm gửi bởi longtrec » Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #64 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2012, 05:19:19 pm »

Tác động của sóng xung kích tới việc thông tắc mạch máu (đồng thời cũng là tới khả năng dựng của cái cơ cấu kia...) và tới sản lượng sữa là hai việc hoàn toàn khác nhau ạ.

Cũng có thể cơ thể động vật cảm nhận các chấn động của sóng xung kích thành các tín hiệu rung chấn của động đất Huh Làm chúng (theo một cách nào đó, mức độ nào đó) ngừng chế độ sinh sản, chuyển sang chế độ di tản  Huh
Ít nhất thì gà bay tán loạn trong chuồng, bò chạy khỏi nơi vắt sữa cũng làm giảm năng suất phần nào và gây hỗn loạn trong nông trường. Đồng thời cũng là ...tổng kết tội...nói cho bõ.
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #65 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2012, 07:41:02 pm »

  ******88

  Xin phép được hỏi bác PhiCongTiemKich  ( và các bạn am hiểu khác ) :
        Khi máy bay vượt tốc , xuyên thủng bức tường âm thanh , tạo ra sóng kích gây tiếng nổ lớn , có thể phá hủy được các công trình trên mặt đất khi chúng bay thấp (cách khoảng bao nhiêu mét  ? ) .
Vậy mà sao trong 1 phi đội luôn có 3-4 chiếc , thấy bay cũng rất gần nhau , nhưng sóng xung kích của chúng lại không làm đứt đuôi , gãy cánh ... lẫn nhau nhỉ ?
  Những năm chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở miền Bắc , lứa chúng tôi chứng kiến những chuyện " vượt tốc " này rất nhiều lần : nhà cửa rung chuyển , trẻ con khóc thét  chết lặng đi trong tay các bà mẹ ... , nhưng máy bay thấy cũng không bay thấp lắm đâu , nó mới chỉ to bẵng cái phích nước ( bình thủy ) thôi .
 Kinh hoàng nhất là loại " cổ ngỗng " F-105D,E -Thần Sấm , thì thôi rồi : Đang thấy chúng bay lừ lừ , bất ngờ nó như khựng lại 1 tí , rồi ... lao vọt về phía trước ,thì bọn tôi lập tức phải bịt ngay 2 tai lại , không thì long ... óc , Thần Sấm sét cơ mà .
Từ mỗi các đầu cánh của lũ giặc nhà trời , bất chợt bùng lên 1 vệt khói trắng đục , kéo dài về phía sau suốt dọc đường bay của nó , thẳng như kẻ chỉ và phải vài chục phút sau mới tan hết . Mỗi chiếc tạo ra 4 dải " khói trắng " song song nhau - Chắc là hơi nước trong không khí bị áp lực dồn nén đã ngưng tụ lại chăng ? ? . Lần đầu tiên nhìn thấy các vệt khói trắng này bung ra , chúng tôi đã nhảy cẫng lên reo hò : Cháy rồi ! Máy bay Mỹ cháy rồi !... Nhưng ngay sau đó ... " Oàng-oàng " như sét đánh bên tai , có thằng nằm sóng soài ra đất chết lặng ... , và " thần sấm " cứ vùn vụt bay đi - mất hút , trong khi tiếng động cơ vẫn còn đang rít lên xoe xóe rung trời ở ngay trên đầu , rớt lại phía sau máy bay cả 1 khoảng dài tới vài ba giây .
 Sau mới được biết : " Máy bay tăng tốc "

 Khi cùng " tăng tốc " tháo chạy ra biển sau khi đã oanh tạc mục tiêu xong , chúng cũng bay không xa nhau lắm , vẫn giữ đội hình như " bàn tay xòe " , vậy mà chẳng bị sao ? !

  @ bác Phicongtiemkich có biết  về " quá trình hy sinh " của LSAH Đặng Ngọc Ngự - MIG 21 , hy sinh trên vùng trời Hòa bình ,trong 12 ngày đêm chống B52 đánh vào HaNoi không ? ( Tất nhiên ," chuyện ngoài chính sử " )
    KÍNH BÁC !
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2012, 11:01:50 pm gửi bởi svailo » Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #66 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2012, 08:10:50 pm »

Xin chào tất cả các đồng đội !
.....................
Muctau hỏi về sân bay của ta có lấy căn cứ bên Trung Quốc để cất cánh đánh Mỹ hay không, tôi xin được giãi bày thế này :
Cuối những năm 60, khi Liên-xô viện trợ cho ta khá nhiều máy bay. Ta có chủ trương gửi sang Trung Quốc để "sơ tán " bớt. Nơi gửi là sân bay Tường Vân, ở đó ta đang có đơn vị bay huấn luyện để tiện việc bảo quản, khi cần, ta lại cử một số phi công sang bay thử rồi mang về tăng lực lượng chiến đấu. Chưa có chuyện ta lấy sân bay của Trung Quốc để làm căn cứ cất cánh lên đánh Mỹ.
...................

Cảm ơn bác đã giải thích. Trước đây, ở đơn vị có anh lính quê Khe Gát nói chuyện về máy bay ở sân bay này đánh Mỹ. Lúc nào bác nói chuyện này cho anh  em nghe nhé.
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #67 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2012, 09:03:36 pm »

Vậy mà sao trong 1 phi đội luôn có 3-4 chiếc , thấy bay cũng rất gần nhau , nhưng sóng xung kích của chúng lại không làm đứt đuôi , gãy cánh ... lẫn nhau nhỉ ?


Chỗ này em nghĩ chắc do vận tốc tương đối giữa các máy bay (và do đó vận tốc tương đối giữa sóng xung kích với máy bay) là nhỏ, cho nên không có tác động đáng kể. Chẳng hạn khi ta đứng thì sóng biển có thể xô ngã, nhưng đứng trên ván thì cứ ung dung mà lướt thôi.
Thêm nữa trong thiết kế của máy bay cũng phải tính toán chịu được những tác động đó, chứ không dễ gì mà gãy cánh đứt đuôi được. Và có lẽ ngay khi máy bay tạo ra sóng xung kích đó thì nó cũng đã chịu một phản lực có độ lớn tương đương.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #68 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2012, 09:39:37 pm »

 Em có clip máy bay vượt bức tường âm thanh . Gữi anh PCTK :
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=-d9A2oq1N38" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=-d9A2oq1N38</a>
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #69 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2012, 12:04:07 am »

Xin mạn phép bác phicongtiemkich em đàm đạo với bác Svailo đôi chút!

Trích dẫn
Xin phép được hỏi bác PhiCongTiemKich  ( và các bạn am hiểu khác ) :
        Khi máy bay vượt tốc , xuyên thủng bức tường âm thanh , tạo ra sóng kích gây tiếng nổ lớn , có thể phá hủy được các công trình trên mặt đất khi chúng bay thấp (cách khoảng bao nhiêu mét  ? )

Sức hủy phá của các công trình trên mặt đất do sóng xung kích từ máy bay vượt tốc phá bức tường âm thanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố trần bay cách mặt đất bao nhiêu và độ bền các công trình trên mặt đất có tác động chi phối chính. Thông thường sóng xung kích lan toả với tốc độ chậm dần, vd : Một quả bom nguyên tử 20kt khi nổ tạo ra sóng xung kích có tốc độ lan tỏa  với thời gian 1,4 s cho 1000m đầu tiên, nhưng mất 4s cho 2000m và 7s cho 3000m nhưng đến 5000m lại cần 12s. Qua vd trên ta thấy sóng xung kích lan tỏa tốc độ cao nhất, tức là cường độ lớn nhất ở (s) đầu, nó đồng nghĩa với việc càng ở trần bay thấp thì sức phá hủy của sóng xung kích càng lớn.

 Bom nguyên tử giết người, phá hủy vật chất trên đất bằng 5 "mũi tên" trong đó có sóng xung kích.

Trích dẫn
Vậy mà sao trong 1 phi đội luôn có 3-4 chiếc , thấy bay cũng rất gần nhau , nhưng sóng xung kích của chúng lại không làm đứt đuôi , gãy cánh ... lẫn nhau nhỉ ?

Như chúng ta đều biết  ở mực nước biển, tại nhiệt độ 21 °C (70 °F) và với áp suất tiêu chuẩn, tốc độ âm thanh trong không khí là khoảng 344 m/s. Bức tường âm thanh là khái nhiệm người ta đưa ra để nói về đường biên mà sóng xung kích đột ngột thay đổi ở đây, tức là vị trí không khí bị rồn nén quá áp gây nổ.

Thiết kế khí động học cho máy bay tốc độ cận âm và siêu âm cũng khác nhau.

Trường hợp bay theo đội hình biên đội như thế nào thì xin để bác phicongtiemkich trả lời là chính xác nhất.

 
Trích dẫn
Đang thấy chúng bay lừ lừ , bất ngờ nó như khựng lại 1 tí , rồi ... lao vọt về phía trước ,thì bọn tôi lập tức phải bịt ngay 2 tai lại , không thì long ... óc , Thần Sấm sét cơ mà .
Từ mỗi các đầu cánh của lũ giặc nhà trời , bất chợt bùng lên 1 vệt khói trắng đục , kéo dài về phía sau suốt dọc đường bay của nó , thẳng như kẻ chỉ và phải vài chục phút sau mới tan hết . Mỗi chiếc tạo ra 4 dải " khói trắng " song song nhau - Chắc là hơi nước trong không khí bị áp lực dồn nén đã ngưng tụ lại chăng ? ?ang thấy chúng bay lừ lừ , bất ngờ nó như khựng lại 1 tí , rồi ... lao vọt về phía trước ,thì bọn tôi lập tức phải bịt ngay 2 tai lại , không thì long ... óc , Thần Sấm sét cơ mà .
Từ mỗi các đầu cánh của lũ giặc nhà trời , bất chợt bùng lên 1 vệt khói trắng đục , kéo dài về phía sau suốt dọc đường bay của nó , thẳng như kẻ chỉ và phải vài chục phút sau mới tan hết . Mỗi chiếc tạo ra 4 dải " khói trắng " song song nhau - Chắc là hơi nước trong không khí bị áp lực dồn nén đã ngưng tụ lại chăng ? ?

Câu trên bác Svailo nói đúng rồi em thêm tí mắm thôi. Grin

Chúng ta thường thấy máy bay có tốc độ siêu âm khi vượt tốc phá bức tường âm thanh thì bao quanh nó có vầng mây trắng xóa đó là hơi nước trong không khí ngưng tụ. Khi máy bay vượt bức tường âm thanh, sóng xung kích phía trước máy bay bị dồn nén quá áp, nhiệt độ do đó cũng tụt giảm trong tíc tắc, gây cho hơi nước trong vùng không khí bị dồn nén trở nên trắng toát(ngưng tụ). Khi máy bay bay vượt tốc sinh ra 2 tiếng nổ, còn khi giảm tốc thì chỉ có 1 tiếng nổ mà thôi.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tư, 2012, 02:39:07 am gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM