Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:04:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398187 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #590 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 07:10:09 am »

Không biết có đúng không vì thầy Tài trong KQTK của đại tá Lê Hải hi sinh trong trận không chiến ở Hà bắc còn phi công Phạm Thanh Tài hi sinh tại khu vực Thanh oai-Quốc oai?
Bác cho thông tin cụ thể hơn được không? Ví dụ họ tên đầy đủ của cụ Tài, đơn vị cụ công tác, thời gian các trận không chiến cụ bắn rơi máy bay địch, thời gian trận không chiến cụ hy sinh? Nhất là thông tin đơn vị bác ạ, như thế dễ khoanh vùng tìm hơn.
Thực ra thì mình đang băn khoăn là thầy Tài trong KQTK của đại tá Lê Hải có phải là ba mình Nguyễn Hữu Tào không? Vì ba mình cũng có biography như vậy ngoại trừ việc đã có vợ con và thành tích chiến đấu. Việc này chắc chỉ có đại tá Lê Hải rõ vì thế mình mới nhờ chú PCTK. Trong danh sách các LS phi công, chú Phạm Thanh Tài khi hi sinh tuổi đời là 29.
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #591 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 08:14:12 pm »

Chào bác Phicongtiemkich!
Chắc mấy hôm nay bận bác chưa quay trở lại diễn đàn.
Từ bé em đã đọc quyển truyện tranh đầu tiên về không quân nhân dân Việt Nam (về bác Nguyễn Văn Bảy) và luôn có ước mơ sau này lớn được bay trên bầu trời. Đi sơ tán trường em học lớp cũng bị máy bay bắn cháy, nóc hầm tụi em tróc hết một thầy giáo mới cưới vợ chết. Nhưng nếu mẹ không ở nhà khi máy bay Mỹ đến thì tụi em leo lên cây xem pháo bắn, nhiều hôm còn được xem các bác bắn nhau với máy bay Mỹ, nghe tiếng súng ục ục trên đâu. Có hôm thấy bom bi em chỉ kịp nhảy xuống hầm thì thấy cỏ trên mép rung rinh do bi bắn sượt vào!
Năm 1971 khi đang học lớp 9 em đã tưởng ước mơ thành sự thật khi QC về trường khám tuyển và cả trường có mỗi em lọt qua. Nhưng chắc do mạch em không bình thường (rất chậm) nên cũng bị loại. Bác viết rất hay, chắc ngày xưa bác hỏi giỏi văn lắm (môn này em lại rất dốt)! Em bỏ mấy ngày đọc hết topic này của bác. Ngay từ những đoạn đầu về cảm xúc của các bác khi đi tầu vượt qua Si Bê Ry, rồi những phần sau về các cuộc chiến đấu của các bác trên bầu trời. Em cũng có thời gian gặp bác Phạm Tuân ở Đại họi liên hơn thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ 11. Dù sau này em cũng trở thành đồng đội của bác tham gia bảo vệ biên giới khu vực Vị Xuyên những năm 83-85 nhưng khó có thể so sánh với sự hy sinh của các bác. Dưới đất tụi em có hầm, có ngách đá, khe suối, nhưng trên trời thì các bác chẳng có gì để che, để nấp...!
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #592 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 10:59:34 am »

 Xin chào các đồng đội nhân dịp năm mới 2013 ! Đúng là giai đoạn vừa rồi tôi hơi sao lãng việc liên lạc với các đồng đội bởi tôi còn phải mải miết gặp gỡ các bậc đàn anh ở trong Nam. Tôi sẽ kể chuyện sau, nhưng bây giờ phải hàn huyên với các đồng đội về một số thắc mắc của các đồng đội đã.
 Ở các sân bay dã chiến, để chuẩn bị cho những chuyến xuất kích ban đêm, thường thì có những xe "dạ hàng" ( là những xe chở các đèn rải theo dọc đường lăn và đường băng ) lo việc này nhằm giúp cho các phi công bay đêm xác định rõ giới hạn đường lăn, đường băng. Đồng thời, để giúp cho các phi công về hạ cánh thì có bố trí thêm các đèn chiếu ( thường là 3 chiếc )đặt ở cuối đường băng giúp cho phi công xác định độ cao kéo bằng và tiếp đất cho chuẩn. Tuy vậy, một số chuyến xuất kích và một vài sân bay ( kể cả sân bay Kép hiện nay ) không có đủ các phương tiên j thì ta đã có sáng kiến là dùng các đuôi bom của Mỹ cắm xuống đất ở các cự li nhất định, đổ cát vào hoặc nhét giẻ vào đó rồi đổ dầu thải ( loại dầu trên máy bay không sử dụng được cho bay ) vào, khi máy bay cất hạ cánh thì đốt lên thay hệ thống đèn dạ hàng. Máy bay cất cánh hoặc hạ cánh xong thì lại dập tắt đi để bảo đảm bí mật. Trong đoạn phim của 12 ngày đêm, hình ảnh đồng bào đốt đuốc đứng hai bên đường băng cũng là hình tượng nhân cách hóa của nghệ thuật nhưng cũng là biểu hiện sự gắn bó, giúp đỡ, chăm lo của nhân dân đối với lực lượng không quân. Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, mà hi sinh mà !
 Trong các trận không chiến, sau khi công kích hoặc không thể công kích được mà cần thoát li thì phi công có những động tác dứt khoát để thoát ra khỏi trận chiến như kéo vút lên cao, vòng gấp và giảm độ cao ...v. v. Địch không thể bám theo được vì đấy là những động tác đột ngột, bất ngờ đối với chúng, chúng không kịp trở tay thì ta đã ở xa rồi, chúng đuổi theo thì sợ có thể rơi vào "bẫy" của ta nên cũng bỏ ý định đuổi theo luôn. Thực ra, trong suốt giai đoạn chiến tranh cũng không có ít lần bọn địch lẵng nhẵng đuổi theo ta nhưng bị pháo phòng không bắn rát quá nên chúng phải bỏ chạy.
 Chuyện về cá nhân thày Tài thì haianh có thể hỏi thêm bác Lâm Văn Lích. Địa chỉ của bác Lích, tôi đã gửi mail cho haianh rồi đấy.
 Mấy ngày qua, tôi vào Nam để gặp các anh hùng Lê Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Bảy. Mấy anh em tôi đã đi Sa-Đéc đến tận chòi canh lúa của anh Bảy "cồ" ( anh Nguyễn Văn Bảy ) thăm anh và ngồi nhậu với anh. Anh là người rất "có duyên" với con số 7. Này nhá, anh sinh năm 1937, là người con thứ 7 trong gia đình, tham gia cách mạng lúc 17 tuổi, học 7 ngày lên 7 lớp, bay MiG-17, bắn rơi 7 máy bay Mỹ ... Khi rượu "tây tây" rồi, anh vuốt râu, cười khoái chí nói : "Sang năm mà tao chết được thì tao sẽ có thêm 2 con 7 nữa vì lúc đó là tao 77 tuổi !". Tôi cũng cười và nói rằng : "Vậy con đường vào nhà anh phải mở rộng ra 7 mét để anh có thêm 1 con 7 nữa và còn lấy chỗ cho xe tang đi vì đường bây giờ hẹp quá !". Anh lại nói : "Ờ, tao mà chết ở quê thì đám ma của tao to ghê đó nghe !". Tôi nghĩ bụng, năm 77 chắc anh chưa chết được đâu, phải 97 hoặc 107 gì đó cơ. Anh còn cường tráng lắm và uống vẫn "dô" lắm. Khi về, anh bắt chúng tôi đi dọc bờ ao của anh, anh chặt cho bao nhiêu là mít, bắt phải đem ra Bắc để khoe. Mà quả thật, mít ngon thật ! Múi mít có màu đỏ, tôi chưa thấy có loại ấy ở đâu cả, rất ngọt và thơm. Ông "thông gia" của tôi ( cũng là một phi công MiG-21 ) đã đem hạt về nhà ươm nhân giống. Hy vọng khi anh Bảy "cồ" ra Bắc chơi, bọn tôi sẽ lại đãi anh món mít nhân giống từ quê Sa-Đéc của anh !
Logged
Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #593 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 02:07:18 pm »

Chú PCTK ơi, chờ tin chú hoài bữa nay mới thấy mà mừng quá. Cháu vẫn chưa nhận được E-mail của chú về địa chỉ bác Lâm Văn Lích, chú gửi lại cho cháu nhé haianh2007@gmail.com. Có thể hôm trước cháu điền thiếu 2 số nên chú gửi về địa chỉ khác mất rồi.
Logged
Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #594 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 08:06:24 pm »

 Chuyện về cá nhân thày Tài thì haianh có thể hỏi thêm bác Lâm Văn Lích. Địa chỉ của bác Lích, tôi đã gửi mail cho haianh rồi đấy.
 

Gửi chú PCTK! Vừa rồi về VN cháu có chụp lại mấy tấm hình của ba cháu cũ, lâu rồi cũng bị thất lạc nhiều. Cháu post lên đây hình có bác Lích, ba cháu ngồi ngoài bên trái. Chú xem có những ai cùng trong hình và chú có địa chỉ thì gửi mail cho cháu với nhé. Chú có ở HN không? Hoặc có thể cho cháu địa chỉ để khi nào về cháu liên hệ gặp chú nghe kể chuyện về phi công ta một chút.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Giêng, 2013, 05:01:42 am gửi bởi Haianh_od » Logged
kienkd
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #595 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2013, 12:56:42 pm »

Các bác phi công có nhận ra đây là chỗ nào không? Đây là ảnh chụp sân bay Anh Sơn hiện tại
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #596 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2013, 10:50:17 am »

 Thật khó nhận ra những sân bay dã chiến trong chiến tranh sau từng ấy năm đã ngừng tiếng súng. Vừa rồi tôi có dịp ghé thăm lại các sân bay như Yên Bái, Sao Vàng ( Thọ Xuân - Thanh Hóa ) ... mà cũng đã thấy đổi khác đi nhiều. Năm tháng qua đi, tuổi tác ngày càng cao hơn, có lúc nhớ nhớ, quên quên, song những gì là tình cảm mình đã gửi lại thì vẫn nguyên như thưở ban đầu. Những dịp được ngồi với nhau, hoặc được hàn huyên với các đồng đội trên trang này là lại thấy những trận chiến qua như những thước phim được tua ngược lại... Những trận không chiến, những giây phút căng thẳng trong chiến trận, những hi sinh mất mát, những buồn đau, những chiến thắng, những niềm hân hoan ... của một thời lại ùa về. Vào một chiều cuối năm, khi nhìn thấy còn tờ lịch cuối cùng của năm cũ, tôi đã viết "Tản mạn chiều cuối năm" như sau :
   Trời se lạnh, mong manh vài sợi nắng
   Chợt nhận ra còn tờ lịch cuối cùng
   Ngày tháng cũ nhạt nhòa, hoang vắng
   Tôi lạc chìm trong cõi mông lung.

   Tuổi thơ ngỡ vùi trong dĩ vãng
   Chiều cuối năm sao náo động hiện về
   Đường trước mặt sương mù lãng đãng
   Thưở cơ hàn nhớ đến tái tê

   Đến đầu người cũng tóc xanh tóc trắng
   Trách làm chi sao đen bạc nỗi đời
   Tháng năm đi diễn mấy trò dâu bể
   Những thời trang bi hí kịch khóc cười

   Một năm dầy, đến nay càng mỏng mãi
   Tháng Chạp mòn, xao xác lá vàng rơi
   Bến sông vắng bừng lên màu hoa cải
   Câu thơ vừa buông, đã thấy cũ rồi !

 Một năm cũ qua đi đầy ắp những sự kiện và tôi như vừa thoát ra khỏi cuộc không chiến để rồi tiếp tục chờ đón những cuộc xuất kích mới. Nhân nói đến việc thoát li khỏi không chiến, tôi lại nhớ đến việc phải trả lời về cách thoát li để các đồng đội hiểu thêm. Thời cơ thoát li khỏi không chiến là phi công phải tính cho kỹ và các động tác phải dứt khoát, bất ngờ, bởi bọn địch đông hơn ta rất nhiều, chúng có thể vẫn bám đuổi. Trong không chiến, có lúc bọn địch giả vờ thoát li một cách "ngô nghê" như vượt lên trước với độ vòng nhỏ chẳng hạn, ta cứ nghĩ đấy là động tác sai lầm của chúng mà đuổi theo thì lập tức có thằng bám ngay sau ta và tấn công luôn. Khi nói chuyện với Anh hùng Lê Hải - một phi công MiG-17 kỳ cựu trong các trận không chiến với máy bay Mỹ, anh ấy có nói : phải rất cảnh giác với "ba cái thằng" bỗng đâu vượt lên trước mình với tốc độ không lớn lắm, lại vòng ở vòng ngoài, dáng vẻ "lờ đờ". Ấy là bọn nhử mồi đấy, phải rất cảnh giác mới được không có là nắc mưu chúng liền.
 Thực ra, với MiG-21, khi đã có tốc độ và kéo vút để thoát li thì bọn F-4 không thể theo kịp nên chúng cũng đành phải bỏ cuộc. Còn trong quá trình chúng đi bảo vệ B-52 hoặc bảo vệ cho các tốp cường kích thì kiểu gì chúng cũng phải bám đuổi ta, cố đưa lực lượng tiêm kích của ta vào giao chiến với chúng để bọn kia rảnh tay làm nhiệm vụ. Thực ra, nhiều lúc chúng cũng không phát hiện được máy bay ta vì hầu hêt chúng tôi được dẫn dắt từ phía mặt trời lại, bọn địch nhìn ngược phía mặt trời nên sẽ bị lóa mắt. Thường chúng tôi phát hiện bọn chúng sớm hơn, phần vì ở vị trí có lợi, phần vì chúng đông, phần vì máy bay chúng to hơn máy bay ta nhiều nên khá nhiều trận, chúng tôi luôn ở thế có lợi để chiếm vị công kích. Có trận, máy bay ta công kích, bắn cháy máy bay địch rồi, đến lúc thoát li bọn địch mới "giật mình", đội hình của chúng mới nhốn nháo, hỗn loạn lên.
     
Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #597 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2013, 01:21:07 pm »

Chú PCTK ơi! Chú có thể kể lại trận nào mà theo chú là khó khăn mà vẫn hạ được máy bay Mỹ không ạ?
Trong những năm sau này sau khi ra khỏi QC chú có lần nào bay lên trời nữa không ạ (Ở vị trí lái phụ chẳng hạn) hay là chú có bay cùng (bay thử) Su 27/30 mới của ta chưa ạ? Mặc dù cháu cũng biết theo điều lệnh thì điều này là không thể nhưng biết đâu có ngoại lệ thì sao ạ Smiley Và cảm giác thế nào so với Hiệp Sỹ Già Mig21
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #598 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2013, 01:30:30 pm »

 Topic đã đủ 60 trang như quy định. BY xin phép khóa lại.

 Mời bác Phicongtiemkich mở tiếp phần II. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM