Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:30:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398179 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 09:40:49 am »

 Chào bác phicongtiemkich. Thật vậy, lâu nay anh em trong VMH cứ khoe mẽ các trận đánh dưới đất trên biển tưởng oai, bây giờ mới lờ mờ hình dung ra những giây phút bác và các đồng đội được cưỡii trên những phương tiện quân sự hiện đại bay trên (giời) ngắm nhìn tổ quốc. Tôi rất thích các chi tiết bác kể về cái (quậy phá) của tuổi trẻ, dù là nhưng sĩ quan rồi. Nhưng tôi thắc mắc cái thời bác học ở Liên Xô ấy, có giai thoại nói về sinh viên nhà ta bắt chim bồ câu của người ta ở quảng trường về thịt là bị kỉ luật dữ lắm, thậm chí còn bị đuổi học, mà sao các sĩ quan không quần nhà ta quạy quá vậy mà không sợ bị kỉ luật, mà cả bác chỉ huy cũng bật đèn xanh cho lính trẻ tự tung tự tác thì đúng là các bác giám làm những chuyện Giời gầm trên mặt đất. Tôi đang hào hứng nghe bác kể chuyện, nhưng tôi cũng  từ từ nhâm nhi cho mở mang dầu óc một tý bác ạ. Chúc bác khỏe, viết đều nhưng đừng phóng nhanh quá, chúng tôi theo không kịp
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tư, 2012, 09:50:25 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #31 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 09:42:19 am »

Chào bác đàn anh phicongtiemkich:

À thì ra bác phicongtiemkich và các bác đồng ngũ học trường Krasnodar. Trường này ở miền Nam nước Nga nên ấm áp hơn. Xem site giới thiệu về trường thấy đây là trường thứ dữ, em mạn phép trích:

- Trường thành lập 19 tháng 8 năm 1938, mang tên AHLX A.K.Serov, phi công tiêm kích, lữ đoàn trưởng, tham gia nội chiến Tây Ban Nha, hy sinh năm 1939 khi bay tập cùng 1 nữ phi công AHLX khác là Polina Osipenko và được chôn tại Quảng trường Đỏ ở chân tường điện Kremlin.

- Trong những năm chiến tranh, 107 học viên tốt nghiệp của trường đã được tặng danh hiệu AHLX trong đó có 3 người được phong 2 lần AHLX. Có 2 học viên của trường ngay đầu chiến tranh được phong AHLX vì đã thực hiện "taran" trên bầu trời gần Lê-nin-grat.  Một trong những AHLX nổi tiếng tốt nghiệp trường này là Aleksei Maresiev mà ở Việt Nam hồi xưa, bác ấy nổi tiếng qua bút ký "Người Sô Viết chúng tôi" của Boris Polevoi.

- Hiện nay trường có 4 khoa chính:
 + khoa đào tạo bay cơ bản ở Krasnodar, dạy lý thuyết và đào tạo bay cơ bản.
 + khoa không quân tiêm kích, trên cơ sở trung tâm huấn luyện Armavir.
 + khoa không quân cường kích và ném bom, trên cơ sở trung tâm huấn luyện Borisoglev.
 + khoa không quân vận tải và không quân tầm xa, trên cơ sở trung tâm huấn luyện Balashov.

- Em có anh bạn học bay năm 78 ở Nha trang, nên cũng hóng hớt chúng nó một tý, bác thông cảm nhé. Chúc bác vui vẻ chia sẻ và mở rộng tầm mắt cho chúng em.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #32 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 09:51:34 am »

                Chào bác "Giặc lái' Vâng! Đúng là có mấy ccoong khen mà bạn Đậu Thanh Sơn cùng các bạn khác đã dùng hết cả rồi! Thôi thì Tranphu341 cũng mong bác dùng tốc độ Mic21 hoạc bây giờ là su 27-29 mà gõ phím cho nó nhanh. Chứ đừng dùng tốc độ của mic 17 nữa nhé. HI HI..... Grin Grin Grin

                            CHÚC BÁC CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!

       
Logged
NAMDUONG
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #33 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 01:42:31 pm »

... Nhưng tôi thắc mắc cái thời bác học ở Liên Xô ấy, có giai thoại nói về sinh viên nhà ta bắt chim bồ câu của người ta ở quảng trường về thịt là bị kỉ luật dữ lắm, thậm chí còn bị đuổi học, mà sao các sĩ quan không quần nhà ta quạy quá vậy mà không sợ bị kỉ luật, mà cả bác chỉ huy cũng bật đèn xanh cho lính trẻ tự tung tự tác thì đúng là các bác giám làm những chuyện Giời gầm trên mặt đất.
Bác Vetran ơi làm sao mà kỷ luật được vỉ các cựu du học sinh bên Nga đã tiêu hủy tang chứng vật chứng .
 (Bên đó chim bồ câu hoặc chim én hay làm tổ trên mái của ký túc xá.Các bác nhà ta tối lẻn lên bắt làm thịt còn lông gói ghém cẩn thận và quăng đi thật xa. Grin Grin)
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #34 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 02:51:56 pm »

Trích dẫn
Trong đời bay của bọn tôi, ngay từ thời là học viên nhiều người cũng gặp không ít thăng trầm, thầy nóng tính chửi, đánh ở trên trời cũng có, mắng mỏ ở dưới đất cũng có. Đằng sau những tiếng cười đâu phải không có những  dòng nước mắt cay đắng trào tuôn.
Qua những tháng năm mùa Đông rét mướt, tuyết rơi ngập trắng đường, trắng sân bay, lại đến mùa tuyết tan, mùa xuân tới. Mùa xuân đất Nga thật lạ lùng, cảnh vật đổi thay từng ngày đến giật mình, đến ngỡ ngàng. Ngày hôm qua cánh đồng còn tuyết, ngày nay tuyết tan hết để lại một màu đất nâu sẫm, ngày mai thấy hơi phớt xanh, ngày kia đã xanh rờn cả cánh đồng vì lúa mì chồi lên. Cây cối hôm nay còn khẳng khiu, gầy guộc, ngày mai thấy mầm cựa mình, chui qua làn vỏ, ngày kia bật lá xanh, ngày sau nữa đã xanh ngút mắt, tuần sau đó đã là bạt ngàn hoa. Mới biết, sức sống bị kìm nén qua mùa đông đến lúc bung ra nó mới ghê gớm như thế nào.
Đầu mùa hè, khi cả sân bay nở vàng một màu hoa cải, hoa bồ công anh thì là lúc chúng tôi chuẩn bị thi tốt nghiệp, thật căng thẳng, thật háo hức. Rồi cuối cùng việc gì đến cũng phải đến, chúng tôi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp, được phát bằng chứng nhận tốt nghiệp loại máy bay huấn luyện phản lực L-29. Chúng tôi thấy mình chững chạc hẳn và so với những ngày mới nhập ngũ thì già dặn nhiều hơn, ra dáng nhiều hơn.
Trường chọn trong số gần trăm anh em chúng tôi lấy 24 người để đi học bay chuyển loại thẳng lên MIG-21, số còn lại chuyển đi học bay MIG-17.
Cảnh chia tay nhau tại trường thật là bịn rịn, bùi ngùi, kẻ ở, người đi. Cùng một bầu trời, nhưng rồi khác không vực bay, khác chủng loại máy bay, căn cứ sân bay cũng khác, người học ở hệ máy bay cao hơn (MIG-21) người ở hệ thấp hơn (MIG-17). Ngậm ngùi lắm! Có cuộc chia tay nào ở trên đời này mà lại không thế!.
Nhà trường tổ chức cho mấy anh em bọn tôi đi nghỉ hè ở bờ biển Hắc Hải, tại thành phố Gagra (gần  Xô tri).  Gọi là Biển đen thật không ngoa vì nước ở đây xanh thẳm gần như đen. Bầu trời thì xanh ngằn ngặt, không sợi mây, nắng vàng chảy chan hoà. Biển đen sẫm, mông mênh, không gian yên bình, không khí trong lành hít thở thấy như lượng ôxy ngấm vào từng phế nang quá dễ dàng và  quá nhiều.
Chúng tôi lặn ngụp trong nước biển Hắc Hải, nô đùa để quên đi chuỗi ngày lao động nặng nhọc vừa qua. Biển gột rửa cho chúng tôi mọi lỗi lầm, tăng cho chúng tôi thêm sức lực, nuôi cho chúng tôi bao ước mơ. Cũng ở biển Hắc Hải này, tôi đã học được thuật nằm nghỉ trên mặt biển - tay chân giang ra, bất động và người nổi như một tấm ván, mặc cho sóng đánh trôi dạt đi đâu thì đi. Quả là “đi một ngày đàng học một sàng khôn” là thế. Một tuần từ biển về, da chúng tôi anh nào anh đấy cứ như màu đồng hun. Các thầy cô trông thấy trầm trồ lắm, vì Châu Âu họ rất thích tắm nắng, dự trữ cái sắc da cho mùa Đông giá lạnh.
Chúng tôi được chuyển đến trường Krasnôdar học lý thuyết Mig-21. Lại cặm cụi bài vở, bút sách với hàng đống số liệu, lại làm quen với những thầy cô mới, môi trường mới. Cùng học với chúng tôi có học viên của rất nhiều nước như Hungari, Tiệp Khắc, Mông cổ v.v... Thành phố Krasnodar là thành phố có khá nhiều công nhân Việt Nam mình sang học tập. Chúng tôi gặp nhau mừng rỡ lắm. Ở nước ngoài, thấy được người của quê hương mình hoặc người biết tiếng mình thì vui vô cùng.

Chào bác phicongtiemkich@ em vốn là lính pháo, chỉ ở trong quân ngũ gần 4 năm vậy mà quãng thời gian đó cứ bám riết lấy em đến tận ngày nay. Em ở Nga hơn 20 năm nên rất hiểu những tình cảm của người Việt dành cho xứ sở Bạch dương, nhất là những người từng sống, học tập hay làm việc tại đây. Người Việt mình dù chưa 1 lần đến nước Nga nhưng tình cảm dành cho nó rất đỗi thân thương!

Người Nga vốn nóng tính và quen chửi đệm, từ quan tới dân rất nhiều người nói đệm. Có điều người có chút văn hóa thì họ nói lái đi như kiểu " Đan mạch mày". Người Nga nóng tính nhưng không thù dai, họ bực lên là quát. Có những giảng viên ĐH đáng kính gặp đứa sv đầu đất, hoặc lười biếng là quát bắn nước bọt vào mặt kẻ "tội đồ", nhưng sau lại tận tình chỉ bảo.

Nước Nga có thể nói là tuyệt đẹp vào mùa hè và mùa thu, mùa hè cây cối xanh mơn mởn và mọc nhanh tới độ nếu ai đó có đi đâu xa độ 1 tuần khi về nhà vào buổi tối cứ phân vân không hiểu mình có "bị nhầm" đường không nhỉ? Mùa thu thì chúng ta ai cũng biết đó là mùa thu vàng của nước Nga mà, cả thảm cây lá vàng điểm lá đỏ.... Mùa xuân thì tuyết tan và tương đối bẩn chứ không đẹp như nhà thơ Tố Hữu viết " Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan, đường bạch dương sương trắng nắng tràn". Còn mùa đông thì bốn bề màu trắng, trắng đến mức tinh khôi khiến cho các thiếu nữ VN lần đầu thấy tuyết còn ra bốc tuyết áp vào mặt rồi ví mầu trắng của tuyết với sự trắng trong của trinh nữ.

Thưa bác phicongtiemkich! Ngày nay người Việt du học tại Nga đủ các lĩnh vực từ phi công Quân sự tới dân sự. Từ học viên tầu ngầm tới học lái tàu thủy, từ điện dân dụng tới điện nguyên tử v.v . Truyền thống người Việt là san phẳng khó khăn, đã học là say mê phấn đấu vươn lên và đã tạo được thương hiệu "sinh viên VN học giỏi".
Logged
tieuthienvuong
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #35 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 04:31:46 pm »

hi chú Phi công tiêm tích
Phi công tiêm tích tên thật là Nguyễn Công Huy, nếu đúng thì đã có sách " Tôi là phi công tiêm tích" xuất bản năm 2008, Cháu đã hân hạnh được đọc 
Thân chào Chú

Trước hết, cháu xin gửi lời chào tời bác Phicongtiemkich. Cháu là lớp hậu sinh đi sau, cháu thường xuyên theo dõi các dòng tâm sự hồi ký kể chuyện của các bác các chú CCB và cháu rất khâm phục,tự hào về các chú, các bác. Cháu gửi tới bác lời chúc sức khỏe, chúc bác luôn khỏe mạnh để vững tay viết, nối dòng lịch sử!
@Bạn mechua155: bạn có thể cho mình địa chỉ nơi bán cuốn sách trên được ko?
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #36 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 08:46:03 pm »

quote author=Phicôngtiêmkích link=topic=24255.ms

Qua những tháng năm mùa Đông rét mướt, tuyết rơi ngập trắng đường, trắng sân bay, lại đến mùa tuyết tan, mùa xuân tới. Mùa xuân đất Nga thật lạ lùng, cảnh vật đổi thay từng ngày đến giật mình, đến ngỡ ngàng. Ngày hôm qua cánh đồng còn tuyết, ngày nay tuyết tan hết để lại một màu đất nâu sẫm, ngày mai thấy hơi phớt xanh, ngày kia đã xanh rờn cả cánh đồng vì lúa mì chồi lên. Cây cối hôm nay còn khẳng khiu, gầy guộc, ngày mai thấy mầm cựa mình, chui qua làn vỏ, ngày kia bật lá xanh, ngày sau nữa đã xanh ngút mắt, tuần sau đó đã là bạt ngàn hoa. Mới biết, sức sống bị kìm nén qua mùa đông đến lúc bung ra nó mới ghê gớm như thế nào.

Đúng là khung cảnh trời Âu vào thời điểm này đấy,bác còn nhớ tầm 5,6 giờ sáng khi trời còn tối đất tiếng đồng ca của lũ chim như đánh thức không gian,hãy vén màn sương mờ,hãy cựa trồi non,hãy mở nụ hoa và cùng khoe sắc dưới ánh nắng vàng như mật xe xe lạnh.

. Ở nước ngoài, thấy được người của quê hương mình hoặc người biết tiếng mình thì vui vô cùng.

Vâng,tình cảm của người xa xứ,khi thấy đồng cảnh,đồng hương,đồng màu và nhất là đồng ngôn ngữ,cảm thấy rất thận thương,gần gũi .. Cheesy

Chúc bác khỏe,cho bọn em được nghiệm cái cảm giác cùng cất cánh trên Mig 21 bác nhé. Wink
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 10:09:41 pm »

Tìm thấy đoạn thông tin này:

Tên sách: Phi công tiêm kích
Tác giả: Hồi ký của đại tá Lê Hải
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Năm xuất bản: 2004
Số hóa: Macbupda
Nguồn : quansuvn.net
LỜI NÓI ĐẦU

Mở “mặt trận trên không”, bắn rơi 320 máy bay với đầy đủ các loại tối tân, hiện đại nhất của không lực Hoa Kì, góp phần cùng quân và dân miền Bắc đánh thắng hai lần chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, là chiến công vô cùng xuất sắc, to lớn của Không quân nhân dân Việt Nam non trẻ.
Ghi chép lại, những chiến công rất đỗi hào hùng, những hi sinh to lớn của những phi công tiêm kích - được mệnh danh là những dũng sĩ trên mặt trận “không đối không” suốt thời kì đánh Mĩ, để làm cơ sở giáo dục lịch sử truyền thống, xây dựng Không quân nhân dân Việt Nam hiện tại và tương lai là việc làm cần thiết, đáng trân trọng.
Với ưu thế của “người trong cuộc”, Đại tá, phi công tiêm kích - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Hải đã dành nhiều tâm sức, hồi tưởng, ghi lại những chiến công vang dội; những mất mát, tổn thất… của đồng chí, đồng đội và bản thân suốt một thời đánh Mĩ.
Có thể những điều Anh hùng Lê Hải ghi chép lại trong cuốn “Phi công tiêm kích” còn có khiếm khuyết, nhưng hi vọng sẽ giúp bạn đọc tiếp cận “mặt trận trên không” theo nhiều góc độ, đặng có cái nhìn tổng thể về cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ từ năm 1964 đến 1973.
Với ý nghĩa đó, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xin giới thiệu tác phẩm “Phi công tiêm kích” của tác giả Lê Hải đến bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đường link:

http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=35084

Không biết có phải cuốn của bác Phicongtiemkichs không?
Logged
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #38 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2012, 09:15:26 am »

@trinhhsat: chắc không phải đâu vì bác Phicongtiemkich ở nhà mình tên khác mà
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #39 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2012, 10:26:27 pm »

Thân chào các đồng đội.
Mấy năm học bay, tôi có được ba thày giáo thật tuyệt vời, thật nhân hậu đã truyền đạt, đã dạy dỗ tôi nhiều thuật bay. Tôi đã trưởng thành lên nhiều qua sự dạy dỗ ấy.
Tính cách Nga thì đúng như anh Longtrec đã chia sẻ. Mà tôi cũng rất khâm phục qtdc đã hiểu quá rõ về trường mang tên Sê-rôp của tôi. Riêng trường Crax-nô-đar thì bây giờ không còn huấn luyện bay nữa mà việc huấn luyện bay đã chuyển cho những sân bay khác. Tôi mới nhận được tin như vậy vì có một số anh trước đi học đào tạo kỹ thuật có trở lại trường thăm và về kể lại như vậy. Số anh em bay chúng tôi đang ấp ủ dự định trong năm nay sẽ làm một chuyến trở lại trường. Nếu thực hiện được, chắc tôi sẽ lại được dịp hàn huyên với các đồng đội.
Các lớp phi công cũng có viết những cuốn hồi ký hoặc tự truyện. Tôi thuộc thế hệ đàn em. Nếu tính các khóa đào tạo bay MiG-21 tại Liên-xô thì đoàn của chúng tôi là đoàn bay thứ ba. Chúng tôi vẫn lấy tên là Đoàn bay MiG-21 khóa 3 để tiện liên lạc, trao đổi với nhau.
Trinhsat có đề cập đến cuốn của anh Lê Hải. Anh Lê Hải là phi công lập nhiều thành tích trong chiến đấu được phong Anh hùng lực lượng vũ trang. Anh thuộc lớp người đi trước, bay MiG-17, là bậc đàn anh của chúng tôi. Hồi ký anh viết rất sinh động và chân thực. Sau này khi chuyển sang dân sự, anh nguyên là Phó Tổng giám đốc Cụm cảng hàng không miền Nam. Trong công việc có một thời gian dài chúng tôi gắn bó với nhau. Cuối năm ngoái, tôi có dịp vào thành phố Hồ Chí Minh, có đến thăm anh, người Anh hùng vẫn rất khỏe, sôi nổi kể lại những chuyện bay bò xưa mà hai anh em như lại được sống lại một thời hào hùng. Nếu có dịp, tôi sẽ giới thiệu với các đồng đội nhiều phi công cùng với nhiều chiến công khác nữa.
Trở lại trường xưa. Sau hai năm bay trên loại phản lực sơ cấp L-29 (loại bay dưới tốc độ âm thanh) thì một số anh em chúng tôi được tuyển lựa để bay thẳng lên loại máy bay MiG-21. Đây là lớp bay đầu tiên được "thí nghiệm" chuyển thẳng từ L-29 lên MiG-21. Phấn khởi lắm mà cũng lo lắm. Phấn khởi bởi thời bấy giờ nói đến MiG-21 là nói đến thế hệ máy bay hiện đại rồi. Nó có trần bay 18000 mét với tốc độ tối đa là 2150 km/h (trị số Mách - M=2,05 ), vũ khi có cả súng, có cả tên lửa, mang được cả rôc-ket, cả bom ... tức là: ngoài nhiệm vụ chính của nó là tiêm kích, nó còn có thể làm được cả nhiệm vụ cường kích - đánh phá các mục tiêu mặt đất, mặt nước.
Tốc độ hạ cánh của MiG-21 thuộc loại lớn nhất cho đến tận bây giờ. Sau vòng 4, đối chuẩn hướng vào hạ cánh, tốc độ phải giữ trong khoảng 450 km/h. Tiếp đất trong phạm vị tốc độ 320 km/h, phải sử dụng dù giảm tốc. Nếu thả dù giảm tốc mà tốc độ lớn quá 300 km/h thì dù dễ bị đứt và bấy giờ khả năng máy bay xông ra ngoài đường băng là hoàn toàn có thể. Đấy chính là một trong những khó khăn đối với phi công bay trên MiG-21. Tôi không biết các bác lái tăng khi chuyển từ T-34 lên T-54 có khó khăn lắm không, có mất nhiều thời gian huấn luyện không, chứ bọn lái máy bay chúng tôi thì khi chuyển từ loại này sang một loại khác là cả một vấn đề. Tính năng các loại khác nhau, cấu tạo khác nhau từ động cơ đến các trang thiết bị, đến cung cách điều khiển, tính năng cơ động ... nhiều lắm. Không phải là cứ bay được một loại là có thể nhảy lên bất kể loại nào cũng bay được, tai nạn như chơi. Phải có thời gian huấn luyện.
Việc chúng tôi chuyển từ loại máy bay L-29 lên MiG-21 cũng là một sự kiện vì cho đến thời điểm ấy là chúng tôi là lứa đầu tiên. Ngắm nhìn chiếc MiG-21 thấy nó thật oai hùng. Nếu như chiếc MiG-17 như cô gái tuổi 17 còn e ấp, dịu dàng thì MiG-21 đã là một chàng dũng sĩ với những nét oai phong riêng của người chiến binh. Khi chúng tôi bay ở L-29 thì việc lên máy bay, vào buồng lái là không cần phải thang vì nó thấp, nhưng với MiG-21 là phải có thang máy bay mới trèo vào trong buồng lái được. Ngày đầu tiên tôi tiếp xúc với nó, tôi cũng hơi "chờn chợn" bởi thấy nó quá cao, buồng lái của nó cao hơn một đầu một với, chỉ nghĩ phải xác định độ cao kéo bằng, rồi giữ bằng ở độ cao 1 mét là đã khó, hơn nữa tốc độ hạ cánh lao cứ vù vù thế thì cho tiếp đất thế nào đây. Thày giáo dạy bay của tôi - thày Bôg-đa-nôp thì nói với chúng tôi với niềm tự hào ra mặt : "Các em thấy không, đây mới là máy bay chứ ! Thày đã bay trên L-29 rồi, sau vòng 4, pha trà xong ngồi uống hết ấm trà máy bay mới tiếp đất, chán lắm ! Còn MiG-21 à ? Sau 45 giây !". Thế đấy, thế là tôi đã gờm rồi, trong vòng cái thời gian ngắn ngủi ấy có biết bao nhiêu là động tác phải làm, mà không làm kịp, mà có sai sót gì thì thôi rồi "thịt với xương tim óc dính liền" ngay. Các cụ nhà mình đã cảnh báo là "gần đất xa trời" mà lị.
Khó khăn là vậy, nhưng chúng tôi đã có đà là đã bay đến 2 năm trên L-29, đã khá nắm vững thuật bay cơ bản rồi, lại được các thày tận tình dạy bảo, thêm nữa hơn hai chục anh em chúng tôi bắt đầu có cuộc thi đua ngầm nên việc chinh phục tuấn mã siêu âm MIC-21 từ giấc mơ đã trở thành hiện thực.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM