Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 04:28:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hướng về 40 năm Quảng Trị, 1972 - 2012  (Đọc 150351 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #170 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2014, 03:22:19 pm »

  Chào bạn Sa Pa con gái rượu của thủ trưởng Duyệt.

 Bạn tìm đc hai bức ảnh rất giá trị về lịch sử của đời binh nghiệp khg phải ai cũng có đc với điều kiện, hoàn cảnh và công việc của mình.
  ảnh này chắc bạn mới tìm đc trên báo chí nước ngoài. càng có giá trị mang tính khách quan.
Ảnh này của quân giải phóng chụp ... báo tây đăng lại!
Nhưng ai là người chụp những tấm ảnh này và địa điểm chính xác là tại trận địa hay ở hậu cứ quân GP?
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2014, 03:32:05 pm gửi bởi bapchuoi » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #171 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2015, 02:11:55 pm »

           

Đất nước ta lưu truyền hai câu chuyện nghề nông thời Hùng Vương, đó là sự tích quả dưa hấu và sự tích bánh chưng bánh dầy. Từ thời Hùng Vương thứ nhất đến nay gần 4.700 năm, từ vua Hùng Vương cuối cùng đến nay cũng đã 2.318 năm, vậy mà các sự tích nghề nông đó còn được lưu giữ. Câu chuyện đó không có tình tiết ly kỳ hấp dẫn như thần thoại Tây Phương hoặc gần gũi ta hơn là câu truyện Phong Thần Trung Quốc. Sức sống của hai sự tích trên có lẽ ở chỗ nó là trang sử bằng miệng ghi lại nền văn minh nông nghiệp rực rỡ của tổ tiên ta thời kỳ Hùng Vương.

Nhà văn Tô Hoài đã khai thác sự tích quả dưa hấu viết nên một câu chuyện của thiếu nhi. Quyển sách có tác dụng giáo dục cho các cháu tinh thần dũng cảm, cần cù, lao động sáng tạo của một Hoàng tử vượt qua thử thách gian nan. Nghĩ rằng nhà văn khai thác thêm thành tích kỳ diệu của nền văn minh nông nghiệp hàng đầu nhân loại của ta thời đó thì cũng có thể bồi dưỡng cho các thế hệ hôm nay và sau này lòng tự hào dân tộc, lòng mến yêu và có trách nhiệm với quê hương.

Sự tích bánh chưng bánh dầy có lẽ còn phong phú hơn chuyện quả dưa đỏ. Cấu tạo chiếc bánh chưng và kỹ thuật chế biến bánh dầy là minh chứng cho nền nông nghiệp phát triển cao từ thời Hùng Vương và việc nha nước coi trọng nghề trồng trọt, một đỉnh cao của văn minh thời đó. Vua Hùng đã trao ngôi báu cho người sáng tạo ra bánh chưng bánh dầy.

Nhân ngày Tết một nam qua, tôi có giới thiệu cho một người Âu rằng chiếc bánh chưng cổ truyền đã ra đời cách đây 4.000 năm. Người Âu này trố mắt ngạc nhiên. Ngạc nhiên cũng phải, cách đây 4.000 năm nhiều dân tộc có thể chưa biết làm bánh chứ chưa nói đến làm một cái bánh có dưỡng chất đầy đủ và cân đối như thế. Tiếc rằng tôi không đủ ngoại ngữ để diễn giải khía cạnh triết học của chiếc bánh chưng. Nếu nói được thì hẳn ông bạn người Âu còn ngạc nhiên gấp nhiều lần hơn nữa. Hẳn ông ta cũng như số đông người nước ngoài (cả người nước ta) không hay rằng nước Việt xưa cũng là một khu vực của cái nôi khai sinh ra học thuyết Âm Dương Ngũ Hành nổi tiếng.

Tôi không đọc được nhiều, mộn Triết học Phương Đông cổ lại càng kém cỏi nhưng thấy hình đồng tiền trên mặt trống đồng cũng đủ khẳng định rằng học thuyết Âm Dương đã có trong tư duy triết học dân tộc từ ngàn xưa. Chắc chắn thời đại trống đồng chưa có tiền bạc; Hình tròn bên ngoài, hình vuông ở giữa bên trong, không có cách lý giải nào đúng hơn là biểu tượng Âm Dương chắc sớm hơn rất nhiều thời đểm đúc biểu tượng Âm Dương lên trống đồng. Hình tròn trên trống đồng là biểu tượng tính động của Dương, chiếc bánh dầy cũng hình tròn động của Dương là tinh, trong, bánh chỉ có tinh bột không có chất liệu hỗn hợp, màu sáng cũng là Dương. Hình vuông trên trống đồng biểu hiện tính tĩnh của Âm, chiếc bánh chưng cũng có hình khối vuông, vững vàng, tĩnh và còn thể hiện thêm tính chất đa tạp do chất liệu hỗn hợp nếp, đậu, thịt, gia vị và tính nuôi dưỡng của khái niệm Âm xưa. Trái với màu sáng của bánh dầy, bánh chưng màu tối, màu Âm.

Chiếc bánh mà thể hiện được nền nông nghiệp phong phú, lại minh họa được cả triết học của nền sản xuất đó thật đáng... nhường ngôi cho. Có thể hình dung Hoàng tử Lang Liêu không những là nhà nông tài hoa mà còn là một triết gia thâm thúy.

___________

Hồ Văn Duyệt.

Bài đăng trên TẠP CHÍ CẨM THÀNH Số 76
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Hai, 2015, 02:21:09 pm gửi bởi sapa » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #172 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2015, 10:44:47 pm »


TÊN NƯỚC TRONG LỊCH SỬ

Kể chuyện với các cháu nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương


Tổ quốc ta trải mấy nghìn năm lịch sử, tên nước nhiều lần thay đổi, nhưng hầu hết đều có chữ Việt.

Theo truyền thuyết, thời cổ xưa có các tên: Viêm Việt, Việt Thường, Bách Việt. Từ nhà nước Văn Lang cho đến nay có các tên: Âu Lạc (gồm Âu Việt và Lạc Việt), Nam Việt, Đại Cồ Việt, Việt nam.

Chữ "Việt" cổ ( hình dưới) tượng hình khá xác đáng đất nước ta xưa

 

Tại đền Hùng (Vĩnh Phú), cột đền bên phải khu đền Trung có bố chữ "Bách Việt Sơn Hà". Từ xa xưa các dân tộc Bách Việt đã có mặt ở một vùng rộng lớn phía nam sông Dương Tử. Lịch sử truyền khẩu nói. thời Bách Việt cương vực nước ta "bắc giáp hồ Động Đình, nam giáp Hồ Tôn, tây giáp Ba Thục, Đông giáp biển Nam Hải".

Bách Việt là dân trồng lúa. Lúa gạo Lúa gạo được thể hiện ở chữ "mễ" (mễ là gạo) tượng hình cây lúa viết ở trung tâm chữ "Việt". Khung hình vuông chung quanh chữ "mễ" là hình tượng bờ ruộng (...). Phía trên hình vuông có dấu phẩy là bó mạ để trên bờ ruộng tượng hình việc cấy lúa nước. Phía dưới hình vuông có hình cái rìu xéo là dụng cụ phát rẫy để trồng lúa nương. Người Kinh làm lúa nước, người miền núi làm lúa nương

 

Dân Bách Việt là dân trồng trọt, vốn hiền hòa, muốn được yên bình để cày cấy. Năm 221 TCN, nước Tần diệt sáu nước Sở, Yên, Tề, Triệu, Ngụy, Hàn. Doanh Chính xưng hoàng đế. Doanh Chính vốn là con một tay đầu cơ cỡ bự, tham vọng không có bờ bến. Khoảng năm 218 TCN, Doanh Chính huy động 50 vạn quân quyết thôn tính Bách việt có truyền thống văn hiến, trọng văn hơn võ, nhưng trước họa xâm lăng, người Âu, người Lạc đã kháng chiến vô cùng anh dũng suốt 5,6 năm trời. Phải chăng đây là cuộc kháng chiến toàn dân đầu tiên của dân tộc Việt ở thế dùng ít đánh nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Theo sách "Hoài Nam Tử" của Trung Quốc "Quân Tần thây phơi máu chảy hàng mấy chục vạn". Chủ tướng giặc Đồ Thư bị nỏ thần An Dương Vương bắn chết. Vua Tần phải ra lệnh rút quân nhưng còn chiếm giữ của ta 3 quận phía bắc Bách Việt.

Giai đoạn lịch sử vừa kể được ghi nhớ trong chữ "Việt" (hình dưới) sau này, chữ Việt này gồm bên phải là chữ "nhung" (...) bên trái là chữ "tẩu" (...). Nhung là rợ ở hướng tây, hướng nước Tần so với Bách Việt bấy giờ. Chữ "tẩu" nghĩa là "chạy" Chữ "Việt" này hàm ý chỉ phần đất bọn xâm lược đã rút chạy (hiện nay nhân dân hai tỉnh Quảng Đông, Quảng tây vẫn gọi hai tỉnh này là tỉnh Việt. Chữ Việt vẫn viết như xưa: Hình tượng trồng lúa).

Chữ "tẩu"    và chữ "nhung"

Có tài liệu nói chữ Việt sau (có bộ tẩu) xuất hiện từ thời lãnh thổ của ta có tên gọi Việt Thường. Việt Thường thể hiện ý: Quân xâm lược đã bỏ chạy, đất nước trường tồn.

Chữ Việt có thêm mặt chữ thứ hai dù ở giai đoạn nào cũng đều mang hai hình tượng tiêu biểu của Tổ quốc ta.

Nước Việt có nề văn minh nông nghiệp rất sớm trong lịch sử nhân loại. Dân tộc Việt mong muốn hòa bình để xây dựng đất nước. Nhưng nước Việt luôn bị họa xâm lăng, nô dịch, đồng hóa, vì thế dân tộc Việt không thể xao lãng việc bảo vệ Tổ quốc của mình.

Hồ Văn Duyệt

Bài đăng trên Tạp chí Cẩm Thành số 82

Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #173 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2015, 01:47:46 pm »


Tháng 7 năm 1999








Tháng 9 năm 2012







Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #174 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2015, 09:20:08 pm »

Những bức ảnh cảm động này do anh Nguyễn Chiến Thắng gửi tặng Sapa.

Trong bút ký nhân dịp được nhận tấm ảnh do đồng đội tặng, anh Nguyễn Chiến THắng đã kể rằng tác giả của các bức ảnh này, anh Lương Đức Thắng đã hy sinh.

Thương tiếc và Tri ân anh Lương Đức Thắng. Anh vẫn luôn có trong trái tim đồng đội còn sống.
Sapa (con gái ba Duyệt) và đại gia đình biết ơn anh.
Cầu cho vong linh anh đã siêu thoát.


Quảng Trị 1972

Lời tự sự của anh Nguyễn Chiến Thắng về những bức ảnh quí giá này



Ba Duyệt và đồng đội



Anh Nguyễn Chiến Thắng tháng 7/1972





Anh Nguyễn Chiến Thắng



« Sửa lần cuối: 05 Tháng Năm, 2015, 09:25:31 pm gửi bởi sapa » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #175 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2015, 05:54:25 pm »

Anh Nguyễn Chiến Thắng, người lính sinh viên chia tay với ghế trường đại học Mỏ Địa Chất sau 2 năm học để nhập ngũ 8/1970 đã gửi cho Sapa một phần hồi ký chiến trường mà anh đã viết và đăng trong một cuốn sách có tên "Bông Lau thời hoa lửa" của  Nhà xuất bản Dân Tộc.

Sapa sẽ đăng lần lược từng phần dưới dạng ảnh vì anh NC Thắng gửi bài như vậy.
Những gì về Trung đoàn Pháo Binh Bông Lau Sapa đều nâng niu trân trọng.

Đặc biệt ngẫu nhiên của định mệnh, trong bài anh Thắng có đoạn viết "Tại đây tôi thường nghe kể chuyện về đồng chí thủ trưởng của mình - đồng chí Võ Khắc Kế , con người của sự nghiêm khắc và gương mẫu. Tôi đã tận mắt nhìn thấy người chỉ huy khắc khổ ấy xuống đơn vị không phải bằng xe con mà bằng một chiếc xe đạp cũ kỹ".
Ông Võ Khắc Kế mà anh Thắng kể chuyện chính là em ruột của bà nội Sapa, ba Duyệt gọi ông là cậu. Trước khi tham gia kháng chiến, ông là người duy nhất của vùng quê có xe đạp và ra học ở trường quốc học Huế. Trong Trung đoàn, ông Võ Khác Kế của Sapa nổi tiếng về đức tính cần kiệm, thanh bạch, trong sáng đến nao lòng. Bác Dần ở binh chủng pháo binh 351, sau về làm Hiệu trưởng trường SQPB Sơn Tây ( nay đã mất, Lan Hương con gái cả của bác cùng tuổi tôi, cùng học cấp 1 ở Trung Sơn Trầm) có kể một vài câu chuyện cho tôi nghe. Có 1 chuyệt như thế này: Một lần ông xuống đơn vi thăm, thấy anh em chiến sĩ đi bắt cua về cải thiện, ông nói "Bây bắt cua thì bắt cua đực thôi, cua cái để lại vì ta trường kỳ kháng chiến...". Ông Võ Khắc Kế đã mất được mấy năm rồi. Phần mộ ông ở Đức Hiệp, Mộ Đức, Quảng Ngãi.

*  

*

*

*

*  


*













« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2015, 06:03:43 pm gửi bởi sapa » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #176 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2015, 06:21:07 pm »



Vào cuối tháng 11 mỗi năm, thì mấy mảnh vườn rau nhỏ ven hồ ở trường Sĩ Quan Pháo Binh của ba là dịp nhìn vui mắt và thích nhất.
Này là rau diếp, xà lách, cải cúc, đậu cô ve vàng... đều xanh mơn mởn. Luống bắp cải lá như màu đá xanh, mấy củ su hào bánh xe nhìn sao vui thế. Hành hoa, tỏi, rau húng dũi... mỗi thứ mỗi ít. Cà chua, bí đỏ cũng trĩu quả.

Từ khu tập thể chỉ bước mấy bước, rồi men theo bờ hồ băng qua nhiều luống rau nhỏ của các gia đình quân nhân cũng trồng thì  tới mảnh vườn nhỏ của ba. Vườn men theo sườn đồi thoai thoải chỉ cao hơn mặt nước khoảng mét rưỡi. Cái vườn nhỏ mùa đông ba trồng nhìn thật vui mắt. Không như mùa hè chỉ có ít luống rau muống, và mấy cây ớt.

Ba đặt làm ngoài thị xã sơn Tây cái Ô-doa bằng tôn khá chắc chắn. Thỉnh thoảng mình đi tưới rau cho ba những ngày ba đi dạy về muộn.

Trong vườn còn có một bụi chuối tiêu mỗi năm ra một buồng, năm nào cũng có 9 nải. Mẹ cắt chuối xuống khi thấy có mấy quả ửng vàng ở nải chuối đầu tiên rồi cho vào một cái sọt lớn lót bao tải, thêm một ít lá xoan, mẹ bảo cho mau chín. Những nải chuối chín vào mùa đông rất thơm. Lúc chuối trổ bông, Cái bắp hoa chuối nở ra đến nải xuất hiện quả còi, đèo tức là hết đậu quả rồi thì mẹ bẻ cái hoa chuối đi bảo để nó nuôi quả. Ba bảo ở trong Nam quê ba người ta thái hoa chuối ra làm nộm hoa chuối ngon lắm. Mẹ và mình ngồi thái hoa chuối ra thật mỏng rồi ngâm với nước muối cho trắng và hết nhựa. Vậy mà đến khi nộm hoa chuối vẫn chát, chẳng ăn được. Vào Nam, cũng hay ăn hoa chuối sống mà chả thấy chát bao giờ. Cho đến nay vẫn chẳng hiểu tại sao, tại loại hoa chuối ăn sống được hay là không biết làm. Ngày ấy thấy ba thỉnh thoảng ăn cơm với chuối chín mình thấy lạ lắm. Ba không thích ăn thịt cá. Sau này vào Nam cũng thấy bà nội thỉnh thoảng ăn như vậy. Ba cũng hái lá tỏi tươi trộn vào rau xà loách để ăn sống. Ngoài bắc chả thấy ai ăn lá tỏi non bao giờ. Không biết bây giờ ngoài ấy đã ăn chưa. Đi học bên Tây, thấy họ làm món sa lát trộn có lá tỏi tây ăn ngon nhưng lá tỏi tây không thơm bằng lá tỏi ta.

Có lẽ nhớ nhất trong mảnh vườn be bé của ba là những bông hoa cải cúc, trong Sài gòn gọi là rau tần ô.
Bao giờ một luống rau cải cúc ba cũng để lại một đám cho ra hoa lấy hạt cho vụ sau. Mình rất thích những bông hoa cải cúc vàng trắng nhỏ xinh trong vườn. Câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu sao người ta không bán hoa cải cúc để cắm bình. Nó đẹp thế. Sau này nghĩ có lẽ cuống nó mau hư, hoa lại nhanh héo...
Mọi người đều yêu mến và hoài niệm về những vồng hoa cải vàng trong vườn mùa đông hay những đám hoa cải củ màu trắng mong manh. Mình cũng yêu hoa cải nhưng không yêu bằng những bông cải cúc.
Mỗi năm có dịp ra Bắc vào mùa lạnh, đi thăm thú đó đây mình đều dán mắt vào những vườn rau mùa đông. Mình tìm những bông cải cúc xinh xinh, tìm vạt rau mùi thơm ngát. Tìm đám cả chua quả xanh quả ửng, tìm vạt xà lách cuộn chặt cứng ven bìa luống... Lại nhớ ba, nhớ dáng dấp cao gầy và cái cuốc nhỏ, cán tre dài trong mảnh vườn nhỏ ven hồ ngày xưa ấy, đã mấy chục năm rồi mà mình vẫn còn nhớ như in... Lúc nào hình ảnh của ba cũng có chút gì xa xôi, vắng lặng...

Năm nay ba đã yếu lắm rồi.
Mỗi mùa đông về là trong lòng như là giá buốt lắm nhớ về ba đang ở xa ngoài Trung.
Khi có thể hiểu đầy đủ và chia sẻ được với ba chút gì đó thì lại không thể.
Mỗi mùa hoa cải cúc là hình ảnh ba thấp thoáng trong đám hoa cải cúc bên hồ ở Trường Sĩ Quan Pháp Binh Sơn Tây, những năm tháng của tuổi thơ chứa chan kỷ niệm gia đình tràn về.

Có ai biết sống sao cho đúng những ngày non nớt và ấu trĩ đằng đẵng ?











Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #177 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2016, 09:21:11 pm »

THÂN QUYẾN VÀ ĐỒNG BÀO

Kính gửi các cô chú, các anh chị và quí vị.

Năm nay ngày Lễ Thống Nhất 30 tháng 4 và Lễ Lao Động đến trong sự kiện Hà Tĩnh và biển Miền Trung Tổ quốc Việt nam gặp thảm họa môi trường khốc liệt.

Trước mắt bà con ngư dân đang rất khốn khổ.

Nhìn những con cá chết phơi mình suốt gần tháng nay từ trại nuôi đến dọc bờ biển, nỗi niềm của Sapa đến hôm nay thành trầm uất. Chỉ muốn khóc, rúc vào xó nào đó ngồi khóc.

Bây giờ là cuối ngày Lễ Thống Nhất, bần thần trước bàn phím...

Sapa muốn chia xẻ với quí vị bức thư của một đứa cháu trai họ hàng. Cháu là cháu nội đích tôn của người mà Sapa gọi là bác. Bác ấy là người "phía bên kia giới tuyến" mà Ba Duyệt và quí vị ở đây đã từng "nồi da nấu thịt". Cháu là thế hệ sinh ra ở nước ngoài.
Bức thư này là thể theo đề nghị của ông nội cháu hãy viết ra những gì cháu nghĩ sau chuyến đi về thăm quê hương dòng tộc phần mộ ông bà tổ tiến.
Anh em cậu, anh 15 tuổi, em gái 13 tuổi.

Và đây là bức thư của cậu anh trai, Hồ Anh KHoa 15 tuổi, sinh ở nước ngoài, lần đầu về Việt Nam, về quê hương.


Thành thật chúc quí cô bác ACE và quí vị những ngày nghỉ Lễ an lành.

Sapa
Hồ Thị Hồng Nhung

Kính thưa bà con,

Như đã hứa với bà con ngày 18-3-16, tôi bảo cháu Khoa (con trai của Nhuệ, 15 tuổi) viết  cảm nghỉ của KHOA về chuyến đi VN, tìm về cội nguồn. Mục đích của tôi, muốn biết những đứa cháu đã sinh ra và lớn lên tại Mỹ nghỉ gì về nguồn gốc, tổ tiên....
   Về đến Mỹ ngày 20-3-16, ngày 21-3-16 cháu đã đi học. Do vậy, mãi đến nay cháu mới đưa cho tôi thư cháu viết. Tôi đã tạm dịch , và xin chuyễn đến bà con . Những chữ viết nghiêng trong bản Việt ngữ là do tôi phụ vào cho rõ ý. Tôi cũng gởi theo đây bản viết chữ Anh của cháu để bà con tham khảo.
Chúng tôi cầu chúc tất cả bà con  "bình an" .
Kính,  

---------------------------------------------------------
Bức thư viết bằng tiếng Anh, ông nội dịch cho cháu gửi bà con họ hàng.

Kính gởi bà con Họ HỒ,



Chuyến về VN  thật vô cùng bổ ích cho tôi, để tôi biết, tôi đến từ đâu, và học hỏi về di sản của dòng họ tôi. Tôi đã về nhà thờ của dòng họ cũng như được viếng thăm một số Mồ Mả của Tổ tiên.
Phần chính của chuyến đi là được nghe về lịch sử dòng Họ, cách gầy dựng và cuộc sống của Ông Bà từ buổi sơ khai, và những gì Tổ tiên đã làm để chúng tôi có được cuộc sống tốt đẹp hôm nay.
Tôi đã  gặp và viếng thăm  một số bà con mà  tôi chưa bao giờ được biết trước đây, cũng như thấy những phong cảnh đáng nhớ của Việt Nam. Thức ăn khá ngon và không có gì đáng lo, như tôi đã nghĩ. (trong suốt chuyến đi, chúng tôi chỉ ăn cơm với gia đình).

Có một điều, tôi thật sự bận tâm, suy nghĩ, vì suốt chuyến đi , tôi không có WI-FI (sự liên kết với internet) mỗi khi tôi rời khách sạn để di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác bằng xe hơi. Tôi tự hỏi, tôi sẽ làm gì trong thời gian đó (?). Sự không thích thú, vì không có Wi-Fi, bắt buộc tôi phải nhìn qua cửa sổ của xe... và được nhìn thấy cảnh đẹp đồng quê cũng như những xóm làng suốt chuyến đi ở VN. (từ Đà Nẳng đến Quảng-ngãi ).Tôi đã biết những nơi ông Nội tôi đã sống suốt thời gian có chiến tranh ở VN., những nét đẹp đồng quê và cuộc sống ở thành phố, những khác biệt thích thú đó, theo tôi từ nơi nầy đến nơi khác .
Một điều tôi nhận biết rất rõ trong chuyến đi là tôi chưa bao giờ cảm thấy buồn. Điều mà tôi từng bận tâm là tôi sẽ không có việc gì để làm, và như vậy, tôi sẽ buồn rầu suốt cả tuần . Điều lo lắng đó không xảy ra, vì có nhiều việc để làm và nhiều điều mà tôi chưa từng có cơ hội để hiểu biết, khiến tôi luôn luôn thích thú, không mong trở về nhà (Mỹ).
Gặp gỡ bà con là một phần quan trọng trong chuyến đi. Thật thích thú khi thấy bà con thật sự thương mến Ông Nội tôi, và tôi hy vọng, trong tương lai, tôi cố gắng sống theo gương Ông Nội. Sự kế thừa trách nhiệm của tôi đối với dòng họ thật khó khăn, nhưng tôi đã sẵn sàng học hỏi những gì cần phải làm để dòng họ không thất vọng về tôi. Một thách thức mà tôi phải đối diện - không phải ngay bây giờ, mà trong tương lai - là, làm sao để mọi người trong dòng họ luôn gắn kết với nhau ...trong lúc chúng ta sống ở hai quốc gia cách nhau nửa vòng trái đất !
Tôi nguyện, tôi sẽ là người giữ sự liên kết chặt chẽ với dòng họ,  với thế hệ chúng tôi, thế hệ thứ nhất được sinh ra và lớn lên tại Mỹ, phải làm cách nào đó để chúng tôi luôn nhớ về CỘI NGUỒN  của chúng ta !
    Tôi có vài đề nghị, bà con họ Hồ chúng ta nên gia tăng các chuyến tìm về cội nguồn. Thật là quan trọng cho thế hệ chúng tôi, những đứa trẻ được sinh ra và cả cuộc đời sẽ sống ở một quốc gia khác (ngoài VN) luôn được nghe về lịch sử của Dòng HỌ, cũng như  gặp gỡ bà con quê nhà.
  Khi có một vài người trong thế hệ chúng tôi có chuyến về thăm VN, họ phải được thoải mái, vui vẻ, để họ sẽ trở lại với con cái họ, như vậy dòng họ chúng ta ngày càng mạnh mẽ hơn.
Một điều nên thực hiện, để giúp các chuyến tìm về cội nguồn , về nhà thờ, của các thế hệ tương lai được thoải mái hơn, chúng ta nên gắn máy điều hòa cho nhà thờ. Không có máy điều hòa,những đứa trẻ sẽ không nhớ gì về nhà thờ, ngoài chuyện... nóng và mồ hôi . Điều đó thật là quan trọng, sự thoải mái làm cho chúng hãnh diện về nhà thờ HỌ và muốn trở lại.
Một điều nữa,  để mọi người trong dòng họ có thể hiểu nhau... mọi người phải học nói tiếng Việt. Những đứa trẻ sinh ra ở ngoại quốc, tiếng Việt không phải là ngôn ngữ chính, kể cả tôi. Để những người sống ở hai quốc gia khác nhau có thể liên lạc với nhau, chúng ta cần một ngôn ngữ chung. Thật là hợp lý, nếu chúng ta chọn ngôn ngữ của đất nước mà từ đó chúng ta đã ra đi !
Tất cả chúng ta có trách nhiệm đừng để mất ngôn ngữ Việt, vì ngôn ngữ là phần chính của một nền văn hóa.
Cha Mẹ tôi, em gaí tôi và tôi, đã có chương trình " Rosetta Stone" (chương trình dạy tiếng Việt), tôi hy vọng, chúng tôi sẽ thông thạo Việt ngữ trong chuyến đi về VN lần sau.
Những đề nghị trên của tôi, tôi chắc chắn, thật là quan trọng cho thế hệ tôi và những thế hệ tương lai. Chúng tôi  đánh giá rất cao về việc "từ đâu chúng tôi đến, và nguồn gốc, dòng họ của chúng  tôi"!!!
Chuyến đi của gia đình tôi, đã cho tôi, lần đầu tiên hiểu được tổ tiên tôi và các thế hệ kế tục đến hôm nay đã sống như thế nào.
Tôi muốn cảm ơn tất cả bà con ở VN., những người tôi đã có cơ hội gặp gở và những người tôi cũng sẽ gặp  trong lần tới, trong chuyến về nhà thờ họ HỒ ở xóm Bầu.
Xin nhớ cho là, dù ở xa vạn dặm, tôi sẽ làm mọi việc trong khả năng của tôi, để giữ gìn những gì mà Tổ Tiên và quý vị đã thật sự khổ cực cho sự phát triển (dòng Họ) !
Trân trọng,
Hồ-anh-Khoa (ký tên)  
ngày 5 tháng 4 năm 2016
---------------------------------------------


Đây là thư hồi âm của Sapa đến bác T. , ông nội của cháu.

Kính gưỉ bác T. và bác L.

Cháu nhận được đầy đủ các thư bác trai gửi và đã gửi tiếp đến anh chị em trong gia đình cháu.
Cháu thật sự cảm động và ấn tượng về cách bác suy nghĩ và thực hiện các suy nghĩ bằng hành động chắc chắn.
Những gì các bác đã làm là những gì chúng cháu - con cháu của "Việt cộng" ngày bé đã được dạy dỗ.
Như thế có thể thấy những gì là chân giá trị là chỉ có một, sẽ còn mãi.

Cháu nghĩ rằng chân giá trị cuộc sống cũng như ngọc trong đá hay kim cương hiếm hoi, quí giá chỉ có rất ít và phải trải qua "tôi luyện" của Tạo hóa hàng ngàn độ, dưới áp lực hàng ngàn atm rồi trồi lên trụt xuống hàng triệu năm mới lên tới vỏ trái đất, trong lòng biển, dưới lòng sông suối... mà chỉ tìm thấy rất ít ỏi.

Những gì bác đã làm giống như những gì ba chúng cháu từng nói và dạy chúng cháu. Điều cháu luôn nhớ khi ở trong nước hay đi học nước ngoài và trước những biến động đen tối của đất nước xảy ra là câu ba cháu nói: "Dù thể chế chính trị nào, dù biên giới nào, cuộc chiến tranh nào thì quan hệ máu mủ ruột thịt, thân quyến họ hàng là điều không thể thay đổi và chia cắt. Dù muốn hay không thì sự thật vẫn là họ hàng".

Cháu cảm động về bức thư của cháu trai 15 tuổi, Anh Khoa, cháu nội của bác đã viết.
Cháu ấy ý thức rõ mọi suy nghĩ và hành động mình làm cho chuyến đi có mục đích rõ ràng, các tiêu chí cũng như chuẩn bị tâm lý ứng xử... Hai bác thật sáng suốt và cũng thật may mắn (nhiều phước đức) khi có 2 đứa cháu nội xinh xắn, tuấn tú và dễ thương nhường ấy.

Cháu cầu chúc hai bác luôn được mạnh khỏe và đại gia đình luôn An Lạc.
Cháu xin phép bác được đăng lại bức thư của cháu bác trên Blog của cháu được không ạ?

Cháu Hồng Nhung

Ho Thi Hong Nhung PhD. MD

----------
Xin chú thích thêm: Con trai của bác T. là ba của Hồ Anh Khoa cũng là bác sĩ. KHi còn học trung học ba của Khoa học xuất sắc và khi tốt nghiệp được vinh dự gặp và chụp ảnh cùng TT. Mỹ lúc ấy là TT. Reagan.

Bác Hồ là người đã dùng hai chữ "Đồng bào" vì huyền thoại người Việt cùng mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân - Huyền thoại của Tiên tổ dạy con cháu "người trong một nước thì thương nhau cùng". Thật thấm thía khi nhìn Hà Tĩnh, Vũng Áng , bà con ngư dân Quảng Bình hôm nay.

Mong sao sớm tai qua nạn khỏi.

Thân ái.

Sapa

                                                                                          
            

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM