Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:06:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hướng về 40 năm Quảng Trị, 1972 - 2012  (Đọc 150153 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #90 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 04:34:15 pm »

Cách nay gần 2 tuần, Sapa nhận được "Còm" trong blog của mình từ nhà báo Quí Hải. Sapa đã trả lời ngay trong ngày, đến nay cũng chưa thấy nhà báo hồi âm gì. Hy vọng ông đang ngược dòng tìm lại sự "trung thực". Sapa cũng đang lần tìm về những người bên kia chiến tuyến có mặt trong bức hình của ba Duyệt và đang đợi tin.

Sau khi báo An Ninh thế giới số 1.154 Thứ Tư ngày 18 -4-2012 đăng bài "Số phận của chuẩn tướng Vũ Văn Giai và ngày trở vể của trung tá Phạm Văn Đính trong mùa hè đỏ lửa" của PV. Phan Bùi Bảo Thy có đăng lại một đoạn bài viết của ba Duyệt trong bài viết mà Sapa đã đăng lại ở đây trên tạp chí "Xưa và Nay".

Khi Sapa viết trả lời lại lời "còm" của nhà báo, Sapa không hiểu tại sao một nhà báo chuyên nghiệp lại nói về một sự kiện lịch sử mà lại viết thế này: "làm cho anh Thông trung đòan phó và các chiến sỹ trung đoàn 38 không hài lòng"

"Không hài lòng" ?

Viết lịch sử là phải viết để làm ai đó hài lòng ư?

Một phần nữa nhà báo cũng đã có tuổi.


Xin đăng lại toàn bộ nội dung trên bolg của Sapa (Về thăm chiến trường xưa, căn cứ Tân Lâm - Camp Carroll, Quảng Trị)


 
Haiduongblog00:04 Ngày 26 tháng 4 năm 2012[/color]]hHaiduongblog00:04 Ngày 26 tháng 4 năm 2012[/b]
Tôi là Nguyễn Quí Hải nguyên là giáo viên ở trường sỹ quan pháo binh, trong chiến dịch tiến công 1972, tôi là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, e 38. Tôi có biết anh Hồ Văn Duyệt. Trong bài viết của anh Hồ Văn Duyêt đăng trên báo an ninh có hai điểm sai cơ bản, làm cho anh Thông trung đòan phó và các chiến sỹ trung đoàn 38 không hài lòng. Thư nhất, anh Hồ văn Duyệt khi đó chỉ là phái viên đi theo dõi đơn vị. Về nguyên tắc anh không thể được phép thực hiện kế hoạch hỏa lực. Anh Thông đi vắng đã có chủ nhiệm trinh sát thay, và anh Thông cho biết khi Pham văn Đính liên lạc xin gặp Bông Lau thì anh Thông đã về đài. Bởi vì anh chỉ sang đài chỉ huy của sư đoàn 304 ngay gần đó chứ không phải về sở chỉ huy sư đoàn ở rất xa. Anh Thông cầm máy nói với Đính và sau đó chuyển về sở chỉ huy để anh Cao sơn trung đoàn trưởng trực tiếp nói với Đính. Anh Thông cung không có quyền quyết định vấn đề này. Làm gì có chuyện sư đoàn trao nhiệm vụ cho một người không trong biên chế chỉ huy. Còn trong bức ảnh anh Hồ Văn Duyệt bắt tay, thì đó là sau khi hàng binh đã về tập kết phía sau, ai bắt tay để kỷ niệm phút chiến thắng chẳng được. Anh Hồ văn Duyệt và báo an ninh thế giới cần trung thực với lịch sử.
Quí Hải

Trả lời
Hồ Thị Hồng Nhung06:31 Ngày 26 tháng 4 năm 2012[/color]]Hồ Thị Hồng Nhung06:31 Ngày 26 tháng 4 năm 2012
[/b]
Tôi là Hồ Thị Hồng Nhung, 51 tuổi là con của ba Hồ Văn Duyệt.
Trước đây tôi đã đọc bài viết của chú Nguyễn Quí Hải trong haiduongblog và trích đăng lại trong blog này ở bài: http://hothihongnhungdr.blogspot.com/2012/01/nguoi-trung-ta-quan-oi-sai-gon-phan.html. chắc chú chưa có thời gian đọc nên "còm" ở bài này.
Thực ra, tôi cũng mong chú có thể quan tâm vì trên báo QĐND đã đăng lại bài của chú hồi đầu tháng tư và tôi đã gửi nguyên văn bài viết của ba tôi cho báo (2 lần) mà tới nay cũng không thấy hồi âm gì.
Cả bài viết nguyên vẹn của ba tôi đăng trên tạp chí Khoa học lịch sử "Xưa và Nay" mà họ gửi tặng ba vẵn còn từ năm 2004.

Hẳn là chú Nguyễn Quí Hải cũng đã viết câu chuyện do ông Thông kể và chú viết trong blog là Ghi theo lời kể của chú Cao Sơn.
Tôi đã được ba kể và năm 2004 ông đã ngồi ở thư viện Nha trang nhờ đánh vi tính gửi bài viết cho tạp chí sau khi đọc những thông tin sai lệch trên báo thời gian đó.
Khi tôi đọc trên haiduongblog, tôi có "còm" một câu trong tình trạng bị choáng khi không hể thấy ba mình mà lại là người mà ba không bao giờ nhắc tên đầy đủ mà chỉ là T hoặc Th. Ba còn nói rõ "còn con cái họ khi đọc về sự kiện này".
Tôi đã đi tìm các chứng nhân trong trận đánh ấy là anh Học "trinh sát "kế toàn pháo binh " như lời anh ấy nói anh ấy cũng mới đi thăm Quảng Trị về và anh ghi nhận những gì ba tôi viết là trung thực. Anh Học hiện nay đang sửa nhà, anh bảo sẽ viết lại sau khi nhà sửa xong và có một góc cho mình. Còn anh điện báo viên vô tuyến điện là người trực tiếp nối máy cho ba tôi và cấp trên chú có biết tên là gì và quê quán ở đâu không?
Mặt khác, bây giờ là một nhà báo chuyên nghiệp, chú hẳn thấy hàng loạt chi tiết bài ba tôi viết không thể là bịa đặt. Còn nhiều chi tiết riêng tư ba tôi và ông Đính nói chuyện sau tôi sẽ chưa kể cho chú nghe.
Từ năm 1978 khi tôi đậu đại học y Huế, ba tôi đã kể câu chuyện này với tôi, ra đấy tôi biết ông Đính làm ở sở thể dục thể thao và có cậu con trai lớn chơi với bạn thân của tôi cùng học y Huế và hơn cô ấy 2 tuổi.
Ba tôi là người nhìn xa trông rộng, trung thực và không màng đến bất cứ sự tiếng tăm nào. Một lần nhân lúc thượng thọ ba 70 tuổi, mẹ tôi lấy những cuống huân chương gắn lên bộ vét cụ mặc, ba tôi đã không bằng lòng và bảo, gia đình không phải sân khấu.
Chú đã quá hàm hồ khi nói ba tôi chụp hình ở khu vực tập kết để kỷ niệm ai muốn chụp thì chụp. Có lẽ chú có thể thích như vậy, nhưng đó không phải nhân cách của ba tôi. Chưa kể ba tôi lúc đó đã 42 tuổi, ở nhà đã có 5 đứa con và đứa thứ 6 sẽ sinh vào tháng 8 lúc ba vẫn còn trong chiến trường Quảng Trị.

Chú là người cầm bút, chữ "trung thực" tôi đã biết từ bé dù bài thơ của Trần Dần bị cấm, chú có trung thực khi nghĩ mình là người duy nhất biết rõ và đã phản ánh trung thực một sự kiện lịch sử mà giúp cho hàng nghìn gia đình cả hai phía không bị mất con, mất chồng, mất cha ấy không.

Tôi nghĩ cuộc chiến của dân tộc mất mát quá lớn lao. Có thể tôi đàn bà không thấy hết được sự vẻ vang, hào hùng, nhưng lúc nào tôi cũng rất biết ơn ba đã được trở về và gia đình sum họp thực sự là năm 1987 ba là chủ nhiệm pháo binh mặt trận 579 bên Campuchia.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2012, 04:47:19 pm gửi bởi sapa » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #91 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 03:49:28 pm »

Tướng Nguyễn Chơn là người ba Duyệt yêu quí nhất và hay nhắc đến nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ba Duyệt.
Ba Duyệt làm việc trực tiếp dưới quyền tướng Nguyễn Chơn thời gian ở Mặt trận 579 Campuchia. Ba có nhiều kỷ niệm và một số kỷ vật với bác Nguyễn Chơn.

Hiện bác Nguyễn Chơn đang nằm bệnh viện 108 vì cơn hen suyễn nặng, tại Bloc cao cấp A1 tầng 3.
Cầu mong cho bác mau khỏi khỏe mạnh, mau về với gia đình.

Hình bác Thượng tướng Nguyễn Chơn tại bệnh viện do một bác mới vào thăm bác Nguyễn Chơn chụp đăng trên Facebook của bác ấy.


Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #92 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2012, 10:30:58 am »

Trích dẫn từ: linh71link=topic=24222.msg374111#msg374111 date=1336383498

@linh71 đã viết

Tôi là một ngưới lính đã tham gia chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị mùa hè 1972...

...Tôi đã nhiều lần trở lại Quảng Trị.Mỗi lần trở lại là một lần tôi được gặp lại các đồng đội tôi đã nằm lại trên mảnh đất này.Không thể diễn tả được cảm xúc của mình mỗi khi trở lại...

... Sơn ơi, hãy tha lỗi cho tớ nhé, bạn cùng khóa tớ mới tìm thấy cậu thôi, còn những bạn khác chúng tớ không thể nào tìm được! Trịnh Thúc Doanh đã theo dòng Thạch Hãn, Hoàng Đình Giang cùng cả tổ thông tin nằm lại nơi cống ngầm thành cổ...Còn bao bạn bè khác nằm lại Quảng Trị, người còn tên, người chưa có tên...


Hè và phượng lại về

Thương nhớ về cậu Lạng, các Anh, các Chị, khi vào chiến trường hầu hết đều mới rời ghế từ mái trường học sinh hay đại học. Khi ngắm nơi này, được cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống bằng đầy đủ giác quan.
Người ta bảo rằng giác quan thứ 6 có cả cõi bên kia.





















« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2012, 10:47:09 am gửi bởi sapa » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #93 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2012, 11:32:21 am »

Trời, cụ  Chơn lại vào viện sao, tuổi già quá rồi sức khỏe kém.
Nhắc đến cụ là nhắc đến một thời oai hùng Quảng Nam, Quảng ngãi với những giai thoại còn mãi với lịch sử và thời gian.

Nhớ đến cụ là nhớ một người chỉ huy xông xáo, đầy bản lĩnh, quyết đoán thông minh tuyệt vời.

Đã có biết bao người vẫn âm ỉ sướng khi làm quân của cụ ở trung đoàn 1 Ba Gia, sư đoàn 2, sư đoàn 711,.....
Logged

vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #94 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2012, 12:52:08 pm »

 Cảm ơn Sa pa,bạn đã viết và đã đưa lên diễn đàn những hình ảnh của nơi mà 39 năm trước,tôi và các đồng đội tôi - khi đó đang còn là những tân binh ở tuổi 17,18 -mới hành quân từ miền bắc vào đã đặt bước chân tới đây .Ngày đó đường số 9 bi xe cộ ,bom pháo của chiến dich năm trước băm nát, dù vùng đất này lúc đó đã đươc giải phóng nhưng cảnh tượng vẫn hoang tàn ,tiêu điều,sơ xác.ven đường những hầm hố tránh bom ,tránh pháo cỏ chưa kip phủ.Những khí tài chiến tranh hư hại của cả 2 bên bi bỏ lai,những thân cây lớn bi mảnh hỏa khí gim vào cây chưa kip chết! Có lẽ ở đâu đó mùi hỏa khí vẫn còn phảng phất,tháng 6 ở đây có những trân mưa rào làm gãy đổ cây,làm trôi đất đá,nhưng nó đã phần nào làm diu đi cái ngột ngạt của mùa hè đỏ lửa năm trước!
 39 năm,chưa môt lần trở lại,nhưng đã thấy lại và được đoc lai... Đăkrông,Đông hà(Quảng tri) hôm nay-qua bạn-dù nó đã hoàn toàn đổi mới
 Xin được chúc ban,với hành trình đi tìm sư thât cho cha mình gặp nhiều may mắn,đat đươc thành công
 Chúc người đồng đôi ,người CCB mạnh khỏe,sống lâu động viên con cháu học tâp, lao động
 Chúc bạn và gia đình  sức khỏe,an lành ,hạnh phúc!
Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #95 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2012, 05:52:54 am »

vt738@yahoo.com: Những hình ảnh ấy là để chia sẻ mà. Sapa vui vì nó có ý nghĩa cho anh và ace. 39 năm chưa trở lại thì dài thật. SP học ở Huế nên thập niên 80, 90 đã từng đến Quảng Trị. Cát trắng nhức mắt, nắng hầm hập, gió Lào khô cả người. Những năm 80 cây cối còn chưa mọc nổi nói gì đến lúa. Nông dân rất đói khổ hơn cả chiến tranh. Ở Triệu Phong chỗ SV đi lao động 1 tháng người dân toàn ăn sắn lát khô giã thành bột ăn với bột nêm ngày này qua ngày khác.  Họ bảo Chính quyền chỉ cho phép một vài gia đình liệt sĩ (nhiều liệt sĩ) mới được rời quê đi vùng kinh tế mới vào Long khánh, Tây nguyên. Nay Quảng Trị đã phủ xanh màu của sự sống. Từ lúc đi về đến giờ cứ nghĩ khâm phục người Quảng Trị cần cù chăm chỉ. Xưa từ Cửa Tùng đi Cửa Việt hoang vu chỉ toàn cát, nay không tìm ra một khoảng trắng không cây. Người nông dân cả đất nước ta đâu cũng vậy. SP cứ nghĩ mãi về hình ảnh nát vụn của thành Quảng tri và ở trận địa pháo thì ba Duyệt nói "Đất nát như bột mì". Có kẻ phải chịu trách nhiệm với người dân Quảng Trị về những cuộc chiến phá hủy, chống lại loài người còn hơn bom nguyên tử ở Quảng trị.

SP không đi tìm sự thật. Những gì ba Duyệt nói là sự thật. Cuộc đời binh nghiệp của ba với những trận đánh pháo binh chiến lược thắng lợi ở Quảng Trị và CPC là sự thật. SP chỉ đi thăm lại nơi ba nói "ác liệt và thương vong quá lớn", nói với cô con gái lúc còn sinh viên rằng nhiều "sinh viên lính thông minh mà can đảm". Có lúc ba nhìn đi chỗ khác và nói các cậu lính chỉ hơn con trai ba ở nhà vài tuổi... SP đi để thấu hiểu ba và hiểu nhiều thứ khác.

Khi ba Duyệt viết : "Số báo An ninh thế giới ra ngày 13.6.2002 có đăng lời xin lỗi lời của tác giả bài báo "Về người trung tá quân đội Sài Gòn phản chiến năm 1972". Sự kiện này là một kỷ niệm kháng chiến của tôi nên tôi tò mò muốn biết bài báo đó viết những gì. Tôi rất ngạc nhiên vì mới có 30 năm, nhân chứng lịch sử vẫn còn nhiều mà sự kiện lịch sử đã "thất bản" đến mức độ như vậy.
 Sư đoàn 324  (304) là đơn vị chủ yếu đánh chiếm căn cứ Caroll, Tư lệnh trưởng sư đoàn lúc đó là đại tá Hoàng Đan. Trung đoàn 38, pháo binh dự bị chiến lược của Bộ, Trung đoàn trưởng lúc đó là trung tá Nguyễn Cao Sơn.
Trong tủ lưu trữ tài liệu của các đơn vị trên hẳn có đầy đủ hồ sơ về cuộc tiến công chiến lược năm 1972, nhưng mấy ai đọc được các tài liệu đó. Bài báo thì khắp nơi đã đọc, những người đọc đó biết có lời xin lỗi không, dù có biết cũng không rõ sự việc đúng là như thế nào. Ví thử đây là một sáng tác hư cấu thì không nói làm gì, viết về người thật việc thật mà sơ suất chẳng những có hại cho chính sách mà còn gây lúng túng khó xử thậm chí mang tiếng cho người trong cuộc.
Riêng tôi người may mắn tiếp nhận nguyện vọng và chứng kiến việc làm đó của Trung tá quân đội Sài Gòn, anh Phạm Văn Đính; tôi muốn cung cấp một số chi tiết về sự kiện trên, ghi lại mấy nét hào hùng của mùa xuân năm 1972, quân dân ta giải phóng Quảng Trị và hành động chính xác kịp thời để cứu mình, cứu đồng đội, lập công theo chính nghĩa của một trung tá quân đội Sài Gòn lúc bấy giờ."


Thì đấy là sự thật duy nhất với con gái và gia đình của ba Duyệt rồi. Đi tìm chứng nhân chỉ là biết thêm về chiến trường, điều mà ba ít nói nhất và ba cũng nói không muốn nói về chiến trường. Chẳng những thế mà trong nhà các anh em trai chỉ được ba mua sách đọc hay mấy đồ chơi là mấy con thú lạ... không có bất kỳ đồ chơi xe pháo súng đạn gì.

Buồn cười nhất là khi ba còn tỉnh táo chơi game của cháu cụ chơi trò đặt mìn, cụ luôn thận trọng nên anh lính đặt mìn của cụ cứ chạy hớt ha hớt hải... mọi người cười no.

Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #96 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 09:18:16 pm »


Hình ảnh của Bác Hồ luôn lay động trái tim ta










---
Logged
duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #97 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 09:38:12 pm »

* "Bác Hồ - Một tình yêu bao la" - Kính chúc Sinh nhật Bác
* Xin được góp vào bài thơ để chia sẻ cùng Sapa nói lên tấm lòng tôn kính của hậu thế đối với Bác.

        Tháng năm nhớ Bác!
                      ***
    Tháng năm nắng ấm ngày vui
Vầng thái dương mãi sáng ngời non sông
    Việt Nam tươi sắc nắng hồng
Ấm lên ngọn lửa bão bùng xua tan

    Ngàn hoa dâng đến tháng năm
Mừng Sinh nhật Bác thắm ngàn ước mơ
    Sao vàng đỏ thắm ngọn cờ
Lồng lộng trước gió bến bờ vinh quang

    Tháng năm đẹp quá Việt Nam
Quê hương có Bác hải đăng dẫn đường
    Vượt qua ngàn dặm nắng sương
Đời vui vẩy gọi yêu thương tràn về

    Tháng năm sắc đỏ bốn bề
Vâng theo lời Bác lời thề non sông
    Chúng con tâm quyết một lòng
Dựng xây đất nước thỏa lòng Bác mong.
         
       * Thành phố Hồ Chí Minh 18/5/2012
Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #98 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 04:55:09 am »

1 lần thăm thành cổ

Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #99 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 06:19:59 am »

@duck8d5 : Bác là nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi người nhớ về Bác

@tuaans : Thấy hiếu chiến nhỉ. Thành cổ Quảng Tri gắn với hình ảnh nơi hứng chịu bom đạn hơn là nơi chứa vũ khí. nhất là loại vũ khí mà thu nhập quốc dân VN tính theo lãi suất thì gồng mình cũng chỉ mua nổi vài món để trưng bày, cũng hiếm trưng ở QT. Có tàm tạm mà giới thiệu cho Tàu ở Gạc Ma và Hoàng Sa thì ổn rồi.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Năm, 2012, 06:26:06 am gửi bởi sapa » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM