Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:23:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước... (phần 2)  (Đọc 73237 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #80 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 11:09:15 am »

nè trọng ới, trọng ới; ngày mình tập kết trước khi đi B là ở Hòa xá và vũ khí mỗi thằng 1 khẩu AK.

Các bác ở Hòa Xá có được tặng chiếc gậy Trường Sơn không?
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #81 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 11:13:24 am »

Đoc những dòng anh viết về tấm giấy gọi vào đại học của con gái đồng đội anh và em khóc đấy anh TrongC6 ạ.
Cuôc sống vốn phức tạp,những cái bước gian truân nhiều khi oái oăm quá!
Giá như những đứa dùng bằng giả,những đứa có bằng thật theo kiểu học giả (đẻ hợp lý hóa ghế ngồi)mà chúng đọc những dòng này...
Thật tiếc các anh ạ,lũ đấy không đọc đâu,mà có đọc có khi nó lại cười mỉa...ta đau hơn.

 Tôi vẫn biết rằng có học thì vẫn hơn, nhưng cũng không có nghĩa rằng cứ có học thì cái gì cũng biết. Giấy gọi vào đại học hay tấm bằng đại học thì cũng chỉ là học hoặc học xong cái chuyên ngành đó chứ không hẳn rằng cái gì anh cũng biết và cuộc sống luôn là muôn màu, thực tế cuộc sống nhiều người có học và cả học rất giỏi nhưng trước cuộc sống thì lại vô cùng thất bại.

 Xin kể cho bạn thaynhin nghe 1 chuyện về học khiến chúng tôi phải cười ra nước mắt.

 Khoảng 15 năm trước chúng tôi thi công 1 ngôi nhà nằm ngay sát nhà Thờ Lớn HN, căn nhà đó cho 1 nữ sinh viên đang theo học tại VN người Tokyo Nhật bản thuê, trước đó Đại sứ quán Mỹ định thuê nhưng vì không chịu nổi tiếng chuông của Nhà Thờ nên họ phá hợp đồng, trước khi ký hợp đồng đặt điều kiện thuê người Mỹ yêu cầu phải lắp điện 3 pha, chẳng phải ai xa lạ mà là chính cái ông phi công từng bị bắt làm tù binh trong chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc tại Hải Dương quê bạn đấy. Vì vậy phần điện ngôi nhà thi công theo yêu cầu của người Mỹ và họ không thuê nữa thì cô sinh viên người Nhật thuê ở trong thời gian theo học tại VN.

 Một hôm trong tiết trời mưa bão của HN, điện thoại gọi nháo nhào trong nhóm thi công chúng tôi kéo nhau tập trung đến công trình cũ giải quyết sự cố, chuyện chẳng có gì nhưng cũng thành chuyện cười ra nước mắt. Cô sinh viên người Nhật thấy ổ điện bị chập tóe lửa do kiến gặp mưa bão kéo vào làm tổ trong ổ điện và ống gen, chúng cắn chập cháy dây điện. Cô sinh viên người Tokyo Nhật Bản kia thấy lửa cháy thì vội múc nước dội vào ổ điện cho lửa tắt, tất nhiên là điện nó giật cho tóe khói ra rồi và chưa chết vì điện giật vẫn còn là may. Cô sinh viên ấy vô cùng ngạc nhiên cũng như không thể hiểu rằng tại sao điện mà dội nước vào thì lại bị nó giật. Đúng là người đời.

 Quay lại chuyện học. Học để làm gì? Học để áp dụng vào cuộc sống mang lại kiến thức cùng khoa học phát triển cho đời, học để áp dụng giảm sức lao động tăng hiệu quả và chất lượng cuộc sống cao. Nhưng có học mà không biết áp dụng vào cuộc sống thì xin lỗi rằng còn thua anh nông dân đi cày bằng kinh nghiệm thực tiễn của họ. Thực tế người giàu nhất Thế giới với khối tài sản khổng lồ cùng phát minh thiết thực cho cuộc sống toàn nhân loại hiện nay, hàng ngày chúng ta luôn sử dụng đến cũng từ người chưa tốt nghiệp đại học.

 Vì vậy có thể kết luận: Chuyện học cũng như tốt nghiệp đại học chỉ là 1 chuyện và nó không phải là tất cả. Có học thì tự ấm vào thân mình nhưng nó không phải là đẳng cấp để suốt ngày mang ra khoe chứng minh rằng tôi đã hơn ai đó vì cái sở học ấy của anh cũng chỉ là 1 góc rất nhỏ giữa cuộc sống muôn màu, muôn dạng.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #82 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 12:34:23 pm »

Vì vậy có thể kết luận: Chuyện học cũng như tốt nghiệp đại học chỉ là 1 chuyện và nó không phải là tất cả. Có học thì tự ấm vào thân mình nhưng nó không phải là đẳng cấp để suốt ngày mang ra khoe chứng minh rằng tôi đã hơn ai đó vì cái sở học ấy của anh cũng chỉ là 1 góc rất nhỏ giữa cuộc sống muôn màu, muôn dạng.
 

 Anh Bìnhyên luận về cái sự học rất hay!Đồng ý với nhận định của anh.

Tuy vậy,vấn đề không được đi học và lũ học ĐỂU ở đây ta nhìn ở góc độ khác.Cô SV không đi hoc của anh Nghi biết đâu đó lại gặp một cuộc sông hạnh phúc,thanh đạt mà có khi đi học số ruồi lại rơi vào vòng...chơi bời???

Nhưng em dám chắc rằng:Với cùng một con người,nếu học tập (thực học) thì sẽ tốt hơn chính người đó.Cũng ý này không phaỉ cứ học hơn là anh hơn người kia,bởi còn nhiều yếu tố,như tố chất chẳng hạn.Bóng đá thể hiện rõ điều này.

   Sự học ngày nay...khó bàn thật,nghĩ đến là em muôn nổ lựu đạn lắm,chả hiểu do đâu mà ra thảm cảnh này???
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2012, 12:51:19 pm gửi bởi thaynhin » Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #83 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 01:12:17 pm »


Xin cảm ơn
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2012, 05:14:14 pm gửi bởi Trongc6 » Logged

binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #84 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 01:40:53 pm »

Tiếc là cái chuyện tôi kể hàm một ý khác, hầu như các bác lại hiểu theo một ý khác.
Vậy thì kính đề nghị các bác không bàn thêm về "ý nghĩa của chuyện học hành" ở đây nữa để tôi còn có đất hành quân.

 Có phải ý bác muốn mọi người hiểu câu chuyện của bác theo ý này không Huh

 

   Chia tay anh ra về mà lòng tôi còn nặng trĩu. Chợt nhớ đến câu nói ước vọng của Người sáng lập ra nhà nước ta: "Suốt đời tôi, tôi chỉ có một mong ước. Mong ước tột bậc là nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

   "Ai cũng được học hành". Ước nguyện đó tưởng thật là đơn giản, đơn giản như là một sự tất nhiên ở thời đại ngày nay, vậy mà, không phải vậy./.

 Vậy thì BY nói để bác biết nhé.

 Chuyện cô bé kia con gái của đồng đội bác đã được nhà nước cho đi học, tạo điều kiện cho nhập học. Như vậy thì ý nguyện của Người sáng lập ra nhà nước ta đã không có điều gì sai trong cái ham muốn tột bậc ấy.

 Do hoàn cảnh gia đình khiến cô bé kia không nhập học thì điều đó là việc của cô bé ấy, bác cũng không thể nói Người sáng lập ra nhà nước ta đã nói vậy mà không phải vậy được. Đã bao giờ bác tự hỏi: Đã có hàng trăm ngàn cả triệu kỹ sư xuất thân từ nghèo khó hay người dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa khác không? Tại sao không có cô bé kia con gái của đồng đội bác? Phải chăng chính cô bé ấy hay chưa chịu vượt qua khó khăn...vv

 Vậy thì tại sao bác lại đổ trách nhiệm sang Người sáng lập nhà nước nói vậy mà không phải vậy? Ý bác định sao đây Huh

 Bác muốn hành quân tiếp của ký ức đời lính của mình. Vậy thì tại sao bác lại đưa cái câu chuyện về tờ giấy gọi vào đại học của thế hệ hôm nay trong câu chuyện? Topic của bác mở để mọi người đọc và tham gia, bác chuyển tải thông tin để mọi người đọc song nó không phải là tài sản riêng của bác đâu nhé. BY khẳng định với bác điều đó.

Bác Trongc6 có 2 giờ đồng hồ để tự sửa bài của mình. Nhắc nhở bác lần thứ 1
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2012, 02:04:14 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #85 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 03:47:43 pm »

hehe cái ước nguyện đó giờ đã được Đảng và Nhà Nước thực hiện bằng Luật phổ cập giáo dục bậc tiểu học rồi bác Trong C6 ơi  Grin Các bác thử không cho con cháu vào học lớp 1 thì biết ngay , địa phương sẽ kéo đến làm việc với các bác liền  Grin Nhà Nước không thể bao cấp việc học suốt cả đời được  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #86 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 03:57:29 pm »


  Gửi Bình yên
                                                             Sao lại thế!.

  Tôi đã đọc Trọng c6 trong 34 năm…về “tấm bằng đại học” thấy đây là thực trạng “bình thường” trong cái bình thường của xã hội hiện tại mà chúng ta đang sống. Tôi lấy ví dụ: Ngày 08/9/1945 Hồ chủ tịch đã ký sắc lệnh 19/SL và 20/SL về xóa nạn mù chữ, phát động phong trào Bình dân học vụ có nghĩa là chỉ sau 6 ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập nhưng tới nay theo cả nước có gần 1,7 triệu người mù chữ và theo   Vnexpress ngày 29/10/2008 đăng tin: Hà Nội dẫn đầu cả nước về số người mù chữ, với 235.000 người, vượt xa tỉnh/thành phố đứng thứ 2 là Thành phố Hồ Chí Minh với 90.000 người. Đây quả là điều đáng buồn khi thủ đô ngàn năm văn vật của chúng ta lại là nơi có nhiều người mù chữ nhất. Và đứng sau là thành phố mang tên Bác trung tâm kinh tế của cả nước. Xem xét kỹ hơn con số này, có thể thấy hầu hết phần "đóng góp" là của Hà Tây với 220.000 người mù chữ. Số mù chữ thực sự của Hà Nội cũ hẳn còn ít hơn 15000 người, vì ngoài Hà Tây còn có sự sát nhập một số huyện, xã của Vĩnh Phúc và Hòa Bình.

  Tôi nói là bình thường trong cái bình thường của thời kỳ ta đang sống vì ngày xưa thế hệ bọn tôi đi học là nhà nước nuôi, tốt nghiệp đại học và các trường chuyên nghiệp xong nhà nước phân bổ công tác chứ không phải lo công việc, mà thế hệ bây giờ gọi đó là thời kỳ bao cấp “nhà nước bao cấp từ A tới Z”; còn bây giờ ngay trẻ con từ mẫu giáo ( chưa nói hơn nữa ) nếu không có tiền thì không đi học là điều bình thường trong cái bình thường của “bình yên” đấy.

  Chẳng lễ đưa tin như vậy là có vấn đề ư?..; Theo tôi bài viết của Trọng c6 không có vấn đề mà vấn đề nằm ở người bình luận kèm theo. Nên chăng “bình yên 1960” nhắc nhở người bình kheo khéo  không kẻo bị trạng Quỳnh… “đá bèo” đấy.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #87 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 08:16:33 pm »


  Gửi Bình yên
                                                             Sao lại thế!.

  Tôi đã đọc Trọng c6 trong 34 năm…về “tấm bằng đại học” thấy đây là thực trạng “bình thường” trong cái bình thường của xã hội hiện tại mà chúng ta đang sống. Tôi lấy ví dụ: Ngày 08/9/1945 Hồ chủ tịch đã ký sắc lệnh 19/SL và 20/SL về xóa nạn mù chữ, phát động phong trào Bình dân học vụ có nghĩa là chỉ sau 6 ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập nhưng tới nay theo cả nước có gần 1,7 triệu người mù chữ và theo   Vnexpress ngày 29/10/2008 đăng tin: Hà Nội dẫn đầu cả nước về số người mù chữ, với 235.000 người, vượt xa tỉnh/thành phố đứng thứ 2 là Thành phố Hồ Chí Minh với 90.000 người. Đây quả là điều đáng buồn khi thủ đô ngàn năm văn vật của chúng ta lại là nơi có nhiều người mù chữ nhất. Và đứng sau là thành phố mang tên Bác trung tâm kinh tế của cả nước. Xem xét kỹ hơn con số này, có thể thấy hầu hết phần "đóng góp" là của Hà Tây với 220.000 người mù chữ. Số mù chữ thực sự của Hà Nội cũ hẳn còn ít hơn 15000 người, vì ngoài Hà Tây còn có sự sát nhập một số huyện, xã của Vĩnh Phúc và Hòa Bình.

  Tôi nói là bình thường trong cái bình thường của thời kỳ ta đang sống vì ngày xưa thế hệ bọn tôi đi học là nhà nước nuôi, tốt nghiệp đại học và các trường chuyên nghiệp xong nhà nước phân bổ công tác chứ không phải lo công việc, mà thế hệ bây giờ gọi đó là thời kỳ bao cấp “nhà nước bao cấp từ A tới Z”; còn bây giờ ngay trẻ con từ mẫu giáo ( chưa nói hơn nữa ) nếu không có tiền thì không đi học là điều bình thường trong cái bình thường của “bình yên” đấy.

  Chẳng lễ đưa tin như vậy là có vấn đề ư?..; Theo tôi bài viết của Trọng c6 không có vấn đề mà vấn đề nằm ở người bình luận kèm theo. Nên chăng “bình yên 1960” nhắc nhở người bình kheo khéo  không kẻo bị trạng Quỳnh… “đá bèo” đấy.


@xuanxoan:Tôi cũng nhất trí với ý kiến của bác, câu chuyện của Trongc6 không đến mức nặng nề như thế đâu.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #88 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 09:58:23 pm »

 Có lẽ các bác chưa thật hiểu cái phần mà BY đã trích dẫn mà tác giả muốn nói.


   Chia tay anh ra về mà lòng tôi còn nặng trĩu. Chợt nhớ đến câu nói ước vọng của Người sáng lập ra nhà nước ta: "Suốt đời tôi, tôi chỉ có một mong ước. Mong ước tột bậc là nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

   "Ai cũng được học hành". Ước nguyện đó tưởng thật là đơn giản, đơn giản như là một sự tất nhiên ở thời đại ngày nay, vậy mà, không phải vậy./.


 Bác xuanxoan!

 BY không có ý kiến về vấn đề thực trạng thất học mù chữ sau sát nhập tỉnh Hà Tây về HN vì đó là con số thống kê mà nhà nước chính thức thông báo trên mọi phương tiện thông tin đại chúng.

 Vậy thì số người thất học mù chữ mà bác đưa lên ở đâu ra trong xã hội chúng ta hiện nay? Ở đâu sinh ra?

 Ai cấm họ đi học? Bác nào chứng minh được trong xã hội ta có ai đó là người cấm người khác đi học khiến họ phải mù chữ?

 Hay do chính họ không chịu đi học. Vậy thì ai đủ trình độ "nhồi" chữ và kiến thức vào đầu họ khi chính họ không muốn đi học và dẫn đến mù chữ.

 Người sáng lập ra nhà nước ta có nguyện vọng cho toàn dân được học hành song người dân không chịu học, dày ăn mỏng làm dẫn đến dốt nát mù chữ là việc của họ chứ. Tại sao lại mang ước nguyện của Người sáng lập ra nhà nước rồi lấy trường hợp của một số người không muốn đi học rồi cho rằng: Vậy mà không phải vậy?

 Bác nói chuyện cứ như BY không có con đang đi học không bằng. Chỉ có những học sinh chất lượng kém thì phải học trường tư, bán công hoặc trái tuyến mới phải đóng nhiều tiền, còn ở trường công thì xin lỗi bác tiền học của học sinh "bèo" hơn giá "bèo", học sinh PT Trung học trường công, trường có tên tuổi tại HN hạ tầng cơ sở tốt vào loại nhất nhì cũng chỉ có 30.000 đồng/tháng. Vậy thì xin mời bác cứ động viên con cháu học cho giỏi vào, thi đỗ vào trường công mà học nhưng hãy nhớ là phải vào được trường công nhé, nếu không thì tự bỏ tiền ra mà học.

 Thời nay, mỗi lúc nhắc lại thời bao cấp nhiều bác "giật mình" vì sợ đến mất ngủ. Nhưng lại thích được đi học mà nhà nước "bao cấp" cho thì mới đúng như ước nguyện đến tột bậc của Người sáng lập ra nhà nước thì thật lạ. Các bác không thấy đòi hỏi xã hội như vậy là sự vô lý sao?

Chẳng lễ đưa tin như vậy là có vấn đề ư?..; Theo tôi bài viết của Trọng c6 không có vấn đề mà vấn đề nằm ở người bình luận kèm theo. Nên chăng “bình yên 1960” nhắc nhở người bình kheo khéo  không kẻo bị trạng Quỳnh… “đá bèo” đấy.

 Phần tô đỏ ở trên là bác xuanxoan dọa BY đấy à? Angry Trạng Quỳnh cứ thử "đá bèo" xem.

 Bác xem bài trên BY nhắc nhở đã kheo khéo chưa?

 Nói thật với bác nhé, vì nể lính đàn anh từng nói: Bọn tao có chuyện gì thì PM, gọi điện nhắc nhở nhé, đừng làm chúng tao mất mặt, ngượng lắm. Rất lính, rất thẳng thắn và chân tình nên mới có chuyện BY "kheo khéo" chứ thẳng tưng theo nội quy diễn đàn thì gần đây ít nhất có 2 bác lính cựu "tạm nghỉ để suy ngẫm và có trách nhiệm với lời nói của mình" một thời gian trên diễn đàn rồi bác ạ.
 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #89 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 10:03:56 pm »

   Học, người có bằng cấp cao sẽ có nhiều kiến thức hơn những người chưa qua song không nhất thiết lấy bằng cấp làm thước đo chuẩn mực nào cả, xã hội ta đã xóa nạn mù chữ từ lâu, tuy nhiên xét theo hướng tích cực thì có còn hơn không, nhưng vấn đề quan trọng nhất là lấy kiến thức lý thuyết đã học áp dụng vào thực tiễn  vận dụng sáng tạo cho phù hợp hoàn cảnh cụ thể dẫn đến thành công thì không phải tất cả ai cũng có tố chất này, nhiều người lính khi giã từ vũ khí về đời thường đã vượt lên chính mình tham gia sản xuất làm giầu cho bản thân và gia đình góp sức cùng xã hội bớt khó khăn, có nhiều doanh nhân trẻ đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh, là anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới mà họ cũng chẳng sở hữu một bằng cấp cao nào cả, sở dĩ họ bứt phá được như vậy vì họ xác định “thương trường là chiến trường” nó tự thân vận động tính cạnh tranh lành mạnh, nhạy cảm, năng động trong “trường đời” lắm bon chen, đầy toan tính. Trong chiến đấu giảng đường của người lính là mặt trận, những bài học là chiến trận là bom, là đạn, là khoảnh khắc sinh tử buộc người lính phải hòa nhập thích nghi với môi trường càng nhanh càng tốt để bảo toàn tính mạng. Và đương nhiên xã hội được vững chắc thì hiền tài là nguyên khí Quốc gia, nên trong thời buổi loạn lạc thì người cầm súng, người cầm bút luôn được coi trọng và cùng nhau song hành.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM