Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:28:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398797 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2012, 08:42:59 pm »



     Chào bạn. Chào không quân Nhân Dân Việt Nam anh hùng!
     Tôi đọc bài viết đầu tiên của bạn, thế là bạn với tôi nhập ngũ cùng năm 1965. Bạn tháng 6 tôi tháng 7. Tôi kém bạn 1 tháng. Tôi đánh địch mặt đất. Bạn đánh địch trên trời. Hình như chúng ta còn thiếu quân chủng Hải Quân trên VMH này nữa phải không các bạn?
     Tôi đang đón đọc bạn đây. chúc bạn mổ cò đều tay nhé.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2012, 09:39:16 pm »



     Chào bạn. Chào không quân Nhân Dân Việt Nam anh hùng!
     Tôi đọc bài viết đầu tiên của bạn, thế là bạn với tôi nhập ngũ cùng năm 1965. Bạn tháng 6 tôi tháng 7. Tôi kém bạn 1 tháng. Tôi đánh địch mặt đất. Bạn đánh địch trên trời. Hình như chúng ta còn thiếu quân chủng Hải Quân trên VMH này nữa phải không các bạn?
     Tôi đang đón đọc bạn đây. chúc bạn mổ cò đều tay nhé.
Em lính lắm quần,xin giới thiệu với bác cũng quần lăm.Đây là bác Hai Quần ạ. Grin
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #12 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2012, 09:46:54 pm »

     Chào bác Phicôngtiêmkích
     Thật là vui mừng và phấn khởi khi trên diễn đàn VMH của chúng ta có thêm Quân chủng PKKQ, mà bác Phicôngtiêmkích là thành viên mới tham gia cùng chúng ta hành quân ra trận, cùng hiệp đồng binh chủng chiến đấu.
Đã từ lâu anh em vẫn thấy thiếu một số quân chủng binh chủng trên diễn đàn. Nay có anh thật là vui quá.
     Thôi thì lớn tuổi mắt kém chịu khó vậy, anh em đây cũng đánh chữ mổ cò như nhau cả thôi, cố gắng lên bác nhé. Anh em mong sẽ được đọc rất nhiều mẩu chuyện ký ức rất lý thú của bác về mặt trận này.
     Chúc bác khoẻ mạnh và bấm bàn phím khỏe, cho dù là "mổ cò".
     Thanh Sơn F341
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2012, 11:02:34 am gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #13 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2012, 09:53:00 pm »

Chào bác Phicongtiemkich:

Lính Nam Lào, B3 xin có lời chào bác.

Bọn em bắn một quả B40 mà không diệt được địch, CTV bảo "các đồng chí đã làm phí đi một tài sản bằng một gia đình trung nông ăn trong một năm đấy nhé" làm bọn em chết khiếp.

Bác ngồi trên cả chiếc MIG, bằng bác Bùi Tiến Dũng PU 18 "chơi" trong một năm để vi vu khắp nơi thì nghe chừng cũng "ghê răng" đấy bác nhỉ.

Bác là hàng sang cao cấp nhất đấy nhé. Chờ nghe chuyện bay lượn của bác.

Chúc bác và gia đình luôn khỏe và vui vẻ.
Logged

linhcnn72
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #14 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2012, 10:27:49 pm »

Chào bác phi công tiêm kích.
Chúc mừng bác đã tham gia QSVN. Thế là chúng ta đã có gần đủ các binh chủng rồi.
Chuyện về những phi công tiêm kích đầu tiên cũng có một số trên sách báo,nhưng chắc chắn nó đã được "chỉnh sửa" lại cho nên anh em rất mong được nghe những chuyện theo đúng hồi ức của bác ,những chuyện thuộc dạng "bây giờ mới kể". Chúc bác có đầy đủ sức khỏe và tiếp tục câu chuyện mới bắt đầu.
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2012, 10:59:32 pm »

Tân gia nhà mới của anh phi công tiêm kích, BH tặng anh phi công tiêm kích và các anh bài hát một thời yêu thích .

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Anh-Phi-Cong-Oi-Hop-Ca/IW6IAAOB.html

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2012, 08:00:06 am »

Xin chào tất cả cỏc đồng đội !
Tôi là người mới "nhập môn" nên tự xác định mình là tân binh - là binh nhất trong đội hình. Tụi thật cảm động khi thấy các đồng đội quan tâm đến tôi, đặc biệt là mechua 155 đã đọc tự truyện của tôi rồi, tôi không ngờ lại có ngày mình tìm được nhiều niềm vui đến vậy. Hy vọng sẽ được thường xuyên trao đổi với các đồng đội của mình trong đội hình Quân binh chủng hợp thành.
Chúc các đồng đội mạnh khỏe !
Chào thân ái và quyết thắng !


Chúng tôi tập trung ở Thị xã Hà Đông, sau đó về Gia Lâm, rồi về sân bay Cát Bi. Mấy ngày sau lại sơ tán về thôn Sâm Bồ của khu vực Hải Phòng. Biên chế tiểu đội, trung đội, đại đội xong, rồi chúng tôi đi lĩnh quân trang. Quần áo bộ binh lùng thùng. Quần chẽn ống, gài 6 cúc dưới cổ chân, áo thì 3 cúc mỗi bên cổ tay, giầy vải cao cổ. Quân hàm binh nhì. Chúng tôi ngắm nhìn nhau, thấy diện mạo khác hẳn ngày thường, thế là đã thành “chú bộ đội” thực sự. Chúng tôi ở nhờ nhà dân. Tiểu đội tôi sơ tán, ở nhờ nhà ông Chòm (ông và các con ông có những cái tên khá ngộ nghĩnh: Chòm, Chèm, Chùm…). Phải đào hầm tránh máy bay, sinh hoạt theo nền nếp quân đội. Nếp sống ngày thường của đời học trò bị phá vỡ. Những ngày đầu tôi thấy rất khó chịu. Nước ăn, uống, giặt giũ, vo gạo, rửa rau… đều chung ở một cái ao trước nhà. Tắm thì bọn tôi ra ngoài mương máng. Bệnh hắc lào xuất hiện. “Phi hắc lào không phải là tân binh”. Cái câu cửa miệng ấy chẳng qua để an ủi nhau khi có những cơn ngứa như điên nổi lên, hai tay “sột soạt tựa gẩy đàn”. Bôi thuốc Iốt thì xót, xuýt xoa. Thôi thì đủ kiểu chữa: nào là bẻ quả chuối xanh để sát; nào sương mạng nhện ở lá khoai v.v... mãi rồi, rốt cục chúng tôi cũng dẹp bỏ được căn bệnh ngoài da oái oăm ấy.
Đúng ngày 27/7/1965 - Ngày thương binh liệt sỹ thì chúng tôi rời Sâm Bồ. Trút bỏ lại quần áo bộ đội, chúng tôi được phát quần áo thường phục, va li đựng đồ đạc…, lên tàu liên vận ngược hướng Đồng Đăng - Lạng Sơn sang Liên Xô học bay. Đó là một đêm khá yên tĩnh trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng Không quân của Mỹ. Đến Đồng Đăng, chúng tôi phải xuống tàu, vác vali đi bộ  một đoạn dài, lên ô tô vượt qua “Hữu nghị quan” sang ga Bằng Tường của đất Trung Quốc làm thủ tục, rồi lại lên tàu tiếp tục cuộc hành trình. Lần đầu tiên trong đời được ra nước ngoài, cũng là lần đầu tiên xa nhà biền biệt. Lần đầu tiên đi tàu liên vận với thời gian dài đằng đẵng (11 ngày 11 đêm mới tới Mátxcơva). Lòng tôi xáo trộn bao cảm xúc. Háo hức ngắm cảnh lạ nơi đất khách quê người, ngơ ngác vì phong tục khác nhau, ngôn ngữ khác nhau; xáo trộn đồng hồ sinh học của cơ thể vì thời gian ăn, ngủ thay đổi; da diết nỗi  nhớ quê, nhớ nhà... Tất cả những thứ đó ùa lại, ứ ngập làm tôi như nghẹt thở. Dầu sao, tôi cũng chỉ là một đứa trẻ mới tới tuổi thành niên, vừa chân ướt, chân ráo rời khỏi ghế nhà trường xong, tránh sao khỏi những choáng ngợp trước những gì mà bố mẹ  tôi cũng quá sức răn dạy thường ngày. Tôi ý thức được rằng từ bây giờ trở đi mới thực sự là cuộc sống tự lập, thực sự cảm nhận được cảnh xa gia đình, quê hương, không nơi nương tựa, càng về sau này, ngẫm lại thì tôi càng thấy mệnh “ốc thượng thổ” của tôi càng chính xác (đất con tò vò xây trên nóc nhà mà) dựa vào đâu được nữa kia!.
Suốt chặng đường tàu liên vận chạy qua Sibêri, tôi “mục sở thị” được đất nước Liên Xô hùng vĩ, bao la và tuyệt vời như thế nào. Bấy giờ đương là cuối mùa hạ. Rừng Bạch Dương trắng trải bạt ngàn, cỏ xanh đến nõn nà. Hoa cúc dại nở thành rừng, vô tận là hoa. Trời thì thăm thẳm, bao la. Những bản nhạc dân ca Nga réo rắt qua loa phóng thanh của tàu làm tôi đắm chìm trong nỗi nhớ Quê. Đất Nga có cái gì như thân quen, gần gũi ngay từ lần đầu tiên khi ta đến. Cảm giác này tôi còn giữ được mãi khi sau bao nhiêu năm lại trở lại, và lần nào cũng thấy như thế.
Chúng tôi về trường quân sự đào tạo học viên bay mang tên Sêrốp. Trường nằm gần thành phố Primorskơ - Akhtarsk cạnh biển Adôp. Sang trước đoàn chúng tôi đã có 2 đoàn học viên bay Việt Nam và một đoàn học viên bay của Inđônêxia (hồi ấy gọi là Nam Dương).
Ổn định nơi ăn, ở xong, chúng tôi được phổ biến nội quy của trường và bước vào học chương trình lý thuyết, đồng thời học ngoại ngữ, văn hoá. Các thầy, cô giảng giải rất nhiệt tình, rất yêu mến chúng tôi. Họ đối xử với chúng tôi khác hẳn với học viên của Inđônêxia. Chúng tôi cần cù, chịu khó, tìm mọi cách để nắm bắt kiến thức mới mẻ. Rất may cho đoàn tôi là trưởng đoàn, phó đoàn đã là những người bay, những phi công thực sự và nhiều anh đang học ở các trường đại học, lũ còn lại chúng tôi đều tốt nghiệp lớp 10 nên nhận thức khá nhanh.
Mấy tháng học lý thuyết trôi qua vùn vụt với mức độ không ngờ. Chúng tôi thấy cứng cáp hẳn lên, vẫn học nhưng vẫn rèn luyện theo đúng điều lệ, điều lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam: chạy thể dục sáng, tập đội ngũ, chào cờ, sinh hoạt đoàn, đọc báo.v.v... Chúng tôi đã thích nghi với đời sống trong quân ngũ.
Lần đầu tiên trong đời, tôi thực sự biết thế nào là tuyết rơi, tiếp xúc với tuyết, cảm nhận được cái lạnh của nó, cái thơ mộng của nó. Cũng lần đầu tiên ở đất Nga tôi mới tận mắt thấy được thế nào là “mùa thu vàng” ở xứ sở này. Những cảm xúc thật khó tả. Cảnh vật nên thơ, ngân thành nhạc trong tâm hồn tôi. Đến bây giờ ngồi viết những dòng này, nhắm mắt lại, tôi vẫn thấy nó hiện ra rõ mồn một và cảm giác của tôi như đang sống đúng ở những thời điểm ấy vậy.
Thi xong lý thuyết, chúng tôi học nhảy dù trước khi vào học bay. Chuyện nhảy dù biết bao nhiêu điều đáng nói, đáng kể. Tập nhảy từ bục cao xuống để học cách tiếp đất, tập điều khiển dù và tập phóng ghế dù thì không nói làm gì, nhưng khi đeo dù vào người, trèo lên máy bay để nhảy ra thì đúng là lắm chuyện. Máy bay “cõng” chúng tôi lên độ cao khoảng 800m. Bọn tôi rất hồi hộp, mặc dù biết rằng dù thế nào cũng mở nhưng vẫn thấy sợ. Sợ vì lần đầu tiên được lên máy bay, lần đầu tiên thả người rơi trong khoảng không... nhiều thứ lắm, nhưng có một điều trong chúng tôi hầu như ai cũng nghĩ như ai, đó là lòng tự trọng của dân Việt Nam. Phải nhảy, sợ hãi rồi tính sau. Khi đèn hiệu trên máy bay báo là chúng tôi đứng lên. Cửa máy bay mở, thế là chúng tôi lao ra. Anh thì lao cắm đầu xuống như nhảy ở cầu bơi, anh thì nhảy rơi 2 chân như nhảy ở đống rơm, anh thì mặt quay đằng trước, anh quay đằng sau… loạn xạ cả. Mọi động tác lý thuyết thầy dạy quên đâu mất. Một anh lao ra, thế là lao theo bao anh sau, thế thôi. Cùng nhảy với bọn tôi có cả các học viên của Inđônêxia, bọn họ nhiều anh sợ phát khóc, có anh giáo viên phải lôi ra cửa máy bay đạp xuống, chứ không thì không dám nhảy.
Lao người ra khoảng không, dù mở, nhìn quanh thấy dù của các đồng đội mình tròn như những chiếc nấm trứng trong không gian, chúng tôi bắt đầu la hét vì sung sướng, gọi nhau í ới cả. Dù của chúng tôi là dù tập, không có cửa điều khiển nên gió thổi kéo chúng tôi đi tan tác mỗi người mỗi nơi. Anh nào càng nhẹ thì càng đi xa. Gấp dù xong, ôm về nơi tập trung, bọn tôi gặp nhau hân hoan như con trẻ, dẫu sao thì cũng là kỷ niệm khó quên, là dấu ấn đầu tiên khi chúng tôi gắn bó với bầu trời. Ai nhảy dù xong thì được phát một chiếc huy hiệu chứng nhận đã nhảy dù, thật tự hào vì mình cũng làm được một vấn đề gì đó rồi.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2012, 08:56:43 am »

           Hay! Hay! Hay! Rất hay Trần phú xin có lời chúc mừng và cảm ơn câu chuyện đầu tiên mà đã thấy rất lôi cuốn, Hấp dẫn rồi đây. Bạn kể về tầu qua xiberi Mà làm TP nhớ lại NĂM TRƯỚC CŨNG ĐÃ ĐƯỢC NGỒI TẦU XUYÊN QUA CÁI VÙNG ĐÓ Để đến cái nơi mà ÔNG LÊ NIN ngồi viết luận cương của chủ nghĩa Mác-LeNin. Những đồng cỏ, những rừng bạch dươcng ngú ngàn. Cùng với sự thích thú là 9h30 tối mà vẫn còn ánh mặt trời. Hoàng hôn ở vùng này tuyệt đep.

                  CHÚC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH LUÔN KHỎE VÀ TIẾP TỤC BAY LƯỢN TIẾP ĐỂ ANH EM VMH ĐƯỢC THƯỞNG THỨC!
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2012, 11:04:03 am »

Xin chào tất cả cỏc đồng đội !
Tôi là người mới "nhập môn" nên tự xác định mình là tân binh - là binh nhất trong đội hình. Tụi thật cảm động khi thấy các đồng đội quan tâm đến tôi, đặc biệt là mechua 155 đã đọc tự truyện của tôi rồi, tôi không ngờ lại có ngày mình tìm được nhiều niềm vui đến vậy. Hy vọng sẽ được thường xuyên trao đổi với các đồng đội của mình trong đội hình Quân binh chủng hợp thành.
Chúc các đồng đội mạnh khỏe !
Chào thân ái và quyết thắng !

Vâng! đúng như anh tranphu341 nhận xét, bài viết của lính KHÔNG QUẦN cho nên thông tin về quá trình luyện tập cũng đặc thù, chi tiết thì mới lạ, Hứa hẹn nhiều cái mới lạ và ngạc nhiên lắm đây.
Xin hỏi bác Phicongtiemkich : năm 2010. Trên con Boeing, em ngồi cạnh một sĩ quan huấn luyện bay từ Nội Bài vào Tân Sơn Nhất nghe đồng chí ấy nói"để huấn luyện thành công một Pilot dân dụng thì số vàng chi phí bằng số kí lô cân nặng của anh ta" . dộ chính xác của thông tin trên là bao nhiêu %, và như vậy Pilot tiêm kích thì được trả giá bao nhiêu? Bác cho ý kiến bác nhá. Chúc bác mạnh khỏe, viết đều.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2012, 02:39:17 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2012, 11:50:02 am »

Kính gửi bác phicongtiemkich, cám ơn bác cho tụi em được "thưởng thức món mới"  Grin. Đọc bài của bác em không thấy bác nói về việc tại sao bác được tuyển làm phi công, bác có thể bật mí được không? Cám ơn bác và em rất hào hứng để tiếp tục được đọc hồi ký của bác đây, chúc bác khỏe, và dẻo tay để viết được thật nhiều.  Smiley     
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM