Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:41:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398207 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hieu6x
Thành viên
*
Bài viết: 52


« Trả lời #240 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2012, 07:59:36 am »

Bài viết dưới đây cũng là 1 trang sử của không quân ta trong KCCM.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/08/nghia-trang-liet-si-trieu-tien-o-bac-giang/

Nghĩa trang liệt sĩ Triều Tiên ở Bắc Giang
Sang Việt Nam học tập, những người lính Triều Tiên đề nghị được ra trận chiến đấu như lính không quân thực thụ. Hàng chục máy bay địch bị họ bắn hạ, nhưng nhiều người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Việt Nam.
Khu mộ 14 người lính Triều Tiên nằm trên đỉnh đồi Rừng Hoàng (xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang). Xung quanh khu mộ được ngăn cách bởi bức tường gạch rêu phong, nhiều chỗ đổ nát, cỏ dại hoang tàn. Nhưng bù lại, khu nhà tưởng niệm với màu sơn hồng ấm áp nổi bật giữa màu lá cây xanh mướt.

Ngoài tấm bia ghi dòng chữ đơn giản: "Nơi đây đã từng là nơi yên nghỉ của những người lính Triều Tiên", 14 mô hình ngôi mộ nằm lặng lẽ. Trên bia, tên của những người Triều Tiên được ghi bằng hai thứ tiếng Triều (mặt trước) và Việt (mặt sau).

Thông tin trên bia cho biết, những người từng nằm xuống nơi đây gồm 12 sĩ quan và 2 chiến sĩ của quân đội Triều Tiên. Trong đó, người trẻ nhất là chiến sĩ Uông Hơ Sanh 19 tuổi, và thời gian hy sinh của những người lính này là từ 1965 - 1968.

 Người thương binh hạng 4/4 Dương Văn Dậu (68 tuổi) cho biết, từ năm 1967, khu mộ được giao cho một cụ bà trông nom. Sau khi cụ mất, năm 2000, việc trông nom được bàn giao lại cho ông Dậu. Để tìm được nơi đặt nghĩa trang ưng ý, người Triều Tiên đã đi tìm khắp từ Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang. Đứng trên đỉnh đồi có thể phóng tầm mắt về xa tít đằng đông, nơi có đất nước Triều Tiên.

Tháng 6/2002, Triều Tiên đã cử đoàn công tác sang tận nơi để đưa hài cốt những người lính trở về. Từ sáng sớm hôm đó, đại diện đại sứ quán Triều Tiên cùng lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã có mặt làm lễ dâng hương. 20 người phụ trách đào một huyệt cho đến khi hoàn thành và chuyển hài cốt lên xe đưa tới sân bay về Triều Tiên.

"Trong số 14 ngôi mộ thì ngôi mộ đánh số thứ tự 13 không có hài cốt. Chắc bởi vì những phần thân thể của người lính xấu số ấy đã nằm rải rác ở nơi nào đó trên đất nước" - bà Nguyễn Thị Thiện, vợ ông Dậu kể.

Cách khu mộ của những người lính Triều Tiên không xa, tại xã Tân Hưng (huyện Lạng Giang) vẫn còn 7 hầm mà người dân quen gọi là "hầm Triều Tiên". Theo các cụ già trong xã, hầm khá kiên cố, xây bằng bê tông, cốt thép, các loại bom đương thời do quân đội Mỹ rải xuống miền Bắc khó có thể công phá được. Hầm do một tốp công binh Trung Quốc xây dựng.

Ông Trịnh Văn Vụ (64 tuổi) nhớ lại, lính Triều Tiên đóng quân ở đây sống rất chan hòa với dân. Đặc biệt, mỗi khi thắng trận trở về, họ nhảy múa, lấy kẹo bánh, lương khô chia cho người dân xung quanh. Thế nhưng, khi có một người hy sinh, họ lầm lũi như những cái bóng, đóng cửa, yên lặng và khóc rất nhiều.

Những chiếc hầm bí mật dù thuộc quyền quản lý của quân đội nhưng vẫn nằm trong đất vườn nhà dân. Nhiều năm nay, do không ai đoái hoài đến nên các hộ dân biến những căn hầm thành nơi đổ rác, hoặc nuôi cá trê.
Thiếu tướng Phan Khắc Hy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân trong thời gian đó cho biết, được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, năm 1966, Đoàn không quân chiến đấu CHDCND Triều Tiên với gần 150 người sang Việt Nam. Đoàn được giao cho Trung đoàn 923 (đóng tại Kép, Lạng Giang, Bắc Giang) quản lý. Toàn bộ máy bay, lương thực, thuốc men... do quân đội Việt Nam cung cấp.

Trong số quân nhân Triều Tiên, 24 người được giao máy bay chiến đấu (14 người được giao máy bay MIG 17B, 10 người được giao MIG 17C). 113 người thực hiện nhiệm vụ tham mưu, chính trị, hậu cần dưới sự chỉ huy của thượng tá Kim Chang Xơn.

Trong thời gian ở Việt Nam, họ được các sĩ quan không quân Việt Nam chỉ bảo tỉ mỉ về kỹ thuật sử dụng máy bay, tiêm kích trên không, đánh du kích, lấy yếu thắng mạnh... Sau khi học xong các kỹ thuật cơ bản, những người lính Triều Tiên đề nghị được ra trận chiến đấu như lính không quân Việt Nam.

Trong thời gian chiến đấu, họ đã giúp Việt Nam hạ nhiều máy bay địch. Theo tướng Hy, sơ kết đợt đầu chiến đấu năm 1966 - 1969, không quân Việt Nam bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó những chiến sĩ không quân Triều Tiên đã bắn rơi 26 chiếc. Ngoài những người đã hy sinh, nhiều chiến binh Triều Tiên tham gia chiến đấu ở Việt Nam khi trở về được Nhà nước Triều Tiên phong tặng danh hiệu Anh hùng.

Sau chiến tranh, vào những ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân của Triều Tiên (24/5), nơi đây thường đón các đoàn của sứ quán, học sinh và nhân dân Triều Tiên sang thăm, thắp hương. Năm 2002, khi hài cốt của những người lính này được đưa về cố quốc, Việt Nam cho xây dựng nhà bia tưởng niệm và 14 mô hình mộ của các liệt sĩ. Từ đó, khu mộ hầu như không còn người đến thăm viếng.

"Từ khi các anh ấy được đưa đi, người dân trong thôn thấy trống vắng lạ thường. Bây giờ chỉ còn mỗi chồng tôi được xã cắt cử để trông nom nghĩa trang vắng lặng ấy dù chẳng được một đồng nào. Ông ấy bảo, là người lính với nhau tính gì chuyện tiền nong. Nhưng nghĩ cứ thấy tồi tội..." - bà Thiện tâm sự.

Tiền phong

Logged

Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình
Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ.
hungtq
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #241 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2012, 10:07:23 pm »

Cả ngày hôm nay đọc một mạch hết thớt này, có đoạn thì mừng vui, có đoạn thì rưng rừng nước mắt.
Cám ơn chú Phi Công và các đồng đội đã cho cháu, cho em có được cảm giác này
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #242 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 12:11:41 am »

Cả ngày hôm nay đọc một mạch hết thớt này, có đoạn thì mừng vui, có đoạn thì rưng rừng nước mắt.
Cám ơn chú Phi Công và các đồng đội đã cho cháu, cho em có được cảm giác này

hức... hóa ra không chỉ có mỗi mình SGG "mần một lèo" hết thớt này trong hôm nay...

Cảm ơn chị CCBTT đã nhắn nhe giới thiệu "em ơi, hãy xem... ta đang có một chàng phi công tiêm kích..."
trích:
  • "...chúng nó như những con sói già. Con làm sao thoát khỏi nanh vuốt của chúng nó được! Con ở đây với mẹ đi, mẹ nuôi con được mà!”
    Tôi đã trả lời: “Không! con phải về, con rất cám ơn mẹ, nhưng Tổ quốc con đang rất cần chúng con!”
    Nhiều bà mẹ khóc lắm! Nhiều người khóc lắm! Chúng tôi cũng khóc!
  • Đầu tiên múc một ca nước, thấm cho ướt hết đầu, hứng nước ấy vào một chậu thau khác, xát xà phòng, gội đầu chỉ được phép hai ca nước là cùng. Số nước hứng được khi gội đầu, té cho ướt khắp người, kỳ cọ bằng xà phòng, chỉ được dùng khoảng 3 đến 4 ca nước. Vẫn hứng nước ấy để giặt sơ bộ quần lót. Tráng nước sạch khoảng 3 ca, còn lại vài ca cuối là giặt khăn mặt và quần. Xong cuộc tắm!
  • ...trò bay “báo cơm”. Có nghĩa là đi cơ động ở sân bay khác về, hoặc đi đánh nhau về, sẽ hạ cánh ở Đa Phúc thì thế nào cũng bay kéo dài vòng một một chút, lách qua núi Đôi, ngắm vào mấy cửa hầm chúng tôi ở, bay thật thấp dưới chân đồi có hầm ấy, dưới đó là bếp ăn của bọn tôi. Rẹt qua ở độ cao 5 - 10m thôi, lắc cánh rồi kéo lên, lượn vào vòng 3, thả càng, hạ cánh. Chị nuôi khắc biết bổ sung thêm một xuất cơm ra sân bay. Tai hại là ở chỗ mọi người giật mình, kinh hoảng, may mà chưa có ai bị ngất vì tiếng động và sóng kích của máy bay gây ra. Đã có lần, bay thấp quá, mái bếp suýt sập, vung nồi cơm văng cả xuống bếp, bụi mù lên...
  • Vậy là từ đây, chúng tôi phải xa nhau, mỗi người mỗi nhiệm vụ, cùng ở trên trời đấy, nhưng mỗi người ở một rãnh sóng khác nhau, chẳng nghe được tiếng của nhau nữa, nói chi thấy mặt. Và cũng là từ đây, chúng tôi ngầm ganh đua nhau xuất kích, ganh đua nhau bắn rơi máy bay trong các trận không chiến, ganh đua nhau nhận các nhiệm vụ… Cả hai trung đoàn chúng tôi về sau đều được tuyên dương anh hùng
  • ...dù bay đêm gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn bay ngày, nhưng có lắm khi có những cảnh tượng nên thơ mà phi công bay ngày không thể nào gặp được và có lẽ cũng không tưởng tượng ra được. Đấy là những chuyến bay cất cánh vào đúng lúc trăng lên, vào những đêm trăng tròn. Mặt trăng thật dịu dàng, tròn như một chiếc đĩa ngọc khổng lồ, nhè nhẹ tỏa sáng - thứ ánh sáng thật mềm mại, dịu êm ..., chuyển động thướt tha. Trong đêm trăng, bầu trời như chiếc áo gấm khổng lồ được gắn ngàn vạn viên ngọc kim cương lấp lánh, nhấp nháy ..., bạn bắt gặp những tầng mây nguyên thủy ngàn vạn năm còn ngơ ngẩn giữa không trung mà mỏng manh, lơ lửng trong tầng không tựa như tấm khăn voan của ai đó đánh rơi giữa trời còn vấn vương mùi hương, chập chờn trong gió... Dưới mặt đất, ánh trăng loang đến đâu, vạn vật sáng bừng lên đến đó tựa như được dát bạc, huyền ảo, thần diệu ... Trên mặt nước các đợt sóng gợn lăn tăn như có ngàn vạn con rắn  màu vàng, màu bạc đang đùa rỡn nhau trên mặt nước vậy. Những lúc ấy làng xóm, quê hương, cỏ cây vạn vật của đất nước mình sao mà yêu, mà quý, mà thân thương đến thế.
  • ngẫm nghĩ mới thấy tình đồng đội trong chiến tranh khi thường xuyên va vấp với lửa đạn, luôn bị cái chết rình rập... con người đối xử với nhau thật chân tình, lo cho nhau đến hết mình, không chút bon chen, không giả tạo. Quý báu biết bao!
    Tôi càng sống thì càng chất thêm những món nợ vào đời mình. Tình nghĩa anh em, bạn bè, đồng đội trong chiến tranh ngày càng bền chặt, sẵn sàng chia lửa cho nhau, nhận cái chết cho nhau... bao nhiêu nghĩa cử, bao hành động cao thượng, viết làm sao cho hết được!
Những trích đoạn trên có thể coi như là những viên ngọc sáng lấp lánh bổ sung cho những trang chính sử hào hùng của cuộc KCCM thống nhất đất nước.
Vâng! Từ nhận thức bước vào chiến tranh, đi xuyên qua thời chiến cho đến cảm nhận sau chiến tranh... mà đan xen đủ đầy nét lạc quan, nghệ thuật, thậm chí còn có cả đến những trò "tai quái" của lính. Liệu trên thế giới này có đội pilot nào sánh được? Tin chắc rằng ngay cả trong những câu chuyện kể tự hào với nhau của bất cứ một "đội ACE huyền thoại" nào trên thế giới cũng không thể có được!

Quả thật, trang nhà của ta đang có một topic hot với đúng nghĩa Dựng nước-Giữ nước
Đội bay gồm "số 1" phi công tiêm kích và "số 2b" huyphong ssi đang chiếm lĩnh tầng mây cao vút của niềm tự hào người lính trang DN-GN này!

Cảm ơn chị CCBTT một lần nữa (thế mới biết thần tượng của các bà TT ngày ấy mừ! Grin)
Cảm ơn Bác huyphong ssi với những đoạn bổ sung hấp dẫn vừa giản đơn đủ nghĩa đúng liều lượng, không chỉ thỏa lòng tìm hiểu của người lớp sau... đúng truyền thống "vừa mặc áo, vừa xếp hàng" của quân ta... mà đặc biệt làm yên lòng "người trong cuộc, lớp trước" - "sự nắm bắt của lớp kế thừa" đó là giá trị ý nghĩa nhất trong cuộc chuyển giao "Dựng và Giữ" tổ quốc thân yêu của chúng ta.

Với Bác phi công tiêm kích thì SGG em xin thêm hai từ cảm phục và... chờ mong lấp loáng cánh bay tiếp theo của Bác! Grin

- - -bổ sung để đỡ... tốn đất Grin- - -
@ngocvancu: huhu... em bị mấy lão "không y" phán dây chằng chéo gối giãn >0,5mm nên không được... cắp tráp theo hầu Bác (dù điểm "rời bệ 2,2m" vẫn khá tốt), huhu... em hận (?) lắm lắm Bác ui...
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2012, 12:41:20 am gửi bởi SaigonGuider » Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
Sonviet
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #243 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 01:51:57 pm »

            Chào bác chủ! Tranphu341 đọc bài cúa tưởng là dân CÔDắC mang gươm ra xử, hỏi tội "cái lũ giặc trời" đã làm cho cửa kính vỡ. cho gà không đẻ, cho bò không có sữa cơ chứ. LO QUÁ . Thế mà lại còn được dân Nga thiết đãi thịnh soạn nữa chứ. Họ không thù dai như dân mình à bác?  Huh Huh Huh

            Vâng! Rất cảm phục các bác. Cảm phục ý trí, sức khỏe cùng trí tuệ của các bác. Đã góp phần, góp sức, góp xương máu cùng với toàn quân viết lên trang sử hào hùng của Dân tộc. Truyền thống vẻ vang của QUÂN ĐỘI VIỆT NAM ANH HÙNG.

             Năm 1977, có 1 máy bay A37 Của ta sau khi đánh bom xong bị trúng đạn rơi, Phi công đã cố bay về đất Việt mà vẫn không được. Hai phi công nhẩy dù ra rơi vào đất của Pốt. Và rồi không biết số phận 2 người phi công này thế nào? Nếu có thông tin gì, thì mong Phicongtiemkich cho anh em VMH biết với.

                                  CHÚC BÁC NHANH CHÓNG LẬP NHIỀU KỶ LỤC GIỜ BAY TRONG VMH NÀY! 
Các anh Đinh Tôn , Phạm phú Thái, Luơng Thế Phúc em đều biết. A Phạm Phú Thái là sư trưởng cũ của em năm 1988(sư 371), Anh phúc là sư trưởng của em năm 1989(sư 370). Em là kỹ sư máy bay động cơ học ở VA Tiệp khắc về nước năm 1985. Không hiểu bác phi công tiêm kích tên gì và đơn vị nào ạ? Em ở E931, sauddos 1989 chuyển về E917, sau chuyển sang HKVN
Logged
AK47M60
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #244 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 03:23:31 pm »

@ bác Phicongtiemkich:
Em thực sự xúc động khi đọc những dòng kể của bác...Với giọng văn giản dị, chân tình, với những dữ liệu xù xì sự thật, các bài viết của bác thật giá trị, như những viên kim cương thật, tuy thô mà thuần khiết...
Không thể dùng lời nào tả hết được sự rung cảm, khâm phục trong em đối với riêng anh cũng như các anh phi công khác thời hào hùng đó, các  anh thực sự là thần tượng của lớp trẻ con tụi em thời đó...
Mặc dù gần 5 năm áo lính thực chiến, trong đó gần 4 năm bộ binh tại chiến trường K., nhưng so với những gì các anh đã trải qua trên bầu trời miền Bắc thời kỳ trước 1975, em thấy lòng dũng cảm, mức độ hy sinh...của em chẳng là cái gì cả.
Mùa hè 1972, khi anh cùng đồng đội tung hoành bảo vệ vùng trời Tổ Quốc, thì e còn là chú bé con lớp 7, đi sơ tán tại Lập Thạch, Vĩnh Phú. Tuy nhỏ nhưng e đã phân biệt được Mig 17, 19, 21 của ta và F4, 105...của Mỹ. Do hè ko học, nên e và thằng bạn suốt ngày lang thang trên đồi, vừa bắn chim, vừa chờ xem những trận không chiến của các anh. E ko nhớ rõ tên xã, nhưng vùng đó thường có các thùng dầu phụ cả của Mỹ lẫn LX rơi xuống (bà con vùng đó đều chắt hết dầu trước khi huyện đội xuống chở đi)...
Có lần, trời đang yên ắng, tự nhiên tiếng động khủng khiếp rền vang ào tới, ngước lên thấy 1 máy bay ta cắm đầu bay xuống, khi cách mặt đất chỉ chừng 3-400m gì đó thì kéo ngược lên 1 chút rồi bay ngoằn ngoèo, ngay kề sau đó, 1 thằng F4 cũng từ mây chui xuống xuất hiện, đuổi theo và phóng 2 quả tên lửa...may quá trượt!
Tuy vậy, cũng có 2 lần, chính mắt e thấy máy bay ta bị hạ mà ko thấy dù, còn mấy lần nữa thì có...2 đứa em buồn lặng, ko bắn chim nữa...
Khoảng thời gian đó, có 1 "sự kiện" là 1 tên giặc lái Mỹ bị rơi xuống rặng núi Sáng thì phải (ko biết a có nhớ chính xác là núi gì ko), nó trốn trên đó tới cả nửa tháng hay gì đó ta mới tóm được, cả xóm làng xôn xao hớn hở...
Nay đọc những bài viết của anh, tự nhiên ký ức ùa về, ko sao viết ra mạch lạc được...
Chúc anh luôn vui khỏe và mau kể chuyện chiến đấu cho tụi e nghe tiếp!
 
Logged
Sonviet
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #245 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 09:49:19 pm »

Trong khi chờ bác phi công tiêm kích, em muốn bày tỏ đôi lời kính trọng bác và các anh phi công hồi đó. thời đấy em còn bé, đang học lớp 4, cũng sơ tán trên vĩnh phú, xem tên lửa và các bác đanh nhau với máy bay mỹ. sau này em thi đại học đỗ được sang tiệp học, không ngờ lại học về thiết kế động cơ máy bay. Động cơ máy bay L29( máy bay l29 còn gọi là delphin) là đề tài tốt nghiệp của em. 1985 về nước em được điều về sư 371 anh Cốc là sư trưởng, anh Sâm là sư phó tham mưu trưởng. Anh Việt lúc ý là E trưởng E921 thì phải. E lên yên bái về E931 của anh Trương Tôn, phục vụ Mig21 bis. Công nhận anh huyphong rất rành về lý thuyết không quân, về sóng kích ( tiếng tiệp gọi là razová vlna, ko hiểu tiếng nga có gọi thế không). Anh Thái là sư trưởng của em năm 1988, bây giờ em vẫn hay gặp. Em đang muốn nghe tiếp chuyện của bác, quá hay.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #246 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 09:59:41 pm »

Vậy anh Sonviet học ở Vaaz Brno?

Trong khi chờ bác phi công tiêm kích, em muốn bày tỏ đôi lời kính trọng bác và các anh phi công hồi đó. thời đấy em còn bé, đang học lớp 4, cũng sơ tán trên vĩnh phú, xem tên lửa và các bác đanh nhau với máy bay mỹ. sau này em thi đại học đỗ được sang tiệp học, không ngờ lại học về thiết kế động cơ máy bay. Động cơ máy bay L29( máy bay l29 còn gọi là delphin) là đề tài tốt nghiệp của em. 1985 về nước em được điều về sư 371 anh Cốc là sư trưởng, anh Sâm là sư phó tham mưu trưởng. Anh Việt lúc ý là E trưởng E921 thì phải. E lên yên bái về E931 của anh Trương Tôn, phục vụ Mig21 bis. Công nhận anh huyphong rất rành về lý thuyết không quân, về sóng kích ( tiếng tiệp gọi là razová vlna, ko hiểu tiếng nga có gọi thế không). Anh Thái là sư trưởng của em năm 1988, bây giờ em vẫn hay gặp. Em đang muốn nghe tiếp chuyện của bác, quá hay.

Tiếng Nga cũng gần như vậy. Từ "sóng kích" người Nga đọc là "sverkhzvukavaia valna" hay "sverkhzvukovaya volna", viết là "сверхзвуковая волна".
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2012, 10:29:28 pm gửi bởi huyphongssi » Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
lantuyet
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #247 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 10:17:12 pm »

Chào các bác trên diễn đàn, em cũng theo dõi topic này lâu rồi, thấy bác Sonviet giới thiệu về chuyên ngành của bác nên em cũng xin phép tham gia thêm là em cũng dân kỹ thuật hàng không nhưng học ở Hungary 1985, chuyên ngành điện-đồng hồ-oxigen, khi về nước không được phân công về Quân chủng, những câu chuyện của bác Phicongtiemkich làm cho em nhớ lại những ngày còn ở trường Không quân cũ đã quá lâu rồi: đường băng beton, hangar, những chiếc AN-26, Mi-8, MiG-21, các thầy giáo... Đôi dòng cảm xúc, mong các bác thông cảm.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #248 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 10:28:50 pm »

Đầu tiên là có phi công, sau đó thêm dần cũng kha khá, thêm kỹ sư vũ khí, dẫn đường, tiêu đồ báo vụ nữa là các bác bay đi đánh nhau được rồi.
Logged
dang_cap_pro
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #249 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 09:32:18 am »

Gửi bác phicongtiemkich clip có hình về MIG-21 ở Việt Nam (trong clip này, ở giây 1:35) bác phicongtiemkich có thấy ai quen không?
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=xM3ROdoLpV4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=xM3ROdoLpV4</a>
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM