Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:18:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hướng về 40 năm Quảng Trị, 1972 - 2012  (Đọc 150136 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #110 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 04:50:57 pm »

Lại mù mịt rồi,
Sapa đã gọi cho cậu nói lên ngay BCH quân sự tỉnh như @quangcan khuyên.

Cứ hy vọng đợt này cậu Lạng hiển linh...
 Sad Sad Sad

Đang đợi Sapa mùa lúc chín, sẽ đến thăm CCB tại 19A Ngọc Hà, thăm riêng ai đó, rồi chém gió chặt trăng .

(không chém nước vì nước càng chảy mạnh
không nâng chén tiêu sầu vì sầu càng dâng...

Tàu họ nói thế)
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Bảy, 2012, 07:44:47 am gửi bởi sapa » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #111 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2012, 08:42:43 am »

 Cheesy Cheesy Cheesy, khoan khoan mà  "chém gió" mà "chặt trăng" chị gái ưi!

Trích dẫn
...Cậu thương binh báo tin cậu Lạng là người cùng huyện khác xã với cậu Lạng đã mất lâu rồi.
Năm 1973 cậu thương binh được đưa ra Bắc về quê vì cậu bị mù. Cậu kể lại cho bà ngoại nghe, lúc ấy cậu chưa biết cậu Lạng đã hy sinh, cậuu là lính trong trung đội cậu Lạng.

mất công rồi thì ra xã đội/ huyện đội, xin xem hồ sơ thông tin của người lính đó là ở đơn vị nào => đơn vị chính thức LS Lạng trong chiến trườngGrin
Logged

nhatminhdl54
Thành viên
*
Bài viết: 60


« Trả lời #112 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 09:20:39 pm »

Đề nghị xóa!
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2012, 10:11:53 pm gửi bởi nhatminhdl54 » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #113 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 09:56:45 pm »

Ngày xưa ba Duyệt nói, động vật yêu đương có mùa, con người không vậy nên chia cách là có tội
Câu chuyện này (được "viết" từ nhiều năm, có những cảnh vật đã đổi thay hoặc không còn nữa) dành tặng tới các Liệt Sĩ với lòng mãi tiếc thương, tới người thân của Sapa, của anh chị em, và cùng sẻ chia với bè bạn

Gia đình bé nhỏ

Có một bầy chim ngói sống ở khu vườn nọ. Mỗi sáng sớm, mỗi chiều tối chúng đều sà xuống bãi cỏ rộng tìm thức ăn...



Những con chim ngói cùng lớn lên bên nhau, xuân hạ thu đông êm đềm... bên hai cây phương và cây điệp mà chúng yêu thích và thường cất tiếng gù gù..., mỗi sáng, mỗi trưa mỗi chiều... Cây phượng có những chùm hoa đỏ vui tươi, cây điệp có những cánh hoa vàng nhỏ dịu dàng mỗi độ vào mùa ...





Rồi thu đến, đông tàn mùa xuân sang trong hoa xuân, cỏ xuân và trời xuân mây trắng bay êm ái...








Vang tiếng hót líu lo muôn nơi... từng đôi, từng đôi kết bạn...


Tiếng gù gù thanh bình mỗi sớm mai, xôn xao trưa hè vắng lặng, bình yên bước chân mỗi chiều thong thả đi về...












Một ngày kia bỗng trời tối sầm.


Rồi chuyển sang một màu bầm đỏ


Hoa lá rụng rơi...


Bầy chim hốt hoảng bay lên những ngọn cây cao giờ hầu hết trơ trụi








Rồi mưa bão mịt mù ngày này qua tháng khác...








Cuối cùng rồi bão cũng tan. Cây điệp bông vàng đã chết. Trên cây thấp thoáng một bóng dáng nhỏ nhoi...


Đúng là chỉ còn một bóng nhỏ in trên nền trời còn xám xịt






Rồi cũng dần trong lành như mỗi sáng mặt trời lại lên












Cỏ cây hồi sinh nho nhỏ như từng hơi thở yếu ớt đang dần hồi sức...


Ong lại tìm hoa


Mây lại trôi về cuối trời...


Bầy chim về lại thảm cỏ xưa, tiếng gù gù êm ả lại dịu dàng cất lên len lỏi vào mỗi sáng, mỗi trưa, mỗi chiều...


Con chim nhỏ đậu trên cành cao vút dõi nhìn phía xa mờ


Đôi khi nó lặng lẽ ẩn mình trong chiều xám u hoài


Nó thường tha thẩn lẻ loi một mình trên bãi cỏ rộng






Có lúc nó trở lại cành cây xưa ...


Nơi nó từng cùng bạn cất tiếng gù gù vào mỗi sáng ban mai, mỗi trưa, mỗi chiều rồi lại mỗi sáng  ...

----------
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2012, 09:24:03 pm gửi bởi sapa » Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #114 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 10:27:48 pm »

Kính gửi @nhatminhdl54,

Tôi vừa đọc bài viết anh gửi đang định trích dẫn và trao đổi thấy bị đề nghị xóa rồi. Tôi ko hiểu tạ sao phải xóa vậy???

Những thông tin mà @nhatminhdl54 trao đổi gia đình cũng đã nghĩ đến. Tôi cũng đã lần tìm các thông tin tử VNMH này được biết về Sư 302, E 209 của cậu Lạng tôi, theo như thông tin thì trung đội của cậu đã được điều ra  Bắc trước 1972. Nhưng rõ ràng là cậu Lạng đã không nằm trong số đó. Cậu cùng đơn vị cậu Lạng nói là lính trong trung đội cậu Lạng, cậu ấy ra năm 1973, cậu nói là 1972, cậu Lạng ĐANG CHIẾN ĐẤU  ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhà còn mẹ Sapa và một chị nữa là chị cậu Lạng và 1 em trai. Chị của mẹ đang bệnh nặng ở Thái Nguyên. Mấy ngày rày vào 27 tháng 7 nghĩ về cậu Lạng thương cậu quá.
Sapa cố viết bài, như cố nuôi hy vọng ai đó mách bảo điều gì như bám víu vào cổ tích. Biết làm sao bay giờ.

Thật không hiểu  tại sao phải xóa, và nguyên tắc vì đồng đội sống hay chết ở đây là theo nguyên tắc gì.
Thương cậu trông chờ vào nhiều người đáo quá đây,
Chỉ nghĩ đến đào ngũ.

Chân thành cảm ơn @nhatminhdl54 đã quan tâm tới cậu cháu Sapa  Cry
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #115 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 05:56:47 pm »

Nhật ký chiến tranh
QUẢNG TRI MÙA HÈ CHÁY

QĐND - Thứ Hai, 13/08/2012, 16:39 (GMT+7)

QĐND-“Mùa hè cháy” là những trang viết của một người lính dành cho mình, cho đồng đội trên chiến trường Quảng Trị mùa hè năm 1972. Không chỉ là những dòng nhật ký cá nhân mà ở đó còn có lửa và hoa, có tinh thần chiến đấu ngoan cường của những chiến sĩ Pháo binh đã dũng cảm vượt qua bom đạn khốc liệt của kẻ thù với ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ vào lý tưởng cách mạng.

Ngày 16-3-1968:
“Làm giáo viên của trường sĩ quan từ năm 1956 đến nay, đây là lần đầu tiên tôi xa đơn vị lâu ngày. Không, không phải chỉ xa mà rất có thể là đi hẳn. Nhưng tôi hiểu, để chuẩn bị cho những trận đánh bằng pháo lớn, đây là cơ hội và trách nhiệm cho những người như tôi”.

Ngày đầu tiên hành quân vào Vĩnh Linh cũng là lúc Nguyễn Quý Hải viết nhật ký. Suốt những năm hành quân và chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị, hễ có lúc rảnh rang là ông lại viết. “Cuộc đời của người lính chiến đấu không gì oanh liệt bằng được xông pha trên chiến trường”.

Theo kế hoạch tác chiến của trên, chiến dịch tiến công Quảng Trị lấy pháo binh là hỏa lực chủ yếu, có nhiệm vụ hiệp đồng chi viện cho các binh chủng hợp thành tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm của địch tiến tới tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn địa bàn tỉnh Quảng Trị. Nguyễn Quý Hải, với vai trò là sĩ quan chỉ huy tác chiến của tiểu đoàn trong những trang nhật ký của ông giai đoạn này chỉ thấy chiến đấu liên miên, dường như không có lúc nào ngơi nghỉ…

Ngày 30-3-1972: Ở khu vực đồi Không Tên (Đông điểm cao 182). Khu căn cứ lính thủy đánh bộ của địch ở Mai Lộc. Từ đài quan sát, chúng tôi có thể nhìn rõ và đo đạc chính xác các mục tiêu trong cụm cứ điểm của địch. Có hai trực thăng bay tới và hạ cánh ở sân vận động. Trợ lý trinh sát Ngô Thịnh chép miệng “nếu như lúc này được lệnh nổ súng!”.

10 giờ 49 phút trung đoàn nạp đạn. 11 giờ bão táp I bắt đầu. Toàn cụm pháo trung đoàn tiến hành bắn vào Z26, căn cứ Trung đoàn bộ binh 56 ở điểm cao 241. 11 giờ 24 phút đạn bắt đầu rót xuống Z39, căn cứ của Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 147 đóng ở Mai Lộc. Bọn cọp biển chạy tán loạn.

Ngày 1-4-1972: 9 giờ một tiểu đoàn địch phản kích ra nam Mai Lộc tiến về phía chân đài chỉ huy. Đài tiểu đoàn gọi khẩu đội 2, Đại đội 6 bắn tan tác một đại đội ở khu bãi mít. Hai đại đội ở phía trước bị tiểu đoàn bộ binh đánh bỏ chạy. Tôi điều ngay khẩu đội 2, khẩu đội 4 bắn vào bọn địch rút chạy. Đạn trúng đội hình. Anh em bộ binh tấm tắc khen pháo tầm xa 130mm mà rót trúng như cối 120mm. Tiểu đoàn địch ra phản kích vội tháo chạy ra hai hướng.

Đại tá Nguyễn Quý Hải (bên trái) và CCB Lương Minh Nghĩa, người lái khẩu pháo tự hành Vua chiến trường mà Trung đoàn Bông Lau thu được từ căn cứ 241 của Quân đội Sài Gòn năm 1972. Khẩu pháo này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. (Ảnh do nhân vật cung cấp).

Ngày 8-4-1972: Bộ binh ta đã thừa thắng tiến quân về phía căn cứ Phượng Hoàng, Ái Tử. Một mặt tôi cử đài quan sát của Đại đội 5 chuyển lên Ba Gơ để chuẩn bị chi viện cho bộ binh đánh Phượng Hoàng, một mặt cử đài tiền tiến do Trợ lý trinh sát Ngô Thịnh chỉ huy đuổi theo đội hình bộ binh để hiệp đồng tác chiến, nhưng chờ đợi hai ngày, đài của Thịnh vẫn chưa bắt liên lạc được với bộ binh. Đồng chí Thông, Trung đoàn phó khi đó ở Mai Lộc đã gặp tôi truyền đạt lệnh trung đoàn trong một ngày phải tổ chức chỉ huy bắn vào Phượng Hoàng, tôi và bốn chiến sĩ còn lại chủ động vượt lên tìm bộ binh để hiệp đồng và đã tìm được chỉ huy Trung đoàn bộ binh 24.

 Bước vào đợt hai của chiến dịch, địch đã có thời gian phản kích. Hỏa lực của hai bên mỗi lúc một mạnh hơn, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất. Nhiệm vụ của Bông Lau tiếp tục chi viện cho Sư bộ binh 304 tiến công quân địch ở Ái Tử, chiếm cầu Quảng Trị. Chi viện cho Sư bộ binh 308 tiến công tiêu diệt địch ở cụm Đông Hà, Lai Phước, Sư bộ binh 324 đánh địch ở Lai Vang cắt giao thông trên Quốc lộ 1 ở đoạn cầu Mỹ Chánh.

Ngày 9-4-1972: 5 giờ 30 phút, Tiểu đoàn tập kích hỏa lực vào căn cứ Ái Tử, sau đó bắn kiềm chế các trận địa pháo bầy của địch để tạo điều kiện cho bộ binh, xe tăng đánh chiếm Phượng Hoàng.

6 giờ 17 phút, xe đạn đầu tiên do Chính trị viên Hoàng chỉ huy đại đội chở về, pháo thủ trận địa vừa bốc xuống vừa nổ súng. Được viên nào bắn ngay viên đó. Pháo đặt ngay trên mặt đất. Tuy pháo có bắn chậm nhưng khi pháo bắn hết số đạn hiệp đồng thì xe tăng bộ binh mới phát triển tới đài quan sát. Tôi cho tiểu đoàn tiếp tục bắn kiềm chế vì pháo bầy của địch hoạt động khá mạnh, chặn đường tiến của bộ binh ta.

8 giờ, bộ binh làm chủ căn cứ Phượng Hoàng một cách thuận lợi. Nhưng đến trưa, do ta chưa kịp thời củng cố và có phần chủ quan, địch đã phản kích chiếm lại.

Ngày 10-4-1972:
Địch phản kích ra Phượng Hoàng, ta bắn đoạn 254 chặn mũi phản kích của chúng ở điểm cao 46. Tình hình Phượng Hoàng trở nên gay go, ta với địch giành đi giật lại.

Ngày 12-4-1972: Bộ binh yêu cầu bắn vào điểm cao 46, có địch tập trung và có tướng Nguyễn Văn Giai tới. Đại đội 5 bắn. Đạn rơi gần nhiều. Nguyên nhân do đồng chí Chẩm mới ở pháo D74 sang nên lẫn góc tầm. Tôi đã kịp phát hiện và sửa kịp thời nhưng đã để lỡ cơ hội.

Ngày 15-4-1972: Nhiệm vụ của Tiểu đoàn thay đổi. Khu đảm nhiệm chủ yếu của Tiểu đoàn là La Vang, Tích Tường, thị xã Quảng Trị. Hướng chuẩn 13-00. Ngày 20 phải hoàn thành mọi công tác chuẩn bị.

Đài quan sát của Đại đội 4 đi với Trung đoàn bộ binh 3 bị địch bao vây, hai lần bị đánh bom và pháo kích. Đại đội trưởng Bảo và một trinh sát viên bị thương, số còn lại bị sức ép của bom.

Ngày 22-4-1972: Trận địa của đại đội bị máy bay oanh tạc. OV10 bắn pháo khói chỉ điểm trúng vào phi xăng. Bốn bề trận địa cháy còn trơ lại bốn khẩu pháo của đại đội phơi mình dưới cái nắng cháy mùa hè. Bốn máy bay F4H thay nhau quần thảo bỏ bom vào trận địa từ trưa đến tận chiều. Một trái bom rơi trúng công sự cưa đứt càng pháo và văng những ống phóng đạn sang chung quanh. Một ống phóng văng tới trước cửa hầm chữ A của Khẩu đội trưởng Ma Phúc Nhúng và pháo thủ Trọng. Lửa phụt vào hầm thiêu cháy Nhúng và Trọng. Hai chục chiến sĩ bị thương và sức ép. Ngoài Nhúng, Trọng, bốn pháo thủ nữa đi tới trạm phẫu cũng hy sinh. Ba khẩu pháo của đại đội bị phá hỏng.

Từ trên đài quan sát chứng kiến tận mắt máy bay địch oanh tạc, bom đạn trùm lên trận địa của mình, lòng tôi đau xót. Tôi là người chỉ huy của anh em mà chịu bó tay.

Ngày 28-4-1972: Sau một tuần củng cố, Đại đội 4 đã có thể tiếp tục chiến đấu trả thù cho Khẩu đội trưởng Nhúng, Trọng và các liệt sĩ hy sinh tại trận địa ngày 22-4. Đại đội 4 đã bắn cháy một khu kho ở đoạn bắn 315 ngay từ loạt đạn đầu, mục tiêu cháy rất to.

Đài quan sát của Đại đội 4 do đồng chí Bảo sửa bắn vào đoạn 372, mục tiêu cũng bốc cháy.

Hôm nay pháo đất, pháo bầy của địch chỉ còn bắn được lẻ tẻ. Địch phải tăng cường chi viện bằng pháo hạm.

Đánh trong thành phố, ta với địch giành đi giật lại quyết liệt.

Ngày 30-4-1972: Có tin tướng Giai xin trực thăng để chuồn. 14 giờ 30 phút có trực thăng hạ cánh. Lệnh bắn đoạn 318.

Đài quan sát của Đại đội 5 ở điểm cao 132 chỉ huy bắn vào La Vang, Tích Tường, sau đánh địch co cụm rút chạy từ Quảng Trị tới bắc Hải Lăng. Có tin địch ở La Vang, Tích Tường chuẩn bị tháo chạy. Tiểu đoàn tập trung đánh địch tháo chạy. Địch thả bom bi ngay khu hàng rào căn cứ Ái Tử, chứng tỏ chúng bỏ Ái Tử. Chúng thâm độc bỏ bom bi nổ chậm để diệt sinh lực ta.

Ngày 3-5-1972: Xe cụm 3 hậu cần đã tiếp đạn vào tận Động Ông Do. Máy bay địch vẫn lồng lộn đánh bom vào trận địa pháo 105mm của 368 ở chân điểm cao Động Ông Do.

Đại đội 5 trụ chắc ở trận địa bên bờ sông Thạch Hãn hai mươi tám ngày đêm chi viện Trung đoàn 3 bộ binh củng cố khu vực đã chiếm dọc sông Mỹ Chánh từ Tân Điền tới Hải Lăng, chặn đứng được nhiều đợt phản kích và là hỏa lực bảo vệ cạnh sườn cho bộ binh ở điểm cao 35, Mỹ Chánh, Phổ Trạch, được bộ binh tin tưởng.

Ngọn cờ chiến dịch đã phấp phới tung bay ở cầu Mỹ Chánh, kết thúc đợt 2 chiến dịch thắng lợi to lớn. Mục tiêu của Bộ chỉ huy chiến dịch phấn đấu giải phóng hoàn toàn Quảng Trị trong tháng 6, vậy mà mới ngày 3-5 đã hoàn thành…

Sau này, đồng chí Nguyễn Quý Hải dù mang trên mình những vết thương mà mỗi khi trái gió trở trời khiến ông đau nhức vẫn trở lại trường Sĩ quan Pháo binh tiếp tục công tác giảng dạy của mình. Kinh qua nhiều vị trí trong quân đội, khi về nghỉ hưu với quân hàm đại tá, ông vẫn tiếp tục làm việc không ngừng. Lần gặp gần đây nhất ông khoe tháng 9 này sẽ cùng các CCB Đoàn Bông Lau về thăm Quảng Trị-nơi ghi dấu một thời hoa lửa của ông và đồng đội.

Bích Trang (biên soạn) theo Nhật ký của Đại tá Nguyễn Quý Hải, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Pháo binh 38 (Đoàn Bông Lau)

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/89/70/267/267/267/201889/Default.aspx
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2012, 06:09:14 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #116 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 10:18:23 am »

Khi ba Duyệt "được tăng cường cho "Cuộc tấn công chiến lược Quảng Trị", ba cử trinh sát kiểm tra lại các tọa độ quan trọng thì có 3 tọa độ trọng yếu đã sai (có thể do ác liệt quá ...). Cuộc tấn công mở màn, ba được lệnh ở trên đài quan sát chỉ huy, ông Th. báo lại với ba ông ta lên chỉ huy họp..."

Năm 2003 kỷ niệm 30 năm Quảng Trị chiếu trên TV, anh Cả kể ba đứng dậy nói nhỏ một câu, mắt chất chứa nỗi buồn, bực dọc rồi đi ra ngoài không xem. Là người chả bao giờ muốn nhắc vể chiến tranh với con cái, sau đó ba Duyệt đã cầm bút viết bài "Về người trung tá phản chiến..." đăng trên tạp chí  XƯA & NAY 2004 (có ở trên).

Đã đọc nhiều bài trên các báo, Blog, sách của cùng một tác giả, lúc đầu thì ghi là : "Theo lời kể của thủ trưởng X, Y... " sau thì như là chính mình chứng kiến...

Xương máu thịt da Quảng Trị, cái khoảng trống hoác hoại tử trong hàng chục ngàn người cả hai phía dưới gầm trời bất kỳ nơi nào trên thế giới này khi nghĩ về Quảng Trị, vẫn đau thương khôn xiết kể cả con cháu. Bố của bạn có người đi từ chiến trường QT về 1 năm sau tự tử vì không chịu nổi...

Ngôn từ của một người trong một thời điểm nhất thời, lúc trẻ, lúc trung niên, lúc già, lúc nghèo khổ loạn lạc, lúc no ấm vinh thân phì gia... nó khác nhau. Kể về một việc, nó cũng khác nhau tùy vào "Ngã". Thậm chí, một ngày kia tự nhiên nghĩ, tin và nhận mình là tác giả của loại "Cờ tư lệnh" mà ngày xa xưa, hồi đi sơ tán thời TT Giôn-xơn, ở nhà trẻ Cá Trê, Đền Và, Sơn Tây, cũng có cả các bạn con các chú bác bên Bộ tư lệnh pháo binh (351), anh Cả đã chơi chán chê mà con gái như mình chỉ ngồi chầu hẫu một bên hóng mà cũng còn nhớ như in cách chơi ... và giới thiệu PR rằng của tôi, tôi muốn bán bản quyền ! Nếu còn tỉnh tức là không sáng, còn lẫn rồi thì thôi.

Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #117 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2012, 08:56:34 am »

Tính ra đi sơ tán về nhà Vãi Phấn cách nay đã hơn 40 năm, vậy mà chưa khi nào thôi nhớ vãi Phấn. Lần này về, quả thật lớp người "cha ông" của nhà vãi đã đi sang thế giới của Liệt sĩ Phấn cả rồi. Nhìn quang cảnh nếp nhà vẫn còn nghèo lắm, Ban thờ ngày xưa chỉ có ảnh vãi Phấn và khung giấy: Liệt sĩ... Lần lượt qua mấy lần về thăm, bác rể, bác Trụ gái chị liệt sĩ Phấn lần lượt đi. Lần thăm tháng 6 năm 2010, bác gái đang bệnh nặng, mấy em chỉ nói bà mệt, nhưng thật ra bà đang bị bệnh nan y, đến tháng 10/2010 thì bác Trụ gái đi.

Lần này chỉ gặp các em.

Thăm cây đa, giếng nước, ngôi đền... có thay đổ chút ít
















Cây đa của 10 năm trước 2002


Lúc ấy năm 2010 chưa có cổng đền






Đền 10 năm trước






Nay đã có cổng, và quả thật giờ mới biết tên, ngày xưa mẹ gửi em cho bà Đồng coi đền trông em. Mỗi lần mẹ bế em đến gửi em sợ khóc thét, nắm chặt áo mẹ.








Giếng nước đá ong trong vắt của làng nằm lộ thiên bên gốc đa, nằm ngay bên con đường rìa làng vào nhà vãi Phấn năm 2010 có tường  rào bao bọc, thành giếng bọc xi măng, trên có mái che bên trong đền.
















Lần đầu về 2002 mới chỉ vãi Phấn đi xa


Vãi Phấn


Lần thứ 2 về 2010 thăm bác rể đã ở trên ban thờ




Lần này 2012 cả bác gái đã đi đến thế giới bên kia


Cháu trai ngoại út của vãi Phấn cùng vợ và con


Anh Phấn đào xong cái giếng cho mẹ thì lên đường nhập ngũ. Giếng nước nay vẫn dùng, nước trong vắt của vùng đá ong, nhà đã có máy bơm nên giếng nước như bị quên lãng. Khi xưa ra nghịch khoai sọ vãi rửa bên giếng để hấp cơm, sau hai tay bị ngứa nhớ đời luôn.











Đi đâu ở Ba Vì cũng thấy Ba Vì

Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #118 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2012, 07:54:59 pm »

Cuốn sổ được ba Duyệt mang từ chiến trường Căm-pu-chia về. Tính đến nay, cuốn sổ này đã 31 tuổi



 




Logged
sapa
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #119 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2012, 10:26:48 am »

Một vài anh chị có quyển số này có tên mình, hoặc con cháu trong PMU18



 





« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2012, 10:35:48 am gửi bởi sapa » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM