Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:11:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước... (phần 2)  (Đọc 73093 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #50 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2012, 09:05:40 pm »

Kính các anh lính chiến: Cũng chỉ vì gọi tên cao điểm theo "Ô" và theo "cao độ" mà khối vụ choảng nhau đấy !
Tuy nhiên phổ biến hơn cả vẫn là gọi theo CAO ĐỘ !

    Lính bb chúng tôi thì đã là điểm cao bao giờ cũng chỉ nói độ cao  của điểm cao đó. Còn để chính xác hơn thì dùng tọa độ, chính xác hơn nữa thì dùng đến 9 ô trong tọa độ đó. Nếu không thế thì pháo sẽ bắn vào đầu bb(!)
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #51 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2012, 11:53:42 am »

Chào các bác:

       Tôi cho rằng Bác Cựu TS Luân đen gọi điểm cao ở "ô 30" là Cao điểm 30 chỉ để tiện làm bài thơ cho vui thôi, chứ lúc ấy đơn vị bác ấy cũng chả gọi thế đâu.

       Thường nhất là gọi Cao điểm X (theo đúng độ cao của nó), hoặc gọi tắt là Chốt x khi giao nhiệm vụ và thông báo tình hình. Nhiều khi còn gọi theo tên khác bằng địa danh (có khi do mình đặt ra, ví dụ Đồi ông Thanh, Chốt Bãi Đá...), còn độ cao thật thì hoặc là ngầm hiểu, hoặc chẳng cần biết chính xác nó cao bao nhiêu. Cái tên gọi định danh như trên, lính tráng cũng biết nó là ở đâu. (Chỉ huy, pháo hay trinh sát mới cần biết chính xác tọa độ).

  @QuangCan:

   Chú em đã cho cái bản đồ Cao điểm 631 rồi thì cho xin thêm mảnh vùng Chư Nghé (Căn cứ Lệ Minh) và đoạn nối đến đường 5A, 5B được không?

   Cảm ơn trước nhé.
Logged

nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #52 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2012, 12:34:11 pm »

@trongc6 :
- thứ nhất bài viết của tôi không phải để cho vui vì trog đó có cả xương máu của anh em đơn vj tôi
- thứ hai : Khi quang cân đưa lên tấm bản đò đó tôi chợt nhận ra ô 30 quen thuộc mà chỉ những người trong cuộc hồi đó mới xúc động đến vậy . Nên tôi nói với Quangcan và đưa lên về bài viết hồi đó .
- thứ ba : về lí thuyết , tôi và nhiều CCB đều hiểu bản đồ .
nhưng có những ngọn đồi có cao điểm mà ta vẫn gọi hoặc địch vẫn gọi là đồi không tên đó thôi .!
- Đơn vị tôi gọi cái đồn địch   trên cao điểm đó là đồn 30 .Thế thôi !Tôi không bàn nữa /
Trích ở đây ít dòng như sau để Trongc6 và anh em  cùng rõ :
... 18/1/1973 Trung đoàn 64 được tăng cường tiểu đoàn 3 ( trung đoàn 48 ), 1 đại đội 12,7 ( 3 khẩu ) , 1 khẩu cối 120mm và được pháo sư đoàn chi viện ( 2 khẩu Đ74, 1 khẩu 105mm, 1 khẩu 160 mm, 1 khẩu 85 mm, tiến công tiêu diệt tiểu đoàn 81 biêt động quân ở điểm cao 431 ( chư bồ ) . Sau 35 phút chiến đấu , ta làm chủ hoàn toàn cứ điểm Chư bồ , diệt 220 địch , bắt 37 tên , thu 97 súng các loại , 12 máy VTĐ. Ta hi sinh 2 đc bị thương 17 đc
Đây là trận chiến đấu bao vây công kích bằng hiệp đồng binh chủng, tổ chức chặt chẽ phát huy hiệu quả của hoả lực , chiến thắng Chư bồ mở rộng thêm vùng giải phóng và tạo điều kiện cho sư đoàn  giải phóng cứ điểm ĐỨc Cơ và Đồn 30 trước khi có hiệp định Pa ri

( LỊch sử Đại ĐOàn Đồng Bằng -Biên niên sự kiện (1951-2011)
NXB quân đội Nhân dân 2011 trang 123, 124


Tôi chấm dứt phát biểu ở đây .
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #53 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2012, 05:58:40 pm »

Trích dẫn
Đơn vị tôi gọi cái đồn địch   trên cao điểm đó là đồn 30
.
Tôi hiểu bài thơ của nguyentrongluan@ là cảm xúc thật của bác ấy. Chỉ là có ý văn nghệ tí cho vui.
Tôi không nghĩ sự việc diễn biến như thế này. Các bác gọi sao thì gọi tôi không có ý kiến gì thêm.
Xin lỗi bác chủ topic đã làm lạc mạch chuyện của bác.
Tôi đã tự xoá các bài viết lạc đề của mình trong topic này. Thành thật xin lỗi các bác và BQT diễn đàn.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2012, 07:04:53 pm gửi bởi chienc3.1972 » Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #54 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2012, 08:44:35 am »

@Bác NguyenTrongLuan:

   Thằng em lại có lỗi với bác rồi. Thành thật xin lỗi và tạ tội với bác. Em cứ viết ào ào, không cân nhắc thành ra tưởng bình thường, hóa lại làm bác bực mình. Bác bỏ qua cho nhé. Em không bao giờ dám coi thường kiến thức trinh sát có nghề của bác đâu. Em ngày trước cũng chỉ có lên trinh sát một thời gian ngắn, ngưỡng mộ nghề trinh sát nên nhiều khi cứ hay bàn leo chuyện trinh sát với các bác thôi.

   Riêng về chuyện quân sự, em ngưỡng mộ bác nhiều lắm, cả cái cụ thể lẫn kho kiến thức quân sự. Đợt đi QT vừa rồi, em học hỏi được ở bác nhiều.

  Bác tha lỗi cho em thì em mới dám viết chuyện tiếp, vì em có viết gì về  Chuyện Tây nguyên thì cũng nằm trong tầm của bác thôi.

   Kính chúc bác luôn mạnh khỏe, tinh thần sảng khoái như trước và viết nhiều bài.

   Các bác CCB khác xin cũng bỏ quá cho sự tếu táo của tôi. Mọi sự là ý tốt chứ không có ý gì đâu.
Logged

hungf10
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #55 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 10:50:47 pm »

Trích dẫn từ: Trongc6 link=topic=24226.msg381720#m

     [i
"... Lòng vả cũng như lòng sung. Lính tráng xa nhà mà gần dân, thế nào chẳng có điều trắc ẩn. Không ít thằng mong được nhìn trộm con gái tắm, nhưng bộ đội cách mạng đâu có thể làm ấu. Cầm tay con nhà người ta công khai thì chẳng sao, nhưng nhòm ngó lung tung thì không được. Thế là mấy ông tai quái (nơi nào chẳng có các bố ấy) tìm cách mò sang bờ suối bên kia phục kích. Bên đó là rừng rậm, lại muốn giữ bí mật (cả với "quân ta" và "quân địch") nên phải vờ đi rừng ở đoạn rất xa, đi một khoảng cũng rất xa rồi mới định hướng đạp rừng quay lại. Đầu têu là mấy anh dân Hà Bắc (cựu nhất trong đơn vị) rồi đến các anh Hà Tây. Cho đến một lần anh Trịnh cũng ngứa ngáy chân tay rủ tôi cùng đi. Phải nhân một buổi chiều được cử đi lùng sục chỉ có hai người. Chúng tôi chỉ mang AK cho gọn, nhưng không đi theo lộ trình đơn vị giao, mà nhanh chóng cắt đường đổi hướng. Đường dài và gian nan đến nỗi có nhẽ sau hai tiếng đồng hồ chúng tôi mới mò trở lại được bên kia suối. Lại định vị cho đúng khúc suối trong điều kiện chỉ được bò loặc lổm nhổm bốn chân. Bí mật được thì không sao, lộ ra thì coi như không còn gì để cãi. Chúng tôi chọn chỗ phục kích, cũng may là nơi đó toàn cây lúp xúp, bờ suối lại dốc đứng cao hơn lòng suối đến hơn chục mét nên khả năng bí mật được nâng cao. Chúng tôi còn phải nằm chờ rất lâu cho đến khi nắng chiều đã nhạt thì dân họ mới đi tắm (không như lính ta toàn phải đi tắm vào buổi trưa). Đang nằm im chờ thời cơ thì chúng tôi phát hiện chếch phía sau có tiếng động sột soạt. Chúng tôi nằm bẹp xuống, im re, không biết người hay thú dữ đây. Thú dữ cũng chết vì đâu dễ giải thích chuyện săn bắn ở vị trí này. Còn nếu là dân thì đúng là họ theo dõi bắt quả tang mình rồi. Thế thì đằng nào cũng chết. Cảm giác hồi hộp lúc này chẳng kém lúc phục kích địch thật là bao nhiêu. Dù sao chúng tôi cũng vẫn phải hơi xoay người chĩa mũi súng vào cái hướng loạt soạt ấy. Thật vô cùng bất ngờ khi tôi nhận ra một người đội mũ tai bèo đang bò đến, lính ta và không phải ai khác, chính là anh H. C viên phó của chúng tôi. Lúc này tôi muốn đái ra quần cho nó nhẹ người đi quá. Bị bố này bắt được thì coi như hết đường về quê mẹ rồi. Chắc phía sau còn có thằng liên lạc đi hộ vệ nữa. Tôi bấm tay anh Trịnh nằm im, không dám thở mạnh. Anh H. cứ chậm rãi bò dần tiến lên bờ suối, cách chúng tôi chỉ độ gần chục mét mà không phát hiện ra chúng tôi. Thế mới biết yếu tố bất ngờ quan trọng thật. Chẳng mấy chốc anh ấy cũng chọn xong chỗ để "quan sát". Không thấy thằng liên lạc đi cùng, hóa ra anh ấy cũng có mục đích giống hai chúng tôi. Cái khổ nhất đối với chúng tôi lúc này là vừa không được hút thuốc, vừa phải canh chừng thủ trưởng. Mãi sau thấy cứ thế này thì không ổn, anh Trịnh quyết định chủ động xuất cờ trước, lấy một hòn đất nhỏ ném về phía anh H. Anh ấy giật mình ngơ ngác. Đến khi nhìn thấy chúng tôi, vẻ mặt anh ấy khiến tôi dám chắc anh ấy muốn đái ra quần hơn cả tôi lúc nãy. Nhưng chỉ thoáng qua thôi, vì toàn là quân ta nên bắt liên lạc với nhau rất nhanh. Nói cho cùng, trong bụng ai chả có chất giống nhau, nên ba chúng tôi nhanh chóng hợp thành một đội.

   Chiều hôm ấy, từ khoảng cách gần bốn chục mét, ba chúng tôi được xem "phim cấm". Nhưng nói thật là mọi thứ cũng chỉ mờ mờ ảo ảo như trong tranh thủy mạc của họa sĩ Đổng Thìn Sinh mà thôi. Nhưng thế cũng là lên tiên rồi."[/i]

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,6323.540.html


 Grin Grin bác TrongC6 cho hỏi tí nhá:sau khi xem phim cấm  xong "tổ tam tam" có "tự sướng" không? và về nhà mới "tự sướng" hay tự sướng" ngay tại bãi xem phim.Xin lỗi bác ,đọc trích đoạn của bác tôi cũng thấy "ngứa ngáy"  Grin Grin
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #56 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 11:50:21 pm »

hehe đúng là lòng vả cũng như lòng sung thật  Grin Giờ mới biết thế hệ đi trước cũng tinh nghịch như thế hệ đi sau bọn em  Grin Tại bàc trongC6 không ở lâu ở bản đấy chứ nếu ở lâu như bọn em bên K thì báu vật với nhúm thuốc lào nhìn riết đến ngán bác ạ  Grin Chị em bên K cũng vậy , cứ mang mỗi cái bao xe tự may bé xíu cho mát . Bọn em hồi mới sang k mắc cở chỉ dám nhìn lén , sau này chán quá không thèm nhìn  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #57 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 10:27:18 am »

Trích dẫn
Bác tha lỗi cho em thì em mới dám viết chuyện tiếp, vì em có viết gì về  Chuyện Tây nguyên thì cũng nằm trong tầm của bác thôi.
@Trongc6: Có gì đâu anh bạn cùng tên, sao mà phải câu nệ quá vậy chứ. Tôi cũng nghĩ là nguyentrongluan@ cũng không đến nỗi xét nét bác quá thế đâu. Vả lại Tây Nguyên bao la trùng điệp, biết bao nhiêu thứ chuyện kể bao giờ cho hết. Bọn tôi đọc bác từ khi "thằng chả" (ý nói luân thép đen theo cách gọi của SG gai) còn chưa vào Diễn đàn này cơ mà bác ơi.
Bác cứ câu nệ thế người ta lại bảo bác..."không có lửa làm sao có khói" Grin
Mọi sự do tôi khơi mào, tôi đã xin lỗi rồi, xin mời bác tiếp tục mạch chuyện rất hay của mình. Nếu không thì thành ra lỗi của tôi nặng quá.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #58 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 03:34:09 pm »

Trích dẫn
...Mọi sự do tôi khơi mào, tôi đã xin lỗi rồi, xin mời bác tiếp tục mạch chuyện rất hay của mình. Nếu không thì thành ra lỗi của tôi nặng quá...

đậm: Phạt, chiều nay tổ chức phạt đê,  Cheesy Cheesy Cheesy
Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #59 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2012, 09:04:07 am »

Viết nốt về cái Tết cuối cùng trên đất Lào,


   Đời thằng lính là "Đời thằng Mục, ăn cơm cục, uống nước đục…"

   Không biết cái điệp khúc ấy ai sáng tác ra và có từ bao giờ, nhưng lính tráng chúng tôi khi đó đều được truyền khẩu và ai cũng thuộc. Cứ lúc nào mệt nhọc quá hay bất mãn chuyện gì đó là lại làu bàu trong miệng. Mình nói, mình nghe mà sao khi nói ra được thì nó cũng tự an ủi mình được phần nào, cũng giống như cái câu "nước sông công lính" hoặc "cuốc xẻng từ dưới phát lên, đường sữa từ trên phát xuống" vậy.

   Đại đội dự định ngày 29 tết sẽ thịt lợn gói bánh chưng và nấu trong đêm để ngày 30 tết phát cho lính. Các tiểu đội cũng sẽ nhổ rau, thịt gà kết hợp vào ngày 30 tết để buổi tối có bữa liên hoan, rồi lửa trại văn nghệ. Ngày mồng 1 tết sẽ liên hoan bữa nữa và giao lưu chơi bời qua các trung đội. Sau ngày đó thì sẵn sàng chờ nhiệm vụ mới, không cần bàn đến nữa.

   Lính tráng chẳng ai nói trước được tương lai, số phận của mình.

   Sáng ngày 29 Tết, các tiểu đội cử người xuống giúp anh nuôi, làm thịt lợn, ngâm gạo, đãi đỗ và rửa lá dong chuẩn bị gói bánh chưng. Những thằng còn lại thì dọn dẹp lán trại và lau súng.

   Đùng một cái, 9 giờ sáng thì có thằng liên lạc tiểu đoàn hớt hải chạy xuống truyền lệnh: Toàn đại đội báo động hành quân di chuyển, ra vị trí tập kết của tiểu đoàn cách đó 10 cây số để lên xe hành quân về miền Nam. Phải có mặt lúc 2 giờ chiều. Cả trung đoàn sẽ cùng hành quân với sự hỗ trợ của cả trăm xe ô tô của vận tải đoàn 559.

   Từ BCH đại đội đến anh nuôi, tất cả đều nghệt ra, ngơ ngác nhìn nhau. Thế là hết cả Tết. Tất cả thừ người ra. Khó tin, nhưng quân lệnh vẫn là quân lệnh.

   Một lệnh mới được đại đội phát ra. Giải tán ngay tốp gói bánh chưng, dù gạo đã ngâm, lợn đã làm thịt và lá dong đã vớt. Cả một đống  thịt lợn lập tức được rang muối chia về các tiểu đội tự quản lý. Gạo đỗ đã ngâm rồi không thể cho vào bao, dù nhiều cũng đem đồ xôi hết để ăn trưa và chia ra làm khẩu phần ăn đường cho ngày sau. Ngoài chuyện quân tư trang và súng đạn, các tiểu đội khẩn trương cho thu hoạch tất cả mọi thứ để chuẩn bị lên đường. Chúng tôi có hai tiếng đồng hồ để chuẩn bị. 11 giờ trưa phải ăn cơm để 11giờ 30 xuất phát, kịp hành quân 10 cây số, đảm bảo đúng 2 giờ chiều có mặt tại vị trí tập kết của tiểu đoàn.

   Tất cả vắt chân lên cổ. Tiểu đội tôi, trừ thằng đang giúp anh nuôi, còn lại tất cả chuẩn bị đồ đoàn rồi chia nhau ra vườn nhổ hết rau đem về tự luộc làm một bữa chén đẫy, còn lại buộc đem theo hành quân. Ba con gà nhép cũng làm thịt luôn. May mà chưa ai kịp ra bản dân đổi rượu.

   Vì mọi thứ từ xôi đến rau, thịt rất nhiều không thể nào mang hết, vả lại cũng không để được lâu, nên các tiểu đội đều ra sức chén. Ăn thật lực, mọi thứ rất nhiều nhưng phải ăn khẩn trương, không khí trầm lắng.

   11 giờ 30, chúng tôi chất mọi thứ lên vai ra sân đại đội. Các A khác cũng vậy. Chúng tôi nhìn lán trại, nhìn những cành hoa và những thứ mình bỏ sức  trang trí đón Tết mà tiếc nuối. Có tiểu đội bức xúc còn đập bỏ lung tung trước khi đi. Chỉ còn thiếu nước chúng tôi đốt bỏ hậu cứ như những kẻ lục lâm. Đến giờ, chúng tôi lầm lũi lên đường.

   Sau hai giờ rưỡi hành quân, chúng tôi đến vị trí tập kết của tiểu đoàn. Chỉ có D bộ là ở gần vị trí này nhất, còn lại các C khác tuy gần hơn C tôi, nhưng cũng phải hành quân dăm bảy cây số. Tất cả cũng đang lục tục vào vị trí. Tiểu đoàn tổ chức cho các C kiểm tra quân số, vũ khí… rồi quán triệt nhiệm vụ. Sau đó là nghỉ tại chỗ chờ xe ô-tô. Chúng tôi phần bữa trưa ăn no, phần hành quân cũng thấm mệt, lại đang mùa khô nên cứ kềnh ngay cạnh ba lô, nằm nguyên trong đội hình mà tranh thủ ngủ.

   5 giờ chiều. Mãi chả thấy xe ô-tô đâu cả. Không biết hiệp đồng kiểu gì và phải chờ đến bao giờ. Thật là "ăn cơm gà gáy, xuất quân nửa ngày". Bây giờ thì chúng tôi đã nghỉ đủ lại sức và đang trong tâm trạng sốt ruột.

   Rồi cũng chẳng phải chờ lâu. Tiểu đoàn lệnh tập hợp lại, hàng ngũ nghiêm chỉnh. Tiểu đoàn trưởng Đoàn "vịt" nét mặt tươi cười tuyên bố đây là một cuộc báo động giả để kiểm tra tinh thần sẵn sàng lên đường chiến đấu của tiểu đoàn. Thủ trưởng khen ngợi tinh thần toàn thể cán bộ chiến sĩ, đảm bảo đủ 100% quân số, không có tụt tạt hay thoái thác nhiệm vụ…Anh em chúng tôi miễn cưỡng vỗ tay, còn mồm cười như…mếu nghe biểu dương. Cuối cùng là các đại đội giải tán cho anh em ai về nhà đấy nghỉ ngơi, chờ lệnh mới.

   Chúng tôi hành quân gấp trở lại hậu cứ La Vang. Bây giờ là cuối tháng nên cuộc hành quân này của chúng tôi chẳng khác gì cuộc hành quân đêm. Khỏi phải nói đại đội chúng tôi, từ quan đến lính chán nản và bực bội đến mức nào. Chúng tôi vừa đi vừa ca thán. Đến ngay cả CTV Mỵ hiền lành như thế mà bên cạnh chuyện động viên anh em khẩn trương trở lại hậu cứ, cũng phải tuôn ra một lô "đặc sản". Chúng tôi về đến hậu cứ cũng muộn, tất cả lấy cơm nắm và thịt nguội ra ăn bữa tối, cắt cử gác xong rồi lăn ra ngủ. Chán chả buồn nói chuyện gì nữa.

   Sáng hôm sau, đúng 30 tết. Chúng tôi dậy sớm. Đáng lẽ ra giờ này là đang tưng bừng vớt bánh chưng, tổ chức nấu nướng và trang trí đón bữa tất niên. Thế mà ngủ dậy thì đập vào mắt là cảnh doanh trại tan hoang. Lại một bữa xôi nguội thịt nguội nữa đang chờ chúng tôi, ăn làm sao cho hết cái thứ ấy để chuyển sang cơm nóng.

   Lệnh từ tiểu đoàn xuống, các đơn vị khẩn trương thu xếp lại và tổ chức cho bộ đội đón xuân sao cho thật đàng hoàng và vui vẻ. Cơ sở vật chất tan tành rồi, còn đâu mà đàng hoàng và vui vẻ. Thật là

    "Bắt phong trần, phải phòng trần,
   Cho ăn no mới được phần ăn no…"


   Bực và chán cũng chả giải quyết được gì. Thôi thì cố mà thu gom lại tổ chức ăn Tết, mình tự an ủi mình vậy. Đại đội khẩn trương cho ngâm lại gạo nếp và đỗ, dùng nước nóng cho nhanh. Tiểu đoàn phải mổ lợn tiếp và chia gửi xuống  cho các đại đội để có thịt tươi gói bánh chưng. Cũng chỉ có thế thôi và khoản này được ghi nợ để trừ vào thực phẩm cấp thời gian sau này. Đại đội vận động các tiểu đội còn bao nhiêu rau xanh đem góp chung cho cả đơn vị. Số rau ấy (có héo một chút) cũng không có nhiều. Chúng tôi ra vườn rau bòn mót nốt số lá rau bỏ lại hôm qua vì thừa thãi, vặt hết cả những cây rau mới bé bằng ngón tay. Anh nuôi xin cử người ra gấp ngoài vườn chuối của dân kiếm bắp-bi "bao tử" về làm thêm món nộm hoa chuối. Các tiểu đội vẫn nấu kẹo lạc.

   Vậy là cuối cùng, buổi chiều hôm 30 tết, chúng tôi vẫn có bữa ăn tất niên, có rau, có thịt và một chút rượu, hò hét chúc nhau om sòm. Tối đêm 30 chi đoàn vẫn tổ chức văn nghệ "cây nhà lá vườn", có chè, có kẹo, thuốc lá. Mấy cái thùng phuy nấu bánh chưng đêm đó vẫn đỏ lửa.

   Ngày mồng một Tết cả đại đội vui chơi tự do. Không thấy có thủ trưởng cấp trên xuống chúc tết. Chúng tôi tự chúc tết nhau vậy. Trong ngày mồng một, chúng tôi vẫn tự lo hai bữa ăn tươm tất. Tất cả món thịt rang được huy động ra để ăn hết. Sau tết có ăn muối vừng cũng được. Có A còn ra bản đổi được gà, nhưng số đó không nhiều. Chợt có thằng phát hiện ra một điều bất hợp lý. Tại sao mọi khi có thịt thú rừng ăn mà dịp tết này lại chẳng ai nghĩ đến chuyện đi săn nhỉ. Phán đoán lung tung, cuối cùng đổ cho chuyện sẵn sàng chiến đấu nên bị cấm trại. Chiều hôm đó, ai đó nêu sáng kiến, thế là chúng tôi tổ chức làm bánh rán. Cũng phải khẩn trương vì khoản giã bột tốn rất nhiều công sức. Nhờ có món bánh này mà không khí vui thêm được một ít.

   Chiều ngày mồng một tết, tiểu đoàn tổ chức họp giao ban. Thế là tối hôm đó chúng tôi biết đơn vị chuẩn bị lên đường về chiến trường miền Nam. Có lẽ đêm nay là đêm cuối cùng chúng tôi ngủ trên đất bạn Lào, trong cái doanh trại mới làm được chưa đầy 3 tháng, vẫn còn thơm mùi gỗ và tranh tre vì chưa có trận mưa nào. Đêm đó đại đội vẫn cho chúng tôi nghỉ và chơi.

   Mồng hai tết.

   Đại đội giao ban, sau đó tập trung toàn đơn vị. Đại trưởng Chèo trực tiếp phổ biến nhiệm vụ. Chúng tôi sẽ chuyển địa bàn, về chiến trường B3 Tây nguyên. Chúng tôi sẽ chiến đấu trong đội hình sư đoàn 320A, thế chân cho một trung đoàn của sư đoàn đó được điều đi nơi khác. Từ nay chúng tôi không còn thuộc sư đoàn 968 nữa. Chúng tôi có thời gian chuẩn bị rất dài, đến 4 giờ chiều mới phải hành quân đến nơi tập kết và sẽ di chuyển bằng ô-tô trong đêm.

   Vì chúng tôi vừa qua cuộc báo động di chuyển hai ngày trước đó, nên mọi thứ đã sẵn sàng rồi, khâu chuẩn bị không có gì, thừa rất nhiều thời gian. Chỗ nào cũng túm năm, tụm ba bàn tán.

   Vậy là chỉ có E9 chúng tôi đi chiến đấu, còn tụi 19 và 39 vẫn ở lại đất Lào. Xét về đời lính thì số chúng nó sướng thật. Đất Lào có hòa bình mà. Nhưng lúc đó chúng tôi cũng chỉ so sánh tí chút chứ không ganh tỵ, vì chính chúng tôi, trong đó đa phần là lính mới cũng rất đang háo hức chiến đấu. Lính mới thì tò mò và mơ mộng với chiến công sắp tới, còn lính cũ thì hình như mắc cái bệnh nghề nghiệp mất rồi, lâu không đánh nhau lại thấy ngứa ngáy, dù biết có thể có hy sinh và thương vong.

   Nhiều thằng muốn tìm đồng hương bên các E 19 và 39 để chia tay, nhưng chẳng ai biết cụ thể chúng nó đóng quân ở đâu, cách mình bao xa. Cũng chẳng ai nghĩ đến chuyện tụt tạt ở lại đất Lào. Thế là đơn vị lên đường đủ quân số một trăm phần trăm. Còn thời gian dài, chúng tôi chỉ vơ vẩn quanh doanh trại. Vài tốp mò ra suối ngồi chơi trên những tảng đá, ngắm nhìn vườn rau chỉ còn trơ những luống đất.

   Bốn giờ chiều, chúng tôi hành quân. Nếu như hai ngày trước khi báo động ra đi, có A còn đập phá tí chút, thì lần này chúng tôi lại xếp mọi thứ rất gọn ghẽ, cứ như là mình sẽ trở lại ấy. Những cành hoa đào, mai, mận vẫn tươi hoa, rực rỡ. Lính mới quyến luyến ít thôi, nhưng lính cũ thì nhiều tâm trạng.

   Chia tay nước bạn không kèn không trống vì chúng tôi không được tiếp xúc dân. Nhưng dù sao cũng có ít nhiều kỷ niệm rải rác trong các bản dân, nhất là trên Cao nguyên. Những tên bản Xăm-xi-núc, Phù Đin, Sen Vàng, Na-xịa, La Vang… vẫn còn âm vang trong lòng chúng tôi. Dù không có mối tình nào, nhưng hình ảnh người con gái Lào trắng trẻo, mặc váy mà trên ngực chỉ có mỗi cái "tùng chiêng", không áo, dáng đi uyển chuyển trên nhà sàn ở bản Phù Đin mới hơn mười tháng trước chợt lại hiện lên trong tôi, len lỏi trong những ý nghĩ mơ màng, chập chờn theo bước chân đều đều trên đường hành quân.

   Chúng tôi đi xa dần khỏi hậu cứ La Vang. Trong hàng quân bỗng thấy lao xao. Tôi vượt lên bám kịp nhóm anh nuôi. Ồ, trong đội hình của họ có một con chó nhỏ chỉ bằng bắp chân chạy lăng xăng. Nếu không có cái dây ở cổ bị anh nuôi Mậu nắm giữ, chắc nó phải vượt lên đầu hàng quân. Có lẽ con chó còn bé quá, không thể làm thịt được nên nó được sống sót và hội anh nuôi quyết đánh liều đem nó theo hàng quân. Cũng vui, vì đó là sinh vật sống duy nhất, dấu ấn của chiến trường Lào đi theo chúng tôi.

   Đêm đó, chúng tôi lên xe để hành quân. Những chiếc xe Zin kính cong Liên-xô của Đoàn 559 với những người lính lái xe trẻ măng đón và đưa chúng tôi về chiến trường miền Nam.

(Hết)
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM