Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:21:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hướng về 40 năm Quảng Trị, 1972 - 2012  (Đọc 150386 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #140 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2013, 09:01:49 am »

Ý cháu là hôm đó cậu dùng cối 82 ...

Đến tháng 3 năm 1974, Sư đoàn 324/ F324/ Đoàn Ngự Bình mới có 1 trung đoàn pháo hỗn hợp từ mang phiên hiệu Trung đoàn 78/E78. Lúc này mới có các đơn vị mang đúng tính chất pháo binh nhá: tiểu đoàn 10 Trung đoàn 78 là tiểu đoàn pháo 122mm; tiểu đoàn 12 là tiểu đoàn pháo 37mm. Các đại đội cối độc lập được tập trung lại thành tiểu đoàn 14. Tiểu đoàn 16  sư đoàn là tiểu đoàn pháo cao xạ 12,7ly.

Vậy tính đến thời điểm 1972 khi đánh Cầu Dài, F324 chưa có pháo lớn mà chỉ có các đơn vị hỏa lực kiểu như DKZ, cối 82; súng máy phòng không 12,7 ly;... có chăng thì là pháo chiến dịch được yêu cầu yểm trợ cho quá trình chốt mà thôi. Chứ mấy ai lại đưa các bố pháo binh .....

Thôi, bảo bác ấy vô kể chuyện cầu Dài đi, trận đó nếu bác ý tham gia thì khối chuyện hay đấy  Wink
Logged

sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #141 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2013, 08:32:38 pm »

ÁO XÁM

Trong buổi đầu kháng chiến chín năm ở Liên khu 5, bài tình ca “Quán bên đường” của Lê Trọng Nguyễn có câu:
Thương anh áo xám ra đi cứu nước bụi nặng vai đời
Mời anh Vệ quốc, tay bưng bát nước môi run mấp máy bao nhiêu nồng thắm


Vâng, anh áo xám là anh Vệ quốc quân, tên gọi bộ đội ta hồi đầu kháng chiến. Nhưng tại sao lại gọi là anh áo xám? Đúng vậy mà cũng không đúng! Không đúng vì Vệ quốc quân ngày ấy số đông vẫn dùng áo quần màu xanh lá cây và tùy khả năng điều kiện từng nơi mà quân phục có các màu tiện cho việc cung cấp và chiến đấu. Còn nói đúng vì riêng ở Liên Khu 5 các anh Vệ quốc mang áo màu xám. Thế tại sao anh Vệ quốc quân ở Liên khu 5 lại mang áo màu xám?

Xin thong thả kể cho có đầu có đuôi.

Chín năm kháng chiến chống Pháp xâm lược, vùng tự do Liên khu 5 bị cô lập giữa vòng vây của quân đội Pháp. Ngoài sự  lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, mọi mặt Liên khu 5 phải tự cấp, tự túc. Làm theo lời Cụ Hồ: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”, Liên khu 5 đã đứng vững, kháng chiến thắng lợi, và hình thành một cuộc sống hết sức giản dị. “Bài ca tự túc” nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Dương Minh Ninh sinh ra trong cái nôi Liên Khu 5 tại Quảng Ngãi.

Lúa khoai ta gắng trồng
Sườn non đến bờ sông
Áo ta chưa ấm lòng
Thay mía ta trồng bông


Thay mía ta trồng bông là gợi ý của lãnh đạo nhưng nhân dân Quảng Ngãi trồng bông mà không bỏ mía – cây đặc sản gắn bó của người dân Quảng Ngãi, Vùng nào cũng trồng bông vải, sắm xa kéo sợi, lúc rảnh rỗi, cả nhà, có khi cả khách đến chơi, vửa kéo sợi vửa trò chuyện, đã vui lại nên việc. Mỗi gia đình mấy lạng sợi góp thành hàng tấn sợi, rồi hàng nghìn khung cửi rải rác trong xóm làng, thị trấn, dệt nên vải dày vải mỏng, loại khổ chiếc, loại khổ đôi. Loại vải dày, bền, dệt sợi đôi gọi là vải xita dùng làm quân trang cho Vệ quốc. Vải xita chỉ đánh “Bà Tân” được vinh dự gửi ra Việt Bắc dâng tặng Cụ hồ.

Vải xita dùng cho Vệ quốc phải nhuộm cho mất màu trắng, màu nhuộm phải phù hợp với điều kiện chiến đầu mà thuốc nhuộm phải dễ tìm, đó là một loại than. Vải xita nhuộm than có màu xám tối, trong bóng đêm như loại vải tàng hình.

Nguồn gốc áo xám giản dị vậy thôi nhưng vì mỗi anh Vệ quốc mang màu áo ấy cũng đều thấy mình mang nặng nghĩa tình chăm chút của nhân dân, nên áo xám đã đi vào tình cảm của quân dân Liên khu 5.

Hành khúc “ Đường chiều” cũng của nhạc sĩ Dương Minh Ninh có hình ảnh một đoàn Vệ quốc quân trên đường từ mặt trận cề vùng tự do Liên khu 5, có nói đến màu áo xám:
“Miên man đường về cỏ hoa mừng ca chiến thắng.
Tiếng súng tan thu trập trùng đồi núi hoàng hôn
...Trùng trùng áo xám màu tô sông núi”.


Hình ảnh màu áo xám trong đội ngũ đều bước kiên cường như đoàn quân tạc nên từ đá núi. Áo xám không những là hình ảnh của sự gian khổ hy sinh mà còn là hình ảnh thân thiết trong mỗi gia đình kháng chiến. Vệ quốc quân ở nhà dân, gánh nước, quét nhà, chăm sóc em bé, cụ già, giúp đỡ việc dọn vườn, bàn bạc việc nhà cửa như con em trong nhà. Áo xám một thời là hình tượng vừa hào hùng vừa thân thương ở Liên khu 5. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu thời kháng chiến chín năm sống ở sông Vệ đã thể hiện hình tượng này trong bài ca xúc động “Đoàn Vệ quốc quân”.

Quảng Ngãi được bạn bè các miền gọi là Thủ đô Kháng chiến (chín năm) ở miền Nam Trung bộ, chỉ một màu áo Vệ quốc đã chan chứa bao tình.

HỒ VĂN DUYỆT

Ba Duyệt thập niên 60


   

 
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2013, 07:00:37 am gửi bởi sapa » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #142 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 10:01:59 am »

Hoa mua (phía Nam) cho chị em mình 8/3 và anh chị em Biên giới, Hải đảo trên VNM. Màu hoa tím khác hoa mua phía Bắc nhỉ @Zin-Ba-Cầu









[img]http://i774.photobucket.com/albums/yy24/sapa612003/HOA%20MUA/hoamua_8_zps2e39d6d6.jpg[/im]

Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #143 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 11:54:25 am »

 Bạn nói đúng đấy . Hoa sim ở sứ đoài sơn tây ngày xưa hay có ở sân bay Tông, đồi Thông gần đền Và Hoa và lá nó nhỏ và thẫm mầu cơ.
                      Chúc mừng ngày phụ nữ thế giới vùng lên nhé.
Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #144 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2013, 06:40:41 pm »


Bạn nói đúng đấy . Hoa sim ở sứ đoài sơn tây ngày xưa hay có ở sân bay Tông, đồi Thông gần đền Và Hoa và lá nó nhỏ và thẫm mầu cơ...


Rõ thật @Zin Ba Cầu, người ta hỏi hoa mua thì lại nói về hoa sim


Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #145 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 09:27:42 pm »


Bạn nói đúng đấy . Hoa sim ở sứ đoài sơn tây ngày xưa hay có ở sân bay Tông, đồi Thông gần đền Và Hoa và lá nó nhỏ và thẫm mầu cơ...


Rõ thật @Zin Ba Cầu, người ta hỏi hoa mua thì lại nói về hoa sim




Rõ thật cái nhà cô Sa pa này. Đang nhiên lại hỏi hoa mua miền bắc Lấy đâu ra của hiếm đấy. Buộc lòng này phải nhớ tới hoa sim sứ Đoài chứ lại.
Logged
giabao71vn
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #146 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 11:16:00 pm »

Ba Duyệt nói trước trận đánh căn cứ 241 - Camp Carroll, "cấp trên cho thay toàn bộ đạn pháo của TQ bằng của LX", và sau trận đánh bộ đội còn bị cắt tiếp tế lương thực từ tàu TQ ngoài khơi  theo Cửa Việt vào  (ba nói là lương thực một phần được bọc kín, thả chìm lơ lửng trong lòng sông theo đặc công nước), bộ đội đã không có lương ăn, sau đó nhận được tiếp tế từ trong đất liền. Giá có ai biết câu chuyện này cụ thể như thế nào xin kể lại.

Bên dòng Thạch Hãn, Hình bóng các anh








 

Vạn đò trên sông Hiếu,
(bạn vạn đò của các liệt sĩ nơi đây chỉ còn ít người, những gia đình vạn đò đã được rời lên bờ sinh sống gần hết. Những bó hoa bé nhỏ ngày rằm và mùng một hàng tháng thả xuống sông chắc không còn nhiều)



 

(Sapa sẽ thay bằng hình vạn đó trên sông Thạch Hãn thay vào sau nha)

Xin nghe lại bài hát

Bình Trị Thiên khói lửa

Sáng tác: Nguyễn Văn Thương
Biểu diễn: NSND Trần Khánh, NSND Trần Thụ, NSND Quốc Hương


http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=tDwXtHB6yf

http://www.youtube.com/watch?v=U1SBZkApgA8


Hướng về Nam !
Ai từng vô sông Hương, từng nương thiên Mụ
Từng ngụ Ðập Ðá, Văn Xá, Truồi, Nong.
Hướng về Nam !
Ai đã vô Ðông Hà đã qua Ngô Xá,
Ðã đi Bích La, Thuỷ Ba, Triệu Phong.
Hướng về Nam !
Ai đã qua Ðèo Ngang đã sang Ba Rền
Mến dòng sông Gianh, biết danh Lũy Thầy.
Giờ đây lửa cháy ngút trời.
Máu nhuộm đồng xanh.
Ôi ! đau thương điêu tàn

Hải Lăng mồ chen thôn xóm.
Cát trắng ven làng máu hoen.
Dân lành yên vui giặc lên tàn phá.

Chí Long đồng quê tan tác.
Trung Nẫm đường vắng lối không.
Xót thương đàn em xác chìm dòng sông.

Làng cháy cây héo khô, đồng nương nồng hơi súng.
Xa vắng còn đâu bóng lúa xanh.
Nhà thiêu nền trơ đất.
Người đi lòng u uất.
Sôi cháy, máu căm thù trào dâng.

Ðồng bào ơi, cùng Bình Trị Thiên đứng lên !
Ðứng lên ta nguyền giết loài lang sói.
Căm thù đây, phải trút hết.
Loài hung tàn, phải quyết hết.
Ta tiến lên giữ lấy nương đồng.
Ðây Cự Nẫm, kia Cầu Nhi, này Ba Lòng, kia Khe Sanh.
Nơi oai linh chôn thây quân thù.
Bình Trị Thiên đây miền tranh đấu.
Chiến công muôn đời lòng đất nước ghi sâu.

Ðồng, bào ơi cùng Bình Trị Thiên đứng lên !
Giết quân tham tàn xéo dầy thôn xóm.
Không ngừng tay, quyết chiến đấu.
Dù gian khổ quyết xốc tơi.
Tay chúng ta giữ vững quê nhà.

Cho đàn em cất tiếng hát.
Cho cánh đồng lúa bát ngát.
Cho nơi nơi yên vui chan hoà.

Bình Trị Thiên, ôi miền thướng nhớ !
Có ai xuôi về cho ta nhắn thương yêu.

--------------
Yêu thương.  Cry

Mình là lính Trung Đoàn Công Binh Cầu phà 249 (Tiểu Đoàn 2) .Ngày 30/3 /1972 Đợn vị mình được lệnh chở phà cho xe pháo ,tăng qua sông chỗ ngay Cầu Hiền Lương .Đang tác nghiệp thì bị máy bay địch phát hiện ,vậy là bom pháo ,mà là pháo từ các hạm tàu của Mỹ bắn vào( Vì khi ấy các căn cứ :Cồn Tiên ,Dốc Miếu ,Đầu Mầu,Quán Ngang..đang bị pháo ta khống chế) .Và ngay cạnh Lô cốt bờ Bắc là hầm chỉ huy của tiểu Đoàn 1 ,Trung đoàn 249 bị trúng quả đạn pháo khoan .Tất cả cán bộ của Tiểu đoàn 1 gồm 7 người đều hy sinh .
Cách đây mấy năm thì Trung Đoàn 249 đã vào xây một Bia tưởng niệm (Tiếc là mình không biết đưa ảnh lên).
    Năm 1972 mình đã từng rải dây Điện thoại từ Vĩnh Nam (Hồ xá nằm trong xã Vĩnh Nam) ra Hiền lương ,lúc ấy ,dưới chân Cột Cờ không biết bao nhiêu là các loại ống và cột đã bị gãy và đổ ngổn ngang .Vào xin nước của Công an vũ trang ( lính chuyên cắm cờ Hiền lương ) mới biết anh em hy sinh vì cắm cờ nhiều lắm.Vì 1 lá cờ khi treo lên chỉ được 10,15 ngày là bị nắng gió giật rách ngay ..
    Còn bài hát :BÌNH-TRỊ_THIÊN khói lửa có câu :"Ai đã vô Đông Hà ,đã qua Ngô xá ..." thì Ngô Xá chính là Hồ Xá đã được bà con Đặc Khu Vĩnh Linh xin được đổi lại khi Vĩ tuyến 17 chia đôi 2 Miền .Miền Nam khi ấy Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống và cụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch ở Miền Bắc ...
   Năm 1999 bọn mình vào lần đầu ,và sau này nữa tổng cộng là 5 lần thăm chiến trường Quảng Trị  mà không thể tìm lại được nhà người quen ở Vĩnh Nam và Vĩnh Hòa ...
Logged
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #147 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 10:33:50 am »

Khách ghé vào thăm mà thấy chủ nhà đi vắng đâu lâu quá rồi, đọc bài viết của chị tôi thực sự rất cảm động. Chị là người con hiếu thảo điều quý trọng hơn nữa qua những bài viết của mình chị đã làm sống lại những năm tháng sống chiến đấu của ba mình đễ mọi người cùng biết và hiểu được.
    Thấy nick của tôi chắc chi cũng biết,không biết chi có phải đồng hương không nhưng qua mục trở lại  chiến trường xưa chị đã đưă lên nhiều hình ảnh về quê hương Quãng trị một mãnh đất chụi nhiều lữa đạn và đau thương hơn mọi miền quê nào khác. Chiến tranh đã lùi xa nhưng những đau thương còn đó,  một dãi đất hẹp miền trung mà có đến ba nghĩa trang liệt sỷ cấp quốc gia có đến hàng ngàn ngôi mộ liệt sỷ đang yên nghỉ nơi đây. Cũng chính  vì vậy mà người ta gọi nơi đây là mãnh đất thiêng.
Ghé thăm không có gị hơn chúc chị cùng gia đình mạnh khõe .  Thân ái.
Logged
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #148 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 10:35:49 am »

Trùng bài tự xóa.
Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #149 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 09:17:46 pm »

Có nơi nào trên đất nước Việt Nam không có Bông Lau?

Vậy có ai đã từng biết đến "TRUNG ĐOÀN PHÁO BINH BÔNG LAU" lại không nghĩ đến những mái đầu đả ngả sang màu bông lau từ lâu lắm rồi.

Và rất nhiều, từng cụm bông nhỏ xíu trên bông lau ấy đã bay đến nơi vô định...

Sapa cảm ơn @giabao71vn, @nguyenquangtri và các anh đã nhắn tin thăm hỏi Sapa trong thời gian vắng mặt qua.

Ba Duyệt nay yếu lắm. Bài viết của ba còn nhiều, tư liệu dạy học ở trường Sĩ quan Pháo Binh cũng nhiều, đặc biệt những năm tháng chiến trường Căm Pu Chia - Ngày Sapa còn là sinh viên y khoa, thuở ấy tuổi thanh xuân.

Viết là việc khó khăn lắm mỗi khi ngồi trước máy lại chìm vào ý nghĩ về ba nay như ngọn nến trước gió. Biết là qui luật "Sinh-lão-bệnh-..." nhưng khó lắm để mà viết về những câu chuyện chiến tranh - mà nay tư liệu đã đủ thời gian để người Mỹ công bố rất nhiều hình ảnh, bài viết... Phải có một trái tim khỏe mạnh, ý chí vững vàng.

Sapa muốn gửi và chia xẻ với anh chị em một vài trong số hình ảnh cây lau mà mỗi nẻo đường đất nước Sapa có dịp đi qua đều muốn ghi lại vẻ đẹp... biết tả thế nào. Trong mắt Sapa cây lau đã in đậm lắm rồi. Một loài cây mà dáng dấp thì đầy vẻ kiều mị mà lại dẻo dai trong nắng gió, bão tố...

Nhiều lần Sapa đã tự hỏi ai đã đặt tên "Trung đoàn Pháo binh Bông Lau"? Có phải cái tên ấy được đặt từ ngày xa xưa bên "Sông Lô sóng ngàn Việt Bắc,  bãi dài ngô lau núi rừng âm u..." ? Tác giả của tên ấy hẳn là một người rất đáng kính và được ngưỡng mộ.

Có một lần Sapa đi học ở Thụy Sĩ, lúc mới sang cô giáo chở đi vòng quanh thăm Geneve, lúc ấy vào tháng 9, thời tiết tuyệt đẹp, Sapa bỗng thảng thốt thấy một bụi lau nở hoa trắng xóa ở một khoảng vườn công viên ngay trước mặt. Họ đắp lên và xây thành một gò cao khoảng 3-4m, trên đỉnh gò ấy chỉ trông duy nhất bụi lau lớn ấy. Trong một thành phố hiện đại nhường ấy bỗng mềm mại hẳn bởi những bông lau trắng như cụm mây xà xuống phố, nghiêng nghiêng, mượt mà như những tà khăn voan trắng bay trong gió.






































































-------


« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2013, 09:23:23 pm gửi bởi sapa » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM