Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:36:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398240 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #410 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 10:58:52 pm »

Cám ơn bác phicongtiemkich, qua bài viết của bác - 40 năm mà như mới đây thôi, vậy mà anh Thiều cũng đã hy sinh được 40 năm rồi. Sau đó hiện vật và hiện trường tại Sơn La như thế nào? Có bảo vệ và gìn giữ được không? Nếu có thể mong bác cho chúng em được biết.

Và em nhớ thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị trong một bài viết nhân dịp 35 năm ĐBP trên không có nói đến mong ước dựng một bia kỷ niệm tại sân bay Cẩm Thủy - sân bay dã chiến trong một nông trường ở vùng núi Thanh Hóa, không biết mong ước chính đáng ấy đã được thực hiện chưa?
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2012, 11:59:59 pm gửi bởi qtdc » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #411 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 11:33:58 pm »

Rất chân thành cám ơn bác phicôngtieemkích viết bài về 2 trận MIG-21 bắn hạ B-52.
Trong những trang sách được đọc từ thời còn nhỏ. Khi viết về nhưng trận chiến đấu giữa ta và địch trên bầu trời, các tác giả hay dùng hình ảnh chim cắt đánh diều hâu. Có lẽ vì mục đích động viên tinh thần, nên hình ảnh biểu tượng đó thường mang sắc thái lãng mạn, hào hùng.
Giờ đây, được đọc những bài viết của  người trong cuộc, cùng những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống. Tôi thực sự thấm hiểu những gian khổ vất vả, những chiến công được đánh đổi bằng máu và nước mắt của những chiến sĩ phi công tiêm kích làm nhiệm vụ bảo vệ bầu trời .
Hiện nay,tài liệu tương đối nhiều phục vụ cho sự đối chiếu, so sánh. Dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch về số lượng phương tiện, trang bị kỹ thuật, tiềm lực kinh tế quốc phòng v v...của không quân Mỹ và lực lượng không quân non trẻ của ta lúc đó. Vậy mà khi Tổ quốc cần, các anh vẫn dám đánh và quyết đánh thắng.
Theo tôi, đó là bài học vẫn còn tươi mới của ngày hôm nay.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #412 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 11:50:09 pm »

Cách thức sử dụng kính ngắm trên MiG-21, tôi đã có dịp nói rồi, nay chỉ xin nhắc lại thôi. Chúng tôi sử dụng loại kính ngắm PKI được chia các li giác cố định trên đó. Trong không chiến, phụ thuộc vào cự li đến mục tiêu và sải cánh của máy bay mục tiêu mà ta chọn thời điểm bao nhiêu li giác để ấn nút tên lửa.
Kính ngắm PKI như hồi anh Phicôngtiêmkích sử dụng là loại dùng cho đời Mig-21PF và PFM, cụ thể là kính ngắm PKI-1. Có bạn phía trên hỏi về hiện tượng nảy tâm ngắm đón của kính ngắm ASP-5ND trên Mig-21F-13 khi cơ động dùng pháo (hoặc có thể cả rốc két) bắn mục tiêu bay.

Hình minh họa phía dưới cho thấy kính ngắm ASP-PFD-21 của Mig-21bis có chia các li giác cố định và vòng ngắm bắn đón ở vị trí công tắc OPT khi bám mục tiêu là máy bay trực thăng (pics.livejournal.com)


Bổ sung bảng minh họa cách "nhẩm" cự li theo sải cánh mục tiêu (Mirage và A-4 Skyhawk) trên vòng li giác máy ngắm PKI
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2012, 12:08:50 am gửi bởi huyphongssi » Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #413 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2012, 09:56:45 pm »

Cám ơn bác phicongtiemkich, qua bài viết của bác - 40 năm mà như mới đây thôi, vậy mà anh Thiều cũng đã hy sinh được 40 năm rồi. Sau đó hiện vật và hiện trường tại Sơn La như thế nào? Có bảo vệ và gìn giữ được không? Nếu có thể mong bác cho chúng em được biết.

Và em nhớ thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị trong một bài viết nhân dịp 35 năm ĐBP trên không có nói đến mong ước dựng một bia kỷ niệm tại sân bay Cẩm Thủy - sân bay dã chiến trong một nông trường ở vùng núi Thanh Hóa, không biết mong ước chính đáng ấy đã được thực hiện chưa?

Có phải ý bác muốn nói đến sân bay Sao vàng ở huyện Thọ xuân-Thanh hóa không ạ?

Tôi cũng có trùng câu hỏi với bác qtdc, không biết hiện trường nơi bác Thiều hy sinh nay ra sao? Chí ít cũng nên có 1 tấm bia nhắc nhớ 1 con người vì nước quên thân trong 1 hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #414 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2012, 11:22:30 pm »

Cám ơn bác phicongtiemkich, qua bài viết của bác - 40 năm mà như mới đây thôi, vậy mà anh Thiều cũng đã hy sinh được 40 năm rồi. Sau đó hiện vật và hiện trường tại Sơn La như thế nào? Có bảo vệ và gìn giữ được không? Nếu có thể mong bác cho chúng em được biết.

Và em nhớ thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị trong một bài viết nhân dịp 35 năm ĐBP trên không có nói đến mong ước dựng một bia kỷ niệm tại sân bay Cẩm Thủy - sân bay dã chiến trong một nông trường ở vùng núi Thanh Hóa, không biết mong ước chính đáng ấy đã được thực hiện chưa?

Có phải ý bác muốn nói đến sân bay Sao vàng ở huyện Thọ xuân-Thanh hóa không ạ?

Tôi cũng có trùng câu hỏi với bác qtdc, không biết hiện trường nơi bác Thiều hy sinh nay ra sao? Chí ít cũng nên có 1 tấm bia nhắc nhớ 1 con người vì nước quên thân trong 1 hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.
Bác tuanb5: sân bay Cẩm Thủy cách sân bay Thọ Xuân (Sao Vàng) 12 km về phía bắc, nó là sân bay dã chiến. Bác xem lại trang trước bác phicongtiemkich đã nói rõ: nó thuộc nông trường 26 tháng 3 huyện Thạch Thành. Trong 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, KQ Mỹ băm nát các sân bay cơ bản của ta và LLKQ ta phải sử dụng đến các sân bay dã chiến vòng ngoài.  
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2012, 11:32:54 pm gửi bởi qtdc » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #415 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2012, 11:21:11 pm »

bác phi công tiêm kích ơi,cháu muốn hỏi 1 chút ạ,cháu không hiểu tại sao chỉ với 2 quả K13 với tổng khối lượng đầu nổ chỉ vẻn vẹn hơn 20kg mà vẫn hạ gục được B52 và nếu so về kích thước thì cũng chỉ như que tăm so với cây đại thụ thôi ạ,cháu thấy trong 12 ngày đêm,có 2 trường hợp B52 bị dính sam ( mỗi quả gần 2 tạ thuốc nổi) thế nhưng cũng chỉ chết 3 động cơ và lết về được căn cứ,bác giải đáp giùm cháu nhé,cháu cảm ơn ạ

Tuy tên lửa K-13 có trọng lượng nhỏ ( toàn bộ chỉ khoảng 70 kg ), lượng thuốc nổ cũng không lớn nhưng sức công phá của nó thì không nhỏ chút nào. Nếu 1 quả chui tọt vào buồng đốt của F-4 thì lúc nổ nó cũng đủ sức cắt đôi đuôi rời khỏi thân F-4 luôn. Khi cả 2 quả chui vào động cơ B-52 nổ thì hẳn là cánh cũng gãy lìa. Vấn đề không chỉ phụ thuộc vào lượng thuốc nổ mà cái chính là vị trí nổ ở đâu. Một chiếc kim châm đúng huyệt thì người có nặng hàng tạ cũng cứng đờ ra chứ, đúng không vuthang 21193. Chuyện này thì phải nhờ đến anh huyphongssi giải thích cặn kẽ cho vuthang mới được. Mong anh huyphongssi giải thích chi tiết thêm hộ tôi.

Bạn vuthang21193 không nên so sánh khối lượng giữa đầu nổ đạn SA-75 với đầu nổ đạn K-13 trong kết cục công kích B.52.

Về nhiệm vụ, đạn SA-75 chuyên dùng tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược hạng nặng kiểu như B-52 theo kiểu 1 đạn ăn 1 máy bay, nhưng với điều kiện không bị địch gây nhiễu rãnh đạn về đầu thu đài điều khiển và rãnh ngòi nổ trên đạn. Khi bị máy bay địch gây nhiễu chế áp, hiệu quả tác chiến của SAM giảm dẫn tới bắn trượt hoặc nổ hụt hay vượt tầm, nên một số trường hợp chỉ gây hư hại nhẹ cho mục tiêu.

Đạn đối không K-13 (tên lửa 310) dùng tiêu diệt mục tiêu bay chiến thuật từ bán cầu sau, nên nó có hạn chế khi được sử dụng chống máy bay chiến lược kích cỡ lớn và nhiều động cơ như B-52. Đạn K-13 có 2 ngòi nổ gồm 1 ngòi cận đích quang 454-K nằm trên thân tên lửa giữa đầu nổ và động cơ cùng 1 ngòi chạm I-107 nằm ở mép trước chóp bộ cánh lái phía mũi. Ngòi cận đích quang là ngòi nổ chính, còn ngòi chạm là ngòi dự phòng. Nếu Mig-21 công kích B-52 bằng 1 hoặc 2 đạn K-13 từ bán cầu sau và bán cầu dưới ở cự li cho phép phóng, đạn K-13 sẽ ăn lên và xơi gọn 1 trong số 2 cặp động cơ thuộc 1 bên cánh của B-52. Trong khi đó máy bay B-52 có các cặp động cơ được treo nhô ra phía trước mép cánh trước và được thiết kế để có thể bay ngay cả khi 2 cặp động cơ thuộc cùng 1 bên cánh bị hỏng, nên nếu trúng đạn theo cách thức thông thường thì chỉ có thể vô hiệu 1 cặp động cơ và làm giảm tính năng bay của máy bay khiến nó dễ bị ăn đòn bồi từ các lực lượng phòng không khác. Còn nếu B-52 cơ động khi phát hiện bị công kích hoặc khi bị Mig-21 công kích từ bán cầu trên, đạn K-13 ăn xuống gặp cánh hoặc ăn chéo văng vào thân tạo điểm nổ có thể làm gẫy cánh hoặc phá hủy 1 phần thân nơi đặt các thùng dầu gây cháy nổ máy bay.

Tóm lại tình huống Mig-21 dùng kính ngắm quang học vào công kích B-52 tắt đèn ban đêm và phải lo đối phó với tiêm kích hộ tống của địch là rất khẩn trương. Ngoài ra Mig-21 đeo đạn K-13 có hạn chế về quá tải và góc ngắm nên cơ hội vào công kích B-52 rất hiếm gặp.    

Đạn nhiệt K-13
 

Huyphongssi sẽ dành chút thời gian phân tích vụ bắn B-52 đêm 26-12 của anh Tuân sau.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #416 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2012, 08:34:54 pm »


PHI ĐỘI XUẤT KÍCH TRONG NGÀY QUỐC KHÁNH

QĐND - Thứ Năm, 30/08/2012, 9:51 (GMT+7)


QĐND - Tôi đến thăm Đại tá Mai Đức Toại, nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không -Không quân đúng dịp Hà Nội đang rộn rã cờ hoa chào đón 67 năm ngày Quốc khánh. Ngôi nhà nhỏ của ông nằm sâu trong ngõ 236, đường Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Nhắc đến ngày Quốc khánh, ông đã kể tôi nghe một lần xuất kích khá đặc biệt...

Năm nay Đại tá Mai Đức Toại đã ngoài 80 tuổi, tuy mắc căn bệnh tiểu đường nhưng da dẻ ông vẫn hồng hào, trí nhớ rất tốt. Các con, cháu của ông đều đi làm, hằng ngày một mình ông ở nhà xoay trần với công việc bếp núc và chăm sóc bà vợ bị bại liệt cách đây 6 năm sau một lần ngã cầu thang.

Trong phòng khách treo trang trọng bức ảnh ông chụp với Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch cùng với các anh hùng, phi công có thành tích bắn rơi máy bay Mỹ năm 1966. Trước khi trở thành phi công, ông đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ. ông nhập ngũ năm 1950 và được biên chế vào Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312. Chính đơn vị ông đã tham gia trận đánh bắt sống tướng Đờ Cát. Năm 1958, ông được trên cử đi học lái máy bay Mig -17 tại Trung Quốc. Là một trong số những phi công đầu tiên của Việt Nam trưởng thành từ lính bộ binh, ông trở về nước tham gia chiến đấu ngay. ông đã cùng đồng đội liên tục xuất kích đánh đuổi nhiều loại máy bay của giặc Mỹ trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa và các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc của Tổ quốc.

ông kể cho tôi chuyến bay ngày Quốc khánh năm ấy, tuy diệt được máy bay địch nhưng cũng đã ngăn chặn không cho máy bay địch vào sâu đánh phá ta. Sáng 2-9-1965, biên đội Mig -17 gồm: Mai Đức Toại, Lê Trọng Huyên, Nguyễn Văn Bảy, Đỗ Huy Hoàng nhận được lệnh trực cấp 1 tại sân bay Đa Phúc. 6 giờ 30 phút, trực ban tác chiến thông báo do thời tiết xấu nên biên đội trực chiến chuyển sang cấp 3. Nghe vậy, mọi người ai nấy đều tranh thủ chợp mắt vì sáng nào cũng thức dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị. Anh em đang ngon giấc thì 9 giờ, trực ban tác chiến lại chạy vào thông báo: “Chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu”, 3 tốp máy bay địch đang bay vào phía tây nam Ninh Bình.

ông và đồng đội vùng dậy. Hai phút sau, từ đài chỉ huy có 2 phát pháo hiệu đỏ vút lên trời, “báo động trực cấp 1”. Cả 4 anh em lao ra máy bay, lên buồng lái, sẵn sàng chờ lệnh. Ba phút sau, một phát pháo hiệu đỏ lại vút lên, sở chỉ huy báo hiệu cho phép cất cánh. Mở máy xong, chỉ huy bay tiếp tục lệnh cho biên đội cất cánh đến độ cao 100m thì vòng phải theo hướng cầu Đuống -Long Biên sang Hà Nội rồi vòng trái hướng Nho Quan -Ninh Bình. Vòng trái xong, Mai Đức Toại số 1 lệnh cho số 2 Lê Trọng Huyên triển khai đội hình xuyên mây, đến Ninh Bình ước tính lượng mây 6/10, có thể nhìn thấy mục tiêu mặt đất, biên đội tiếp tục bay đến Ghềnh thì sở chỉ huy lại lệnh vòng trái hướng Nho Quan theo trục đường 59. Khoảng 5 phút sau, sở chỉ huy thông báo địch đang ở bên phải biên đội 60 độ và khoảng cách 70km, chúng có 3 tốp đang hoạt động ở phía tây Thanh Hóa. Tiếp tục vòng phải 60 độ, quan sát một hồi lâu thì Mai Đức Toại và Lê Trọng Huyên đều phát hiện được mục tiêu, có vẻ như chúng đang săn tìm gì đó? Mặc dù rất muốn được tiếp cận mục tiêu để công kích nhưng sở chỉ huy chưa cho phép, vậy là ông lệnh cho số 2 vòng quanh tại chỗ khu vực Nho Quan, Ghềnh để chặn địch nhưng mãi vẫn không thấy chúng vào sâu.

Khoảng 20 phút sau, sở chỉ huy lệnh cho biên đội thoát ly về hạ cánh. Vốn đã bay quen địa hình ông nhanh chóng giảm độ cao từ 4000m xuống 1000m bay dọc theo sông Hồng về Phú Xuyên rồi chuẩn đài xa về hạ cánh an toàn.

Ngay buổi chiều hôm đó, biên đội được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, động viên nhân kỷ niệm 20 năm ngày Quốc khánh 2-9. Nghe Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện báo cáo tình hình trực chiến của đơn vị, Đại tướng đã biểu dương tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của các phi công. Phi đội xuất kích kịp thời và dũng cảm khiến cho tốp máy bay địch không dám vào đánh phá miền Bắc, góp phần mang lại một ngày lễ Quốc khánh yên bình, tốt đẹp. ít lâu sau, ông Toại đã xuất kích và bắn hạ được hai máy bay F105 và A4 của giặc Mỹ, được Bác Hồ tặng thưởng Huân chương Chiến công và huy hiệu của Người.

Mai Văn Đông

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/91/68/261/261/261/204531/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Sonviet
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #417 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2012, 11:55:06 am »

Cám ơn bác phicongtiemkich, qua bài viết của bác - 40 năm mà như mới đây thôi, vậy mà anh Thiều cũng đã hy sinh được 40 năm rồi. Sau đó hiện vật và hiện trường tại Sơn La như thế nào? Có bảo vệ và gìn giữ được không? Nếu có thể mong bác cho chúng em được biết.

Và em nhớ thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị trong một bài viết nhân dịp 35 năm ĐBP trên không có nói đến mong ước dựng một bia kỷ niệm tại sân bay Cẩm Thủy - sân bay dã chiến trong một nông trường ở vùng núi Thanh Hóa, không biết mong ước chính đáng ấy đã được thực hiện chưa?

Có phải ý bác muốn nói đến sân bay Sao vàng ở huyện Thọ xuân-Thanh hóa không ạ?

Tôi cũng có trùng câu hỏi với bác qtdc, không biết hiện trường nơi bác Thiều hy sinh nay ra sao? Chí ít cũng nên có 1 tấm bia nhắc nhớ 1 con người vì nước quên thân trong 1 hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.

Chuẩn, tại nơi phi công Thiều hy sinh nên dựng bia và tượng để tưởng niệm người anh hùng vì nước quên thân...........
Logged
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #418 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2012, 01:10:20 pm »

Cám ơn bác phicongtiemkich, qua bài viết của bác - 40 năm mà như mới đây thôi, vậy mà anh Thiều cũng đã hy sinh được 40 năm rồi. Sau đó hiện vật và hiện trường tại Sơn La như thế nào? Có bảo vệ và gìn giữ được không? Nếu có thể mong bác cho chúng em được biết.

Và em nhớ thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị trong một bài viết nhân dịp 35 năm ĐBP trên không có nói đến mong ước dựng một bia kỷ niệm tại sân bay Cẩm Thủy - sân bay dã chiến trong một nông trường ở vùng núi Thanh Hóa, không biết mong ước chính đáng ấy đã được thực hiện chưa?

Có phải ý bác muốn nói đến sân bay Sao vàng ở huyện Thọ xuân-Thanh hóa không ạ?

Tôi cũng có trùng câu hỏi với bác qtdc, không biết hiện trường nơi bác Thiều hy sinh nay ra sao? Chí ít cũng nên có 1 tấm bia nhắc nhớ 1 con người vì nước quên thân trong 1 hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.

Chuẩn, tại nơi phi công Thiều hy sinh nên dựng bia và tượng để tưởng niệm người anh hùng vì nước quên thân...........
Các bác à, Bia và Tượng thì chắc dễ vì làm đề án, xin kinh phí thôi nhưng quan trọng là có ai có tâm chăm lo cho Bia và Tượng đó, còn xây xong thì bỏ mặc cho nắng và gió thì đau lòng lắm.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #419 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2012, 04:28:26 pm »

Cuối 72 chúng tôi còn thấy một F4 bị hạ bởi phát tên lửa thứ 2 của một Mig21 ở khu vực Hiệp Hòa, phố Thắng. Độ cao thấp nên nhìn rất rõ. Bác phicongtiemkich có biết thành tích của ai?
Vụ quệt dây cao thế có phải a.T không anh PCTK?
Hôm nay mới để ý bài này của bác vitính - đây có lẽ chính là trận quá trưa ngày 27/12/1972 (xuất kích khoảng 1 rưỡi chiều) của biên đội Đỗ Văn Lanh-Dương Bá Kháng. Rất khớp với cả tài liệu ta và tài liệu Mỹ. Chiếc F-4E này bay khá thấp, khi trúng phát đạn đối không thứ 2 của anh Kháng, máy bay mất điều khiển thì 2 phi công Mỹ nhảy dù. Bay thấp, dù mở cũng thấp (phi công vũ khí Brian H.Ward ước lượng dù mở cách đất khoảng 50 feet), rơi xuống một cái mương thủy lợi ngay gần làng, bị thương gẫy tay, chấn thương vai và cột sống và bị bắt sống ngay lập tức.

Bác Kháng kể lại chuyện này trên báo Quân đội Nhân dân 5 năm trước:
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/56/56/58/24337/Default.aspx

và chụp ảnh cùng đại tướng:
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2012, 12:01:19 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM