Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:42:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hướng về 40 năm Quảng Trị, 1972 - 2012  (Đọc 150158 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2012, 02:44:38 pm »


   Ngoc Lan chắc hoa mầu Xanh, Sa pa hoa mầu Nâu ?
Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #11 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2012, 02:57:40 pm »

@Zin Ba Cầu: Câu hỏi thuộc về bí mật... dân sự  Smiley
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #12 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2012, 03:06:51 pm »

Chào chi Sa Pa,

Tôi có anh bạn cùng thời chiến trường Quảng Trị năm 72 có hai người con trai đã trưởng thành cũng rất trân trọng những năm tháng áo lính của ba mình như chị vậy. Trong nhiều lần bạn tôi về thăm chiến trường QT xưa với đồng đội đều có hai cháu đi cùng. Năm ngoái khi chúng tôi về QT trong chương trình Kỉ niệm 40 năm ngày nhập ngũ – Quảng Trị, Tái tim bạn & tôi, chúng tôi thật bất ngờ và cảm động xen lẫn niềm tự hào về bạn mình khi thấy 2 cháu cũng có mặt ở thành cổ QT những ngày đó, trong khi ba các cháu đã mất hơn 1 năm trước. Không phải tất cả lớp trẻ bây giờ thờ ơ với quá khư của thời ấy, nhưng quả thật những người như chị và 2 cháu bạn tôi cũng không phải là đa số. Cho nên đọc những dòng chị viết về ba mình và về chuyến đi mới rồi thăm lại chiến trường của ba chị những ngày đầu chiến dịch 72 tại căn cứ Tân Lâm, Cam Lộ  tôi thấy thật đáng trân trọng. Tôi chắc ba chị sẽ rất vui khi nghe chị kể về nơi ấy và xem những bức ảnh chị chụp về chiến trường xưa của ông.

Là ccb một thời tuổi đôi mươi tại chiến trường Quảng Trị ác liệt thì mỗi lần về thăm lại chiến trường xưa bao giờ cũng là chuyến đi nhiều cảm xúc. Năm nay, 40 năm giải phóng QT, anh em ccb chúng tôi thời ấy cũng đang chuẩn bị lên đường đây, một nhóm ngày mai sẽ khởi hành, một nhóm sẽ đi vào cuối tháng sau.

Mong được tiếp tục đọc những trang chia xẻ của chị kể chuyện về ba mình. Chúc ba chị, chị và gia đình khỏe mạnh.
Logged
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #13 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2012, 04:05:40 pm »


...Sư đoàn 324 là đơn vị chủ yếu đánh chiếm căn cứ Caroll, Tư lệnh trưởng sư đoàn lúc đó là đại tá Hoàng Đan. Trung đoàn 38, pháo binh dự bị chiến lược của Bộ, Trung đoàn trưởng lúc đó là trung tá Nguyễn Cao Sơn....

@Sa pa: Trong bài viết của ông cụ có nói vể sư đoàn 324 của tư lệnh Hoàng Đan. Có lẽ thời gian đã 40 năm ông cụ lại tuổi cao nên nhầm lẫn. Đây là sư đoàn 304 do đại tá Hoàng Đan là sư trưởng đã đánh căn cứ Caroll. Thời gian đó sư đoàn 324 của đại tá Chu Phương Đới hoạt động ở tây Hải Lăng.

Đúng rồi bác Tường hè. Thoạt đầu đọc thấy thông tin F324 em cũng ngạc nhiên tính cãi nhưng em đoán có thể bác Hồ Văn Duyệt không chắp bút mà đọc hay kể cho con cháu ghi nên bị nghe nhầm thôi, cũng may là có tên cụ Hoàng Đan ở đó nên các bác cựu biết liền là đơn vị nào.
Tháng 4 này bác có vào thăm Quảng Trị không? Ghé em nha.
@Chào bạn Sapa: Tôi hiện nay ở Quảng Trị, nơi bạn vào thăm đối với tôi rất thân thuộc. Cái tượng đài chiến thắng 241 mà bác chụp ảnh đó trước đây là nơi 3 cái nòng pháo 175(vua chiến trường) nằm ở đó, năm 1974 tôi lên đó chỉ đếm thấy có 3 cái nòng chình ình như 3 cây gỗ dài vậy trông đến khiếp, năm 1973 Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng ông Phiđen lên thăm chổ này, có bức ảnh ông Phiđen giẫm chân lên cái nòng pháo 175 ở 241 đấy.
Tượng đài chiến thắng 241 này do Công ty hồ tiêu Tân Lâm phối hợp với địa phương xây dựng, không hiểu bây giờ thuộc đơn vị nào quản lý tu sửa nên trông cũ kỹ hư hại nhiều.  
Cầu Đầu Mầu bạn chụp ảnh đó là mới xây lại khoảng những năm 80, cây cầu cũ nằm phía bên phải cầu mới này, cách vài chục mét.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2012, 04:22:14 pm gửi bởi Minhhoang.CCCP » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #14 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2012, 05:27:45 pm »

Sapa sửa lại cách xưng hô vì năm 72, @TANVINHprc25 "tuổi đôi mươi " mà Sapa gọi chú thì sai rồi Smiley


@TANVINHprc25: Chắc là Sapa gọi là chú vì bạn chú cũng ở Quảng Trị năm 1972 ( Smiley ).
Thật lòng, mấy anh em Sapa (trên dưới 50 tuổi cả) nhân dịp 40 năm Quảng Trị và trận đánh có ba Sapa ở căn cứ 241 này làm anh em Sapa rất buồn. Bao nhiêu năm ba còn khỏe mạnh thì không đưa đi thăm thú gì được. Ba Sapa là người thông minh, tài hoa mà anh chị em chùng Sapa không ai được thừa hưởng trọn vẹn cái phúc ấy. Ba vẽ rất đẹp, anh em Sapa  hồi nhỏ và mẹ đều có tranh truyền thần ba vẽ đấy ạ.

Chắc anh cũng thấy đa số con cái gia đình bộ đội đi chiến trường không mấy khá giả gì, mặc dù nhà Sapa anh chị em đều là giảng viên đại học, luật sư, bác sĩ, kỹ sư. kinh tế, xây dựng... Cho đến nay cũng chưa ai có nhà đẹp hay xe hơi cả, chỉ có nhà cấp 4 hoặc căn hộ thôi. Ba Sapa năm nay đã quên hết rồi, một năm trước dù con đẻ không nhớ mà chỉ còn thi thoảng nhắc đóng Đảng phí, chuẩn bị hành quân... Đêm ngủ còn la hét. Nay ba Sapa đã quên hết, không còn la hét trong giấc ngủ và đã được ngủ ngon với hơi thở đều đều, nhờ vậy mà mẹ Sapa cũng được ngủ. Năm ngoái bằng giờ này Sapa đưa ba vào bệnh viện Chợ Rẫy mổ... nay người có khá hơn nhưng trí nhớ chỉ như gió thoảng. Ánh mắt là ở cõi nào ấy.

May ngẫu nhiên tìm được bức ảnh của ba Sapa trong sách của Mỹ xuất bản, anh chị em ai cũng thẫn thờ. Anh cả thì nước mắt cứ chảy dài, ngày anh cả còn bé ba đi chiến trường anh ở nhà quậy quá, ba từ chiến trường về vì anh ấy mà rất vất vả... Dù bây giờ gia đình ổn định, con cái ngoan khỏe nhưng anh cả cứ day dứt...

Cái khẩu súng ngắn ba Sapa đeo trong bức ảnh ấy Sapa còn nhớ sau 12 ngày đêm Mỹ ném bom ở Hà Nội năm 1972 thì ba Sapa được ra Bắc. Khi ký kết hiệp định nhà còn ở nơi sơ tán Yên Mỹ, Ba vì Hà Nội, ba ra đầu lán nhà tranh, một bên là ruộng bắn mất phát đạn chát chúa lên trời mừng hòa bình.

Ba Sapa trước dạy ở Trường Sĩ quan Pháo Binh Sơn Tây, gia đình ở khu tập thể chỗ có nhà thờ Sơn Lộc ấy, năm nào Sapa cũng ra thăm, Sapa còn nhớ rõ các vị hiệu trưởng trường, ba Sapa gọi bộ tư lệnh Pháo binh là 351, mỗi dịp lễ 2/9 TSQPB thường về HN bắn pháo lễ và duyệt binh. Ở TSQPB các học viên buổi chiều tối tập đội ngũ vẫn hát " Vừng Đông hửng sáng, núi non xanh ngàn trùng xa...".

Sau khi ở Campuchia về nghỉ hưu, từ khi chính phủ cấm đốt pháo ba Sapa rất hài lòng, ba bảo nghe tiếng pháo lại nhớ đến súng đạn, ba bảo chỉ nghe tiếng súng trong 15 phút đầu là có thể biết bên nào thắng hay thua...

Đi thăm chiến trường lần này, anh Sapa bảo "Dù muộn còn hơn không". Như bọn Sapa không trải qua chiến trường nên dù 40 năm, nhìn hình ảnh, đến nơi xa xưa thật là chấn động lớn...

Còn nhiều nỗi lòng hôm qua, hôm nay về người quân nhân, gia đình quân nhân.

Sapa kính chúc anh và người thân được An lành, mạnh khỏe và thịnh vượng.


Đúng rồi bác Tường hè. Thoạt đầu đọc thấy thông tin F324 em cũng ngạc nhiên tính cãi nhưng em đoán có thể bác Hồ Văn Duyệt không chắp bút mà đọc hay kể cho con cháu ghi nên bị nghe nhầm thôi, cũng may là có tên cụ Hoàng Đan ở đó nên các bác cựu biết liền là đơn vị nào.

....Tôi hiện nay ở Quảng Trị, nơi bạn vào thăm đối với tôi rất thân thuộc. Cái tượng đài chiến thắng 241 mà bác chụp ảnh đó trước đây là nơi 3 cái nòng pháo 175(vua chiến trường) nằm ở đó, năm 1974 tôi lên đó chỉ đếm thấy có 3 cái nòng chình ình như 3 cây gỗ dài vậy trông đến khiếp, năm 1973 Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng ông Phiđen lên thăm chổ này, có bức ảnh ông Phiđen giẫm chân lên cái nòng pháo 175 ở 241 đấy.
Tượng đài chiến thắng 241 này do Công ty hồ tiêu Tân Lâm phối hợp với địa phương xây dựng, không hiểu bây giờ thuộc đơn vị nào quản lý tu sửa nên trông cũ kỹ hư hại nhiều. 
Cầu Đầu Mầu bạn chụp ảnh đó là mới xây lại khoảng những năm 80, cây cầu cũ nằm phía bên phải cầu mới này, cách vài chục mét.

@Minhhhoang.CCCP: Nước ta ko có truyền thống giữ gìn di tích như ở Tây, vua mới lên thì phá nhà và những thứ liên quan của vua cũ bất kể nó có giá trị hay ko, nói gì đến di tích chiến tranh. Nhà Sapa cũng vậy, hồi vào Nam bán mất cái mâm đồng ăn cơm của nhà mà ba Sapa đổi bằng 2 cái cát tút đạn pháo, hồi ba còn dạy ở TSQPB Sơn Tây, Smiley mỗi lần ăn cơm làm đổ chút nước mắm ra là nó ngả xanh...

Cái tượng đài nhỏ ở căn cứ ấy Sapa không hiểu ý nghĩa hình tượng ấy là như thế nào. Cũng phải cảm ơn cty hồ tiêu Tân Lâm. Nay nếu @Minhhoang.CCCP có dịp nhắc họ cần làm một hàng cột nhỏ thấp xung quanh làm ranh giới vì chỗ ấy là chỗ bằng phẳng rộng hơn những chỗ khác dọc theo con đường đều dốc ngiêng một bên, bên kia là vườn nên ô tô đều dùng chỗ ấy để quay đầu xe nên đã húc đổ hai tấm bia ngang nằm trước chân tượng đài. Thấy điêu tàn quá.

Cái sư 304 thay vì 324 như trong tạp chí Xưa và Nay đăng bài của ba Sapa thì không rõ là ba nhầm hay "lỗi tại cậu đánh máy" vì ba đã viết bài ấy cho đăng cách nay 8 năm rồi (tạp chí Xưa & Nay, Cơ quan Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Số 222 tháng 10-2004).
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2012, 09:38:18 am gửi bởi sapa » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2012, 06:54:35 am »

Trong bài viết của ba có đoạn "các ông đã mất Đầu Mầu, Ba Hồ, Động Toàn rồi. Lữ đoàn thiết giáp lên giải vây cho các ông đã bị đánh tan, chạy lui rồi. Đông Hà cũng sắp mất. Chắc ông cũng đã nghe tiếng súng máy gần kề rồi. Các ông hạ vũ khí ngừng chiến đấu là tốt nhất. Các ông nên đầu hàng đi". Ngọc Lan bảo cầu Đầu Mầu cứ đi thẳng theo Đường 9 cách ngã rẽ đi Caroll tầm 2km, là đường đi Khe sanh, Lao Bảo hay đường xuyên Á Thế là đi tiếp. Cầu Đầu Mầu đã có cây cầu mới nằm song song bên cạnh.

Cầu Đầu Mẩu cũ đẹp và nên thơ đến mức đứng ngắm nhìn nó Sapa nghĩ bất cứ thành phố nào trên thế giới cũng ước có cây cầu với kiến trúc đẹp nhừơng ấy. Có những cây cầu vẻ đẹp là phần trên cầu. Cầu Đầu Mầu lại có vẻ đẹp ở phần chân cầu với các vòm đỡ cây cầu uốn lượn công phu. Nhìn kiến trúc của chân cầu Sapa nghĩ đến đường nét tinh tế như những chiếc dây chuyền vàng hay lắc tay đắt tiền, kiểu như "hàng hiệu" của các hãng thời trang danh tiếng hay là vẻ đẹp của đường nét nhà thờ Hồi Giáo của Trung đông. Trong một thoáng Sapa nghĩ giá chưa từng có chiến tranh thì biết bao kiến trúc như cầu Đầu Mầu đâu thành cát bụi. Vẻ đẹp của cầu Đầu Mầu có lẽ làm bom đạn mềm lòng cố tránh chạm vào chiếc cầu ấy. Dù vì sao thì chiếc cầu vẫn nằm đó, tuy thành cầu đã điêu tàn những không ai thấy nó không thể không thốt lên "quá đẹp".

Núi đồi nương rẫy trải rộng xung quanh cầu, đung là "non xanh nước biếc như tranh...". Cầu bắc qua suối La La, đoạn lòng sông cạn, rộng có những tảng đá lớn nhỏ nhìn vẫn hoang sơ như trên nguồn.

Con đường thẳng xuống là chiếc cầu mới, cầu Đầu Mầu cũ nằm bên phải

















Ôi con suối La La...


Hôm nay bước trên cầu ngày ấy




Trên cầu Đầu Mầu xưa nhìn sang cầu Đầu Mầu nay



« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2012, 07:02:56 am gửi bởi sapa » Logged
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2012, 09:07:54 am »

Ôi con suối La La...


Hổng phải là suối La La đâu cô nàng ơi, sông Hiếu đó, sông này bắt nguồn từ núi rừng Hướng Hoá chảy vòng vèo về Cam Lộ, xuống Đông Hà rồi đổ ra Cửa Việt. Suối La La có thật nhưng không phải ở khu vực này. 
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2012, 09:24:36 am »


@Minhhhoang.CCCP : Dịp 30/4 anh em bọn tôi sẽ có mặt tại QT. Nếu bạn gặp tốp CCB nào giương cao lá cờ Giải phóng thì đích thị là chúng tôi.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #18 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2012, 09:41:09 am »


Hổng phải là suối La La đâu cô nàng ơi, sông Hiếu đó, sông này bắt nguồn từ núi rừng Hướng Hoá chảy vòng vèo về Cam Lộ, xuống Đông Hà rồi đổ ra Cửa Việt. Suối La La có thật nhưng không phải ở khu vực này.  

Rứa à, Ngọc Lan bảo là sông ni cùng một nguồn với suối La la, cơ mà miềng nhìn cũng thấy là "nác trong xanh, hiền hòa..." mà.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2012, 12:26:32 pm gửi bởi sapa » Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2012, 10:06:33 am »


   Rất vui Bộ đội đã nhận ra " bí mật Dân sự "
 Hoa Sa pa đứng trên cầu " Đầu mầu " làm cho nơi này của Chiến trường xưa lãng mạn hẳn lên
   CCB Quảng Trị xin chúc mừng thủ trưởng đã sinh đc một thế hệ vừa có tâm lại có tình.
                               Chúc Thủ trưởng khỏe.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM