Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:17:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hướng về 40 năm Quảng Trị, 1972 - 2012  (Đọc 150358 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #30 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2012, 03:40:58 pm »

.........
Vào VNMH lại thấy trả lời của baoleo, Sapa đã gọi theo số ấy và đã gặp anh Học. Anh ấy bảo biết ba Duyệt. Anh Học đang trên đường đi hay anh gọi chỗ nào đó mà điện thoại nghe không tốt lắm. Sapa bảo xin ảnh anh ấy thời đó. Anh ấy bảo anh ấy đẹp trai lắm. Sapa bảo ba Sapa thời trẻ chắc còn đẹp trai hơn và hẹn sẽ so ảnh... Theo như Sapa biết thì ba Duyệt viết "May mà anh em chiến sĩ ở đài quan sát toàn là dân đại học đi nghĩa vụ, các em rất thông minh, sáng tạo, khắc phục được mọi sự cố kỹ thuật và rất dũng cảm, không kể bom đạn mỗi khi phải đưa máy lên khỏi công sự để dễ nhận tín hiệu hơn." ... không thấy nói gì đến đẹp trai.

Sapa thấy thật may mắn đã tìm được thông tin về anh Học. Cảm ơn baoleo rất nhiều. Sapa

Tôi mới là người phải cảm ơn bạn sapa.
Hôm nay, tôi thấy rất hạnh phúc, vì đã chắp nối được liên lạc, cho những chứng nhân lịch sử của cuộc chiến đồi Ca-Ron năm 1972, có điều kiện thông tin với nhau.
Thông tin trên báo chí thì rất nhiều, nhưng những  câu chuyện gốc - từ những nhân chứng của ngày đó, hiếm biết bao nhiêu.
Xin chúc bạn sapa có được những thông tin hữu ích.
Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #31 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2012, 07:32:47 am »

Ở Vĩnh Linh năm tháng chiến tranh có những truyện tiếu lâm của Vĩnh Hoàng đậm đặc tính cách người Vĩnh Linh chân thật, tình cảm. Kể với nhau thì cười rũ rượi, ngồi ngẫm nghĩ một mình thì nó tạc nên một bức tranh người dân Vĩnh Hoàng đáng yêu đáng quí. Gần 20 năm trước thăm nghĩa trang Hồ Xá, nay là nghĩa trang Vĩnh Linh thấy những tấm bia liệt sĩ bị thương nhiều lần, những ngôi mộ làm lại còn chưa xây. Vĩnh Linh cũng như các nơi khác của Quảng Trị, những năm sau này dân mình mới thu xếp đưa các liệt sĩ về, nhiều nghĩa trang Liệt Sĩ đến mức phải vững tâm lắm...

Ngày nay Vĩng Linh thường đưa khách đến Vịnh Mốc thăm địa đạo. Vườn địa đạo xanh ngắt với trúc và cây cối. Ven bờ vịnh những bụi dứa dại đã to và già như là bờ biển nơi đây hàng trăm năm vẫn vậy. Tháng ba dương lịch trời nhiều sương mù nên không thấy đảo Cồn Cỏ ngoài khơi. Những vồng khoai sọ xanh tốt trải khắp vùng cát trắng khi xưa. Mùa này cây bơ trơ trụi không một cọng lá nở hoa khắp thị trấn Cửa Tùng một màu vàng nâu là lạ dọc đường. Bơ sáp Gio Linh nổi tiếng hơn cả bơ sáp Tây nguyên.

Chưa phải mùa du lịch nên bãi biển vắng lặng yên ả.

Đường đi từ Cửa Tùng đến địa đạo hoa lá xanh rờn, những vạt hoa dại nở trắng khắp mọi nẻo đường.




Đi về Cửa Tùng


Thị trấn Cửa Tùng




Bãi biển Cửa Tùng
 



Đường đi Vịnh Mốc














 

 



 





Lối ra bờ biển


Cửa địa đạo thông ra biển


Vịnh biển khu vực địa đạo


Thật dễ chịu ra tới ngoài sau trải nghiệm khoảng 500m địa đạo. Vậy sống trong ấy bao nhiêu năm bom đạn, đói rét ...?


Hoa hồng Vịnh Mốc


Chiều tà bên rừng phi lao Cửa Tùng




« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2012, 07:38:08 am gửi bởi sapa » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #32 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 06:55:39 am »

Ba Duyệt nói trước trận đánh căn cứ 241 - Camp Carroll, "cấp trên cho thay toàn bộ đạn pháo của TQ bằng của LX", và sau trận đánh bộ đội còn bị cắt tiếp tế lương thực từ tàu TQ ngoài khơi  theo Cửa Việt vào  (ba nói là lương thực một phần được bọc kín, thả chìm lơ lửng trong lòng sông theo đặc công nước), bộ đội đã không có lương ăn, sau đó nhận được tiếp tế từ trong đất liền. Giá có ai biết câu chuyện này cụ thể như thế nào xin kể lại.

Bên dòng Thạch Hãn, Hình bóng các anh








 

Vạn đò trên sông Hiếu,
(bạn vạn đò của các liệt sĩ nơi đây chỉ còn ít người, những gia đình vạn đò đã được rời lên bờ sinh sống gần hết. Những bó hoa bé nhỏ ngày rằm và mùng một hàng tháng thả xuống sông chắc không còn nhiều)



 

(Sapa sẽ thay bằng hình vạn đó trên sông Thạch Hãn thay vào sau nha)

Xin nghe lại bài hát

Bình Trị Thiên khói lửa

Sáng tác: Nguyễn Văn Thương
Biểu diễn: NSND Trần Khánh, NSND Trần Thụ, NSND Quốc Hương


http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=tDwXtHB6yf

http://www.youtube.com/watch?v=U1SBZkApgA8


Hướng về Nam !
Ai từng vô sông Hương, từng nương thiên Mụ
Từng ngụ Ðập Ðá, Văn Xá, Truồi, Nong.
Hướng về Nam !
Ai đã vô Ðông Hà đã qua Ngô Xá,
Ðã đi Bích La, Thuỷ Ba, Triệu Phong.
Hướng về Nam !
Ai đã qua Ðèo Ngang đã sang Ba Rền
Mến dòng sông Gianh, biết danh Lũy Thầy.
Giờ đây lửa cháy ngút trời.
Máu nhuộm đồng xanh.
Ôi ! đau thương điêu tàn

Hải Lăng mồ chen thôn xóm.
Cát trắng ven làng máu hoen.
Dân lành yên vui giặc lên tàn phá.

Chí Long đồng quê tan tác.
Trung Nẫm đường vắng lối không.
Xót thương đàn em xác chìm dòng sông.

Làng cháy cây héo khô, đồng nương nồng hơi súng.
Xa vắng còn đâu bóng lúa xanh.
Nhà thiêu nền trơ đất.
Người đi lòng u uất.
Sôi cháy, máu căm thù trào dâng.

Ðồng bào ơi, cùng Bình Trị Thiên đứng lên !
Ðứng lên ta nguyền giết loài lang sói.
Căm thù đây, phải trút hết.
Loài hung tàn, phải quyết hết.
Ta tiến lên giữ lấy nương đồng.
Ðây Cự Nẫm, kia Cầu Nhi, này Ba Lòng, kia Khe Sanh.
Nơi oai linh chôn thây quân thù.
Bình Trị Thiên đây miền tranh đấu.
Chiến công muôn đời lòng đất nước ghi sâu.

Ðồng, bào ơi cùng Bình Trị Thiên đứng lên !
Giết quân tham tàn xéo dầy thôn xóm.
Không ngừng tay, quyết chiến đấu.
Dù gian khổ quyết xốc tơi.
Tay chúng ta giữ vững quê nhà.

Cho đàn em cất tiếng hát.
Cho cánh đồng lúa bát ngát.
Cho nơi nơi yên vui chan hoà.

Bình Trị Thiên, ôi miền thướng nhớ !
Có ai xuôi về cho ta nhắn thương yêu.

--------------
Yêu thương.  Cry
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2012, 12:06:29 pm gửi bởi sapa » Logged
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #33 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 08:24:39 am »

Bạn Sapa thân mến!
Mình rất trân trọng tình cảm của bạn, nhưng bạn cho phép mình hiệu chỉnh lại bức ảnh về "vạn đò trên sông Thạch Hãn..." một chút nhé.
Theo góc máy, bạn chụp bức ảnh này ở nhà hàng nổi trên sông Hiếu ở TP Đông Hà, nhà hàng này có tên là "Phi Thuyền", ống kính hướng về cầu và chợ Đông Hà, cái toà nhà cao cao kia là khách sạn Sài Gòn 10 tầng đối diện với chợ Đông Hà đang xây dỡ dang.
Nếu bạn chỉ đưa hình ảnh thì không sao nhưng phần chú thích cần nói cho rõ để tránh hiểu nhầm. Cũng xin thông tin lại với bạn là Lễ thả hoa tưởng niệm các Anh hùng- Liệt sỹ trên sông Thạch Hãn đã được Quảng Trị đưa vào chương trình lễ dâng hương hoa hàng năm và các ngày lễ trọng rồi.
Bài hát "Bình- Trị- Thiên khói lửa" là bài hát rất hay, nhiều người thuộc lời và hát rất hay, kể cả các bác CCB, vì vậy khi đưa phần ca từ phải chính xác, trong bài bạn trích nó hơi bị sạn, có lẽ bạn gõ nhầm thôi, chỉnh lại cho đúng nhé.       
Mình muốn giúp bạn chỉnh lại cho đúng, không có ý gì khác, mong bạn thông cảm.    
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2012, 08:39:55 am gửi bởi Minhhoang.CCCP » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #34 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 09:29:17 am »

...
cho phép mình hiệu chỉnh lại bức ảnh về "vạn đò trên sông Thạch Hãn..." một chút nhé.
Theo góc máy, bạn chụp bức ảnh này ở nhà hàng nổi trên sông Hiếu ở TP Đông Hà, nhà hàng này có tên là "Phi Thuyền", ống kính hướng về cầu và chợ Đông Hà, cái toà nhà cao cao kia là khách sạn Sài Gòn 10 tầng đối diện với chợ Đông Hà đang xây dỡ dang.
Nếu bạn chỉ đưa hình ảnh thì không sao nhưng phần chú thích cần nói cho rõ để tránh hiểu nhầm. Cũng xin thông tin lại với bạn là Lễ thả hoa tưởng niệm các Anh hùng- Liệt sỹ trên sông Thạch Hãn đã được Quảng Trị đưa vào chương trình lễ dâng hương hoa hàng năm và các ngày lễ trọng rồi.
  
Mình muốn giúp bạn chỉnh lại cho đúng, không có ý gì khác, mong bạn thông cảm.    

@Minhhoang.CCCP:
- Vị trí @Minhhoang.CCCP nói chính xác đấy, nhưng Sapa chưa hiểu ý lắm. ý Sapa chỉ muốn trích một cảnh của dòng sông thôi. Vạn đò đưa vào vì nhớ đến bốn câu thơ khóc bạn "Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ..." nên muốn lấy cảnh con đò trên sông. Sapa cũng biết bây giờ đã có "Lễ thả hoa tưởng niệm các Anh hùng- Liệt sỹ trên sông Thạch Hãn đã được Quảng Trị đưa vào chương trình lễ dâng hương hoa hàng năm và các ngày lễ trọng rồi", nhưng ý Sapa muốn nói là nếu còn nhiều vạn đò sống trên sông thì theo lối sống, mỗi rằm và mùng một, người của vạn đò đều cúng và thả hoa cúng xuống sông, như thế các liệt sĩ sẽ vừa có hoa hàng tháng, vừa có hoa vào vào dịp lễ.
Vậy ý của @Minhhoang.CCCP thì nên chú thích thế nào ạ?


Bài hát "Bình- Trị- Thiên khói lửa" là bài hát rất hay, nhiều người thuộc lời và hát rất hay, kể cả các bác CCB, vì vậy khi đưa phần ca từ phải chính xác, trong bài bạn trích nó hơi bị sạn, có lẽ bạn gõ nhầm thôi, chỉnh lại cho đúng nhé.        
Mình muốn giúp bạn chỉnh lại cho đúng, không có ý gì khác, mong bạn thông cảm.    

Quả là lời có vài chỗ các NSND thời ấy hát có khác một vài chữ so với ca từ Sapa biết, Sapa đã sửa lại theo người hát đấy.
vd:
Dân lành yên vui giặc lên tàn phá thì phải là Dân lành yên vui giặc lên tàn sát
Loài hung tàn, phải quyết hết là Loài hung tàn, phải giết hết
Có ai xuôi về cho ta nhắn thương yêu. là Có ai xuôi về cho ta nhắn yêu thương
 Có phải không ạ?
....

Sapa hiểu rồi, Sông Hiếu là một nhánh riêng, sông Thạch Hãn là một nháng riêng rồi sau nhập lại đổ ra Cửa Việt nên hai ảnh có vạn đó là sông Hiếu, còn dòng sông có Đài tưởng niệm là sông Thạch Hãn.



« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2012, 10:06:33 am gửi bởi sapa » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #35 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 09:35:24 am »


BẮT SỐNG SĨ QUAN NGỤY TẠI QUẢNG TRỊ

QĐND - Thứ Bẩy, 10/03/2012, 22:53 (GMT+7)


QĐND Online - Kỷ niệm 40 năm chiến dịch tiến công Quảng Trị (tháng 3-1972), các CCB Trung đoàn Pháo binh 38 (Đoàn Bông Lau) mới có dịp gặp nhau và ôn lại chuyện cũ. Ngồi trò chuyện với các CCB, nhóm phóng viên chúng tôi đã ghi lại được câu chuyện thú vị về sự đầu hàng của Trung tá Phạm Văn Đính, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 ngụy ở căn cứ 241.

Chiến dịch tiến công Quảng Trị bắt đầu từ cuối tháng 3 năm 1972, giai đoạn đầu lấy pháo binh là hỏa lực chủ yếu, có nhiệm vụ hiệp đồng chi viện cho khối binh chủng hợp thành tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm của địch tiến tới tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn địa bàn tỉnh Quảng Trị. Sư đoàn 304 chủ lực phối hợp với Trung đoàn Pháo binh 38 nhận nhiệm vụ phối hợp tấn công và tiêu diệt quân ngụy trên hướng Tây (hướng chủ lực của chiến dịch ở các cứ điểm Mai Lộc, Đầu Mầu, Ái Tử).

Ngày 2-4-1972, trời mây mù mãi đến gần trưa mới hửng nắng. Hỏa lực của ta vẫn tiếp tục tấn công mạnh vào tuyến phòng ngự vành đai của địch. Một chốt địch bị trúng đạn pháo, hàng chục tên chết nằm ở dọc đường. Ta tiếp tục tiến. Đến 13 giờ, ở đài quan sát Sao Mai, đài tiền tiêu của Trung đoàn pháo binh Bông Lau do đồng chí Trần Thông-Trung đoàn phó chỉ huy nhận được tín hiệu của lính thông tin ngụy nói chỉ huy của Trung đoàn 56 xin gặp chỉ huy cao nhất của Bông Lau. Chiến sĩ thông tin nhận được không dám báo cáo, sợ rằng mình quan hệ với địch vô nguyên tắc. Nhưng Trung đoàn 56 tiếp tục gọi nhiều lần xin gặp, đồng chí Thông điện về sở chỉ huy báo cáo Trung đoàn trưởng Trung đoàn 38 lúc đó là đồng chí Cao Sơn. Đồng chí Cao Sơn ngay lập tức họp hội ý, trao đổi với Chính ủy Trương Linh Huyên và sau khi báo cáo Sư trưởng 304, Đại tá Hoàng Đan, anh cầm máy nói chuyện trực tiếp với Phạm Văn Đính.  Đầu dây bên kia là giọng nói Thừa Thiên của Phạm Văn Đính "Tôi, Phạm Văn Đính, Trung tá, Trung đoàn trưởng trung đoàn 56 cùng toàn thể sĩ quan thuộc bộ chỉ huy Trung đoàn đã họp tại phòng làm việc của tôi, trên dưới bàn bạc quyết định không đề kháng nữa để ra với Quân giải phóng".

Trung đoàn trưởng Pháo binh Bông Lau, Cao Sơn nói: "Hoan nghênh các anh hạ súng đầu hàng tập thể. Pháo sẽ ngừng bắn... Sẽ có người tới dẫn đường cho các anh".

Khoảng 20 phút sau từ đài quan sát Sao Mai, đồng chí Trần Thông báo về đã thấy cờ trắng trên điểm cao 241 và các binh sĩ Trung đoàn 56 cầm cờ trắng đi ra phía Đầu Mầu theo quy định. Ngay lúc đó, trên bầu trời phía cao điểm 241 xuất hiện hai máy bay trực thăng. Đồng chí Hoàng Đan yêu cầu pháo binh bắn, nhưng lúc này binh sĩ địch đang trên đường ra nơi tiếp nhận đầu hàng, nếu bắn thì sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng. Sở chỉ huy lệnh cho cao xạ bắn, nhưng cao xạ của cả pháo binh và bộ binh lúc này chưa tiếp cận được căn cứ 241. Lợi dụng tình huống khó xử đó hai chiếc trực thăng đã tiếp cận đội hàng quân để giải cứu hai cố vấn Mỹ.

Trung đoàn trưởng Cao Sơn lệnh cho Trung úy Giáp, cán bộ quân lực của Trung đoàn, cùng Trung úy Đạo, chỉ huy Đại đội 8, khẩu đội trưởng Tô Văn Thành và các chiến sĩ khẩu đội 4 đi trên chiếc xe ATC 55 do đồng chí Lương Minh Nghĩa lái tới tiếp nhận sự phản chiến đầu hàng của Trung đoàn 56. Gần tới nơi xe bị trúng mìn, mấy chiến sĩ bị thương. Đồng chí Đạo và mọi người tiếp tục đi bộ tới gặp Phạm Văn Đính. Trung úy Giáp một mặt cử người đưa Trung tá Phạm Văn Đính và Trung tá Vĩnh Phong về tuyến sau một mặt cùng với Trung sĩ Hẩu lái xe của Trung đoàn 56 thu chuyển khí tài của địch ra khỏi căn cứ đem đi cất giấu.

Vậy là trước nguy cơ bị tiêu diệt, toàn bộ Trung đoàn 56 trong căn cứ và các trận địa hỏa lực trực thuộc do Trung tá Phạm Văn Đính chỉ huy chấp nhận đầu hàng. Ta thu được một khẩu pháo vua chiến trường, một pháo 155mm. Tiếp tục sẵn sàng cho đợt 3 của chiến dịch…

Bích Trang

* Ghi theo lời kể của Đại tá Nguyễn Quý Hải, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Pháo binh 38 (Đoàn Bông Lau)

http://qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/179620/Default.aspx


 

Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 09:57:01 am »


BẮT SỐNG SĨ QUAN NGỤY TẠI QUẢNG TRỊ

QĐND - Thứ Bẩy, 10/03/2012, 22:53 (GMT+7)


QĐND Online - Kỷ niệm 40 năm chiến dịch tiến công Quảng Trị (tháng 3-1972), các CCB Trung đoàn Pháo binh 38 (Đoàn Bông Lau) mới có dịp gặp nhau và ôn lại chuyện cũ. Ngồi trò chuyện với các CCB, nhóm phóng viên chúng tôi đã ghi lại được câu chuyện thú vị về sự đầu hàng của Trung tá Phạm Văn Đính, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 ngụy ở căn cứ 241.
............

Bích Trang

* Ghi theo lời kể của Đại tá Nguyễn Quý Hải, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Pháo binh 38 (Đoàn Bông Lau)

http://qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/179620/Default.aspx


@lexuantuong1972:
Sapa đã đọc bài này trong trang : N+3 MỘT NGÀY OANH LIỆT
Trích hồi ký của đại tá Cao Sơn, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 38, pháo binh Bông Lau.
http://haiduongblog.blogspot.com/2011/04/n3-mot-ngay-oanh-liet.html

và cũng đã đọc bài báo ấy trên QDND online, Sapa đã liên lạc tòa soạn bằng email trên website nhưng chưa có trả lời.
Trước đây đã đọc bài của ba và nghe ba kể nên lúc đọc vài chi tiết trên haiduongblog - " N+3 MỘT NGÀY OANH LIỆT", lại thấy tên một nhân vật Th. Sapa khá choáng, Sapa còn tìm hiểu trên nhiều nguồn khác. Ở nhà còn có bài của Dương Trung Quốc viết cách nay mấy năm liên quan sự kiện này, ba của Sapa có viết lại trên báo về bài ấy của ông ấy, họ có trả lời một mẩu nhỏ bằng khoảng cái nhãn vở học sinh trên báo ấy và ông ấy bảo "rộng đường dư luận". Đấy cũng là cách Sapa đi tìm anh Học và đi tìm ...

Sapa cũng chưa tìm được mối liên hệ với tác giả chính của bài.

Hồi trước còn giảng dạy ở Trường Sĩ Quan Pháo Binh, Sơn Tây, ba Sapa hay viết bài cho "Nguyệt san pháo binh" có bạn thân là chú Vận làm ở Ban biên tập Nguyệt san, nhà chú bây giờ ở Cầu Giấy, định sẽ đi thăm chú Vận một ngày gần đây.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #37 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 10:57:23 am »


BẮT SỐNG SĨ QUAN NGỤY TẠI QUẢNG TRỊ

QĐND - Thứ Bẩy, 10/03/2012, 22:53 (GMT+7)


QĐND Online - Kỷ niệm 40 năm chiến dịch tiến công Quảng Trị (tháng 3-1972), các CCB Trung đoàn Pháo binh 38 (Đoàn Bông Lau) mới có dịp gặp nhau và ôn lại chuyện cũ. Ngồi trò chuyện với các CCB, nhóm phóng viên chúng tôi đã ghi lại được câu chuyện thú vị về sự đầu hàng của Trung tá Phạm Văn Đính, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 ngụy ở căn cứ 241.
............

Bích Trang

* Ghi theo lời kể của Đại tá Nguyễn Quý Hải, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Pháo binh 38 (Đoàn Bông Lau)

http://qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/179620/Default.aspx


@lexuantuong1972:
Sapa đã đọc bài này trong trang : N+3 MỘT NGÀY OANH LIỆT
Trích hồi ký của đại tá Cao Sơn, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 38, pháo binh Bông Lau.
http://haiduongblog.blogspot.com/2011/04/n3-mot-ngay-oanh-liet.html

và cũng đã đọc bài báo ấy trên QDND online, Sapa đã liên lạc tòa soạn bằng email trên website nhưng chưa có trả lời.
Trước đây đã đọc bài của ba và nghe ba kể nên lúc đọc vài chi tiết trên haiduongblog - " N+3 MỘT NGÀY OANH LIỆT", lại thấy tên một nhân vật Th. Sapa khá choáng, Sapa còn tìm hiểu trên nhiều nguồn khác. Ở nhà còn có bài của Dương Trung Quốc viết cách nay mấy năm liên quan sự kiện này, ba của Sapa có viết lại trên báo về bài ấy của ông ấy, họ có trả lời một mẩu nhỏ bằng khoảng cái nhãn vở học sinh trên báo ấy và ông ấy bảo "rộng đường dư luận". Đấy cũng là cách Sapa đi tìm anh Học và đi tìm ...

Sapa cũng chưa tìm được mối liên hệ với tác giả chính của bài.

Hồi trước còn giảng dạy ở Trường Sĩ Quan Pháo Binh, Sơn Tây, ba Sapa hay viết bài cho "Nguyệt san pháo binh" có bạn thân là chú Vận làm ở Ban biên tập Nguyệt san, nhà chú bây giờ ở Cầu Giấy, định sẽ đi thăm chú Vận một ngày gần đây.

@Sapa: Bọn tôi là những Cựu Sinh viên-Chiến sĩ Quảng Trị luôn luôn đau đáu về vùng đất mà 40 năm trước chúng tôi đã sống và chiến đấu, nơi biết bao đồng đội của của chúng tôi  đã dâng hiến tuổi trẻ của mình ở cái thời hoa lửa đó. Chúng tôi rất quý trọng những người như ông cụ thân sinh của chị - một chứng nhân của lịch sử. Viết về một thời chiến tranh, ngoài những hồi ký của các tướng lĩnh, chúng tôi rất muốn tìm hiểu thêm lịch sử qua những tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhất là những câu chuyện của những người trực tiếp trong cuộc để có cái nhìn đầy đủ hơn và chính xác hơn mang đậm tính nhân văn của những con người của thời đại đó. Diễn đàn DN - GN chính là nơi để tất cả chúng ta có thể đưa ra trao đổi, mạn đàm... để có cái nhìn thật nhất đó cũng là niềm tri ân tới những đồng đội đã ngã xuống cho ngày hôm nay.    
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2012, 04:13:52 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #38 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 11:42:54 am »

@Sapa:
- Việc chú thích ảnh như thế nào là quyền của tác giả bức ảnh đó, nhưng theo mình thì dòng sông nào ở VN mà không có các vạn đò, nghề mưu sinh của dân mà. Bởi vậy, không thể lấy hình ảnh của vạn đò ở dòng sông bất kỳ nào đó để suy ngẫm về việc thả hoa trên sông Thạch Hãn- một hình thức thắp hương viếng vong linh các Anh hùng- liệt sỹ hoặc của các CCB viếng đồng đội. Vì vậy, nếu Sapa đưa hình ảnh con đò trên sông Thạch Hãn thì còn khả dĩ hơn. Về lễ thả hoa trên dòng Thạch Hãn bạn có thể tìm thêm thông tin về anh Lê Bá Dương- CCB một thời vào sinh ra tử ở mãnh đất này.
- Bài hát: Ngoài các ý bạn nêu, mình nhặt giúp bạn mấy hạt sạn to này nhé:   
"...Ôi ! đau thương yêu tàn...": Không phải chữ "yêu" ở đây.
"Ðứng lên ta nguyền giết loài người lang sói": Không có chữ "người" ở đây.
"Ðây Cự Nẫm, kia Cầu Nhi, này Ba Lòng, kia Khe xanh": Khe Sanh mới đúng.
 
Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #39 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 12:00:37 pm »

@Sapa:
- Việc chú thích ảnh như thế nào là quyền của tác giả bức ảnh đó, nhưng theo mình thì dòng sông nào ở VN mà không có các vạn đò, nghề mưu sinh của dân mà. Bởi vậy, không thể lấy hình ảnh của vạn đò ở dòng sông bất kỳ nào đó để suy ngẫm về việc thả hoa trên sông Thạch Hãn- một hình thức thắp hương viếng vong linh các Anh hùng- liệt sỹ hoặc của các CCB viếng đồng đội. Vì vậy, nếu Sapa đưa hình ảnh con đò trên sông Thạch Hãn thì còn khả dĩ hơn. Về lễ thả hoa trên dòng Thạch Hãn bạn có thể tìm thêm thông tin về anh Lê Bá Dương- CCB một thời vào sinh ra tử ở mãnh đất này.
- Bài hát: Ngoài các ý bạn nêu, mình nhặt giúp bạn mấy hạt sạn to này nhé:  
"...Ôi ! đau thương yêu tàn...": Không phải chữ "yêu" ở đây.
"Ðứng lên ta nguyền giết loài người lang sói": Không có chữ "người" ở đây.
"Ðây Cự Nẫm, kia Cầu Nhi, này Ba Lòng, kia Khe xanh": Khe Sanh mới đúng.
 

Sapa cảm ơn @Minhhoang.CCCP, xin tiếp thu và sửa lại ca từ. Sapa cũng hiểu là nhiều người thuộc và yêu mến bài hát này, Sapa vẫn muốn up lên lại như một cách "Thay lời muốn nói" về mảnh đất này.
Còn về dòng sông thì ace xem forum đã biết là Sapa minh họa sai, nhưng Sapa vẫn để vì mọi người hiểu Sapa sai minh họa này rồi nhé.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2012, 12:12:04 pm gửi bởi sapa » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM