Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:11:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hướng về 40 năm Quảng Trị, 1972 - 2012  (Đọc 150392 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #70 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 08:01:34 am »

Em mà nghe nói tới hai chữ Trầm hương là ngán tận cổ! Cũng vì nó mà em suýt mất mạng trên đất Trà My Quảng Nam! Nha trang thì tuần em đi chí ít cũng vài 3 bận (Nhà em ở Vạn Gĩa mà)...Đẹp thì đẹp thật, nhưng hình như cảnh quan ngày càng bị xé nát vì mấy cái công trình lấn biển. Điển hình là chổ Cát lợi (Vịnh Nha phu)!
Spam vài dòng!
 Chị Sapa tiếp tục đi ạ!

Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


re:
« Trả lời #71 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 07:48:48 pm »

ko
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tư, 2012, 08:23:47 pm gửi bởi sapa » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #72 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2012, 11:31:07 am »

Ngọc Lan dẫn ghé thăm nơi đây, tại thị trấn Cam Lộ, toàn cảnh giống như "sa bàn" . Có hai ngôi nhà nhỏ: một ở phía trước là văn phòng, một dãy nhà chính giữa khu "di tích" được phục chế - sao chép lại. Cô bé tên Thảo chuyên ngành sử làm ở đây bảo, sau năm 1975 mọi thứ gần như mất hết, mấy căn lán xưa lại gặp cơn bão năm 1995 phá bay hết, những căn nhà này và đồ đạc được làm lại.





Gian chính giữa là nơi trình quốc thư




Tay trái phòng trình quốc thư là phòng làm việc và phòng nghỉ của luật sư Nguyễn Hữu Thọ




Bên phải là phòng họp các bên






Một số ảnh trưng bày trong văn phòng di tích




















Ký kết hiệp định Paris 27-01-1973


Danh sách Chính phủ Cách mạng Lâm Thời



« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tư, 2012, 11:43:01 am gửi bởi sapa » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #73 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2012, 08:55:49 am »

Thay lời kết,

Trong VMH có mục "Xem phim bãi".

Ngày xưa còn bé tẹo cuối tuần được đi xem phim bãi chiếu ở mấy sân đá bóng trong Trường Sĩ quan Pháo binh. Có "phim màu chiến đấu màn ảnh rộng" có cả phim thần thọai nữa. Ngày còn bé ấy, như một cô bạn nói là "ký ức tuổi thơ mong manh", ký ức ấy còn nhớ được vài cảnh phim nhờ vào câu thuyết minh, có lẽ cũng do cô Ngọc thuyết minh có giọng hay quá nên nhớ lâu.

Nhớ một đoạn phim thần thoại, đại thể như thế này: Chàng Rutxlan, một mình một ngựa một chiến bào đứng nhìn trước một vùng hoang vu đầy xương người, vũ khí, áo giáp và bầy quạ kêu buốn thảm, chàng thốt lên:

Ôi, ruộng đồng, ruộng đồng mênh mông
Xương tàn chất đống
Quặn lòng vì ai


Rồi lại có một phim, tên người phụ nữ ấy là Maria, cô cùng chồng tham gia trong cuộc chiến chống phát xít Đức, rồi chồng cô hy sinh ở mặt trận. Hòa bình, cô và đứa con trai còn lại về thành phố, cuộc sống trôi qua... Nhiều năm sau cô vẫn nhớ thương về người chồng, lúc ấy có đoạn thuyết minh:

Nước sông cạn nhưng lòng còn đó
Cỏ cháy rồi gốc rễ vẫn còn đây
Chim bay đi cành còn giữ tổ
Người chết rồi tiếng hát vẫn còn vang


Lại có phim thần thoại đại ý kể rằng: Gia đình nông dân nọ sinh được một cậu con trai. Không hiểu sao cậu cứ khóc mãi, mẹ cậu dỗ cậu, mọi cách, cậu vẫn khóc, khóc suốt cả ngày đêm. Mẹ cậu xót cậu mà chẳng biết làm thế nào.
Một hôm lúc cậu vẫn đang khóc váng nhà, mẹ cậu đến chiếc nôi và bảo: "Con trai ơi, nín đi con, lớn lên mẹ sẽ cho con tuổi trẻ mãi không già và tình yêu muôn đời bất diệt". Thế là cậu ngừng bặt và nhoẻn cười.
Thế rồi cậu lớn lên và thành chàng trai khỏe mạnh, đẹp đẽ, chăm chỉ cùng cha mẹ trồng lúa mì, nuôi đàn cừu lấy lông, nuôi mấy con bò vắt sữa...
Cho đến một sáng sớm nọ, cậu bỗng hỏi mẹ: Hồi nhỏ mẹ hứa với con rằng "lớn lên mẹ sẽ cho con tuổi trẻ mãi không già và tình yêu muôn đời bất diệt", nay con đã lớn. Bà mẹ làm đổ cả thùng sữa vừa mới vắt. Bà sững người một lát rồi nói:
-   Con ơi, hồi bé con cứ khóc, khóc mãi không dứt...
-   Con muốn mẹ cho con tuổi trẻ mãi không già và tình yêu muôn đời bất diệt
-   Con ơi...
Thuyết phục cậu thế nào cũng không được, cậu nhất quyết từ biệt cha mẹ ra đi để tìm "tuổi trẻ mãi không già và tình yêu muôn đời bất diệt".
Cậu đi, đi mãi, một ngày kia cậu dừng ở một vùng đất lạ, làng ấy đang có lễ hội. Mọi người vui vẻ mời cậu tham gia. Rồi cậu ở làng ấy, cậu gặp một cô gái xinh đẹp, cậu lập gia đình... cuộc sống của cậu theo mùa màng và xuân hạ thu đông trôi đi thật nhanh trong ngôi nhà ám áp của gia đình cậu.
Một hôm cũng lại trong vũ hội tươi vui, cậu bỗng nhớ đến lời hứa khi xưa, cậu nhớ đến cha mẹ và muốn về thăm. Lúc ấy những người xung quanh vui vẻ nói: Hãy nhìn vào tấm gương xem. Cậu nhìn và thấy mình đã thành một ông già râu dài tóc bạc, chỉ đôi mắt vẫn ánh lên niềm vui sống tràn trề. Cậu chợt hiểu...

Khi lớn lên ta muốn được sống trong an lành hòa bình cùng ông bà cha mẹ ta trong một xã hội có pháp luật đúng đắn, điều hành minh bạch như các nước văn minh, Tổ Quốc toàn vẹn. Như tấm biển cổ động bên đường màu đỏ chữ vàng gặp trên đường từ căn cứ 241 trở về: "Dân giàu Nước mạnh Xã hội công bằng dân chủ văn minh"
Lịch sử là điều buộc phải ghi nhận như nó đã xảy ra. Từ một giai đoạn lịch sử thương đau, ta muốn có bài học để cố gắng kiểm soát nó để có hòa bình bằng nỗ lực hiểu biết văn hóa, nhân văn, khoa học kỹ thuật... để sẽ không còn phải hỏi " quặn lòng vì ai". Là người đàn bà không còn phải tự an ủi mình trong cuộc đời còn lại trong thương nhớ và cô đơn rằng "người chết rồi tiếng hát vẫn còn vang".
Và, có một cuộc sống là quí giá, như anh nông dân hạnh phúc nọ nhất quyết đi tìm "tuổi trẻ mãi không già và tình yêu muôn đời bất diệt", hay bất kỳ nhất quyết tìm cuộc đời nào. Cuộc đời đầy đủ "hỷ nộ ái ố" một cách lương thiện, đúng đắn trong hòa bình vẫn là tốt đẹp.

Trên đường từ căn cứ 241 - Camp Caroll trở về gặp tấm bảng đỏ chữ vàng trên đường, đúng như ước vọng của Sapa


Chân thành cảm ơn VMH đã dành một góc nhỏ, cảm ơn rất nhiều anh chị em đã chia sẻ

TP. Hồ chí Minh.
Sapa - Hồ Thị Hồng Nhung

------------------

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tư, 2012, 01:31:33 pm gửi bởi sapa » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #74 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 11:05:40 pm »

Gửi @baoleo và ace,

Sáng nay khoảng 6g25 điện thoại reo, Sapa thấy một số lạ, ngần ngử rồi cũng nghe. Một giọng nói nam mạnh khỏe rõ ràng... thì ra là anh Học.
Anh Học mới đi thăm Quảng Trị về. Anh em nói chuyện hơn 1 giờ. Giọng anh Học còn rất cảm động. Có lẽ từ lúc Quảng Trị về có nhiều xáo trộn trong lòng, anh kể nhiều chuyện, chi tiết như vừa mới rời khỏi chiến trường ngày hôm qua. Lúc anh kể anh nhìn cảnh thương binh nặng nằm đợi ở sân bay (S ko nhớ tên địa danh K anh Học kể) bên K để trở về SG  khi anh sang K vào quảng 86-87 giọng anh lạc cả đi.

Từ sáng đến giờ, bên tai S vẫn vang lên những câu chuyện của anh Học, anh bảo ở Viện anh làm việc không có CCB, chỉ có những người cùng thời anh khi được lệnh động viên sinh viên đi chiến trường thì họ đang học ở nước ngoài... Anh kể chi tiết anh là "trinh sát Kế toán " của pháo binh không còn nhớ rõ ba Duyệt của S. nữa, lúc ấy anh là lính, anh điện báo viên vô tuyến điện liên lạc trực tiếp với ông trung tá Đính mà @baoleo kể là anh Nguyễn Văn Đẩu, quê Nam Hà, không rõ là ở Nam Trực hay Trực Ninh... lúc diễn ra liên lạc VTĐ đầu hàng anh phải đi cõng gạo, anh ghi  tính trung thực của những sự kiện Camp Carol ba Duyệt viết. Anh cũng nói rằng có phóng viên chiến trường là bác Công Tính đi theo. Khi về Quảng Trị bác Công Tính có chụp một bức ảnh được giải thưởng quốc tế (là dựng lại)... anh bảo bác còn bảo anh em anh Học trèo lên cột cờ để bác chụp ảnh...

Anh kể lúc nhóm anh đi trinh sát tọa độ... thì nơi trú ẩn của anh bị lính thám báo của thủy quân lục chiến đến phá sạch hết cả lương khô, lương thực, quần áo phá nát. Có cái quần đùi bị dao đâm vào ghim lại và viết lên đó " Hỡi các chiến binh Bắc Việt, hãy về và tìm lại tuổi thơ của mình"... Anh kể về những trận đầu tiên đánh căn cứ Động Toàn, Đầu mầu, 241 Camp Caroll chính là mở màn cho chiến dịch. Anh kể căn cứ Đầu mầu nằm trên đồi tay phải cái cầu Đầu Mầu ấy... còn nhiều lắm...

Anh kể như mình vừa mới trải qua chiến dịch khốc liệt, bạn anh Học cùng nhóm trinh sát bị 2 quả đạn từ trực thăng bắn xuống và anh phải chôn bạn ở khu vực Khe Sanh...

Anh Học ơi, anh cứ viết như anh kể cho Sapa ấy, nó hoàn toàn sống động, máu lửa. Anh viết ra đi vì đã  40 năm rồi trước khi mọi sự mài mòn, biến dạng. Mọi thứ bình thường sẽ biến mất nhưng giá của chiến tranh phải còn lại bài học và những câu trả lời cho con em, cho lịch sử đất nước anh ạ. Mỗi người trong cuộc phải góp một nắm cát, viên sỏi...

@baoleo thuyết phục anh Học viết ra đi. Anh ấy nhớ chính xác địa điểm, tên tuổi, loại trực thăng...

Chỉ còn 14 ngày nữa là thời điểm tháng 4 qua rồi anh Học ạ, anh cứ viết như không còn thời gian nữa nhé.



« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tư, 2012, 12:57:41 pm gửi bởi sapa » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #75 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2012, 11:42:00 pm »

Nếu là 86 -87 thì chắc là sân bay xiêm rệp chị sapa ạ . Thời kỳ đó lính bọn em đạp mìn 652a nhiều lắm nên sau khi nằm viện 7E ở Xiêm Rệp 1 - 2 tháng là được lên máy bay về nước .
hehe bác baoleo mà mời được anh Học vào đây chơi thì hay quá nhỉ  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #76 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2012, 12:10:39 am »

@Haanh : Anh Học nói là nhà báo Quí Hải lúc ấy là tiểu đoàn trưởng, Sapa nói nhà báo Quí Hải là chuyên nghiệp rồi, anh đã đọc "Papillon, người tù khổ sai chưa", anh ấy bảo anh đọc rồi. Sapa nói là người trong cuộc ở vị trí của mình có cái hay khác. Hy vọng anh ấy sau đợt đi Quảng Trị về (anh ấy bảo ông Lê Khả Phiêu là trưởng đoàn), đã nghỉ, những hình ảnh xưa sống lại. Anh ấy còn bảo là về Viện đôi khi còn mặc cảm mình đi nên không được học hành nhiều bằng những người khác trong Viện...

Sapa nghĩ anh ấy sẽ viết
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #77 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2012, 01:24:07 am »

Xem ra anh Học cũng nhiều nổi niềm chị sapa nhỉ , chị động viên anh ấy vào đây chia sẻ với anh em đi . Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #78 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2012, 09:07:38 am »

Cảm ơn sapa, baoleo tôi sẽ cố thuyết phục anh Học.
Có lẽ, tôi phải thu xếp đi gập anh Học 1 chuyến.
Baoleo tôi đã viết nhiều chuyện liên quan đến anh Học trong trang mạng này.

TB:
Tôi đã vừa liên lạc với anh Học.
A Học đã đồng ý tham gia vào trang.
Hiên nay, anh Học đang sửa nhà. Trong đó, sẽ có 1 phòng nhỏ, giành riêng cho a Học. Lúc đó, Học ta sẽ sắm  1 cái máy tính và đêm đêm ngồi viết bài, mà không lo bị bà xã cằn nhằn  Grin
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tư, 2012, 10:06:23 am gửi bởi baoleo » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #79 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2012, 12:48:29 pm »

@baoleon: Chúc mừng baoleon:
-   Lên chức bố tướng (à, bố ông nghè - cũng hơi lâu rồi)
-   Lên chức ông nội, vậy mà còn "bô" giai, chưa được mức đẹp lão
-   Nhà thương thuyết thành công
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tư, 2012, 12:58:30 pm gửi bởi sapa » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM