Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:04:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước... (phần 2)  (Đọc 73244 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #90 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 10:08:58 pm »

 "Ai cũng được học hành". Ước nguyện đó tưởng thật là đơn giản, đơn giản như là một sự tất nhiên ở thời đại ngày nay, vậy mà, không phải vậy./.

hehe cái câu này dễ làm cho người ta hiểu tầm bậy tầm bạ dù đó không phải là ý của bác trongc6 và bác ấy cũng đã xóa rồi nên em mong các bác trích dẫn có câu này nên xóa luôn đi .
@mod : hehe bác xóa dùm em bài này luôn nhé .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #91 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2012, 11:56:02 am »

Tháng Bảy mưa Ngâu

       Tháng Bảy là tháng nhớ về đồng đội đã hy sinh, dù rằng phần đông đồng đội cùng đơn vị tôi không hy sinh vào tháng bảy. Chẳng những về thời gian, mà không gian cũng rộng lớn vô cùng.

   Chỉ có một ngàn mấy trăm ngày chiến trận thôi, nhưng cùng đơn vị, tôi đã đi qua nhiều chiến trường, nhiều chiến dịch với những vùng đất rộng lớn trải dài hai bên bờ Đông Tây dãy Trường Sơn. Hầu như chiến dịch nào cũng có hy sinh, trận đánh nào cũng có tổn thất. Đồng đội tôi ngã xuống và nằm rải rác trên nhiều vùng đất.

   Một phần lớn đồng đội tôi hy sinh vẫn nằm lại Nam Lào, chưa được quy tập. Các đội quy tập liệt sĩ của Thanh Hóa, Nghệ An báo cáo danh sách quy tập nhiều, nhưng chủ yếu là các liệt sĩ hy sinh ở vùng Trung Lào, vùng Cánh đồng Chum. Chiến trường Nam Lào quá rộng lớn, tác chiến lại chỉ có mỗi sư đoàn 968 nên nghĩa trang nằm rải rác và không nghe nói sau chiến tranh quy tập về đâu. Một thực tế là vùng đất Atopo còn chồng chéo với tuyến đường vận tải Trường Sơn 559 (với rất nhiều con đường ngang dọc, nhiều binh trạm) nên hiện nay cũng còn nhiều liệt sĩ chưa được quy tập về, dù Nghĩa trang Trường Sơn đã có tới cả vạn ngôi mộ.

   Chúng tôi đến thăm những gia đình của liệt sĩ đồng đội mình, biết phần đông vẫn chưa đưa về được nghĩa trang liệt sĩ địa phương, đành an ủi với tâm niệm rằng nơi đâu thì cũng là Tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Còn có đôi ba trường hợp đưa được về thì câu chuyện lại thật ly kỳ. Như liệt sĩ Nguyến Khả Nhật (lính cùng đoàn Hà Nội nhập ngũ cùng tôi, vào cùng đại đội) thì gia đình và đồng đội tìm được lại may mắn do gặp được người lính phía bên kia đã bắn anh và tự tay chôn cất anh. Run rủi thế nào, người lính đó lại định cư ngay tại nơi đó sau chiến tranh, cách mộ anh chỉ vài trăm mét, nên đã giúp được rất nhiều. Nguyễn Khả Nhật nay đã về yên nghỉ trong nghĩa trang Tây Tựu của Thành phố.

   Không tìm đến được tận nơi mộ của đồng đội đơn vị mình, chúng tôi đến nghĩa trang thành phố thắp nén hương chung. Thế cũng an ủi ít nhiều, vì ở dưới kia, các anh các chị vẫn là đồng đội, vẫn liên lạc được với nhau dễ hơn chúng tôi. Không biết đúng thật không, nhưng cứ nghĩ thế cho nó an lòng.

   Tháng bảy này chưa có mưa ngâu, vì là tháng bảy Tây; nhưng nước mắt của người thân và đồng đội đến nghĩa trang thắp hương cho liệt sĩ thì cũng đủ hợp lại thành mưa ngâu, có điều nó chảy vào trong.

   Đồng đội ơi. Đã mấy chục năm rồi các anh nằm xuống. Tuổi các anh mãi mãi đôi mươi, còn chúng tôi nay tóc cũng đã bạc gần hết rồi. Thế mà sao khi về thắp hương cho các anh, chúng tôi lại thấy mình cũng như trẻ lại, chúng mình lại cùng nhau tếu táo như ngày nào.

   Dẫu một năm chỉ có một ngày 27 của tháng bảy, nhưng chúng tôi không bao giờ quên các anh đâu, những đồng đội liệt sĩ ơi.
Logged

anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #92 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2012, 12:27:59 pm »

Tháng Bảy mưa Ngâu

       Tháng Bảy là tháng nhớ về đồng đội đã hy sinh, dù rằng phần đông đồng đội cùng đơn vị tôi không hy sinh vào tháng bảy. Chẳng những về thời gian, mà không gian cũng rộng lớn vô cùng.

   Chỉ có một ngàn mấy trăm ngày chiến trận thôi, nhưng cùng đơn vị, tôi đã đi qua nhiều chiến trường, nhiều chiến dịch với những vùng đất rộng lớn trải dài hai bên bờ Đông Tây dãy Trường Sơn. Hầu như chiến dịch nào cũng có hy sinh, trận đánh nào cũng có tổn thất. Đồng đội tôi ngã xuống và nằm rải rác trên nhiều vùng đất.

   Một phần lớn đồng đội tôi hy sinh vẫn nằm lại Nam Lào, chưa được quy tập. Các đội quy tập liệt sĩ của Thanh Hóa, Nghệ An báo cáo danh sách quy tập nhiều, nhưng chủ yếu là các liệt sĩ hy sinh ở vùng Trung Lào, vùng Cánh đồng Chum. Chiến trường Nam Lào quá rộng lớn, tác chiến lại chỉ có mỗi sư đoàn 968 nên nghĩa trang nằm rải rác và không nghe nói sau chiến tranh quy tập về đâu. Một thực tế là vùng đất Atopo còn chồng chéo với tuyến đường vận tải Trường Sơn 559 (với rất nhiều con đường ngang dọc, nhiều binh trạm) nên hiện nay cũng còn nhiều liệt sĩ chưa được quy tập về, dù Nghĩa trang Trường Sơn đã có tới cả vạn ngôi mộ.

   Chúng tôi đến thăm những gia đình của liệt sĩ đồng đội mình, biết phần đông vẫn chưa đưa về được nghĩa trang liệt sĩ địa phương, đành an ủi với tâm niệm rằng nơi đâu thì cũng là Tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Còn có đôi ba trường hợp đưa được về thì câu chuyện lại thật ly kỳ. Như liệt sĩ Nguyến Khả Nhật (lính cùng đoàn Hà Nội nhập ngũ cùng tôi, vào cùng đại đội) thì gia đình và đồng đội tìm được lại may mắn do gặp được người lính phía bên kia đã bắn anh và tự tay chôn cất anh. Run rủi thế nào, người lính đó lại định cư ngay tại nơi đó sau chiến tranh, cách mộ anh chỉ vài trăm mét, nên đã giúp được rất nhiều. Nguyễn Khả Nhật nay đã về yên nghỉ trong nghĩa trang Tây Tựu của Thành phố.

   Không tìm đến được tận nơi mộ của đồng đội đơn vị mình, chúng tôi đến nghĩa trang thành phố thắp nén hương chung. Thế cũng an ủi ít nhiều, vì ở dưới kia, các anh các chị vẫn là đồng đội, vẫn liên lạc được với nhau dễ hơn chúng tôi. Không biết đúng thật không, nhưng cứ nghĩ thế cho nó an lòng.

   Tháng bảy này chưa có mưa ngâu, vì là tháng bảy Tây; nhưng nước mắt của người thân và đồng đội đến nghĩa trang thắp hương cho liệt sĩ thì cũng đủ hợp lại thành mưa ngâu, có điều nó chảy vào trong.

   Đồng đội ơi. Đã mấy chục năm rồi các anh nằm xuống. Tuổi các anh mãi mãi đôi mươi, còn chúng tôi nay tóc cũng đã bạc gần hết rồi. Thế mà sao khi về thắp hương cho các anh, chúng tôi lại thấy mình cũng như trẻ lại, chúng mình lại cùng nhau tếu táo như ngày nào.

   Dẫu một năm chỉ có một ngày 27 của tháng bảy, nhưng chúng tôi không bao giờ quên các anh đâu, những đồng đội liệt sĩ ơi.


Hơn giờ ngọ. Vetran va cac con vừa lên lầu, Đọc tự sự của anh, nước mắt em lại nhòa cặp kính.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #93 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2012, 02:35:47 pm »

 Trích dẫn: Trong c6
 "Ai cũng được học hành". Ước nguyện đó tưởng thật là đơn giản, đơn giản như là một sự tất nhiên ở thời đại ngày nay, vậy mà, không phải vậy./.

Câu văn trên chỉ cần hiểu đơn giản là ngày xưa Bác Hồ mong muốn toàn dân ai cũng được học hành...Nhưng thực tế đến thời đại tiên tiến như ngày nay, nước ta vẫn còn nhiều người thất học, hoặc không có điều kiện học tới nơi tới chốn. Mù chữ thì đúng do lười không chịu học, còn những người vì hoàn cảnh quá khó khăn mà không thể tiếp tục học tập cũng không phải là ít (như lên đại học chẳng hạn).

Nếu quá để ý đến cách hành văn, lỗi chính tả, ngữ pháp thì rất nhiều câu trong các bài viết khác nhau trên diễn đàn sẽ bị hiểu sai, thậm chí theo nghĩa xấu.

Ngay như bác Mod khi viết "hồi kí" của mình cũng sai rất nhiều về chính tả, ngữ pháp, chấm phảy lung tung cả làm nhiều đoạn văn mang nghĩa khác hẳn. Nhưng, nếu người đọc tự suy luận theo hướng tích cực thì mọi sự ổn thoả cả.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #94 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2012, 04:36:09 pm »

hì, chuyện đã xong rồi mà, "hiểu nhầm" trong câu chữ và cách hiểu thôi mà các bác, bác Trongc6 cũng đã "hành quân" tiếp rồi còn gì, thôi các bác nhé,  Grin
Logged

Dũng ú ớ
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #95 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2012, 12:14:29 pm »

Chào bác Trọng C6 K 18 E9 , tôi là người cùng đơn vị với bác thời huấn luyện ở ngoài Bắc và dọc đường hành quân vào Nam dọc đường Trường Sơn. Tôi muốn biêt số nhà và số điện thoại của bác để anh em mình gặp nhau tâm sự.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #96 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 10:29:47 am »



      Trọng C6 E9 đâu rồi!

      Tiếp tục hành quân chứ, tớ vừa sang Lào về, đồng đội E9 cũng có mấy đứa đó...đồng đội xem ảnh thì ở trang Lạc trong đời thường ở mục quán nước trước cửa doanh trại đấy.
Logged
themdilinh
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #97 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 12:18:34 pm »

Chào các bác, các chú trong QSVN.
Cháu thuộc lớp sinh sau đẻ muộn. Tuy rằng hối nhỏ cũng được đi sơ tán, nằm tăng C đó nhưng chẳng có được hạnh phúc như các bác, các chú.
Năm nay cháu cũng 45 rồi. Nhiều lúc nghĩ cuộc sống bây giờ sao mà chán thế. Quanh năm suốt tháng chỉ lo cơm áo gạo tiền, chẳng bao giờ có khái niệm "lý tưởng" là gì. Đọc trên VMH mới thấy thời chiến tranh, lứa tuổi thanh niên các bác, các chú thật hào hùng và oanh liệt.
Cháu mới đọc được 2 topic của chú Như Thìn và chú Trọng C6 thôi, công nhận các chú có tài văn chương thật. Đọc hay hơn bất chứ cuốn tiểu thuyết nào vì đó là sự thật. Xưa nay chính sử về chiến tranh cháu cũng đọc nhiều, nhưng quả thực là tới giờ đối với cháu không có ý nghĩa nữa. Hôm qua cháu mới đọc thêm về D Lê Thị Riêng. Đọc rồi mới thấy những người như cô Quân thật là tuyệt vời. Trộm nghĩ nếu những người có chức tước địa vị mà có tấm lòng bằng nửa cô Quân thôi có lẽ đất nước VN mình sẽ không như bây giờ. Buồn thật.
Chú Trọng C6 đang hành quân phương nào mà 5 tháng rồi không thấy?
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 03:13:22 pm gửi bởi themdilinh » Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #98 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2013, 10:17:26 am »

…..
   Thế là cuộc hành quân trong đời lính trẻ của tôi mới đi hết chặng thứ nhất: Nam Lào.

   Phía trước còn rất dài và rất xa. Những tháng ngày chiến đấu trên chiến trường B3 trong đội hình của sư đoàn 320A và đi cùng nhau cho đến tận cùng chiến thắng. Rồi những tháng ngày tiểu trừ Fulro trên Cao nguyên miền Trung.

   Những người lính xuất phát cùng nhau trong đêm mồng 2 Tết năm 1974 ấy từ Căn cứ La Vang (Saravan) về chiến trường miền Nam đông đúc là thế, mà sau chiến thắng 30/4 chẳng còn lại bao nhiêu.

   Tôi trở về đời thường, có gặp lại đồng đội từ thuở khoác áo "Quân tình nguyện Nam Lào" ấy thì đa phần là các anh lính cũ, hơn tuổi mình. Năm tháng trôi qua, khi gánh nặng "cơm áo gạo tiền" đã lắng xuống thì mới có điều kiện lần mò tìm nhau để thăm hỏi và ôn lại những ngày cùng khoác áo lính.

   Trong một ngày cuối đông, tôi đã tìm đến nhà thủ trưởng đại đội cũ và các anh lính đàn anh ở Hà Bắc. Cuộc hội ngộ tổ chức đơn sơ nhưng đầm ấm.

   Lúc ôn chuyện cũ, lần mò theo thời gian từ trận đánh này qua trận đánh khác, đại đội trưởng đã cho tôi xem cuốn nhật ký (nặng tính thời sự của một cán bộ chỉ huy) năm xưa của anh. Tôi bồi hồi khi đọc một dòng nói về trận Đồng Dù:

   "… 2 giờ chiều, xốc lại đơn vị đột phá qua cửa mở đánh vào khu huấn luyện của địch…"

   Tôi cứ cầm cuốn nhật ký và nhìn mãi vào dòng chữ ấy. Ký ức tràn về. Trong đầu như còn vang tiếng súng nổ, lửa khói mịt mù và những người lính C6 chúng tôi đang ào ạt xông qua bãi mìn, qua đám hàng rào vướng chân mà lao vào cửa mở ở cái căn cứ Đồng Dù ngày 29/4/1975 ấy.

   Vậy là một lần nữa, có bằng chứng ghi lại để nói rằng trí nhớ của tôi vẫn đúng, dù đã hơn 34 năm rồi, khi tôi kể lại trận Đồng Dù dưới góc độ người lính mà mình tham gia (tôi đã viết ở đầu topic này-phần một).

   Tôi kể lại cho những đồng đội lớn tuổi của tôi nghe chuyện tôi đã viết hồi ức, về chuyện nhiều người thắc mắc về tính chính xác của thời gian trong trận đánh, về chuyện bây giờ sử sách họ tổng kết thế nào. Tôi kể cả chuyện anh Thịnh D viên phó tiểu đoàn tôi kể lại chuyện đáng Đồng Dù của tiểu đoàn cũng y như trong sách.

   Bây giờ chúng tôi đều đã già, nhưng có lẽ do cùng ngồi trên một chuyến tàu "thời gian" nên khi gặp lại nhau, chúng tôi có cảm nhận về nhau vẫn thế, vẫn như những ngày nào, vẫn người trên kẻ dưới, vẫn phân định chỉ huy và lính tráng. Trong mắt lính cũ, loại như tôi vẫn chỉ là "mầm non". Đại đội trưởng của tôi ngồi yên không nói gì. Có lẽ anh cũng không biết phải chia sẻ với tôi thế nào.

   Các anh lính khác lao xao mỗi người một ý. Sau cùng, anh Thắng "cối" bảo tôi:

     "Những cái chuyện đó bây giờ không còn quan trọng nữa rồi. Chú mày viết sao cũng vẫn được, nhưng anh nghĩ có lẽ nói thật quá nhiều khi cũng không hay. Trong lúc những thằng khác tô vẽ cho trang sử của đơn vị nó oai hùng thì mình lại viết thật, bình thường hóa chiến công và truyền thống của đơn vị mình. Nếu như trận Đồng Dù ấy, chú mày viết là "đơn vị ta đánh vào dứt điểm từ 10 giờ sáng rồi chờ đón hội quân cùng các mũi khác của sư đoàn trong cắn cứ" thì cũng có chết ai đâu, lại được tiếng cho trung đoàn mình".

   Tôi ngồi đần thộn ra một lúc lâu. Muốn cự nự anh đôi lời mà không nói ra được, đành phải nở nụ cười méo mó. Nghĩ lại có lẽ ý nghĩ của anh mới là đúng.

   Có thể tôi sẽ viết tiếp, cũng có thể không viết được nữa. Nhưng vì những điều mình viết ra đã quá nhiều, kể chuyện đơn vị đã quá nhiều, tôi muốn gửi lời xin lỗi đến các thủ trưởng cũ, đến đồng đội cũ trong Trung đoàn 9B và đồng đội C6 thân yêu năm xưa của tôi, nếu như những điều tôi viết ra đã làm đồng đội phật lòng và ảnh hưởng đến thanh danh, truyền thống của đơn vị như đã ghi theo sử sách.
Logged

baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #99 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2013, 02:35:57 pm »

Bác Trọng C6 cứ viết như đã viết.
Văn thì có nhiều, nhưng Sử thì chỉ có 1.
Kính bác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM