Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 09:15:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398644 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2012, 02:20:10 pm »

Lần đầu tiên "Đi dù" cảm giác của nó là thế đấy bác phi công tiêm kích ạ.La hét sướng rơn khi dù mở trên đầu,và bàn tán sôi nổi khi đã tiếp đất an toàn.Như bác kể lại có lẽ loại dù bác nhảy là dù D5 dùng để đổ bộ đường không bác ạ. Cheesy
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2012, 05:11:53 pm »

Đ/c 'lính dù'- bộ đội đổ bộ đường không Ngọc vẫn Cũ lâu lắm mới thấy.
Kể chuyện nhảy dù đi, bác  Grin Grin
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2012, 05:25:21 pm »

Đừng sửa tên "tui" chứ.CU VẪN NG... chứ đau phải Ngọc Vẫn Cũ đâu hè. Grin
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #23 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2012, 05:28:44 pm »

Đừng sửa tên "tui" chứ.CU VẪN NG... chứ đau phải Ngọc Vẫn Cũ đâu hè. Grin

hehe vẫn ng thiệt không , hôm nào em kiểm tra nhé  Grin Topic này đúng gu của bác rồi hé  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #24 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2012, 08:47:00 pm »


Em lính lắm quần,xin giới thiệu với bác cũng quần lăm.Đây là bác Hai Quần ạ. Grin

    Chào bạn khanhhuyen. Cảm ơn bạn đã cho tôi đường link để tìm ra người "hai quần".
    Không biết sao mà đồng chí "hai quần" lại nghỉ lâu đến vậy, không chịu vào mạng nói chuyện với ae chúng mình nữa. Có lẽ đang đi gặp " Chôngmu" chắc?
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
apollo
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #25 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2012, 10:19:49 pm »

Dù bác phi công tiêm kích nhảy chắc là Junior, D5 thời đó chưa có. Phi công bây giờ một năm vẫn phải nhảy 1 lần, không nhảy thì không được bay. Dù bác nhảy chắc ko điều khiển được mấy đâu nhỉ? D5 cũng vẫn khó điều khiển lắm, D6 thì có thêm dây lái nên cũng đỡ, các dù về sau như PTL 72, T4, UT 15 (đều là dù tròn) tính năng điều khiển được nâng dần, riêng UT 15 là loại dù tròn có tính điều khiển tốt nhất trước khi các loại dù vuông thấy trên TV ra đời. Các bác vào http://www.ivparachute.com/catalog.aspx?id=30&type=3#scroll trong này có các loại dù mà Nga đang sản xuất (có cả dù hãm cho máy bay).
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #26 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2012, 11:03:05 pm »

@haanh:Nhớ đó nha hứa dắt đi thử rồi đó nha.Nói lời thì giữ lấy lời đó nha Grin
@apollo:Phi công 1 năm bắt buộc phải nhảy 2 lần,từ 35 tuổi trở lên được miễn và còn 1 ngoại lệ được miễn nhảy dù nữa xin hỏi apollo có biết không?
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #27 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 12:55:44 am »


Em lính lắm quần,xin giới thiệu với bác cũng quần lăm.Đây là bác Hai Quần ạ. Grin

    Chào bạn khanhhuyen. Cảm ơn bạn đã cho tôi đường link để tìm ra người "hai quần".
    Không biết sao mà đồng chí "hai quần" lại nghỉ lâu đến vậy, không chịu vào mạng nói chuyện với ae chúng mình nữa. Có lẽ đang đi gặp " Chôngmu" chắc?
Không anh,bác này già lắm rồi,khi tham gia diễn đàn bác ấy đã yếu,ốm lên ốm xuống đấy.Không rõ giờ này bác ấy đỡ chưa,cầu cho bác ấy được luôn khỏe mạnh để còn được hóng hớt chuyện biển cả nữa chứ. Wink
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #28 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 07:51:26 am »

Xin chào các đồng đội!
Xin chào Thanhh63!  Khi đi khám tuyển,  tạng người tôi loẻo khoẻo vì cũng chỉ là thằng bé chăn bò, ăn uống thì có gì đâu, cân đi cân lại cũng chỉ được 47 kg thôi (cân hơi chứ không phải là cân móc hàm !), nhưng các bộ phận cơ quan đoàn thể của cái cậu học trò chăn bò ấy lại phù hợp với mọi thứ sinh hoạt trên không. Vậy là cả trường có đến 300 học sinh nhưng cũng chỉ còn có một là trụ được (thực ra thì là hai, nhưng một anh bị "vướng vấn đề lí lịch" nên đành chịu). Thế là đi thôi, có nghĩ gì đâu !.
 Còn ý kiến của bạn Anhtho nghe được cho rằng phi công nặng bao nhiêu thì giá trị cân vàng nặng bấy nhiêu thì chẳng qua cũng chỉ là sự so sánh, mà sự so sánh nào chẳng khập khiễng. Có lẽ là do khoản luyện tập từng ấy năm (chí ít cũng phải ba năm học bay) thì mới thành được phi công chiến đấu loại mới tò te thôi, chứ nếu đã thành phi công "già có cựa" mà như ngôn từ bọn tôi gọi là như những "con sói trên không" thì phải mất còn nhiều năm nữa, chi phí quá lớn. Chỉ tính tiền lo cho số dầu để bay từng ấy năm thôi đã là "một đống lớn" rồi, nói gì đến các khoản khác. Đấy là phi công thường, còn phi công tiêm kích lại có những nét đặc thù riêng. Mỗi máy bay chỉ có một phi công thôi (các máy bay khác thì có hai hoặc cả một tổ bay đến 5-6 người): lái chính cũng là anh, lái phụ cũng là anh, dẫn đường cũng là anh, thợ máy cũng là anh, xạ thủ trên không cũng là anh  v. v. thì cũng chẳng biết đánh giá thế nào. Bọn tôi cũng chưa được đem đi đấu giá bao giờ nên cũng chịu với cái giá trị của mình, chỉ biết mình là mình thôi, gặp được bạn hữu, đồng đội thế này là sướng tớn lên được rồi.
Rất mong được các đồng đội chia sẻ. Cám ơn nhiều !


Chúng tôi học thực hành bay khi tiết trời lạnh, máy bay mở máy, người chúng tôi run lên với bao nhiêu cảm xúc lạ. Mùi dầu cháy thải ra sau động cơ ấm nồng, và tôi giữ được cho tới tận bây giờ khi đi sau các máy bay (hoặc mở máy hoặc vừa tắt máy) cái cảm giác hệt như chuyến bay đầu tiên của ngày bay đầu tiên.
Thầy dạy bay năm thứ nhất của tôi là Đại uý Vaxiliep, phi công thứ 8 của Liên Xô về nhào lộn trên máy bay thể thao. Có lẽ cả đời học bay của tôi, bay L - 29 năm thứ nhất, năm thứ hai và bay Mig - 21 năm thứ ba đều gặp được những thầy dạy tuyệt vời: nhân từ, kỹ thuật bay thật điêu luyện.
Tôi đã học hỏi được rất nhiều ở các thầy, và có lẽ cũng vì nắm vững kỹ thuật bay nên mới tồn tại được qua chiến tranh.
Tôi còn nhớ như in chuyến bay đầu tiên và đặc biệt là chuyến bay đơn đầu tiên. Run rẩy, sờ sợ khi trong tay mình bỗng dưng có độ cao, có tốc độ. Cũng đúng thôi, bấy nhiêu năm từ khi được sinh ra, toàn đi trên mặt đất. Bầu trời thì cao tít, thăm thẳm ở trên đầu đầy bí ẩn với những đám mây đủ hình thù, màu sắc; với giông tố, sấm sét, với những vì sao lấp lánh xa vời vợi, lung linh, huyền ảo… Vậy mà bây giờ chính mình lại bay lượn trên bầu trời, từ trên trời nhìn ngó xuống dưới mặt đất, ai mà không đầy ứ những cảm xúc. Phấn khích bởi mình đã làm chủ được máy bay, biết bay…lo lắng không biết rồi mình sẽ hạ cánh ra sao, có xử lý trôi chảy các hỏng hóc bất ngờ xảy ra không… nhiều thứ lắm! Có lẽ tất cả đồng đội của tôi cũng đều có những cảm xúc ấy cả.
Đoàn chúng tôi có một số bị cắt bay vì lý do sức khoẻ, vì lý do kỹ thuật - bay mãi không hạ cánh được …nên chuyển xuống học thợ máy. Khi bay đơn ổn định rồi, vốn tính còn trẻ con, nghịch ngợm của tuổi học trò, bọn tôi mới bắt đầu quậy - nào đi bẻ trộm hoa hướng dương về lấy hạt để rang, nào đi bẻ trộm ngô về luộc, nào đi bắn chim, bắt chim về để quay, nào bứt táo, bứt mơ, đào… đủ cả. Đến mức độ phi đội phải đưa tin lên tờ báo tường trong ban bay để cảnh cáo mới hạn chế được chút nào sự “phá phách”của chúng tôi. Được cái, đoàn trưởng của chúng tôi - anh Đinh Tôn (sau này trong chiến tranh chống không quân Mỹ đánh phá miền Bắc anh đã được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang) vốn là một phi công kỳ cựu, xuất thân từ lính trinh sát, cũng là tay nghịch ngợm ranh mãnh, nên rất thông cảm với những trò của chúng tôi, lắm khi còn bật đèn xanh cho chúng tôi nghịch nữa kia.
Đoàn chúng tôi thuộc loại bay khá, tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh. Nhà trường rất mến mộ đoàn của bọn tôi và cũng khá ưu ái trong mọi chuyện.
Càng nhiều người được bay đơn thì đoàn tôi sống càng sôi động. Hầu như không cần phải phát động thi đua, chúng tôi tự ganh đua nhau, tự phấn đấu bay sao cho tốt hơn, khí thế lắm.
Thư từ gửi đi và gửi về của chúng tôi đều bị kiểm duyệt. Hồi ấy nhà nước giữ bí mật về lực lượng nên quản lý khá chặt, không để lượng thông tin bị rò rỉ ra ngoài. Chúng tôi viết về nhà thì thư phải qua hai phong bì; phong bì phía trong là địa chỉ của gia đình, phong bì bọc ngoài là một địa chỉ nào đó thuộc đoàn quản  lý lưu học sinh.Về đến nhà, tổ chức mới dán tem Việt Nam gửi đi. Thư ở nhà gửi sang cũng vậy, gửi vào địa chỉ của đoàn quản lý học sinh, sau đó họ mới đóng gói chung, gửi sang cho bọn tôi. Chỉ mấy dòng chữ mang chút tình cảm thôi mà phải qua bao nhiêu dích dắc như vậy, nên khi thư đến tay người nhận thì đúng như một ngày hội. Niềm vui riêng, nỗi vui chung thật rộn rã vì chúng tôi sống với nhau rất chan hoà, cởi mở. Phần vì đã qua thời gian làm quen, hiểu hết được nhau rồi, phần vì cùng cảnh ngộ xa nhà, xa quê, phần nữa, đều là những lính bay, mà không ai hiểu phi công bằng phi công hiểu nhau. Những nỗi vất vả, gian truân, những nỗi buồn vui cùng bầu trời, những niềm đam mê trong khoảng không, những nguy hiểm trong lúc bay thì đúng chỉ là những người bay mới hiểu nhau thật cặn kẽ và thực sự thông cảm cho nhau.
Trong đời bay của bọn tôi, ngay từ thời là học viên nhiều người cũng gặp không ít thăng trầm, thầy nóng tính chửi, đánh ở trên trời cũng có, mắng mỏ ở dưới đất cũng có. Đằng sau những tiếng cười đâu phải không có những  dòng nước mắt cay đắng trào tuôn.
Qua những tháng năm mùa Đông rét mướt, tuyết rơi ngập trắng đường, trắng sân bay, lại đến mùa tuyết tan, mùa xuân tới. Mùa xuân đất Nga thật lạ lùng, cảnh vật đổi thay từng ngày đến giật mình, đến ngỡ ngàng. Ngày hôm qua cánh đồng còn tuyết, ngày nay tuyết tan hết để lại một màu đất nâu sẫm, ngày mai thấy hơi phớt xanh, ngày kia đã xanh rờn cả cánh đồng vì lúa mì chồi lên. Cây cối hôm nay còn khẳng khiu, gầy guộc, ngày mai thấy mầm cựa mình, chui qua làn vỏ, ngày kia bật lá xanh, ngày sau nữa đã xanh ngút mắt, tuần sau đó đã là bạt ngàn hoa. Mới biết, sức sống bị kìm nén qua mùa đông đến lúc bung ra nó mới ghê gớm như thế nào.
Đầu mùa hè, khi cả sân bay nở vàng một màu hoa cải, hoa bồ công anh thì là lúc chúng tôi chuẩn bị thi tốt nghiệp, thật căng thẳng, thật háo hức. Rồi cuối cùng việc gì đến cũng phải đến, chúng tôi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp, được phát bằng chứng nhận tốt nghiệp loại máy bay huấn luyện phản lực L-29. Chúng tôi thấy mình chững chạc hẳn và so với những ngày mới nhập ngũ thì già dặn nhiều hơn, ra dáng nhiều hơn.
Trường chọn trong số gần trăm anh em chúng tôi lấy 24 người để đi học bay chuyển loại thẳng lên MIG-21, số còn lại chuyển đi học bay MIG-17.
Cảnh chia tay nhau tại trường thật là bịn rịn, bùi ngùi, kẻ ở, người đi. Cùng một bầu trời, nhưng rồi khác không vực bay, khác chủng loại máy bay, căn cứ sân bay cũng khác, người học ở hệ máy bay cao hơn (MIG-21) người ở hệ thấp hơn (MIG-17). Ngậm ngùi lắm! Có cuộc chia tay nào ở trên đời này mà lại không thế!.
Nhà trường tổ chức cho mấy anh em bọn tôi đi nghỉ hè ở bờ biển Hắc Hải, tại thành phố Gagra (gần  Xô tri).  Gọi là Biển đen thật không ngoa vì nước ở đây xanh thẳm gần như đen. Bầu trời thì xanh ngằn ngặt, không sợi mây, nắng vàng chảy chan hoà. Biển đen sẫm, mông mênh, không gian yên bình, không khí trong lành hít thở thấy như lượng ôxy ngấm vào từng phế nang quá dễ dàng và  quá nhiều.
Chúng tôi lặn ngụp trong nước biển Hắc Hải, nô đùa để quên đi chuỗi ngày lao động nặng nhọc vừa qua. Biển gột rửa cho chúng tôi mọi lỗi lầm, tăng cho chúng tôi thêm sức lực, nuôi cho chúng tôi bao ước mơ. Cũng ở biển Hắc Hải này, tôi đã học được thuật nằm nghỉ trên mặt biển - tay chân giang ra, bất động và người nổi như một tấm ván, mặc cho sóng đánh trôi dạt đi đâu thì đi. Quả là “đi một ngày đàng học một sàng khôn” là thế. Một tuần từ biển về, da chúng tôi anh nào anh đấy cứ như màu đồng hun. Các thầy cô trông thấy trầm trồ lắm, vì Châu Âu họ rất thích tắm nắng, dự trữ cái sắc da cho mùa Đông giá lạnh.
Chúng tôi được chuyển đến trường Krasnôdar học lý thuyết Mig-21. Lại cặm cụi bài vở, bút sách với hàng đống số liệu, lại làm quen với những thầy cô mới, môi trường mới. Cùng học với chúng tôi có học viên của rất nhiều nước như Hungari, Tiệp Khắc, Mông cổ v.v... Thành phố Krasnodar là thành phố có khá nhiều công nhân Việt Nam mình sang học tập. Chúng tôi gặp nhau mừng rỡ lắm. Ở nước ngoài, thấy được người của quê hương mình hoặc người biết tiếng mình thì vui vô cùng.
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #29 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 08:16:50 am »

Hay quá, tuyệt quá bác Phicôngtiêmkích ah.
Đọc hồi ức ủa bác thật lý thú, khi bác mô tả về thiên nhiên, khí hậu và phong cảnh của Nga, về việc huấn luyện, về tình cảm của đồng đội, đồng hương với nhau và các bác vẫn không quên được thú nghịch ngợm của con trai Việt trên đất khách quê người. Thú vị thật...
Thanh Sơn rất thích văn phong của bác đấy. Bác hành quân nhanh lên tý hé, để anh em khỏi mong chờ, vì ngày 30/4 sắp đến rồi. Nếu có thể bác đưa cuốn sách tự truyện của bác lên cho anh em cùng thưởng thức nhé.
Chúc bác mạnh khỏe và viết rất "phản lực" bác nhé.
Thân mến
Thanh Sơn f341
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM