Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:25:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398767 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #460 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 11:01:01 pm »

Xin bổ sung thêm một số thông tin về Thiếu úy Lê Văn Phong. Anh sinh năm 1941. Nguyên quán số 83A, phố Sông Thao, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
 Nhập ngũ tháng 3 năm 1959. Từ 1959 - 1961 công tác ở Sư đoàn 351. Năm 1961 - 1062 dự khóa ở Tiểu đoàn 95 và học trường Văn hóa quân đội. Năm 1962 - 1964 học bay ở Liên -Xô. Năm 1964 - 1966 công tác ở Trung đoàn KQ 910. Năm 1966 - 1967 là phi công tiêm kích MiG-17 thuộc Đại đội 2 Trung đaòn KQ 923.
 Ngày 23 tháng 8 năm 1967, anh đã anh dũng hi sinh trong trận không chiến giữa biên đội 4 chiếc MiG-17 với 36 máy bay F-106 và F-4 Mỹ ở vùng trời Vĩnh Phúc, sau khi bắn rơi 1 chiếc F-4.
 Anh đã được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Tiên Dược, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc ( nay là huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội )
 Người thờ cúng liệt sĩ là anh ruột của anh : anh Lê Thế Soạn. Địa chỉ : số 63 phố Phú Bình, phường Phong Châu, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
 Trở lại những ngày tháng 12 của 40 năm về trước.
 Riêng Hà Nội, trong 12 ngày đêm Mỹ đã huy động tới 1000 lần chiếc máy bay trong đó có gần 500 lần chiếc B-52. Chúng đã trút 4 vạn tấn bom phá hủy nhiều khu dân cư như : Khâm Thiên, An Dương, Uy Nỗ, bệnh viện Bạch Mai, khu vực xã Yên Viên, Gia Lâm, Đông Anh, Văn Điển, Giáp Bát, đài phát thanh Mễ Trì ... 353 điểm dân cư, kinh tế, văn hóa, y tế bị đánh phá làm cho 2380 người chết và 1355 người bị thương. Ở 4 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành , nhiều điểm đã bị đánh đi đánh lại hàng chục lần như cầu Long Biên, cầu Đuống, khu vực xã Yên Viên, nhà máy điện Yên Phụ, xã Uy Nỗ ...
 Suột trong thời gian chiến dịch ấy, các phi công chúng tôi đặc biệt là các phi công bay đêm giống như các phi công cảm tử của Đội bay cảm tử, bằng bất kỳ giá nào cũng phải cất cánh, bằng bất kỳ giá nào cũng phải tiêu diệt bằng được B-52. Trình độ kỹ thuật bay của các phi công bay đêm bấy giờ chưa được cao, tiêu chuẩn bay còn rộng, hầu hết là 300/3000, một số còn 400/4000 ( tức là tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ được phép hoạt động khi đáy mây thấp nhất là 300 mét, tầm nhìn thấp nhất là 3000 mét, hoặc đáy mây thấp nhất là 400 mét, tầm nhìn thấp nhất là 4000 mét mới được bay ), nhưng không hề ai để ý, quan tâm lớn đến chuyện ấy. Có nhiều chuyến xuất kích chiến đấu, khi cất cánh lên, thời tiết đã xấu lắm rồi, biết rằng khi về sẽ không hạ cánh nổi, phải bỏ máy bay, phải nhảy dù, nhưng không một ai chùn bước trước khó khăn, vẫn đưa được máy bay lên trời, vẫn đi chiến đấu.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #461 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 03:07:39 pm »


PHI ĐỘI BAY ĐÁNH ĐÊM

QĐND - Thứ Năm, 22/11/2012, 23:43 (GMT+7)

QĐND - Nhà thơ, Đại tá phi công Nguyễn Công Huy sinh năm 1947, quê ở huyện Thường Tín, hiện ông ở Khu tập thể Quân đội, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông nguyên là Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn Không quân 371, cựu phi công Đại đội bay đánh đêm (sau này là Phi đội 5) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngày 26-6-1972, Công Huy đã lập công bắn rơi một chiếc F4 trên bầu trời tỉnh Hòa Bình, được Bác Hồ tặng huy hiệu.

Nhớ lại những kỷ niệm không quên về chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, trong đó, bộ đội không quân đã góp công bắn rơi 2 máy bay B-52, ông xúc động kể:

- Tháng 7-1968, cấp trên quyết định thành lập Đại đội bay đánh đêm. Đây là cái nôi nuôi dưỡng, trưởng thành của nhiều phi công xuất sắc như: Phạm Tuân, Vũ Đăng Kính, Vũ Xuân Thiều, Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây...

Năm 1970, đội ngũ phi công của Đại đội bay đánh đêm đã nhận nhiệm vụ chính, cơ động vào Khu 4, ém quân ở sân bay dã chiến Thọ Xuân (Thanh Hóa) và Đồng Hới (Quảng Bình), tham gia chiến đấu bảo vệ tuyến đường vận tải chiến lược 559, tìm đánh B-52 trên vùng trời Bình Trị Thiên và Đường 9-Nam Lào. Tháng 8-1970, Đại đội trưởng Đinh Tôn, Đại đội phó Hoàng Biểu, phi công Đặng Xây và Vũ Đình Rạng đã tham gia vào đoàn nghiên cứu cách đánh B-52 trên vùng trời thuộc địa bàn Khu 4. Sau nhiều ngày nghiên cứu, bộ đội không quân ta tìm ra cách đánh máy bay B-52, rồi xây dựng phương án và tổ chức luyện tập. Theo phương án được xây dựng, đội ngũ phi công Đại đội bay đánh đêm say mê tập luyện từng giai đoạn: Từ việc phát hiện B-52 thế nào, có cần mở ra-đa hay không, mở ở cự ly bao nhiêu, bay tránh lực lượng tiêm kích yểm hộ ra làm sao, tiếp cận thế nào và phóng tên lửa ở cự ly nào thì hiệu quả nhất, phóng mấy quả? Máy bay mình thoát ly ra khỏi trận địa về hạ cánh thế nào?... Các tình huống huấn luyện rất chi tiết, tỉ mỉ và chính xác.


Nụ cười sau một chuyến xuất kích của Đại đội bay đánh đêm. Ảnh tư liệu

Đêm 20-11-1971, máy bay do Vũ Đình Rạng điều khiển cất cánh từ sân bay Anh Sơn đã bắn bị thương một chiếc B-52 của giặc. Trận đánh này là chiến công đầu tiên của không quân ta đánh B-52. Trận đánh khẳng định: Không quân ta có thể tiêu diệt được pháo đài bay B-52 của giặc Mỹ.

Sau đó, nhiều phi công thuộc Đại đội bay đánh đêm đã liên tục mai phục, xuất kích chiến đấu nhưng chưa lần nào gặp được B-52. Những phi công cơ động làm nhiệm vụ săn B-52 nhiều nhất gồm: Nguyễn Đăng Kính, Vũ Đình Rạng, Đặng Xây, Trần Thông Hào, Trần Cung và Vũ Xuân Thiều. Sau này có Phạm Tuân, Nguyễn Ngọc Thiên, Bùi Doãn Đô, Nguyễn Khánh Duy, Nguyễn Đức Chiến, Đặng Vân Đình… Các phi công bay đánh đêm của ta khi đó không nhiều, chỉ khoảng 10 đồng chí.

Từ những ngày đầu năm 1972, Đại đội bay đánh đêm cùng với Trung đoàn cơ động vào sân bay Thọ Xuân đóng quân, làm nhiệm vụ tác chiến ở vùng trời Khu 4, đồng thời sẵn sàng chi viện cho Trung đoàn Không quân 927 ở sân bay Đa Phúc. Phi công Vũ Xuân Thiều và Nguyễn Ngọc Thiện được chuyển biên chế về Trung đoàn 927. Các phi công bay đánh đêm đã trực chiến và nhiều lần xuất kích, nhưng chưa ai bắn rơi được chiếc máy bay nào của địch. Vì thế, nhiều người có  tư tưởng muốn được chuyển sang bay ngày, để được đánh ban ngày, để lập chiến công. Nhưng lực lượng bay đêm vẫn phải giữ nhiệm vụ quan trọng là đánh máy bay B-52.

Tháng 12-1972, trực chiến báo động chuyển cấp xuất kích chiến đấu. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi xen kẽ giữa các lần báo động, phi công ta vẫn ngồi ghi nhật ký, viết thư gửi về gia đình và người thân. Rất nhiều dòng nhật ký đã phải bỏ dở; nhiều bức thư phải ngắt quãng dừng lại giữa chừng vì có lệnh báo động, vì người viết phải bay xuất kích.

Vũ Xuân Thiều cũng có lần viết dở lá thư như vậy. Lá thư anh viết ngày 21-12-1972: “Bố mẹ thân yêu! Trải qua hai đêm nặng nề, cái nặng nề của mọi người vì phải đứng nhìn lửa đạn, hết đợt này đến đợt khác máy bay địch rải xuống Hà Nội. Con nghĩ bây giờ không phải là lúc lo lắng cho ngôi nhà mình…”. Đang viết dở lá thư thì Vũ Xuân Thiều nhận lệnh báo động vào cấp, cất cánh và bức thư ấy mãi mãi chỉ viết đến đấy rồi dừng lại...

Đêm 27-12-1972, từ sân bay Yên Bái, Phạm Tuân nhận lệnh cất cánh, bay về hướng Tây Nam. Khi đến độ cao 7000m, anh bay với tốc độ vượt tiếng động và phát hiện B-52 của địch. Đến cự ly phóng tên lửa, Phạm Tuân phóng liền hai quả vào mục tiêu, rồi kéo máy bay mình vọt lên thoát ly và trở về căn cứ hạ cánh.

Những ngày đó, phi công Hoàng Biểu và Thông Hào nhận nhiệm vụ cơ động vào trực chiến ở sân bay Cẩm Thủy. Trong cùng đội bay đêm, Xuân Thiều và Thông Hào thường để chung quần áo và đồ đạc vào chiếc thùng gỗ đựng đầu tên lửa, vì không có đủ thùng cho mỗi người một chiếc. Thỉnh thoảng Xuân Thiều lại soạn thư từ và ảnh của người yêu, đưa cho Thông Hào xem rồi lại cất vào hộp riêng, với nỗi nhớ thương ào đến xao xuyến và bâng khuâng.

Đêm 28-12-1972, Vũ Xuân Thiều trực chiến và xuất kích chiến đấu từ sân bay Cẩm Thủy. Máy bay anh được dẫn đường đến  hướng  Mộc Châu, Sơn La. Xuân Thiều báo về đã phát hiện được mục tiêu. Nghe anh báo về, mọi người ở nhà hồi hộp chờ đợi, nhưng rồi sau đó là cả một sự im lặng vĩnh viễn. Vũ Xuân Thiều đã bắn rơi B-52 ở cự ly rất gần, do tốc độ bay quá lớn nên không kịp thoát ly, máy bay anh lao thẳng vào đội hình B-52 và anh đã dũng cảm hy sinh. Công Huy nghẹn ngào kể lại hôm ông nhận tin đồng đội mình hy sinh:

- Sáng hôm sau, tôi bay từ sân bay cơ động chuyển về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc, thì nhận được tin Vũ Xuân Thiều hy sinh. Đứng ở ngoài sân bay, tay giữ phong thư của Thiều mà nước mắt của mình cứ trào ra đầm đìa. Vậy là bức thư sẽ không bao giờ đến tay người nhận nữa. Mới đây thôi, hai anh em còn ở cùng trung đội bay đêm, rồi tôi chuyển sang đại đội đánh ngày, Thiều ở lại đại đội đánh đêm. Mới hôm rồi Thiều còn gửi trả lại chiếc áo len cho tôi. Thiều  cũng mới viết thư cho tôi. Vậy mà...

Các phi công Đại đội bay đánh đêm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh máy bay B-52, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bầu trời Tổ quốc, trở thành một bộ phận huyền thoại trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.

HOÀNG NAM

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/408/408/217030/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
trevn
Thành viên
*
Bài viết: 43


« Trả lời #462 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 03:54:12 pm »

"Ngày 26-6-1972, Công Huy đã lập công bắn rơi một chiếc F4 trên bầu trời tỉnh Hòa Bình, được Bác Hồ tặng huy hiệu"
Bác Huy ơi, báo QDND viết nhầm phải không ạ ? hoặc là nhầm ngày hoặc là nhầm huy hiệu Bác Hồ thành BH tặng huy hiệu  Smiley
Logged
thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #463 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 04:24:24 pm »

Trong cuốn sách của tác giả người Mỹ viết về vụ tập kích Sơn Tây,có nhắc đến vụ tình báo Mỹ lắm được danh sách trực của phi công bay đêm ta,các bác tìm hiểu xem thực hư thế nào?Âu cũng là kế sách về lâu dài cho đất nước ạ.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #464 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2012, 09:15:31 pm »

 Khi Bác Hồ còn sống, một lần, Người gặp các phi công ta từng lập được chiến công bắn rơi máy bay giặc Mỹ, Người có nói : "Bác chẳng có gì, Bác nghèo lắm, nhưng hễ chú nào bắn rơi 1 máy bay Mỹ thì Bác sẽ tặng cho 1 Huy hiệu của Bác !". Kể từ ngày ấy, phi công nào bắn rơi máy bay Mỹ đều được tặng Huy hiệu của Người. Bác không trực tiếp trao mà ủy quyền cho các cấp ví như Quân chủng PK-KQ trao cho các phi công. Tôi cho rằng bài báo viết lỗi, đúng ra là "được trao tặng 1 Huy hiệu Bác Hồ" thì có vẻ chuẩn mực hơn. Sự sai sót ấy chắc cũng không đến mức quá lớn - tôi nghĩ vậy.

 Càng những giai đoạn cuối năm 1972 thì tình hình chiến sự càng ác liệt. Để chuẩn bị cho 1 máy bay cất cánh lên trời thật muôn vàn khó khăn. Các anh em thợ máy hầu như thức suốt đêm để sửa chữa những hỏng hóc của máy bay, tăng thêm tỉ lệ máy bay tốt phục vụ cho chiến đấu. Việc kéo máy bay ra rồi lại kéo đi sơ tán, rồi lại kéo máy bay ra chuẩn bị trực là cái chuyện thường tình. Mà không cứ gì thành phần thợ máy, các thành phần khác như lái xe chuyên ngành, trực ở Sở chỉ huy, rồi các anh chị nuôi quân đều vất vả, túi bụi như nhau. Nghĩ thật cảm động khi gặp cảnh tượng tổ trưởng thợ máy cầm cần dắt đứng ngóng về phía chân trời, phía đầu loa cất hạ cánh chờ đón máy bay của mình quay về mà chẳng khác gì bức tượng trên hòn Vọng Phu, nhất là trong trời đêm nữa thì mới càng thấm thía cái tình đồng chí đồng đội. Rồi các cô "chị nuôi", khi thấy tổ trực chiến vào cuối ngày xách thùng bay của một phi công nào đó vắng mặt trở về khu sơ tán là lập tức òa khóc, cho rằng phi công đó đã hi sinh, giải thích thế nào cũng không chịu nghe.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #465 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2012, 11:17:44 pm »

.
     Bác PhiCôngTiêmKích ! Vẫn biết đây là topic "Phi công tiêm kích". Tuy nhiên anh em cũng muốn biết chuyện các anh phi công cường kích đã chiến đấu như thế nào. Mình ném bom vào địch ở những đâu vậy. Có gì các bác kể cho anh em cùng nghe nha !
Logged

MTT
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #466 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 12:04:25 am »

.
     Bác PhiCôngTiêmKích ! Vẫn biết đây là topic "Phi công tiêm kích". Tuy nhiên anh em cũng muốn biết chuyện các anh phi công cường kích đã chiến đấu như thế nào. Mình ném bom vào địch ở những đâu vậy. Có gì các bác kể cho anh em cùng nghe nha !

Cái này em nghĩ chắc chỉ được mỗi vụ ném bom sân bay TSB bằng máy bay A37 thôi.

Mà cũng thấy là là khi đã chiếm được Đà nẵng, Phan Rang không thấy mình đưa MIG vào để không chiến với đội A37 của quân ngụy trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Chắc là công tác đảm bảo cho MIG không thực hiện kịp chăng? Nên trong chiến dịch GPMN, không quân (và cả phòng không) chẳng thấy có vai trò gì cả?
Logged
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #467 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 12:59:01 am »

Ấy ấy, còn vụ ném bom tàu chiến Mỹ ngoài biển hay vụ tấn công đài radar Pa Thí ... nữa chứ. Trong cz HCM ngoài không quân có phi đội A37 thì lực lượng phòng không đi với các cánh quân mà, có cả A72 cơ mà... sao lại nói PKKQ không có vai trò gì cả hả bác Grin
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
taupaypay
Thành viên
*
Bài viết: 126



« Trả lời #468 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 01:03:15 am »

Bác phi công tiêm kích cho em hỏi một vấn đề nhỏ là em thấy trên hai bàn đạp của phi công có hai đai giữ (hình như làm bằng da). Vậy khi có nguy hiểm phải phóng ghế ra khỏi máy bay thì làm thế nào hai bàn đạp đó có cùng phóng theo ghế không. Nếu không phóng cùng ghế lúc gấp gáp vậy rút chân ra nhỡ bị mắc giầy thì làm sao ạ  Huh.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #469 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 01:21:58 am »

.
     Bác PhiCôngTiêmKích ! Vẫn biết đây là topic "Phi công tiêm kích". Tuy nhiên anh em cũng muốn biết chuyện các anh phi công cường kích đã chiến đấu như thế nào. Mình ném bom vào địch ở những đâu vậy. Có gì các bác kể cho anh em cùng nghe nha !

Cái này em nghĩ chắc chỉ được mỗi vụ ném bom sân bay TSB bằng máy bay A37 thôi.

Mà cũng thấy là là khi đã chiếm được Đà nẵng, Phan Rang không thấy mình đưa MIG vào để không chiến với đội A37 của quân ngụy trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Chắc là công tác đảm bảo cho MIG không thực hiện kịp chăng? Nên trong chiến dịch GPMN, không quân (và cả phòng không) chẳng thấy có vai trò gì cả?

Phi công cường kích của ta đánh cừ lắm các bác ơi!

Chiến tranh biên giới Tây-Nam,máy bay ném bom của ta hỗ trợ rất đắc lực cho bộ binh giải quyết trận địa. Nhờ đó, giảm đáng kể thương vong cho lính bộ binh.
Tháng 6-1978, lính QD3 đánh chiếm cao điểm 62, có công của các bác cường kích đấy ạ!.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM