Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:16:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hướng về 40 năm Quảng Trị, 1972 - 2012  (Đọc 150133 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 07:47:00 am »

           
Các bạn đi hơi khỏe đấy. Tôi cũng biết 1 ít về Thành phố lính Sơn Tây. Ngã 3 Tùng Thiện gần cổng trường 300 sQPB, viên5.
 Hồi bé các bạn có đi vào chơi trong Q151, cầu Hang có trường Xăng Xe, trường day lái xe 255 khg.
Đền Và mới đc tu sửa nhìn đẹp nhưng mất đi vẻ cổ kính xưa. Làng cổ Đường Lâm cũng vậy, ở chùa Mía tôi khg nhìn thấy cái ao sen mà bạn nhin thấy.
    Ôi Sơn Tây ... cái lò tôi luyện các chú học viên SQ Quân đội nhân dân.

@Zin Ba Cầu: Đi thăm mấy chuyến, từ lúc chuẩn bị cho ba Duyệt 80 tuổi chứ không đi 1 chuyến đâu. Vị trí Q151 tiếp theo trường SQPB, năm 1972 ấy, lúc còn sơ tán, một buổi sáng Mỹ ném bom trúng xưởng Q51, rất nhiều công nhân chết, chỉ sau đó hai ngày, một nghĩa địa mới mọc ngay bên kia đường gần trường SQPB và Q51. Một cô là em ruột của cô trong trường bị mất một chân và bị người yêu bỏ.

Cầu Hang thì Sapa không biết nhưng "xe tập lái" thì thường xuyên qua "Ngã 3 Tùng Thiện gần cổng trường 300 sQPB, Viện 5". Trường SQPB còn gọi là E400. Cầu Dù mà xe tập lái đi qua để vào trường lái, nay đổi thành cầu Kim Sơn, đã thay cái cầu sắt+gỗ bằng cầu mới. Dòng sông ngày ấy bay giờ phủ đầy bèo.

Không rõ trường lái ở đâu, nhưng Sapa biết đồi Đùm, đồi Vai có những con đường chạy vòng vèo ngang sườn núi lên tận đỉnh nhìn rất rõ từ xa, nay đoán là bộ đội lái xe học để chạy Trường Sơn. Sapa sẽ úp những ảnh này sau.

Cái ao sen ở Đường Lâm áy là phía cổng mới chỗ đường mới, từ cổng làng mới đi vào thì ao bên tay trái đường, bên phải là nhà cửa ao sen rất to, chắc mùa này cũng đang xanh rồi. Phía cổng làng Đường Lâm cổ có cây đa to ấy đi vào chùa Mía ko thấy đâu

Ngày ba Sapa đi chiến trường Sapa còn nhớ "quân trang quân dụng" ở "quân nhu" (nhớ thế nhưng ko biết có đúng gọi là thế ko?), về nhà Sapa thấy các đồ ấy. Cỏn nhớ có một cái như áo mưa cánh dơi bây giờ bằng vải tráng nhựa nhưng phần mũ thì bao kín mít không hở mặt. Hồi ấy Sapa cứ thắc mắc mãi vỉ hỏi thấy mẹ không nói gì. "cái áo mưa ko mắt ấy" sau này Sapa đoán là để thay "da ngựa bọc...". Cũng ko bao giờ hỏi lại, vậy có đúng là để quấn xác chôn phải ko @Zin Ba Cầu?

Sapa thấy viết là một việc thật khó khăn, các anh chị ôn lại những năm tháng chiến tranh viết và nhớ về sự mất mát thật là một việc căng thẳng và đau buồn. Ba Duyệt vốn cũng ít tâm sự, ít giao du bạn bè, chỉ suốt ngày thích nghiên cứu sách vở. Sau khi về hưu thì chuyên tâm vào Kinh dịch, một việc mà với người trẻ cũng rất mệt... Ba Duyệt ko muốn nói về chiến tranh, thỉnh thoảng lắm mới nói vài sự kiện. Ba có rất nhiều huân huy chương, giấy khen có chữ ký của Hồ Chí Minh trở xuống. Con gái Sapa hồi 3, 4 tuổi thỉnh thoảng lục lọi xếp huân huy chương của ông ngoại ra một cái rổ nhỏ của nó để chơi lúc không ai để ý. Bà ngoại thấy xếp lại rồi cất đi: Chết thôi, chết thôi... Sapa chưa bao giờ thấy ba Duyệt đeo.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2012, 08:53:33 am gửi bởi sapa » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #51 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 08:13:36 am »

...Cỏn nhớ có một cái như áo mưa cánh dơi bây giờ bằng vải tráng nhựa nhưng phần mũ thì bao kín mít không hở mặt. Hồi ấy Sapa cứ thắc mắc mãi vỉ hỏi thấy mẹ không nói gì. "cái áo mưa ko mắt ấy" sau này Sapa đoán là để thay "da ngựa bọc...". Cũng ko bao giờ hỏi lại, vậy có đúng là để quấn xác chôn phải @ko Zin Ba Cầu?...

@Sapa: Nếu tôi không nhầm thì chiếc áo cánh dơi đó là áo mưa (poncho) chiến lợi phẩm của lính VNCH mà ông cụ lấy để dùng. Loại này là vải dù tráng cao su rất nhẹ và tốt. Loại dùng để khâm liêmk LS của quân nhu ta bằng nhựa như túi đựng gạo. Thực ra vào những năm 1972 tôi cũng nghe thấy quân nhu ta trang bị túi khâm liệm LS nhưng chắc chỉ ở các bệnh xá quân y hay các đơn vị trợ chiến như pháo binh, vận tải...lính bộ binh chúng tôi không bao giờ dùng vì không cần thiết. Mỗi thằng lính ra trận đều có tăng võng, chả may hy sinh đồng đội sẽ lấy võng bọc lại ở bên trong, bên ngoài là bọc bằng tăng, dây võng buộc chặt bên ngoài (phần vai, bụng và chân). 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 08:41:21 am »

@Lexuantuong:

Sapa kể là đồ dùng của ba trước khi vào chiến trường chứ khi về thì Sapa không biết. Đợt ba đi nhà còn ở trường SQPB, khi ba về là nơi sơ tán, lúc ấy ba đi đón Sapa đi học về,không biết hành trang của ba khi về là gì ngoài khẩu súng ngắn ba dùng bắn mừng ký kết ở nơi sơ tán ấy.
Trong hành trang trước khi đi ấy cũng có cả tăng võng, mả có mấy cái cơ: loại màu xanh bóng hai mặt sau này vẫn dùng, còn một cái bên mờ bên bóng màu xanh nâu. Cái áo mưa không có mặt ấy màu xanh nâu. Còn có một gói rễ sâm nhỏ mấy cọng to hơn que tăm màu nâu đen chứ không trắng như sâm bây giờ.

Mà cũng có thể Sapa nhớ không đúng lắm vì có nhiều lần nhận quân trang hay sao ấy, nhưng có cả bi đông, cặp lồng... nếu ko đi chiến trường thí sao lại phát những thứ ấy? bình thường có phát không sapa không biết.

Sapa xin đăng ký 03 quyển thơ MÂY TRÊN TRỜI QUẢNG TRỊ, sẽ gửi tiền vào sau tài khoản sau nghỉ lễ nha.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2012, 08:57:42 am gửi bởi sapa » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #53 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 04:02:00 pm »

Cuộc sống mới trong hòa bình, có đủ mọi sắc thái. Hầu hết nhiều người lớn ở tp. đều biết trong cách "hội nhập" với phương Tây thì hôm nay họ đang vui đùa "ngày cá tháng 4", nói dối nhau chỉ trong ngày này.

Theo ba Duyệt nói, thì tình hình thương vong bên bộ đội trong chiến dịch tính đến ngày này là cao lắm.
Cách nay vài năm Sapa hỏi thì ông có nói vài con số ước chứng bộ đội hy sinh, số bị thương và tỷ lệ pháo, đạn chênh lệch giữa hai bên... không rõ chính xác như thế nào, vì sapa thấy ở đây có phần đạn dược, vũ khí của QDNDVN và tham gia của các nước... Sapa cứ viết lúc ba kể (đã 80 tuổi).

Ba bảo trinh sát không tìm được  địa danh tên của tọa độ tấn công từ trên núi xuống, chiến trường sống chết căng thẳng nên các chiến sĩ đặt tên mới cho tọa độ có mật danh là "Động L." , ba bảo tên thật có lẽ là "Đụn Lôm" nhưng tiếng Quảng Trị phát âm hơi trại đi. Còn có một mật độ tên là "Tài bàn" theo tên bộ bài.

 Ba bảo ta thay pháo của trung Quốc vì "trước đó đã phát hiện ta bị chơi xấu mới thay" (không tiếp đạn đủ), có thêm hỏa lực lấy thêm từ bên Lào sang; ba bảo bên địch tính ra 240 viên/đầu người còn ta là 120 viên/ đầu người. Tiếp tế lượng thực  được bọc cao su thả chìm theo sông, tiếp tế từ cửa biển mình kiểm tra không có, bị đói "4 sư".

Cứ 15 phút là một trận B52. Có 1 ngày có tới 85 bộ đội thương vong.

Bên địch có 120 khẩu pháo + máy bay + tàu thủy,

Mình có 140 khẩu...

Ba có nói về đạn dược, pháo... nhưng Sapa chũng chả hiểu gì lắm nên cũng ko ghi lại.

Chỉ sau này khi kể có trực thăng đến đón 2 cố vấn Mỹ thì Sapa biết thên hình như loại vận tải "Chinook"
.........

Có lẽ suốt cả đợt "hướng về 40 năn Quảng trị" này với Sapa nó căng thẳng quá, vừa mệt lại vừa buồn. Thời tiết suốt ngày nay ở sài Gòn mưa từ mờ sáng đến giờ vẫn chưa dứt. Khác với mưa Sài Gòn thường vào buổi chiều, xối xả, mù mịt, gió mạnh, cỡ 1,2 giờ rồi trời lại quang mây tạnh, mặc cho chỗ nào nước ngập ùn tắc. Vừa ra ngoài đường hít vài hơi làn không khí mát lạnh ẩm ướt hiếm hoi của Sài Gòn.

Năm nay không rủ được cô bạn ra khuôn viên Q1 ngắm đêm tối, chỉ lung linh vài bóng đèn sáng loang loáng mưa rơi trong giờ trái đất.

Hôm nay mưa Sài Gòn rả rích, cơn mưa nhỏ, nghiêng nghiêng lúc dày lúc thưa. Gió cũng chỉ thổi nhẹ. Trời mưa như người đàn bà khóc âm thầm, xót xa, dấu nước mắt không muốn ai hay, mà cũng không ngừng khóc được.














« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2012, 04:43:52 pm gửi bởi sapa » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #54 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 04:22:48 pm »

@Lexuantuong:

Mà cũng có thể Sapa nhớ không đúng lắm vì có nhiều lần nhận quân trang hay sao ấy, nhưng có cả bi đông, cặp lồng... nếu ko đi chiến trường thí sao lại phát những thứ ấy? bình thường có phát không sapa không biết.

Sapa xin đăng ký 03 quyển thơ MÂY TRÊN TRỜI QUẢNG TRỊ, sẽ gửi tiền vào sau tài khoản sau nghỉ lễ nha.

@Sapa: Ngoài vũ khí trang bị là những thứ bất ly thân còn được trang bị trước khi đi chiến trường: tăng, võng, hango, bình tông, thuốc men và quần áo, giầy tất, mũ mão cúng được đổi. Chúng tôi không biết ba của S là sĩ quan của pháo binh cơ giới có khác gì chúng tôi không nhưng chắc chắn lương khô dự trữ của ông sẽ là lương khô cao cấp 702 (BA 70) còn chúng tôi là loại của lính tráng có chữ Việt hoặc chữ TQ, thậm chí có loại mù chữ (không chữ).

S biết không mỗi thằng lính bộ binh khi hành quân vào trận trang bị không dưới 35kg. Pháo binh nếu là cơ giới thì còn được hành quân băng xe, còn pháo binh mang vác thì cực ơi là cực, bộ binh chúng tôi đều phải mang đạn giúp cho họ. Trận địa của pháo mang vác không xa trận địa của bộ binh là mấy nên có những trận địch chọc thủng tuyến của bộ binh thì lính pháo mang vác cũng phải dùng súng bộ binh để đánh lại nhưng tốt nhất là hủy pháo mà rút. Bạn đọc topic Nó và Tôi của Nguyễn Như Thìn sẽ thấy được những người lính pháo mang vác như thế nào khi lâm trận.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2012, 05:13:12 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #55 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 04:40:23 pm »

@Lexuantuong : " ....Nếu tôi không nhầm thì chiếc áo cánh dơi đó là áo mưa (poncho) chiến lợi phẩm của lính VNCH mà ông cụ lấy để dùng. Loại này là vải dù tráng cao su rất nhẹ và tốt. Loại dùng để khâm liêm... "

Ba là người ko coi trọng tiền, đồ... nên cái việc trên là TUYỆT ĐỐI KHÔNG.

Từ chiến trường Cămpuchia về cụ mang theo một con chó con do con chó mẹ cụ nuôi ở bên ấy nó đẻ, và một con vẹt anh em tặng.
Con chó sau này ở Nha Trang bị mấy anh lính bắt trộm làm thịt. Nó là con chó rất đẹp, lông ngắn, bụng thon, cao lớn, chuyên tối ra sau nhà canh (nó được phân công thế) và một con nằm trước. Khi ấy ba vẫn ở Cămpuchia.

........

Sapa nhớ ra là "cái áo mưa không mặt" ấy  hình như sau năm 1975 - là "chiến lợi phẩm" của trường SQPB phát thì phải, vì sau đó mẹ đem đi may áo lạnh cho anh của Sapa.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #56 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 06:53:45 pm »

@Lexuantuong : " ....Nếu tôi không nhầm thì chiếc áo cánh dơi đó là áo mưa (poncho) chiến lợi phẩm của lính VNCH mà ông cụ lấy để dùng. Loại này là vải dù tráng cao su rất nhẹ và tốt. Loại dùng để khâm liêm... "

Ba là người ko coi trọng tiền, đồ... nên cái việc trên là TUYỆT ĐỐI KHÔNG.

Từ chiến trường Cămpuchia về cụ mang theo một con chó con do con chó mẹ cụ nuôi ở bên ấy nó đẻ, và một con vẹt anh em tặng.
Con chó sau này ở Nha Trang bị mấy anh lính bắt trộm làm thịt. Nó là con chó rất đẹp, lông ngắn, bụng thon, cao lớn, chuyên tối ra sau nhà canh (nó được phân công thế) và một con nằm trước. Khi ấy ba vẫn ở Cămpuchia.

........

Sapa nhớ ra là "cái áo mưa không mặt" ấy  hình như sau năm 1975 - là "chiến lợi phẩm" của trường SQPB phát thì phải, vì sau đó mẹ đem đi may áo lạnh cho anh của Sapa.


@Sapa: Bất kỳ người lính giải phóng nào cũng phải chấp hàng kỷ luật chiến lợi phẩm 1 cách rất nghiêm túc. Nhưng phải hiểu những chiến lợi thuộc loại có giá trị như radio, đồng hồ, đồ trang sức, kim loại quý...thì tuyệt nhiên đừng có tơ hào. Những chiến lợi phẩm thuộc loại quân trang quân dụng như dao găm, đèn pin, bật lửa, xanh-tuya-rông, áo mưa (poncho) là những thứ cực tốt cho lính ta và nhất là đồ ăn, thuốc lá, kẹo, bánh... rất thiết thực với chúng tôi nên chúng tôi được dùng thoải mái vì rất thiết thực.

Tôi có 1 số đồ chiến lợi phẩm còn giữ được cho đến giờ là xanh-tuya-rông, bao xe, cái mở đồ hộp, 1 cái thìa US và chiếc bật lửa Zippo tôi lấy từ túi áo giáp của 1 lính BĐQ nằm cách tôi 7,8 m. Những thứ chiến lợi phẩm này thường lính bộ binh nào cũng có vì có điều kiện hơn.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2012, 07:37:50 am »

Trong "Lính Tây Nguyên" @Nguyentrongluan đã viết:

"Bạn  tôi nằm ở nghĩa trang
Khói hương vội đến  , vội vàng về thôi"



Đài liệt sĩ Nha trang thế kỷ 20


Nhớ cậu ruột

Liệt sĩ: NGUYỄN TIÊN LÃNG

Tên thật: NGUYỄN TIẾN LẠNG

Địa chỉ Mẹ : Phạm Thị Cúc
Xã Kha Sơn, huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên
Nhập ngũ ngày : Tháng 10/1963
Vào chiến trường miền Nam : Tháng 8/1965
Hy sinh ngày : 05/8/1972 tại Mặt trận phía Nam
Ngày báo tử : 1977
Quân hàm : Thiếu úy (U1), trung đội trưởng, trung đoàn 209, Sư Đoàn 312 Bộ Binh. (Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết Thắng - Sư đoàn bộ binh 312 – Chiến Thắng - Trung đoàn bộ binh 209 – Sông Lô - ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ)


Tôi sống ở Nha trang những ngày tuổi thanh xuân. Đến nhận công tác tại tp. nhỏ bé này, khi ấy, hầu như mỗi nếp nhà người Nha trang đều nép bên những phố nhỏ yên bình. Những toà nhà công sở, cả khách sạn Hải Yến (mà kiến trúc còn rất nhẹ nhàng) cũng ẩn mình sau những hàng cây. Hay như Viện Pasteur Nha trang, đứng tôn nghiêm, lọt giữa những vườn, những hoa… Cả một dải bờ biển, ngoài Bốn mùa ra là dừa và cát trắng. Phong cảnh thiên nhiên thật hiền hoà, hiền hoà cả những ngày mà trời và biển một màu xám, chỉ nghe vang vọng tiếng trầm hùng mạnh mẽ của con sóng lớn ập vào bờ, những ngày biển động của mùa mưa bão.

Đôi khi, lúc chưa lập gia đình, tôi và người bạn đồng nghiệp thường đạp xe ra Đài liệt sĩ ấy vào tối cuối tuần. Cô ấy vốn từ Hải phòng vào, gương mặt và ánh mắt lúc nào cũng phảng phất nỗi buồn. Chúng tôi đặc biệt thích đến đây, ngồi bên bậc thang của Đài liệt sĩ. Chúng tôi nói về công việc, niềm vui, nỗi buồn… và cả vị trí chỗ chúng tôi yêu thích này, TP. Nha trang đã chọn để xây Đài.

Lúc buồn tới Đài liệt sĩ, chúng tôi thường được an ủi vì niềm vui được sống, sống trong hoà bình. Khi gặp trái ngang, tới Đài thấy những con người còn hy sinh cả cuộc đời. Và niềm vui tràn dâng, tới Đài liệt sĩ biết rằng có biết bao người chưa được may mắn…

Vào dịp 27/7- ngày thương binh liệt sĩ, lúc nào cũng có một vài bà mẹ già tới một mình hoặc có người đi cùng. Các mẹ tới thắp hương và ngồi yên lặng nhiều giờ.

Ngày ấy chúng tôi thường đồng tình rằng: từ đường Lê Thánh Tôn đi ra biển, gần gặp Trần Phú, sau Đài liệt sĩ quen thuộc là Trời và Đất như mở oà ra: trước mặt là Biển và trời như vô tận. Mới hiểu tại sao có câu “mọi con đường đều dẫn đến thành La Mã”. Thành la Mã của chúng tôi chính là Đài liệt sĩ.

Nếu bạn đã từng ở Nha trang, đã từng tới nơi này (có lẽ tất cả mọi người Nha Trang đều đã từng tới nơi này; mặc dù vậy, không khi nào nó bị quá đông đúc ồn ào). Hẳn bạn còn nhớ tượng đài và lư hương nhỏ, trầm mặc bên biển bất kể ngày hay đêm. Trên đỉnh Đài là những mái cong, dáng dấp của đền chùa Việt Nam quen thuộc và ấm áp. Luôn có một anh bảo vệ trông coi chốn này, trẻ em chơi xung quanh cũng biết không được la hét to.

Cũng quãng đường gần Đài liệt sĩ, không gian bốn bề không cây cối và nhà cửa. Nhớ những ngày đạp xe đi làm qua quảng trường: gió lộng từng đợt thổi nghiêng cả người và xe. Vài cây dừa già bên nhà hàng Thuỳ Dương, thân cao vút, tàu lá xao xác chao mình theo từng cơn bão…

Ngay bên cạnh Đài là một nhà hàng nhỏ đủ làm không gian này thêm lung linh về đêm. Bên kia là một không gian rộng, gọi là quảng trường (rất hợp), nhiều người thường tới ngắm biển, trò chuyện … Dù vậy lúc nào Đài Liệt sĩ cũng mang vẻ thiêng liêng trầm mặc, như là "một nốt trầm xao xuyến" trong bản hoà tấu mùa hè vĩnh hằng của dải bờ biển Nha Trang.

Riêng với tôi, từ khi còn tuổi 20, trải qua nhiều sóng gío cuộc đời, chứng kiến sự đổi thay của Nha trang trong  nhịp sống chung cả nước, trong tim tôi là nếp nhà yêu thương có ba mẹ già, còn có 2 hình ảnh: dải cát trắng vĩnh hằng và Đài liệt sĩ – nơi như là “ mọi con đường đều dẫn đến…”.

Sau này khi đã chuyển đi sống nơi khác, cảnh vật đổi thay, những gì quen thuộc đã dần vào quên lãng, Đài liệt sĩ vẫn còn là mốc để tính quãng đường đi nơi cần đến hay là điểm để hỏi đường: từ Đài liệt sĩ đến đó ….

Cho đến một ngày về thăm, Đài liệt sĩ biến mất, Hoa biển mọc lên. Tôi tự hỏi : sao họ có thể quyết định một việc như vậy?

Tại sao Hoa biển cứ phải đặt đúng chỗ Đài liệt sĩ? Tôi không thể thoát khỏi ý nghĩ: họ không muốn vì hình ảnh những người ngã xuống trong máu lửa, trong đòn thù tra tấn... ám ảnh họ sau những khi họ quá đà lúc nào đó. Mỗi ngày qua, họ không thể không thấy hình ảnh Đài liệt sĩ khiêm nhường im lìm mà nói lên quá nhiều?

Biểu tượng của Nha trang, chắc chắn còn phải bàn. Chỉ riêng hai chữ Nha Trang đã là biểu tượng. Nhưng phá dỡ Đài tưởng niệm Liệt sĩ, một nơi có diện tích chỉ bằng vài gian nhà, lại hài hoà với cảnh quan xung quanh. Đây là nơi chốn (mà tôi biết rằng) có rất nhiều người mẹ thường tới ngồi để thương nhớ đứa con đã hy sinh. Cũng có những người như chúng tôi, thường nhìn lại mình mỗi khi dừng chân nơi này.

Dù sao, tôi sẽ còn mãi một Đài Liệt Sỹ Nha Trang trong tim mình.

06/08/2008


Đài Liệt Sĩ Nha Trang được chọn dựng ở đây theo như kể lại thì chính tại vị trí này Tết Mậu Thân năm 1968 hàng trăm bộ đội ta đã hy sinh, cả các thương binh tay bị sâu lại bằng dây thép và trở về chất bên bờ biển nơi đây...
Vị trí Đài Liệt Sĩ xưa đã qua 1, 2 lần biểu tượng nay là "tháp trầm hương" vụng về đứng đó. Chắc người Chăm nhìn tháp lấy cảm hứng của họ cũng thở dài.
Nha trang đã xây một nghĩa trang mới khang trang ở ngoại ô.  
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2012, 07:53:04 am gửi bởi sapa » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #58 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2012, 08:51:01 am »

...Tại sao Hoa biển cứ phải đặt đúng chỗ Đài liệt sĩ? Tôi không thể thoát khỏi ý nghĩ: họ không muốn vì hình ảnh những người ngã xuống trong máu lửa, trong đòn thù tra tấn... ám ảnh họ sau những khi họ quá đà lúc nào đó. Mỗi ngày qua, họ không thể không thấy hình ảnh Đài liệt sĩ khiêm nhường im lìm mà nói lên quá nhiều?...

@Sapa: Tại sao ư ? Đơn giản lắm vì lô đất này sẽ đẻ ra nhiều lợi nhuận cho các quan chức. Mà các quan chức là ai ? Có khi lại chính là những đồng đội của chúng tôi đấy S a. Con đường quan lộ của họ hanh thông, họ quên lại chặng đường phía sau nơi bao nhiêu đồng đội đã nằm xuống để làm nên con đường lên tới đỉnh cao của họ. Dĩ nhiên khi họ định làm 1 cái gì đó thì có cả 1 bộ máy tuyên truyền, giải thích việc làm này với bao lời hay ý đẹp. Nha Trang đã có biết bao vụ việc như thế để băm nát bãi biển tuyệt đẹp giành cho tất cả mọi người thành những lô, những khu vực giành cho thiểu số người có tiền - mà chắc chắn những ressort đó có những cổ phần (bằng giá trị của đất, của giấy phép) của các quan chức. Nhiều dự án đổ bể phải ra tòa nhưng có lẽ những quan chức này chưa bị động chạm đến, có chết là chết thằng ở dưới  Sad Sad Sad  

Có câu: Nhất tướng công thành vạn cốt khô  và cũng lại có câu: Vua Ngô 36 tán vàng/ Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì/ Chúa Chổm mắc nợ tì tì/ Chết xuống âm phủ khác gì vua Ngô để chia sẻ với những lớp CCB đã làm nên cuộc đời hôm nay.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2012, 09:38:43 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #59 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2012, 09:31:37 am »

...Tại sao Hoa biển cứ phải đặt đúng chỗ Đài liệt sĩ? Tôi không thể thoát khỏi ý nghĩ: họ không muốn vì hình ảnh những người ngã xuống trong máu lửa, trong đòn thù tra tấn... ám ảnh họ sau những khi họ quá đà lúc nào đó. Mỗi ngày qua, họ không thể không thấy hình ảnh Đài liệt sĩ khiêm nhường im lìm mà nói lên quá nhiều?...

@Sapa: Tại sao ư ? Đơn giản lắm vì lô đất này sẽ đẻ ra nhiều lợi nhuận cho các quan chức. Mà các quan chức là ai ? Có khi lại chính là những đồng đội của chúng tôi đấy S a. Con đường quan lộ của họ hanh thông, họ quên lại chặng đường phía sau nơi bao nhiêu đồng đội đã nằm xuống để làm nên con đường lên tới đỉnh cao của họ. Dĩ nhiên khi họ định làm 1 cái gì đó thì có cả 1 bộ máy tuyên truyền, giải thích việc làm này với bao lời hay ý đẹp. Nha Trang đã có biết bao vụ việc như thế để băm nát bãi biển tuyệt đẹp giành cho tất cả mọi người thành những lô, những khu vực giành cho thiểu số người có tiền - mà chắc chắn những ressort đó có những cổ phần (bằng giá trị của đất, của giấy phép) của các quan chức. Nhiều dự án đổ bể phải ra tòa nhưng có lẽ những quan chức này chưa bị động chạm đến, có chết là chết thằng ở dưới  Sad Sad Sad 

Có câu: Nhất tướng công thành vạn cốt khô và cũng lại có câu: Vua Ngô 36 tán vàng/ Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì/ Chúa Chổm mắc nợ tì tì/ Chết xuống âm phủ khác gì vua Ngô.
để chia sẻ với những lớp CCB đã làm nên cuộc đời hôm nay.

Về chuyện này người Nha Trang có câu:

"Nha Trang có lắm thằng ngu
Phá đài liệt sĩ xây c... chọc trời."
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM