Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:17:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hướng về 40 năm Quảng Trị, 1972 - 2012  (Đọc 150166 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #80 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 12:01:26 pm »

Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #81 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 12:05:33 pm »

tự xóa.
Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #82 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2012, 10:59:03 pm »

Ba Duyệt thích vẽ, mẹ và anh chị em Sapa ai cũng có tranh truyền thần ba vẽ hồi còn bé.

Năm chuẩn bị thượng thọ 80 của ba, chị em về Ba Vì Hà Tây thăm lại một lượt các nơi sơ tán khi xưa. Ba có vẽ hai người phụ nữ nông thôn hồi đi sơ tán là vãi Phấn ở Nhân Lý và bà vợ thầy giáo Lâm ở Yên Mỹ hay gọi là bà giáo Lâm.
-------

Bức truyền thần Vãi Phấn ba vẽ từ lúc đợt sơ tán thứ nhất ("thời kỳ Giôn-xơn"?)





Vãi Phấn mất đã vài chục năm rồi. Gọi là vãi Phấn là gọi theo tên anh Phấn, con trai duy nhất của vãi hy sinh năm 1966 khi anh đang ở lứa tuổi 20, chưa có người yêu, không có lấy một tấm ảnh để lại. Bác Trụ, gọi theo tên chồng là chị gái của anh Phấn. Nhà chỉ có hai chị em. Lúc về thăm, bác Trụ đã 75 tuổi, bác hơn mẹ 5 tuổi.

Sau đợt sơ tán thứ 2, gia đình trở về Trường sĩ quan pháo binh năm 1972 và không phải đi sơ tán nữa.

Cuộc sống cuốn lấy ba mẹ, chúng tôi thì học hành vui chơi cùng ngày tháng cho đến sự kiện 1975, rồi gia đinh về quê ba ở miền nam. Cuộc sống những đứa trẻ bọn tôi thật sự sang chương mới.

Người xưa có câu "Thời gian như bóng câu qua cửa sổ" quả là sống động. Đến tuổi "ngũ thập tri thiên mệnh" mới thấm thía về thời gian và đời người.

Bao nhiêu vật đổi sao dời từ thời thơ ấu nay đến lúc trời chiều, trong tiềm thức lúc nào cũng nhớ nhung về một vùng đất đồi, những bụi hoa sim hoa mua mọc theo các bờ vườn ven đồi, những mảnh ruộng nay nhìn lại bé tí tẹo mà chẳng nghỉ ngơi bao giờ: lúa, sắn, khoai, đỗ, lạc... thay phiên nhau mọc trên ấy. Từ những mảnh, những thửa ruộng bé tẹo ấy, chiều xẩm tối vãi Phấn một tay dắt trâu một tay vịn vào đôi quang gánh với cặp xảo (một loại rổ to nan tre dày dùng đựng nặng) đi về làng, bên trong lèo tèo một ít củ khoai sọ, một ít lá khoai sọ già nấu cám lợn, ngọn non của bụi khoai sọ sẽ được phơi héo kho tép đồng: mấy con đòng đong cân cấn.

Vãi Phấn đã khắc trong lòng tôi vĩnh viễn hình ảnh bé nhỏ của vãi với chiếc nón cũ rách, thỉnh thoảng vãi có mặc chiếc áo tơi lá, đôi quang gánh, con trâu đủng đỉnh đi về trên con đường bìa làng lúc trời nhập nhoạng.

Khi vãi về đến nhà là cái bếp bên cạnh chuồng trâu đỏ lửa rơm. Chẳng mấy chốc, bữa cơm tối được dọn ra.
Trên cái sân gạch, cả nhà vãi và nhà tôi ăn cơm chung. Một ngọn đèn dầu tù mù, vãi ngồi đầu nồi, lưng còng cúi gập xuống cái nồi cơm cầm đôi đũa cả tìm mấy củ khoai sọ bở nhất cho bọn trẻ con.

Khi gia đình sơ tán về Nhân Lý, huyện Ba Vì thì trông vãi đã già lắm rồi. Tóc  vãi cắt ngắn như người tu hành. Mắt của vãi nhìn không rõ lúc nào cũng hấp háy rất lâu. Mẹ bảo mắt vãi bị "lông quặm" nên vậy. Thế mà, hầu như những bữa cơm tối ngoài sân gạch vẫn còn nóng hổi do nắng, có hôm chỉ có ánh trăng non vì nhà hết dầu, chỉ có vãi ngồi đầu nồi, nhỏ thó, lúc nào cũng cúi gập, bới tìm mấy con tép trong đĩa dưa kho, mấy củ khoai hấp cơm, gắp cho mấy đứa trẻ con.

Ngày ấy, ba đã vẽ truyền thần lại từ một bức ảnh bé tí của vãi lúc tóc còn vấn khăn. Nay bức truyền thần ấy được treo phía dưới ban thờ đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn. Thấm thoắt bức tranh ba vẽ vãi Phấn đã hơn 40 năm.
Ba cũng vẽ cho vợ ông giáo làng một bức truyền thần khác. Bà giáo bị hỏng một mắt, ba vẽ còn nguyên cả hai, ông bà giáo rất thích và rất quí ba. Nay cả hai đều ra người thiên cổ từ lâu như vãi Phấn.

Cứ nghĩ ra đến Nhân Lý sẽ ra thăm nấm đất nơi vãi Phấn nằm, thế rồi lần nào cũng không ra đến đấy được. Có lẽ vãi không muốn mình nắng nôi, bước thấp bước cao ra cái ruộng mé lưng đồi, nên lần nào cũng khiến mình  đến nhà vãi là lại quên.

Bác Trụ và chị Loan con gái cả của bác, cháu ngoại vãi Phấn
Lần thăm này, gặp được chị Loan, con gái cả bác Trụ. quần sắn gối mới ngoài đồng về, câu chuyện ngày xửa ngày xưa nối nhau...

Rồi cũng đến lúc biếu gia đình vãi Phấn chút quà, mấy đứa nhỏ ra vườn hái quất hồng bì cho khách mang về phố...

Cây đa đầu làng lần này về thăm thấy  thật xanh tốt, cái giếng dưới gốc cây đa đã được xây sửa gọn gàng. Bên đường, trên mảnh vườn nhỏ, gà mái mẹ cục cục dắt bầy con đủ cả hoa mơ, đen, vàng... chíp chíp. Lối đi thơm mùi rơm phơi đang mùa gặt lúa xuân hè.

May mắn mấy chục năm mới lại được thấy những ruộng lúa chín vàng.
-------

Bác Trụ và chị Loan


@Zin ba cầu có còn nhớ những ngọn đồi tập lái xe này không?
Ngọn đồi từ nhà vãi Phấn nhìn ra là ngọn đồi có những con đường đỏ lên đỉnh dùng cho trường lái xe tập lái. Xưa nhìn đỏ ối từ xa, nay vẫn thấy con đường, đã phủ màu xanh. Sapa cũng không nhớ rõ là đồi Đùm hay đồi Vai nữa. Đỉnh Ba Vì xa khuất phía sau đồi.


Cây đa đầu làng


Giếng nước đá ong dưới gốc đa


Vườn và ruộng ven xóm







----
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2012, 09:20:59 am gửi bởi sapa » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #83 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 11:30:40 pm »

Còn một câu cuối bài gửi vãi Phấn vẫn còn đây:

"Ngoái lại, xa xa thấy bóng dáng nhỏ bé của vãi Phấn với chiếc nón, đôi quang gánh, con trâu thấp thoáng, chìm nổi trên lối đi rìa làng..."
Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #84 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2012, 08:45:33 pm »

Mời ACE lắng nghe, Sapa có thể nhờ những giọng ca hiến dâng trọn vẹn này mà xuất thần trở về thời cắp sách... Ngày ấy ba Duyệt còn mạnh khỏe, còn đi dạy từ trường SQPB lững thững đi bộ về nhà, quên xe đạp...

Chúc anh chị em nghỉ lễ đầm ấm, gặp nhiều bạn hiền...

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=4wQxtEW7rj4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=4wQxtEW7rj4</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=aD5bqEt2WEE" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=aD5bqEt2WEE</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=2ndOVUUudgY" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=2ndOVUUudgY</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=h2TNd6_XZTI" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=h2TNd6_XZTI</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=2LfJToK0VL4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=2LfJToK0VL4</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=OlzjGmzhncY" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=OlzjGmzhncY</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=y3RgvOuJJfA" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=y3RgvOuJJfA</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=cyc0tX0Biok" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=cyc0tX0Biok</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=Yt90JLWI09c" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=Yt90JLWI09c</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=Bhbaz5M9mq0" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=Bhbaz5M9mq0</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=hhuCxEMKOsc" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=hhuCxEMKOsc</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=PnBMWWqwTVA" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=PnBMWWqwTVA</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=6LgVFme3FzQ" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=6LgVFme3FzQ</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=XA5yJMBIWjY" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=XA5yJMBIWjY</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=0tGzPpXnM9M" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=0tGzPpXnM9M</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=40tmWMluFFE" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=40tmWMluFFE</a>
Logged
linh71
Thành viên
*
Bài viết: 115


« Trả lời #85 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 04:38:18 pm »

Chào bạn Sapa!
Tôi là một ngưới lính đã tham gia chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị mùa hè 1972.Tôi rất xúc động khi đọc các trang viết của bạn cùng với các comment của các đồng đội tôi...Tôi đã nhiều lần trở lại Quảng Trị.Mỗi lần trở lại là một lần tôi được gặp lại các đồng đội tôi đã nằm lại trên mảnh đất này.Không thể diễn tả được cảm xúc của mình mỗi khi trở lại. Chỉ biết rằng, mỗi khi trở về với Quảng Trị thì bao nhiêu những trăn trở toan tính thường nhật, những ưu phiền mệt mỏi trong cuộc sống đều biến mất, chỉ còn lại mình và các đồng đội.Những lúc ngồi một mình bên mộ bạn trong ngĩa trang liệt sĩ, thắp cho bạn nén hương, châm cho bạn điếu thuốc và thì thầm "Sơn ơi, tao lại về với mày đây.Hãy nói chuyện với tao đi" và thấy bạn trở về, lặng im không nói...Tôi biết bạn trách mình nhiều lắm...Sơn ơi, hãy tha lỗi cho tớ nhé, bạn cùng khóa tớ mới tìm thấy cậu thôi, còn những bạn khác chúng tớ không thể nào tìm được! Trịnh Thúc Doanh đã theo dòng Thạch Hãn, Hoàng Đình Giang cùng cả tổ thông tin nằm lại nơi cống ngầm thành cổ...Còn bao bạn bè khác nằm lại Quảng Trị, người còn tên, người chưa có tên...
Đò xuôi Thạch Hãn ơi, chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi, mãi ngàn năm
là lời thơ khóc bạn của anh Lê Bá Dương, một chiến sĩ Cổ Thành 1972, và cũng là tâm sự của chúng tôi,những người còn sống với những đồng đội đã nằm lại mảnh đất Quảng Trị này.Tôi gửi lên đây hình ảnh chố bạn tôi nằm tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong

Lúc thắp hương cho các bạn và các bạn về

Và đây là hình ảnh anh Lê Duy Ứng đêm thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn:

Và đây là nơi các thương binh nằm trong Thành cổ Quảng Trị:

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2012, 06:46:28 pm gửi bởi linh71 » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #86 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 04:55:30 pm »

Chào bạn Sapa!
...Sơn ơi, hãy tha lỗi cho tớ nhé, bạn cùng khóa tớ mới tìm thấy cậu thôi, còn những bạn khác chúng tớ không thể nào tìm được! Trịnh Thúc Doanh đã theo dòng Thạch Hãn, Hoàng Đình Giang cùng cả tổ thông tin nằm lại nơi cống ngầm thành cổ...Còn bao bạn bè khác nằm lại Quảng Trị, người còn tên, người chưa có tên...


@linh71: Chào bác, bác thuộc đơn vị nào thế. Trịnh Thúc Doanh với chúng tôi quá quen thuộc. Nếu như bạn biết TTD từ trường Trỗi thì có Tichtuongnhule, còn cùng đơn vị thì chúng tôi có nhiều người ở e95/f325. Với gia đình TTD tôi là chỗ quen thuộc, chính tôi là người đã tìm ra Toàn, giờ là trưởng ban tuyên huấn tỉnh ủy HY, là người cùng hầm và chứng kiến giờ phút cuối cùng của TTD.   
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
linh71
Thành viên
*
Bài viết: 115


« Trả lời #87 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 06:53:18 pm »

Chào bạn Sapa!
...Sơn ơi, hãy tha lỗi cho tớ nhé, bạn cùng khóa tớ mới tìm thấy cậu thôi, còn những bạn khác chúng tớ không thể nào tìm được! Trịnh Thúc Doanh đã theo dòng Thạch Hãn, Hoàng Đình Giang cùng cả tổ thông tin nằm lại nơi cống ngầm thành cổ...Còn bao bạn bè khác nằm lại Quảng Trị, người còn tên, người chưa có tên...


@linh71: Chào bác, bác thuộc đơn vị nào thế. Trịnh Thúc Doanh với chúng tôi quá quen thuộc. Nếu như bạn biết TTD từ trường Trỗi thì có Tichtuongnhule, còn cùng đơn vị thì chúng tôi có nhiều người ở e95/f325. Với gia đình TTD tôi là chỗ quen thuộc, chính tôi là người đã tìm ra Toàn, giờ là trưởng ban tuyên huấn tỉnh ủy HY, là người cùng hầm và chứng kiến giờ phút cuối cùng của TTD.   

Chào Tường! Tớ là Hùng,K15 Bách Khoa ,K5 E95 đây.Rất vui ta lại gặp nhau trên này.Đây là lần đầu tiên tớ vào trang này để giúp một anh bạn tìm bố là Liệt sĩ.Hồm rồi có vào QT không?Tớ vừa vào hôm cuối tháng 4.Có qua NTLS Đường 9 thấy đào xới lung tung đau lòng quá!
Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #88 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 08:15:16 am »

@linh71: Xin cảm ơn anh đã chia sẻ với Sapa.

Nỗi lòng @linh71, Sapa và nhiều người lính cả hai chiến tuyến, của người dân Quảng Trị ôm trong lòng một ngày kia sẽ theo chúng ta sang cỏi khác.

Nhưng câu chuyện cuộc chiến Quảng Trị chắc chắn còn dài vô tận. Một vài sự kiện, chi tiết có thể sai lệch, nhưng đại cục đau thương này còn cho tới khi dòng Thạch Hãn còn chảy ra Cửa Việt.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #89 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 08:25:47 am »

Chào bạn Sapa!
...Sơn ơi, hãy tha lỗi cho tớ nhé, bạn cùng khóa tớ mới tìm thấy cậu thôi, còn những bạn khác chúng tớ không thể nào tìm được! Trịnh Thúc Doanh đã theo dòng Thạch Hãn, Hoàng Đình Giang cùng cả tổ thông tin nằm lại nơi cống ngầm thành cổ...Còn bao bạn bè khác nằm lại Quảng Trị, người còn tên, người chưa có tên...


@linh71: Anh em tham gia diễn đàn này và là các cựu SV-CS hàng tuần gặp nhau lúc 5g chiều thứ bảy tại 19C Ngọc Hà, vui lắm.Quân của 325 và e95 hơi bị nhiều đấy. Bác tuần này ra đi.  

@linh71: Chào bác, bác thuộc đơn vị nào thế. Trịnh Thúc Doanh với chúng tôi quá quen thuộc. Nếu như bạn biết TTD từ trường Trỗi thì có Tichtuongnhule, còn cùng đơn vị thì chúng tôi có nhiều người ở e95/f325. Với gia đình TTD tôi là chỗ quen thuộc, chính tôi là người đã tìm ra Toàn, giờ là trưởng ban tuyên huấn tỉnh ủy HY, là người cùng hầm và chứng kiến giờ phút cuối cùng của TTD.  

Chào Tường! Tớ là Hùng,K15 Bách Khoa ,K5 E95 đây.Rất vui ta lại gặp nhau trên này.Đây là lần đầu tiên tớ vào trang này để giúp một anh bạn tìm bố là Liệt sĩ.Hồm rồi có vào QT không?Tớ vừa vào hôm cuối tháng 4.Có qua NTLS Đường 9 thấy đào xới lung tung đau lòng quá!

@linh71: Hàng tuần vào 5g chiều thứ bảy, anh em tham gia diễn đàn này và các cựu SV-CS gặp gỡ nhau tại 19C Ngọc Hà,rất vui. Quân 325 và e95 hơi bị nhiều. Tuần này bác ra đi.

Bọn tôi vừa ở QT ra, đi từ 28/4 đến hết 3/5. Mở box Một thời Máu và Hoa Offline QK thủ đô hơi bị nhiều ảnh đấy.

Hẹn gặp bác thứ bảy tuần này  nhé.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2012, 08:45:08 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM