Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:40:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hướng về 40 năm Quảng Trị, 1972 - 2012  (Đọc 150161 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 12:08:33 pm »

Điều đáng sợ nhất của sử là khi những bài viết đầu tiên được đưa ra , mà đưa ra vào lúc mọi người còn đang hoan ca . Như vậy nó đã mặc định vào ý thức . Càng có độ lùi thì người ta mới đi tìm hiểu ngọn nguồn , có thể đã muộn ,Nhưng lịch sử thì không muộn , tôi nghĩ thế . Tôi chỉ băn khoăn bức ảnh trên mà hình ảnh bác Duyệt tiếp xúc với Trung tá Đính . vậy ít nhất bác ấy cũng phải là một người có vai trò trong sự kiện này . Và vì sao không thấy các Sĩ quan hồi ức , có thể quên , có thể họ hồi ức riêng theo hướng trực tiếp của họ thôi .
Còn về bức ảnh , chú thích của tác giả , tôi hiểu ý chị sa pa :
Đó là một cách nghĩ nhân văn liên tưởng . Bây giờ vạn đò lên bờ hết , những ngày rằm ngày mồng một sẽ thiếu đi những nén hương , bông hoa của người dân chài trên sông Thạch hãn này thả xuống sông .
Về bài hát tôi cho là gõ nhầm , sửa lại theo bạn minhhoàngcccp là rất nên làm .
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #41 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 12:56:38 pm »

Tặng bạn sapa cuốn sách mà bạn nghĩ là có hình chiến sĩ quân GP bắt tay tiếp nhận đầu hàng của ô. Phạm Văn Đính:
http://xa.yimg.com/kq/groups/70879576/1364493681/name/Vietnam'sForgottenArmy.pdf
Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #42 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 01:59:13 pm »

Tặng bạn sapa cuốn sách mà bạn nghĩ là có hình chiến sĩ quân GP bắt tay tiếp nhận đầu hàng của ô. Phạm Văn Đính:
http://xa.yimg.com/kq/groups/70879576/1364493681/name/Vietnam'sForgottenArmy.pdf


Sapa đã xem và không thấy có, cảm ơn @tuaans
Vẫn đang đợi email của tác giả "Kho ảnh của manhai" để hỏi nguồn gốc ảnh và sách từ đây:
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/;
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157623238806496/with/4274965411/
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4274965411/in/photostream/
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #43 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 02:19:42 pm »

@sapa,
Rất nhiều ảnh ở đó là sưu tập từ ttvnol.com. Trong số ảnh về Quảng Trị, phần lớn là từ sách ảnh của bác Đoàn Công Tính.

Riêng ảnh "bắt tay" là ở cuốn sách khác nữa. Vì ảnh đấy quá mờ nên không thể truy ra được nguồn là sách nào. Chỉ biết hình đó do chú "phóng viên nhăn răng" chú thích bừa bãi vào hình (mấy cái vòng tròn màu sáng) đã post bên ttvnol.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #44 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 02:30:54 pm »

-Ảnh đó chắc chắn chụp sau này tại khu tập kết tù hàng binh và do phóng viên phía ta chụp. - Trong tập ảnh liên quan đó còn có một hai tấm ảnh chụp người khác nhưng lại chú thích nhầm là ông Phạm Văn Đính. Đó là hai tấm chụp người sỹ quan quân đội Sài Gòn đội mũ sắt là Tôn Thất Mãn, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 (?) của trung đoàn 56. Những ảnh đó chắc là chụp ngay khi quân Sài Gòn đang trên đường ra hàng. Điều này được ông Mãn xác nhận khi đã sang Mỹ cư trú.





- Ông Mãn có kể lại khá chi tiết cuộc họp của trung tá Đính và các chỉ huy đơn vị trước khi quyết định ra hàng.
- Ông Mãn khẳng định không có chuyện pháo đội B thủy quân lục chiến hạ nòng chiến đấu như cố vẫn Mỹ cho trung tá Đính hồi ký lại.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2012, 02:38:56 pm gửi bởi qtdc » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #45 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 03:05:38 pm »

@baoleo thuyết phục anh Học "Chiến sĩ vô tuyến điện" kể lại sự kiện ấy.
Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #46 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 04:34:24 pm »

Một hình khác của ba Duyệt cũng lấy được từ trên mạng, bài của một người tên là Phạm thắng Vũ, up ngày Oct 24, 2008.

"Căn cứ Carroll và đám hàng binh Trung đoàn 56 của Phạm văn Đính "
....
Khi chiếc trực thăng cất cánh thì cờ đầu hàng đã bay trên căn cứ Carroll. Trung Tá Ðính dẫn toán quân 600 người ra khỏi trại đi đến điểm hẹn với địch. Bên trong, số quân không chịu đầu hàng còn lại rút đi về hướng Ðông. Trong nhóm quân không chịu theo Trung Tá Ðính là Pháo Ðội B của TÐ 1 Pháo Binh TQLC. Ðây là pháo binh đi kèm TÐ 4 TQLC, họ đóng nhờ trong căn cứ Carroll. Theo tường trình của cố vấn Mỹ sau này, Pháo Ðội B nòng đại bác xuống bắn thẳng cho đến khi bị tràn ngập. Tất cả toán quân rút đi, về đến phòng tuyến VNCH được khoảng 1,000 người, trong đó có một tiểu đoàn còn nguyên vẹn. Tối đêm đó Ðính và 600 quân đến một địa điểm gần căn cứ Khe Gió. Ở đây một sĩ quan CSBV ra đón họ. ... xin trích ...



"Phạm văn Đính và Vĩnh Phong cùng 600 binh sĩ dưới quyền đầu hàng CS ".

http://v1.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=12673
.....

manhhai đã trả lờii email là hình sưu tập được của trang bên cách mạng và không rõ nguồn gốc ảnh.

Ba Duyệt đã 82 tuổi, vậy tác giải ảnh cũng đã lớn tuổi rồi. Sự kiện này dùng để tuyên truyền thì phải nhiều người biết thôi. Theo ba nói thì : "Tôi và trung tá Đính thống nhất đồng hồ, xác định thời điểm bắt đầu ngừng hỏa lực và thời điểm hết hạn ngừng hỏa lực theo giờ Hà Nội và giờ Sài Gòn. Sau đó không lâu trung tá Đính báo cáo cho tôi là thuộc hạ ông cũng đồng tình hạ vũ khí về với Chính phủ Cách mạng. Theo sự hướng dẫn của trên, tôi thống nhất với ông Đính, bên ông cử một phái đoàn gồm một sĩ quan cấp đại úy đi cùng 2 người cầm cờ trắng đi ra cổng hướng Đầu Mầu, ở đó có đại diện của ta đón tiếp. Tôi chuyển lời cấp trên cho ông Đính rằng nếu ông bắt được 2 cố vấn Mỹ của căn cứ cùng theo thì sẽ được trọng thưởng. Ông Đính nói họ tình nguyện đi theo ông.". Sau này ba còn kể là ba biết chính quyền VNCH lấy chênh lệch 1 giờ với giờ Hà Nội để cho khác với giờ của ta nên ba phải thống nhất lại theo giờ Hà nội.
Dù ảnh chụp ở "cổng hướng Đầu Mầu" hay như @qtdc là "Ảnh đó chắc chắn chụp sau này tại khu tập kết tù hàng binh " thì đây cũng là bức ảnh duy nhất hình ảnh ba ở chiến trường Quảng Trị. Dáng vẻ gầy guộc như suốt đời vẫn vậy vì ba ăn uống rất ít. Hồi ấy còn rụng mất 3 cái răng hàm khi còn ở chiến trường... Còn nhiều chuyện của ba khi là Chủ nhiệm pháo binh ở chiến trường "Mặt trận 579 strungtreng - Campuchia" chỉ còn lại vài giấy chứng nhận vàng cũ, ít huân huy chương...

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2012, 05:02:52 pm gửi bởi sapa » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 10:00:18 pm »

Một hình khác của ba Duyệt cũng lấy được từ trên mạng, bài của một người tên là Phạm thắng Vũ, up ngày Oct 24, 2008.


Phạm Thắng Vũ chưa bao giờ cấm súng cả. Các bài viết của ông ta chỉ là sự cóp nhặt trên báo chí, tổng hợp  rồi bình luận bằng lăng kính chống cộng điên cuồng. Nhìn chung thông tin trong các bài viết của Phạm Thấng Vũ ít có độ tin cậy.
Logged

sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #48 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 08:30:56 am »

Chắc sẽ có các anh còn nhớ tết này ở nơi này tại Quảng Trị. Mời cùng chia sẻ hồi ức phút Xuân xưa ba Duyệt viết

Tết, pháo binh và chuyện Kiều

Thưa quí bạn, tôi là một anh lính pháo binh của hai cuộc kháng chiến, nay đã về hưu. Người già hay nhắc đến dĩ vãng, năm hết tết đến xui tôi lại nhớ đến một cái tết ở chiến hào.
Thế là tôi đã nói đến pháo binh, đã nói đến tết, còn nàng Kiều tài sắc, có duyên nô gì với pháo binh, thì xin phép quí bạn cho tôi được từ từ...

Tết năm 1972, ở hầm chữ A tuy không có bánh tét, bánh chưng nhưng hoa rừng thì không thiếu. Trên chiếc hòm đạn gỗ dùng làm bàn thờ có những phong lương khô sắp đặt vuông vắn, những quả cây rừng nom đẹp mắt nhưng không biết là quả gì, bày làm mâm ngũ quả.
Tiếng đại bác cầm canh... Chiếc ra-đi-ô nhỏ đang nói về cái Tết Kỷ Dậu vẻ vang năm xưa, anh hùng Nguyễn Huệ đánh tan 30 vạn quân Thanh trên đất Thăng Long.

Bởi nghề riêng nên tôi cứ vương vấn mãi câu hỏi: Không biết lực lượng pháo binh của Hoàng đế Quang Trung thời ấy như thế nào? Vị chỉ huy quân sự thiên tài Nguyễn Huệ sử dụng pháo binh ra sao? Nhưng ở chiến trường lấy đâu ra tài liệu để tra cứu, và theo tật quen, tôi lại đu đưa chiếc võng dù, ngâm nga mấy câu Kiều trong óc để khuây lãng.
   Trăm năm trong cõi người ta
   Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau...


Rồi tôi chợt nghĩ, nghe rằng nhân vật Từ Hải phần nào nhận được hào quang của Quang Trung, vậy thì xem thử Nguyễn Du có nói đến pháo binh của Từ Hải chăng.

Đây rồi, lực lượng của Từ Hải ở trung quân:
   "Sẵn sàng tề chỉnh uy nghi
    Bác đồng chật đất tinh kỳ rợp sân"


Từ Hải đã có một lực lượng pháo binh hùng hậu gây chú ý trước cả lực lượng bộ binh.
Và đây nữa:
   "Kéo cờ lũy phát súng thành
    Từ công ra ngựa thân nghênh cửa ngoài"


Từ Công có sử dụng pháo binh trong phòng ngự, súng thành tức đại bác đặt trên thành để phòng thủ.
Nhân đây xin phép nói lan ra một chút. Có tạp chí viết rằng việc bắn súng chào do một nước ở châu Âu sáng kiến ra cách nay hơn 100 năm. Như vậy cũng chưa phải là sáng kiến đầu tiên, Từ Hải mới là người đầu tiên dùng đại bác bắn chào, đón tiếp nàng Kiều, cách nay gần 600 năm. Từ Hải sống vào những "năm Gia Tĩnh triều Minh", Minh sử có chép là học được cách chế tác Thần cơ sang pháo của xứ An Nam. Hoặc ít ra Việt Nam cũng biết bắn súng chào từ thời Nguyễn Du (cũng là thời Tây Sơn). Có thể Hoàng đế Quang Trung đã "phát súng thành" đón công chúa Ngọc Hân chăng?

Về việc sử dụng pháo binh có câu dưới đây:
    "Kéo cờ chiêu phủ tiên phong
     Lễ nghi dàn trước bác đồng phục sau"

Đây là cách bố trí binh hỏa lực của Hồ Tôn Hiến, phía trước là bộ binh, phía sau có pháo binh mai phục. Quả thật Hồ Tôn Hiến là tay "mặt sắt", tiếp nhận một hàng tướng mà bố trí một trận địa phục kích thật chặt chẽ. Ví thử Từ Hải có trá hàng, bất ngờ tấn công, thì trước tiên, pháo binh của Hồ Tôn Hiến "bắn chặn", sau đó bộ binh "phản xung phong".

Tất nhiên không có trận địa thật nào của Hồ Tôn Hiến cả, mà Nguyễn Du căn cứ kiến thức quân sự đương thời (thời Tây Sơn) để sáng tác. Chỗ này có bản Kiều in là "vác đòng phục sau", nếu phục bằng lao, mác thì khi " Hồ Công ám hiệu trận tiền" sao có "ba bề phát súng" được.
Như vậy muộn nhất là từ thời Tây Sơn chiến thuật Việt Nam đã hình thành "Bộ pháo hiệp đồng". Chữ phục trong "bác đồng phục sau" cho ta suy luận rằng ông cha ta dùng nguyên tắc sử dụng pháo binh "mãnh liệt, bất ngờ" từ lâu.

Có sách chép khi Quang Trung vào Thăng Long, chiến bào màu đỏ của Hoàng đế bị khói thuốc súng ám thành đen. Có lẽ lực lượng pháo binh của Tây Sơn khá mạnh, "mật độ hỏa lực khá cao", quân Thanh chạy về đến Tàu rồi mà còn hồn xiêu phách lạc, tai còn văng vẳng tiếng thần công:
   "Thừa cơ trúc chẻ ngói tan
    Binh uy từ đấy sấm vang trong ngoài"

Câu thơ hào sảng thời Tây Sơn nghe có ì ầm tiếng bác đồng chứ không còn ở mức độ "Trống trường thành lung lay bóng nguyệt" của thời kỳ "Mũi đòng vác đòi lần hăm hở" trong Chinh phụ ngâm.

Sau này có điều kiện tôi đã kiểm nghiệm lại những suy nghĩ trên. Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê chép rằng cuối thế kỷ XIV nước ta đã chế được thần công. Ngày 23 tháng giêng năm Canh Ngọ, Quang Thái thứ 3 (1390) hỏa pháo của Hồ Quí Ly đã bắn thủng chiến thuyền của Chế Bồng Nga, Hồ Nguyên Trừng, con trai trưởng của Hồ Quí Ly đã sáng tạo ra phương pháp chế súng thần cơ (hoặc thần công) nhiều cỡ, phù hợp với chiến đấu phòng ngự hoặc chiến đấu tấn công. Vào lúc này các cuộc chiến tranh trên thế giới còn dùng gươm giáo, Trung quốc sau đó cũng học được cách chế thần cơ sang pháo của ta - (cải cách Hồ Quí Ly. Phan Đăng Thanh. Trương Thị Hòa. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996), Lịch triều hiến chương loại chí ghi Nguyễn Huệ dùng voi để chở súng thần công.

Hoàng đế Quang Trung là hậu duệ của dòng họ Hồ, là một bậc thiên tài quân sự lẽ nào lại không quan tâm đến vị trí chiến thuật của lực lượng thần công. Thiển nghĩ, nhận thức về pháo binh thời Tây Sơn qua các câu Kiều trên kia phải chăng là hợp lý.

Kính thưa cụ Tiên Điền, Kính thưa qúi bạn. xin phép đọc hai câu thơ cuối cùng của chuyện Kiều có "độ lại" chút ít để ngừng bút:
   "Lời quê chắp nhặt dông dài
    Mua vui cũng được một vài ... phút xuân"


HỒ VĂN DUYỆT. Tạp chí Cẩm Thành


Năm ba Duyệt 80 tuổi đi lại đã yếu, anh chị em Sapa ra lại Sơn Tây, thăm Trường Sỹ quan Pháo Binh, thay ba ghi lại một số hình ảnh của ba và gia đình một thời ở đó. Bây giờ còn có một anh họ và mấy người bạn làm việc ở đây. Thăm lại nơi sơ tán lúc có ba và lúc ba đi chiến trường rồi từ Quảng trị về trước ngày ký Hiệp định Paris.

Thăm Đại thi hào Nguyễn Du ở Tiên Điền, Nghi Xuân Hà Tĩnh



Thăm Trường SQPB


Ngã tư trong trường E400 Sapa hay chơi hồi bé


Quả bom dùng làm kẻng, từ bé đã thấy có rồi
 

Ngày xưa ao cá chưa xây, hay đến đây móc đất sét nặn thủ công


Chỗ này là vườn rau ba trồng lúc còn ở khu tập thể trong trường


Phó Hiệu trưởng trường SQPB


Khi đi sơ tán ở Cá Trê, ba hay dắt đến thăm Đền Và nơi thờ Sơn Tinh, Thủy Tinh


Đến Đường Lâm thăm chùa Mía


Lần sơ tán đợt hai, bãi đất trống này là nhà ăn tập thể của bộ đội và hai gian nhà đầu hồi, nơi ba nghe ký hiệp định, lấy súng ngắn ra bắn lên trời đón mừng.
 
-------

« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2012, 11:15:06 am gửi bởi sapa » Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #49 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 09:57:35 am »

                 Chào Sa pa
Các bạn đi hơi khỏe đấy. Tôi cũng biết 1 ít về Thành phố lính Sơn Tây. Ngã 3 Tùng Thiện gần cổng trường 300 sQPB, viên5.
 Hồi bé các bạn có đi vào chơi trong Q151, cầu Hang có trường Xăng Xe, trường day lái xe 255 khg.
Đền Và mới đc tu sửa nhìn đẹp nhưng mất đi vẻ cổ kính xưa. Làng cổ Đường Lâm cũng vậy, ở chùa Mía tôi khg nhìn thấy cái ao sen mà bạn nhin thấy.
    Ôi Sơn Tây ... cái lò tôi luyện các chú học viên SQ Quân đội nhân dân.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM