Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:36:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước... (phần 2)  (Đọc 73097 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vinaheart
Thành viên
*
Bài viết: 116


« Trả lời #130 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2013, 10:25:26 pm »

  Bác Trong C6@ ! Như vậy đã 38 lần tháng 4 trở lại,kể từ tháng tư lịch sử năm ấy -Năm 1975-.Em vốn là người ít tuổi và vào quân sau bác,nhưng may mắn cũng được tham gia  trận đánh căn cứ Đồng dù (Củ chi) ngày 29/4/75...

  Lật giở lại phần đầu trong topic "Ngày này 34 năm trước...".Ở đó em được biêt rằng ,trong rạng sáng ngày 29/4 năm 75 ấy,áp sát căn cứ Đồng dù từ nhiều phía còn có cả đơn vị bác.

  Trận đánh cửa mở căn cứ Đồng dù,đơn vị em (C11-D3-E48) đánh vào từ phía tây bắc.(Sau giải phóng,đơn vị em về đóng tại Nhuận đức nên biết được rằng:Vị trí đơn vị em tiềm nhập căn cứ từ phía ấp Xóm mới,xã Trung lập hạ giáp với xã Nhuận đức).Khoảng 5 giờ 30 sáng,sau khi pháo dập vào trong căn cứ,ờ vòng ngoài bộ binh dùng bộc phá,B40,B41 đánh phá hàng rào thép gai.Em lúc đó là một tay lính mới,thú thực là lúc đầu rất sợ.Nhưng sau dần cũng quen với những tiếng nổ của súng B40,B41 do các bác cựu bắn công phá hàng rào.Nhưng phía trong lính ngụy được bảo vệ bằng hầm hào kiên cố,lại có hỏa lực mạnh, xe tăng,xe bọc thép yểm trợ nên quân ta đánh không lại và hy sinh rất nhiều.Tầm 6 giờ 30,bọn địch điều xe tăng ra hòng bịt cửa mở , bọn lính ngụy chạy theo phía sau.Súng trên xe bắn như vãi đạn,may mắn thay anh Ngọ (Nay ở Bắc cạn) xạ thủ B41.Nã trúng chiếc chạy đầu,khi nó đang quay ngang.Từ phía nào đó một xạ thủ B41 lại bắn trúng một chiếc nữa,khói đen bốc lên nhưng nó nằm đó như một vất che chắn cho bọn lính ngụy

  Trận đánh càng trở nên ác liệt,nhưng về phía quân ta thương vong càng nhiều ,thì các tay súng càng ít đi mà mới chỉ mở được 4 hàng rào.Phía trong lợi dụng hầm hào,xác xe cháy và tường đất bọn địch đôn quân ra chống trả mãnh liệt.Sau đó chỉ huy phải dùng B40 nã vào các ụ đất và cột đỡ để cuấn phăng các hàng rào còn lại .Súng cối,B40,B41 được tập trung đánh vào tuyên hào thứ nhất,kết hợp với sự hoang mang của quân ngụy nên khoảng hơn 7 giờ cửa mở phía trước quân ta đã chiếm được tuyến công sự thứ nhất.Bên trong, bọn ngụy tập trung ở tuyến công sự thứ 2 rất đông ,trên khoảng trống còn có cả xe tăng đứng sẵn.Ban đầu các loại súng của cả 2 bên nã vào nhau dồn dập,phía địch xe tăng nống ra hòng đẩy quân ta lùi lại phía sau.Hỏa lực của chúng từ trong căn cứ bắn ra ràn rạt.Nhưng ngay sau đó xe tăng bị hỏa lực ta bắn cháy,hàng quân phía trước bị thương vong.Ở các nơi trong căn cứ lại đang bị ta đánh dữ dội,có nơi đã bị chọc thủng tuyên phòng ngự.Nên địch hoang mang,bỏ chạy vào trong căn cứ.Khoảng 11 giờ ở hướng tây bắc căn cứ đã được giải phóng

  Ngày nay,trên vùng đất thép Củ chi.Trong nghĩa trang An nhơn tây,những người lính của C11-D3-E48 ngã xuống ở hàng rào căn cứ ngày 29/4/75 đang nằm đó ,các anh hy sinh khi ngày toàn thắng chỉ còn tính bằng giờ !
Chào các bác :
   năm 79 có anh Thắng quê vĩnh Phú 1/ là phái viên của quân đoàn đi cùng c em  bác ấy kể :
    E 48  đánh Đồng dù ngay tại của mở  đã có khoảng trên dưới 50 chục bác hy sinh  ( không biết đây có phải là C 11 của bác Vt 738 không -con số đó là cực nhiều ) Sau đó xe tăng ta  vào đột phá ,vì cửa mở  vẫn còn 1 số  liệt sỹ  đang nằm nên xe tăng chần chừ .Không thể bỏ lỡ thời cơ ,nếu dùng dằng ở cửa mở tổn thất sẽ lớn hơn  nên  vẫn có lệnh : xung phong và các bác ấy đã  hy sinh lần hai . Nhờ kiên quyết ( nhưng đau đớn ) nên e 48  đột phá được vào trong . Chuyện các liệt sỹ hy sinh lần 2 có lẽ không trang sử nào  viết , chỉ có những người trong cuộc biết . Chiến tranh mà ....
   trái ngược với hướng E 95 của bác Trọng là xe tăng dùng dằng nên không vào được cửa mở
   Cũng trong trận đánh này  địch  ở sau Ta luy cao ,ta nằm bắn không được  có bác Sơn  người Vĩnh phú là atr đã  đứng thẳng dậy  dùng B40 bắn cháy  xe tăng địch, sau đó được phong Anh hùng ,
  . Năm 79  ( liên quan đến bài viết của bác Pho@ bên re :thời áo xanh....) Lúc F 320 ở Tà keo  địch dùng xe tăng phản kích , È 52 của Pho @ bỏ chạy , địch đến gần F bộ ,anh Sơn lúc đó là c phó vệ binh đã cầm súng ngăn lính không cho chạy, quyết tử thủ , kết quả địch bị chặn , f bộ không phải chạy

Ngày cháu bé (khoảng đầu những năm 1980) nghe đọc chuyên trên VOV, không nhớ rõ là chuyện kể đại đội hay gì đó, câu chuyện về một đơn vị đánh của mở, các anh lái xe chần chừ khi thấy thi hài các các anh tổ cửa mở hy sinh còn nằm đó nhưng để giành thắng lợi các anh đã phải băng qua.
Logged
crishalong
Thành viên
*
Bài viết: 6



« Trả lời #131 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2014, 03:48:12 pm »

…..

   Có thể tôi sẽ viết tiếp, cũng có thể không viết được nữa. Nhưng vì những điều mình viết ra đã quá nhiều, kể chuyện đơn vị đã quá nhiều, tôi muốn gửi lời xin lỗi đến các thủ trưởng cũ, đến đồng đội cũ trong Trung đoàn 9B và đồng đội C6 thân yêu năm xưa của tôi, nếu như những điều tôi viết ra đã làm đồng đội phật lòng và ảnh hưởng đến thanh danh, truyền thống của đơn vị như đã ghi theo sử sách.


Sao bác Trọng lại yếu đuối thế. Những người trẻ như cháu đang cần bác viết tiếp
Logged
thientruong
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #132 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2014, 12:35:41 pm »

chú trọng chú cứ hãy viết tiếp hồi ký. chúng cháu là thế hệ trẻ chưa biết chiến tranh là gì. chỉ khi được đọc các hồi ký của các chú các bác ccb thì chúng cháu mới thấy hết được sự hy sinh gian khổ của thế hẹ cha a đi trước để có cuộc sống như bây giờ.
Logged
saovang1
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #133 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2014, 07:44:11 pm »

  Phải đấy ạ, bác Trọngc6 nên viết tiếp đi ạ, cháu đã thẽo dõi bài của bác từ những ngày đầu tiên, hồi ký của bác rất hay và ý nghĩa. Ai ủng hộ bác trọngc6 viết tiếp thì vào việt một bài ủng  hộ cho topic được lên đầu đi ạ.
 
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #134 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 03:57:50 pm »

Thân chào tất cả các bạn.

Tôi tham gia viết bài trên trang Máu và Hoa (trước kia là trang QSVN) đã lâu. Riêng Hồi ức "Ngày này 34 năm trước" này đã viết được nhiều kỳ và được nhiều bạn đọc đón đọc và cổ vũ. Đó là một điều hạnh phúc đối với người viết.

Trên trang MVH có nhiều CCB viết bài rất hay. Cũng như các đồng đội đó, tôi rất cảm ơn và biêt ơn những người đã lập nên trang Web này. Các bạn ấy đã tạo nên sân chơi cho các CCB, tạo nên điều bổ ích cho cả người viết và người đọc. Đội ngũ Admin rất nhiệt tình, nhiều giai đoạn rất bận rộn mà vẫn vui, chúng tôi ghi nhận điều đó.

Tôi dừng viết bài trên đây đã một thời gian khá dài. Lý do duy nhất là khi được nhiều bạn đọc cổ vũ, tôi quyết định viết Hồi ức thành một tập sách hẳn hoi, thì lại gặp một khó khăn duy nhất trên trang MVH: đó là sau vài ngày thì không sửa được bài nữa. Nếu lúc nào cũng yêu cầu Admin mở "khóa" cho sửa thì phiền quá.

Vì vậy, tôi đã mở Facebooks cá nhân và viết lại bài rồi đăng trên đó, lấy tên mới là "Hồi ức Lính". Xét về dung lượng thì 60% nội dung đầu của Hồi ức Lính đã được đăng ở trang MVH này, theo topic là "Ngày này 34 năm trước".

Sau khi Hồi ức lính hoàn thành một thời gian, qua một vài đồng đội giúp đỡ và giới thiêu, NXB Trẻ trong TP. HCM đã nhận xuất bản.

Theo thông báo mới nhất từ NXB Trẻ, họ sẽ gửi "Hồi ức Lính" ra giới thiệu lần đầu tiên tại Hội chợ sách 2016 tổ chức tại Công viên Thống nhất, Hà nội (từ 20-24/4/2016).

Mời các bạn quan tâm và có điều kiện đến dự Hội chợ sách.

Một lần nữa, chân thành cảm ơn bạn đọc và Admin của trang MVH.
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #135 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 10:27:38 pm »

Chúc mừng bác TrongC6, ra sách thế tuy có hơi chậm nhưng cũng tốt rồi.
Logged
binhc6d5e2f9
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #136 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2016, 02:16:19 pm »

chào bác chủ . tháng 6/1976 sư 9 từ sài gòn thay chân sư 320 tại đồng dù, khi các bác rút đi đơn vị  đoàn đồng xoài f9 tiếp quản khu vực cổng chính , lính bên này còn vào hôi của kho mùng tuynh cũ hướng khu vực hàng rào gần khu vực nhà thờ bắc hà nhìn sang , về sau thì c6 d5 của mình chuyển xuống chỗ cửa mở gần khu vườn cao su chỗ ấp cây sộp , dư âm của cuộc chiến mà sư 320 đánh vần còn xác 2 chiếc xe tăng vẫn nằm chỗ khu vực cửa mở  , khu vực cử mở về sau thành thao trường tập xạ kích của d 5 E 2 tại đây đại đội mình bị một tai nạn do một vật nổ còn xót lại của cuộc chiến làm 3 lính bị thương , nhìn lại cuộc chiến mà sư 320 khi đánh đồng dù mới thấy hết sự ác liệt của cuộc chiến, các cọc sẳt của hàng rào kẽm gai khu vực cửa mở chi chít vết đạn  , mìn nhiều lắm  khi đơn vị mình gỡ mìn làm bãi tập  mìn râu tôm mìn díp lựu đạn gài . lính mình cũng bị phởi xác trên hàng rào khi mở nối mòn đi chơi. cuối những năm 1976 lính tráng bắt đầu phải tăng gia trồng sắn và trồng rau xanh , đi vào dân xin giống về trồng , họ cũng đói lắm lấy gì mà giúp bộ đội cạnh căn cứ đồng dù có khu nghĩa trang chôn số tử sỹ ( khu vườn cao su đi sang khi ta đi qua khu bờ đê )tham ra đánh đồng dù của sư 320 các ngôi mộ thời điểm đó đều có bia bằng gỗ gi rõ tên liệt sỹ đơn vị quê quán ngày hy sinh. rồi chiến tranh tây nam nổ ra , số mộ này huyện củ chi sau đó di chuyển về nghĩa trang an nhơn tây củ chi nhưng những sai xót do trình độ của những người làm công tác hồi đó còn hạn chế do vậy nhiều liệt sỹ của sư 320 mât tên  . trên trang mạng của người đưa đò nguyễn sỹ. hồ nhiều gia đình liệt sỹ có hỏi nơi chôn số liệt sỹ trận đồng dù  , mĩnh có chỉ tìm tại nghĩa trang an nhơn tây nhưng đều không tìm được vì họ có tên  do lỗi của người sống , họ bị mất tên thành vô danh . căn cứ đồng dù bây giờ sư 9 đóng quân  thay đổi nhiều lắm đẹp lắm 
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #137 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2016, 08:44:19 pm »

Thông cáo báo chí về cuốn sách Hồi ức Lính

 
Thông tin về chương trình giao lưu cùng tác giả HỒI ỨC LÍNH:
NGÀN NGÀY SỐNG TRONG THỬ THÁCH CHIẾN TRANH

Hồi ức Lính bắt đầu từ những dòng chia sẻ về cuộc sống ở chiến trường thời chống Mỹ được đăng tải trên Facebook của Vũ Công Chiến từ cuối năm 2013 đến cuối năm 2014. Tác giả viết với một suy nghĩ đơn giản: "Nếu những người trong cuộc không viết ra thì làm sao để mọi người biết, trong chiến tranh, chúng tôi đã sống và chiến đấu thực sự như thế nào. Bởi vậy với tư cách cá nhân, với con mắt nhìn của một người lính bình thường, tôi viết lại Hồi ức Lính này, để kể lại những điều mình đã thấy, đã nghe, đã làm, cùng những suy nghĩ và cảm nhận khi đó..." Những dòng chia sẻ đó nhanh chóng được cộng đồng Facebook đón nhận nhiệt tình, và đặc biệt, không chỉ những người ở lứa tuổi tác giả mới quan tâm mà các bạn trẻ cũng đặc biệt hứng thú với những chuyện chiến trường của Vũ Công Chiến.
Nhân dịp cuốn sách Hồi ức Lính ra mắt bạn đọc, Nhà xuất bản Trẻ tổ chức buổi giao lưu cùng tác giả: Ngàn ngày sống trong thử thách chiến tranh.
Chương trình diễn ra vào hồi 15h ngày 29/4/2016 tại Laca café, tầng 2, 24 Lý Quốc Sư, Hà Nội.
Dẫn chương trình: Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.
Khách mời: PGS. TS. Lưu Khánh Thơ.
Rất mong được đón tiếp!
***
Tác giả Vũ Công Chiến nhập ngũ tháng 9/1971. Từng là bộ đội Trường Sơn, chiến trường Nam Lào, Mặt trận B3 Tây Nguyên, Dak Lak. Sau khi giải ngũ, tác giả theo học Đại học Bách khoa Hà Nội. Hiện ông là cán bộ Viện Khoa học Việt Nam; Viện nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa, Bộ Công thương.
***
Lời giới thiệu cho cuốn sách Hồi ức Lính của PGS. TS. Lưu Khánh Thơ (Viện Văn học)
BỞI CHIẾN TRANH KHÔNG PHẢI TRÒ ĐÙA
-- Lưu Khánh Thơ

Tôi đã đọc Hồi ức lính từ khi mới chỉ là những mẩu nhỏ ghi chép về cuộc sống ở chiến trường thời chống Mỹ, được đăng tải trên Facebook một người đồng đội của anh trai tôi. Ngay lập tức, những suy nghĩ mộc mạc nhưng không kém phần sâu sắc và những kỷ niệm của một thời trận mạc máu lửa được kể lại bằng một giọng chân thành, sôi nổi, pha trộn vẻ tinh nghịch của một chàng thanh niên Hà Nội với sự điềm tĩnh của một người đàn ông từng trải, đã cuốn hút tôi. 
Tác giả của Hồi ức lính không phải là một nhà văn chuyên nghiệp. Anh viết tác phẩm của mình với suy nghĩ đơn giản: “Nếu những người trong cuộc không viết ra thì làm sao để mọi người biết, trong chiến tranh, chúng tôi đã sống và chiến đấu thực sự như thế nào. Bởi vậy với tư cách cá nhân, với con mắt nhìn của một người lính bình thường, tôi viết lại Hồi ức Lính này, để kể lại những điều mình đã thấy, đã nghe, đã làm, cùng những suy nghĩ và cảm nhận khi đó…” Không có gì khiến người ta tin và xúc động bằng suy nghĩ trách nhiệm, giầu tính nhân văn như thế.
Có thể với kho tư liệu đầy ắp vốn sống thực tế này khi “vào tay”một nhà văn có nghề nó sẽ trở thành bộ tiểu thuyết đồ sộ hấp dẫn người đọc với rất nhiều những thủ pháp nghệ thuật này khác. Nhưng ở đây, với những câu chuyện và chi tiết tươi ròng sự sống, được nhìn với cự ly sát gần của người trong cuộc, nó lại có sức lôi cuốn riêng. Nó chinh phục chúng ta bằng sức mạnh của sự chân thực, bằng những trải nghiệm cá nhân, rất riêng tư nhưng lại gắn liền với cả một thế hệ thanh niên mà ước chân đầu tiên của họ khi vào đời là cuộc sống quân ngũ. Họ đã trở thành người lính trước khi đủ tuổi công dân. Họ bước vào cuộc chiến như một sự lựa chọn không thể khác trước hiện tình nước sôi lửa bỏng của đất nước. Những người lính các anh đã hăm hở đi vào chiến trường, không tính toán băn khoăn. Có chăng chỉ là nỗi nhớ Hà Nội và những kỷ niệm của tuổi học trò. Nỗi buồn đau lớn nhất khi lên đường vào mặt trận là những giọt nước mắt của Mẹ ngày chia ly. Người lính trẻ chỉ day dứt với suy nghĩ anh “ra đi đã mang theo cả cuộc đời của Mẹ”…
Và chiến tranh không phải trò đùa. Cuộc chiến thật sự bắt đầu. Đâu phải chỉ bom rơi đạn nổ. Rồi trận đánh đầu tiên, những hy sinh mất mát đầu tiên. Đói rét, bệnh tật. Sự thức tỉnh cay đắng khi nhận ra giới hạn trong bản thân mình và những người chung quanh. Họ có thể là đồng đội, là cấp trên và có khi trong cả người lính ở chiến tuyến bên kia. Những hoang mang, thất vọng. Những âm mưu, toan tính. Hiện thực sát gần cụ thể và thế giới tâm linh vô thức. Những cuộc tình đẹp và buồn hơn nước mắt, mong manh trước sự tàn khốc của chiến tranh. Những cung bậc ấy đã hòa trộn, đan cài trong cái bề bộn ngổn ngang qua từng trang viết.
Trong quầng sáng của chiến tranh, dường như mọi giá trị thật giả đều phơi bầy một cách trần trụi nhất. Dũng cảm và đớn hèn. Yêu thương và thù hận. Tin tưởng và thất vọng. Dục vọng bản năng và lý trí. Tất cả những trạng thái tâm lý rất thật của người lính đã được phơi trải đến tận cùng, không né tránh. Không khí chiến trận đã được miêu tả qua hàng loạt những quan sát, ghi nhận của một người lính trung thực, đầy ấn tượng.
Anh tái hiện bộ mặt của chiến tranh không chỉ bằng khả năng ghi nhớ mà bằng sự cảm nhận của tất cả các giác quan, và điều quan trọng hơn là bằng sự từng trải của người lính. Những trang viết ở đây được đảm bảo bằng máu. Máu của anh và của đồng đội. Những người lính trở về chìm khuất trong xô bồ náo nhiệt của cuộc sống đời thường. Và thiêng liêng hơn là những người lính đã nằm lại trong những cánh rừng Tây Nguyên hoặc trên đất nước bạn Lào xa xôi.
Chiến tranh là một sự bất bình thường của lịch sử, bởi vậy con người ở trong đó cũng không thể sống cuộc sống bình thường. Bước vào một cuộc chiến tranh đã khó, bước ra khỏi nó còn khó hơn bội phần. Người lính Vũ Công Chiến thật may mắn. Anh đã đi vào cuộc chiến với tâm thế nhẹ nhàng của một cậu học sinh vừa rời mái trường phổ thông và đi ra khỏi nó toàn vẹn với một “linh hồn lành lặn” đúng như ước nguyện của người mẹ, và có thể còn sâu xa hơn như mong đợi của một người con gái: “Anh phải trở về để…lấy em”.
Với một độ lùi thời gian hơn 40 năm, những suy tư, chiêm nghiệm của người trong cuộc đã có sự đằm sâu hơn. Sáu năm trong cuộc đời quân ngũ, chỉ là một lát cắt trong cuộc sống của tác giả Hồi ức lính, nhưng đó là phần đời dữ dội, có sức ám ảnh rất lớn. Đó là “món nợ” tinh thần của anh đối với đồng đội. Nó buộc anh phải ghi lại và chia sẻ. Để những người lính thế hệ anh nhớ lại và tự hào về những năm tháng mình đã sống, đã hy sinh, chiến đấu vì đất nước. Để thế hệ sau có được một hình dung đầy đủ hơn chiến tích của một thời và cái giá của những ngày đang sống hôm nay. Phải chăng như thế, Vũ Công Chiến đã phần nào âm thầm thực hiện sứ mệnh của một nhà văn!

Nhận xét của bạn đọc trên Facebook:
“…Nếu những người trong cuộc không viết ra thì làm sao để mọi người biết, trong chiến tranh, chúng tôi đã sống và chiến đấu thực sự như thế nào… Đúng đấy Chiến ạ, năm tháng sẽ qua đi, lớp con cháu mình được đọc những trang viết này sẽ mãi mãi biết ơn các bạn, tự hào và sẽ sống tốt hơn.” (Phuong Nguyen)
“Hay quá anh Chiến ạ. Phục trí nhớ của anh. Em khoái nhất đoạn này “Thằng Tuyên chưa hi sinh, chưa thành anh hùng mà chỗ ngồi cũ trong lớp của nó đã được khoanh thành chỗ ngồi danh dự. Nhìn cái chỗ trống trong lớp ấy mà nhớ đến người anh hùng trong tương lai, thế thì đám con trai chúng tôi bị phân tán tư tưởng, học hành thòi thọp cũng phải thôi.”…” (Nguyen Kim Lien)
“Chú viết rất hay, sinh động, và rất thật! Không anh hùng lên gân quá, cũng không não nề buồn bã. Đọc một mạch đến đây, như được truyền lại một ít tinh thần của ngày đó!” (Chu Minh)
“Không phải những câu chuyện bình thường mà đây là những viên ngọc quý về kiến thức quân sự cho lính chiến đấu, những bài học quý giá qua từng câu từng chữ của VCC như cách tận dụng địa hình, tương quan vũ khí tạo ưu thế, xử lí chiến lợi phẩm vv… trong chiến đấu… Cảm ơn bạn Vũ Công Chiến.” (Nguyễn Anh)
“Cháu cảm ơn tập hồi ký về đời lính của chú. Với một thằng rất mê lịch sử quân sự và khoa học kỹ thuật như cháu thì đây chính là những gì cháu hằng tìm kiến trên Internet.” (Le Truong Son)
“Cháu thích đọc những dòng hồi ức chân thật, mộc mạc như bác Chiến viết, chứ không muốn đọc những gì người ta tô vẽ để che giấu sự tàn khốc của chiến tranh. Sau Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh thì hồi ký của bác Chiến là những hình ảnh chân thật nhất của chiến tranh mà cháu được đọc. Chúc bác Chiến dẻo tay viết tiếp cho bọn cháu hóng.” (Nguyen Manh Trung)
“Chào bác, mỗi lần cháu đọc xong một kỳ cháu lại thấy nuối tiếc… Tiếc vì hay quá, đọc hết rồi thì lấy gì mà đọc tiếp. Lại hồi hộp chờ ra kì tiếp theo. Cháu thấy nhật ký của bác hay chả kém gì Đặng Thùy Trâm cả Cheesy” (Đào Nam Sơn)
“40 năm rồi mà vẫn ngậm ngùi khi đọc và nhớ lại xương máu, sức chịu đựng, sự thiệt thòi của người lính trong chiến tranh…” (Anton Tran)
““Chỉ cần con trở về được thế này là đã đủ, mẹ mãn nguyện rồi”, đọc tới đây thấy cay cay mũi, biết bao nhiêu bà mẹ của hai bên trong cuộc chiến đã không có được niềm vui này, thế mời thấy chiến tranh nó khắc nghiệt đến dường nào…” (Le Trung Thu)
“Chiến tranh đã kết thúc. Mọi thứ đã lùi lại phía sau cho những trang mới của tương lai… Nhiệm vụ của trai thời loạn thế là hoàn thành và của những người xây dựng đất nước mới chỉ bắt đầu.” (Fra Vie)

Logged

vietnamarc
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #138 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2016, 06:57:44 am »

Chúc mừng chú Trongc6!
Cháu lang thang vô tình gặp truyện của chú và cứ tranh thủ đọc mỗi ngày từ phần 1, đến giờ này vừa xong cũng độ 1 tuần.
Truyện chú viết mộc mạc tự sự mà rất hấp dẫn, cảm giác như người đọc cũng lạc vào ko gian, thời gian theo tác giả. Cháu sinh 75, ko chứng kiến lửa đạn nhưng rất thích đọc về đề tài này, và cũng yêu Tây Nguyên vì đã vào đó theo công việc nhiều.
Thật tiếc là sáng nay, khi đọc đến đây mới biết lịch giao lưu vừa chiều hôm qua!
Xin hỏi chú là truyện mới xuất bản hiện có ở hiệu sách nào ạ?
Chúc chú mạnh khỏe!  Smiley
Logged
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #139 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2016, 06:28:02 pm »

Giới thiệu sách "Hồi Ức Lính" của a Trọng C6. Hanoi chiều 29 apr.
A Trọng C6 đang ký sách cho bạn đọc. Phía sau là các đồng đội 4971 - cùng nhập ngũ, những nguyên mẫu trong "Hồi ức Lính".
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2016, 06:33:14 pm gửi bởi Viet Trung 51 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM