Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Năm, 2024, 07:55:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 4  (Đọc 265322 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #220 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 07:15:07 pm »

Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị:

QUẢNG TRỊ KHÔNG CHỈ CÓ 81 NGÀY

QĐND - Thứ Tư, 18/04/2012, 18:21 (GMT+7)

Trung tướng Phạm Hồng Cư tên thật là Lê Đỗ Nguyên, sinh năm 1926 tại Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1945. Ông từng giữ các chức vụ: Phó chính ủy Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308), Cục phó Cục Tuyên huấn, Cục trưởng Cục Văn hóa, Phó tư lệnh về chính trị Quân khu 2, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.


Hồng Sơn (thực hiện)

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/89/70/78/78/78/184762/Default.aspx

"... Hai người anh từ chiến trường Đông Bắc
Nhận tin em gái mất......."
Cụ là nhân vật của cả lịch sử văn học đấy các bác ơi!

@qtdc: Mầu tím hoa sim đấy, và lại là anh em cọc chèo với anh cả nhà ta nữa chứ bác.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
quân y 103
Thành viên
*
Bài viết: 277


« Trả lời #221 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 10:19:01 pm »

Kính chào các anh lính Quảng trị ,em đã theo dõi và đọc những dòng thời sự,những trận đánh ở Quảng trị ,những bài các anh viết về thời kỳ chiến tranh ác liệt. Đặc biệt anh LXT viết rất tỷ mỹ về những tháng ngày chiến đấu gian khổ ,em trôm nghĩ sao ta không tổng hợp thành cuốn sách nhỉ ,chắc hẳn các nhà văn,phóng viên viết chưa chắc đã xác thực ,ác liệt bằng các anh .vì như vậy người đọc hiểu nhiều hơn tháng năm gian khổ chiến đấu ác liệt và cả tình người tình đồng chí,và cả những sự hy sinh anh dũng và cả những điều đáng tiếc trong chiến tranh.
em có ý kiến nhỏ vậy
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #222 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 08:57:38 am »

Trích:

     "...ngày 2-4, trước uy lực lớn của Đoàn pháo binh Bông Lau (Trung đoàn 38), toàn bộ Trung đoàn 56 của Quân đội Sài Gòn do Trung tá Phạm Văn Đính, Trung đoàn trưởng và Trung tá Vĩnh Phong, Trung đoàn phó ra hàng. Nhận được tin ấy, tôi báo cáo ngay với đồng chí Song Hào. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị chỉ thị ngay: Chuyển việc đầu hàng thành phản chiến, đối xử không phải tù binh, hàng binh mà là những người phản chiến về với cách mạng, giữ nguyên cấp bậc cho họ. Tôi nghĩ, đó là sự chỉ đạo rất nhạy bén, rất hay, làm phân hóa tư tưởng đối với binh sĩ Quân đội Sài Gòn…"
-------

 Ngày đó chúng tôi ở chiến trường cũng có nghe thông tin này, về việc các ông Đính và Phong trở thành trung tá trong QDND Việt nam.

Nhưng chắc các ông ấy cũng được ra Bắc học tập và ở lại hậu phương, còn binh lính thì giải ngũ hay tập trung ở đâu đó, chứ chắc không biên chế vào các đơn vị quân đội ta (dù tập trung hay xé lẻ), vì sau đó không thấy còn ai nhắc đến nữa.

Ngày đó đài Tiếng nói VN của ta có chương trình dành cho anh em binh sĩ thuộc Quân đội Sài Gòn, luôn có câu "...quay súng cùng nhân dân chống mỹ cứu nước"
Logged

baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #223 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 09:24:52 am »

Trích:

     "...ngày 2-4, trước uy lực lớn của Đoàn pháo binh Bông Lau (Trung đoàn 38), toàn bộ Trung đoàn 56 của Quân đội Sài Gòn do Trung tá Phạm Văn Đính, Trung đoàn trưởng và Trung tá Vĩnh Phong, Trung đoàn phó ra hàng. Nhận được tin ấy, tôi báo cáo ngay với đồng chí Song Hào. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị chỉ thị ngay: Chuyển việc đầu hàng thành phản chiến, đối xử không phải tù binh, hàng binh mà là những người phản chiến về với cách mạng, giữ nguyên cấp bậc cho họ. Tôi nghĩ, đó là sự chỉ đạo rất nhạy bén, rất hay, làm phân hóa tư tưởng đối với binh sĩ Quân đội Sài Gòn…"
-------

 Ngày đó chúng tôi ở chiến trường cũng có nghe thông tin này, về việc các ông Đính và Phong trở thành trung tá trong QDND Việt nam.

Nhưng chắc các ông ấy cũng được ra Bắc học tập và ở lại hậu phương, còn binh lính thì giải ngũ hay tập trung ở đâu đó, chứ chắc không biên chế vào các đơn vị quân đội ta (dù tập trung hay xé lẻ), vì sau đó không thấy còn ai nhắc đến nữa.........

Bác xem thêm chuyện ấy ở đây:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24222.20.html
Logged
Tanloc555
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #224 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 02:04:16 pm »

Đã rất lâu mình chẳng mua báo gấy nữa vì không hứng thú gì với đa phần thông tin trên đó, vả lại cũng tiết kiệm được chút ít ngân khoản riêng. Nay thỉnh thoảng được Mõ LXT điểm bài trên QDND hay vài tờ báo khác thấy cũng thú vị, bởi Mõ chỉ điểm những bài có ích cho cựu lính. Hoan nghênh Mõ, vẫn mong Mõ chịu khó đọc báo !
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #225 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 06:07:55 pm »

HÀNH TRÌNH 40 NĂM QUẢNG TRỊ VÀ ĐỒNG ĐỘI (tiếp)

29/4: Ngày thứ hai

Chúng tôi theo đường 20 Quyết thắng từ Phong Nha đến thăm viếng hang 8 cô. Con đường 20 nâng cấp được mấy năm nay. Qua ba-ri-e của trạm kiểm lâm, xe chúng tôi luồn qua những vòm cây rừng, luồn lách qua những dốc, những khe của rừng PN. Thỉnh thoảng có nhứng chú gà rừng ngơ ngác chạy trước mũi xe. Qua ngã tư Trạ Ang gặp nhánh phía tây của đường HCM, xe chúng tôi đi tiếp theo đường 20 để đến hang 8 cô. Năm 1968 để ta đã mở con đường này sang đất Lào. Các lực lượng công binh và TNXP đã cấp tốc xẻ núi xuyên qua dãy Phong Nha - Kẻ Bàng sang đất Lào để chi viện cho tiền tuyến. Hơn 100 km đường đã hoàn tất trong 1 thời gian 127 ngày và biết bao con người đã ngã xuống nơi này để làm nên con đường huyền thoại. Hang 8 cô là 1 trong những huyền thoại ấy.


Chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của các liệt sĩ đã làm nên con đường góp phần vào chiến thắng của dân tộc. NTL đã đọc bài Hang tám cô trong tập Mây trên trời QT trước bàn thờ của các chị thay cho lời cẩn cầu. Cầu mong các chị thanh thản ở nơi xa, thế hệ hôm nay không bao giờ lãng quên các chị và những con người đã làm nên con đường huyền thoại này.



.
  
  Hang Tám Cô mà anh em đến thắp hương hôm 29/4/2012 lại có ý kiến thế này. Không biết là đúng hay sai ?! Mọi người xem bài viết

"HÃY TRẢ LẠI ĐÚNG SỰ THẬT LỊCH SỬ TẠI HANG TÁM CÔ"  
http://vn.360plus.yahoo.com/caubanhtet/article?mid=1060


     Còn bài này là những câu chuyện lạ về Hang Tám Cô
http://www.zing.vn/news/xa-hoi/nhung-chuyen-la-o-hang-tam-co/a232330.html
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #226 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 09:02:56 pm »

Một thời để nhớ
TỪ GIẢNG ĐƯỜNG ĐẾN CHIẾN TRƯỜNG

QĐND - Thứ Tư, 18/04/2012, 18:21 (GMT+7)

QĐND - Đã tròn 40 năm kể từ ngày những người lính binh nhì chúng tôi rời các giảng đường đại học đến với chiến trường Quảng Trị máu lửa 1972.

Đó là cuộc lên đường mang quy mô và tính chất của một cuộc tổng động viên của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi những thanh niên nhập ngũ lần ấy gồm toàn sinh viên và một số cán bộ giảng dạy của các trường đại học như: Tổng hợp, Bách khoa, Sư phạm, Ngoại ngữ, Kinh tế quốc dân, Thương nghiệp, Mỏ-Địa chất, Y Dược, Mỹ thuật, Kỹ thuật thông tin, Thể dục thể thao v.v.. Để rồi, sau cái ngày 6-9-1971 đã trở thành cột mốc chia đôi cuộc đời của mỗi chúng tôi ấy, chỉ qua khoảng 5 tháng luyện quân ở Hà Bắc, gần như tất cả các chàng trí thức trẻ mà bộ quân phục Tô Châu còn chưa kịp phai màu, đã “được” ném thẳng vào cái lò luyện người mà có nhà văn bên phía quân đội Sài Gòn gọi là “Mùa hè đỏ lửa”, hoặc người Mỹ thì gọi là “Đồi thịt băm”.

 Nếu bạn đã đọc nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, thì sẽ phần nào hình dung được gương mặt và tâm thế của những chàng tân binh sinh viên ngày ấy. Họ là những chàng trai thông minh, nhiều người còn thực sự tài hoa, còn phẩm chất và tâm hồn thì trong sáng, đẹp đẽ vô cùng. Trong số đó, có những cái tên mà sau này trở nên quen thuộc với công chúng từ những cương vị khác nhau, như liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, tác giả nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi”, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, họa sĩ Lê Duy Ứng, nhà báo Đinh Thế Huynh, nhà báo Phùng Huy Thịnh, bác sĩ - Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu v.v.. cùng với bạt ngàn những con người mang gương mặt và tâm hồn của cả một thế hệ những trí thức trẻ gác bút nghiên lên đường chiến đấu, vừa lẫm liệt vừa bi tráng.

Sau thời gian luyện quân, phần lớn các bạn được biên chế làm lính bộ binh, trực tiếp có mặt ngay ở Quảng Trị, và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở Thành cổ đã nhanh chóng biến rất, rất nhiều các anh thành liệt sĩ, một con số không thể đếm xiết, như lớp lớp sóng xanh trên dòng sông Thạch Hãn, như lớp lớp cỏ xanh dưới chân Thành cổ. Anh hồn các anh giờ này đã nhập vào thần thái bất tử của những bức tượng đài sừng sững trên mảnh đất này. Hình ảnh của các anh gần đây đã được một người trong số những chàng tân binh ngày ấy - nhà thơ, nhà biên kịch điện ảnh Hoàng Nhuận Cầm - cùng đạo diễn Nguyễn Hữu Mười và các đồng nghiệp tái hiện trong bộ phim “Mùi cỏ cháy” vừa đoạt giải Cánh diều vàng năm 2011 của Hội Điện ảnh Việt Nam. Mặc dù là người rất khó tính với điện ảnh Việt Nam, nhưng thú thật, mắt tôi đã nhòa đi, miệng tôi đã nghẹn ngào không thốt nên lời trong suốt thời gian ngồi xem bộ phim này. Đạo diễn, NSND Huy Thành đã lên tiếng đề nghị những người có thẩm quyền hãy tìm cách để bộ phim có thể đến với mọi người xem trên cả nước, và tôi hết sức ủng hộ ý kiến của ông.

Với các bạn tân binh là sinh viên thì hành trình là như vậy.

Còn đối với cánh lính già chúng tôi, những cán bộ giảng dạy hay sinh viên đã tốt nghiệp của các trường đại học, thì câu chuyện cũng không khác mấy. Đó là những chàng binh nhì có lẽ là ngộ nghĩnh nhất toàn quân, bởi phần lớn đều thuộc lứa “trẻ sắp qua, già đang tới”, có anh trên đầu đã điểm xuyết mấy sợi tóc bạc phất phơ, như giảng viên Khoa Luyện kim Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nghiêm Hùng, người gần đây mỗi lần họp đơn vị cũ vẫn nói đùa: “Hồi ấy tớ mà viết nhật ký như Nguyễn Văn Thạc thì phải đề là “Mãi mãi tuổi ba mươi”.

Nhưng già hay trẻ thì lính vẫn là lính, với cuộc sống quân ngũ thời chiến gian lao, với những đêm hành quân mang vác nặng, những ngày đội nắng đội mưa huấn luyện các động tác cơ bản lăn lê bò toài, một ngày chạy lên chạy xuống các triền đồi Nhã Nam, Yên Thế không biết bao nhiêu bận để thực hành khoa mục đánh công kiên, diệt lô cốt địch. Trong cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông trung du năm ấy, dưới tấm áo quân phục phong phanh của chiến sĩ, những chàng cử nhân và cao học đủ các chuyên ngành, trong đó có cả mấy ông phó tiến sĩ ở Liên Xô và Đông Âu về, lần đầu tiên tạm xa mái trường đại học, bỏ lại sau lưng những bục giảng và bảng đen phấn trắng, những đồng nghiệp và bao nhiêu ánh mắt học trò ngóng đợi, để nhận lấy khẩu AK và một chỗ đứng vô danh trong bạt ngàn những người ra trận, làm một người lính trơn trong chiến hào thứ nhất, không một chút so đo tính toán.

 Với chúng tôi, tất cả những gì hôm qua còn trong sách vở thì hôm nay đã đập vào tận mắt, đã sờ được bằng tay. “Đêm nằm năm ở”, những Nhã Nam, Yên Thế, Quán Rãnh, Thượng Lan..., một mùa đông dài dằng dặc năm ấy chúng tôi đã có thêm bao nhiêu quê hương mới. Đó cũng là lúc ra đời những bức chân dung tốc họa dọc đường hành quân trong cuốn sổ tay của họa sĩ Duy Độ, những vần thơ hiện lên vội vã dưới ngòi bút của những thi sĩ tương lai Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Trung Thu... Để vào những tối sinh hoạt đại đội lại vang lên tiếng đọc thơ, tiếng đàn hát cây nhà lá vườn của những Phạm Ngọc Chiển đến từ Trường Đại học Thương nghiệp, của Lê Thanh Hùng đến từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (sau này là phát thanh viên, NSƯT của VTV), của “Tuấn kèn” Bách khoa, với tiếng kèn clarinet hào hoa, v.v.. và v.v.. Tôi sẽ không bao giờ quên tiếng hát đắm đuối của Hà Văn Hiển, giảng viên Trường Đại học Mỏ-Địa chất, với hàm râu quai nón tua tủa trông dữ dằn nhưng lại ẩn chứa một tâm hồn đằm thắm dịu dàng, người sau này sớm ra đi vì căn bệnh ung thư, sau những ngày chống trả kiên cường theo cách của một người lính. Và cứ mỗi sáng đầu tuần, khi cả đơn vị xếp hàng nghiêm ngắn để chào cờ, thì lại xuất hiện dưới Quân kỳ chàng trai vóc dáng nhỏ thó, áo quần tề chỉnh, đứng nghiêm trang đọc thuộc lòng mười lời thề danh dự bằng giọng đọc sang sảng. Đó là giảng viên Khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Nguyễn Xuân My, người có trí nhớ đặc biệt, một nhà giáo sẽ có công trong việc bồi dưỡng những học sinh giỏi toán của đất nước tham gia các cuộc thi quốc tế.

 Và tất cả, trong đó có người viết những dòng này, đã gấp gáp được chia về nhiều đơn vị chiến đấu và phục vụ chiến đấu, để kịp có mặt ở tuyến lửa Quảng Bình, Quảng Trị khi Chiến dịch 1972 nổ ra. Công binh, Quân khí, Thông tin, Xe-Máy, Hậu cần…, mỗi anh một nghề nhưng cùng chung một địa bàn chiến đấu. Tôi và các anh Nguyễn Trung Thu, Nguyễn Thụy Kha và họa sĩ Duy Độ thì làm lính của Trung đoàn Thông tin 132, xây dựng và bảo vệ cho tuyến đường dây phục vụ Bộ chỉ huy mặt trận. Riêng tôi thì làm lính binh nhì, rồi leo lên đến… binh nhất, thuộc Tiểu đội 1, Trung đội 2, Đại đội 4, suốt ngày lặn lội đi vác dây, rải dây, nối dây và canh giữ cho đường dây thông suốt trong mọi tình huống. Cuốn nhật ký chiến trường vừa để ghi chép vừa để sáng tác là cái kho bề bộn để tôi nhồi nhét cho đầy những thời khắc của gần trọn một năm lăn lộn với chiến trường Quảng Trị mà phút giây nào cũng trở thành tài sản vô giá của trái tim tôi. Đó là những ngày mà tôi có thể nhìn thấy nhãn tiền kết quả của mỗi việc mình làm, cảm nhận được sự có ích và cần thiết của chính mình trong đội hình đơn vị, trong cuộc chiến đấu lớn lao của cả dân tộc. Và đó là một cảm giác viên mãn đặc biệt, khác hẳn với cái việc viết lách vốn là một trò chơi “vô tăm tích”. Những bài thơ cũng hình thành từ cảm hứng như thế nên đã gặp được sự đồng cảm của bạn đọc một thời. Với các bạn tôi, sự thể cũng diễn ra như vậy. Các anh đã làm tròn nhiệm vụ của người lính và còn làm được hơn thế, để trở thành những tên tuổi quen thuộc trong nền văn học nghệ thuật nước nhà thuộc thế hệ chống Mỹ. Đó là nhà thơ Nguyễn Trung Thu với lời thơ làm nên ca khúc “Đêm Trường Sơn nhớ Bác” đã đi sâu vào lòng công chúng, đến nỗi trong đám tang của anh diễn ra cách nay gần hai năm, Ban tổ chức đã liên tục cho phát bài hát này lên như để nói hộ lòng thương tiếc của những người đến đưa tiễn anh. Đó là nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, một cây bút đa tài, một sức làm việc được nhiều người gọi là “đáng kinh ngạc”. Đó là họa sĩ Duy Độ, với nhiều tác phẩm hội họa và điêu khắc tâm huyết, đồng thời là một thầy giáo tận tụy của Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp…

Rời chiến trường trong ngày hòa bình đầu tiên, ngay sau khi có Hiệp định Pa-ri, ngồi trên thùng xe gát lăn đi trong màn mưa và màu cờ đỏ rợp trời, cùng với tiếng hát mênh mang của ca sĩ Doãn Tần với bài ca “Đường chúng ta đi” của nhạc sĩ Huy Du, tôi và họa sĩ Duy Độ nhiều lúc ngỡ như mình đang sống trong mơ. Chiến trường đã sau lưng. Quảng Trị đã lùi vào dĩ vãng. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng, chúng tôi có thể ra khỏi chiến tranh, nhưng chiến tranh thì sẽ mãi mãi ở lại trong lòng chúng tôi.

Những người lính ra đi từ các giảng đường đại học đã để lại một phần tuổi trẻ của mình ở chiến trường, một phần thôi, nhưng đó là cái phần tinh hoa nhất của mỗi cuộc đời. Và với những ai may mắn được trở về từ chiến tranh, vị trí trang trọng nhất trong trái tim chúng tôi vẫn luôn dành cho những người bạn đã vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất thiêng liêng Quảng Trị: Đó là những An Văn Nhân, Nguyễn Báu, Lê Văn Phúc, Nguyễn Trọng Vinh… mà hình ảnh như mãi vẫn còn tươi rói.

Họ đã sống một thời khắc nghiệt
Muốn sống bình thường thôi cũng phải
sống anh hùng.

Vâng, “bình thường” và “anh hùng” – đó phải chăng là hai mặt luôn tồn tại trong tâm thế của cả một thế hệ những thanh niên đã đi từ giảng đường đến chiến trường ngày ấy.

Anh Ngọc

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/89/70/265/265/265/184771/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #227 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 09:18:45 pm »

Một thời để nhớ
40 năm chiến thắng Quảng Trị (1972-2012)

5 LẦN CHẾT "HỤT" VÀ TẤM LÒNG VỚI TÁC GIẢ "MÀU TÍM HOA SIM"

QĐND - Thứ Ba, 22/05/2012, 20:15 (GMT+7)

QĐND - Hết nhiệm kỳ, rời ghế Bộ trưởng Bộ Y tế thanh thản như “người nông dân cày xong thửa ruộng”, ông được Bộ Chính trị tín nhiệm giao làm Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương. Phòng làm việc của ông ở phố Thiền Quang, được bài trí giản dị, ngăn nắp. Ông trân trọng treo trong phòng tấm bảng ghi “10 điều y đức của đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác” và bằng kỷ niệm chương chiến sĩ bảo vệ thành cổ Quảng Trị 1972. Ông chỉ vào bức ảnh để trên bàn, hỏi tôi: “Cậu biết ai đây không? Hữu Loan, tác giả bài thơ “Màu tím hoa sim” đấy. Bài thơ này theo tôi suốt những năm tháng ở chiến trường. Phải đến gần 40 năm sau tôi mới gặp được ông”…

5 lần chết “hụt” và tấm lòng với mảnh đất thiêng

Năm 1971, chàng trai Nguyễn Quốc Triệu quê miền quan họ Bắc Ninh đang học năm thứ ba Đại học Y khoa Hà Nội nhập ngũ. Ông được biên chế về Đại đội 24 quân y, Trung đoàn 18, Sư đoàn 325, trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị trong những ngày hè đỏ lửa năm 1972. Ông hóm hỉnh bảo: “Tôi là người “cao số” vì bị những 5 lần chết “hụt” cơ mà”. Lần đầu cận kề với cái chết là khi đang hành quân từ Bắc vào. Đến rừng cao su Quyết Thắng (Quảng Bình) thì bị máy bay oanh tạc. 5 người trong đó có ông đang ngồi trong hầm chữ A thì bỗng nghe một tiếng nổ rất gần. Căn hầm như chao nghiêng. Đất cát bay rào rào. Một quả bom làm bay nóc hầm, khoét vào lòng đất một cái hố sâu hoắm. “Chỉ chệch một chút nữa thôi là 5 chúng tôi đã chung một giỗ rồi đấy” – ông Triệu cười.

Một lần đơn vị Nguyễn Quốc Triệu đang ở làng Bích La Đông (Triệu Phong, Quảng Trị) thì nhận được thông báo địch đi càn. Ông cùng với chiến sĩ Đức lao xuống hầm. Bình thường hai người thường ngồi ở ngách bên phải, nơi có lối thoát ra vườn khi nhà cháy hoặc hầm sập nhưng lúc đó không hiểu thế nào, Triệu và Đức lại chui sang ngách bên trái. Trực thăng của địch bay sát ngọn tre, thỉnh thoảng lại bắn như vãi đạn vào những chỗ chúng nghi ngờ. Một quả cối cá nhân bất ngờ rơi đúng miệng hầm phía ngách bên phải. Hai chiến sĩ quân y thoát chết chỉ trong gang tấc.

Một thời gian sau, Trung đoàn 18 di chuyển đội hình về Hải Lăng, đóng cạnh sông Lam Thủy. Hôm ấy, Nguyễn Quốc Triệu và Đỗ Mão, chiến sĩ quân y cùng đại đội được giao nhiệm vụ lên trung đoàn nhận quân trang. Từ đại đội đến trung đoàn bộ chỉ chừng hơn 3 cây số nhưng hầu hết phải đi trong giao thông hào hoặc bờ sông, sát mép nước vì khu vực này máy bay, phi pháo địch đánh phá rất dữ dội. Nhận quân trang xong, đang tấp tểnh định quay về đại đội thì ông nghe thấy tiếng gọi giật giọng của Chủ nhiệm hậu cần trung đoàn Ngô Thản: “Triệu hả! Vào chỗ tớ uống nước đã”. Hai người quay lại, được ông Thản mời uống chè và chiêu đãi thuốc lá Tam Đảo. Trò chuyện với người đồng hương chừng gần 15 phút, hai ông chia tay thủ trưởng để về đơn vị. Đi được một lúc, thấy mặt đất rùng rùng chuyển động, bom nổ ầm ầm phía trước mặt: “Chết rồi, B52 rải thảm”, Triệu kêu lên. Theo phản xạ, 2 chiến sĩ trẻ lăn nhanh xuống mép sông và cảm giác như bồng bềnh do sức ép kinh khủng của bom. Bom dứt, họ trở về đơn vị và chứng kiến cảnh tan hoang trên đường. Hai người lính trẻ chợt rùng mình, vì nếu không có mấy chục phút uống nước với chủ nhiệm Ngô Thản thì chắc chắn họ đã đi vào đúng tọa độ vào thời điểm B52 rải thảm.

Ngày 20-6-1972, khi đang ở Triệu Thành (Triệu Phong), tranh thủ lúc ngớt bom đạn, ông và đồng đội lên nóc hầm cắt tóc. Mọi người đang nói chuyện râm ran, chợt nghe tiếng “xoẹt xoẹt” trên đầu. Bằng kinh nghiệm chiến trường, nhanh như cắt, Nguyễn Quốc Triệu và Nguyễn Văn Liệu lăn vội xuống hầm. Đỗ Mão, người thoát chết cùng với ông Triệu trong vụ bom rải thảm cách đó không lâu, chỉ chậm hơn tích tắc đã dính mảnh phi pháo của địch và hy sinh ngay sau đó. “Đêm ấy tôi và Trương Xuân Hương đưa Mão đi chôn trong tiếng gầm thét của pháo địch từ ngoài bắn vào. Tôi lấy lọ huyết thanh đề dòng chữ: “Đỗ Mão, thôn Lan Đình, xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú - c24, e18, f325” bỏ vào túi áo của anh. Trương Xuân Hương còn cẩn thận lấy khúc gỗ và trổ dòng chữ tương tự vào miếng sắt được lấy ra từ thùng lương khô, rồi chôn theo mộ của Mão. Nhờ đó, sau chiến tranh hài cốt của Đỗ Mão đã được đưa về nghĩa trang xã Hải Phú (Hải Lăng) với đầy đủ thông tin của liệt sĩ” - Nguyễn Quốc Triệu xúc động hồi tưởng.

Lần cuối cùng chết “hụt” ở chiến trường đã làm Nguyễn Quốc Triệu trọng thương và phải xa đội hình chiến đấu của đơn vị để ra Bắc điều trị. Hôm đó, Đại đội 24 vừa được điều động đến vị trí tập kết thì địch nã pháo vào trúng đội hình. Căn hầm của Triệu bị quả đạn pháo cắt đứt nóc. Bom vừa ngớt, ông Ngô Thản và Đại đội trưởng Phan Ngọc Sơn đi kiểm tra thì thấy Nguyễn Quốc Triệu bị thương nặng ở ổ bụng, máu đỏ loang quần áo. Phan Ngọc Sơn và y tá Trương Xuân Hương cõng Triệu xuống xuồng máy, chở ngay ra bệnh viện mặt trận ở Cam Lộ. Nhưng đi được nửa chừng thì xuồng chết máy. Tình hình nguy cấp vì vết thương vẫn tiếp tục ra máu, nếu chậm trễ thì tính mạng người chiến sĩ trẻ sẽ không qua khỏi. Đồng đội vội bỏ xuồng khiêng thương binh chạy bộ hơn 3 cây số tới bệnh viện. May mắn một lần nữa lại đến với Nguyễn Quốc Triệu khi hôm đó bệnh viện mặt trận vừa được tăng cường đội điều trị của Quân y Viện 103 (mang bí danh là Đội phẫu thuật tiền phương 301) từ miền Bắc vào nên ông đã được phẫu thuật kịp thời và cứu sống. Kể đến đây, người cựu binh Quảng Trị vạch áo cho tôi xem vết sẹo còn nhằng nhịt trên bụng, cười hà hà bảo: “Kỷ niệm chiến trường đấy. Mới tháng trước tớ đi kiểm tra, trong đó vẫn còn mảnh đạn. Khi ở chiến trường về, mình có hỏi thầy Tôn Thất Tùng về cái mảnh đó, thầy bảo: “Cứ chung sống hòa bình với nó”. Quả nhiên, 40 năm rồi nó vẫn nằm im ở đó”.

Rời chiến trường nhưng trong tâm khảm Nguyễn Quốc Triệu vẫn nặng lòng với mảnh đất mà ông gọi đó là mảnh đất thiêng Quảng Trị, nơi ông đã để lại một phần tuổi thanh xuân và xương máu ở đó. Sau này, trên các cương vị công tác, dù là Chủ tịch thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế hay hiện nay là Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương ông đều dành thời gian về chiến trường xưa, thắp hương và tri ân đồng đội. Ông còn lặn lội về tận thôn An Khê, xã Hải Thượng tìm đến ngôi nhà có căn hầm nơi ông và Trương Xuân Hương được kết nạp Đảng ngày 25-8-1972. Biết hoàn cảnh của chủ nhà - người nữ du kích hồi ông còn ở đó, ông Triệu và đồng đội đã quyên góp, xây giúp một ngôi nhà nhỏ và tặng một số vật dụng thiết yếu trong nhà. Hồi còn làm Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông khởi xướng và giúp tỉnh Quảng Trị xây được 200 căn nhà dành cho các gia đình chính sách, huy động trên 800 triệu đồng làm học bổng cho các cháu nhà nghèo học giỏi. Mỗi lần đi công tác tại các tỉnh, ông đều tranh thủ hỏi thăm và tìm đến các đồng đội. Sau nhiều năm, ông đã tìm lại được nguyên Chủ nhiệm hậu cần Ngô Thản và Đại đội trưởng Phan Ngọc Sơn, hai người thủ trưởng thân thiết và là ân nhân của ông trong những ngày lửa đạn ở chiến trường Quảng Trị…

38 năm và cuộc gặp với tác giả “Màu tím hoa sim”

…Tôi mặc đồ quân nhân/ đôi giày đinh/ bết bùn đất hành quân/ Nàng cười xinh xinh/ bên anh chồng độc đáo/ Tôi ở đơn vị về/ Cưới nhau xong là đi/ Từ chiến khu xa/ Nhớ về ái ngại/ Lấy chồng thời chiến binh/ Mấy người đi trở lại/ Nhỡ khi mình không về/ thì thương/ người vợ chờ/ bé bỏng chiều quê.../ Nhưng không chết/ người trai khói lửa/ Mà chết/ người gái nhỏ hậu phương/… Trong dòng ký ức chiến trường, bất giác, tiến sĩ Nguyễn Quốc Triệu nhắc đến nhà thơ Hữu Loan và hạ giọng, rủ rỉ đọc lại những câu thơ tình yêu, tình vợ chồng trong chiến tranh hay bậc nhất của thi đàn Việt Nam. Những câu thơ da diết ấy và kỷ niệm trong cuộc gặp với tác giả “Màu tím hoa sim” cách đây không lâu vẫn đọng lại trong ông cảm xúc khó diễn tả thành lời.

Vị Bộ trưởng tâm sự rằng, ngày vừa nhập ngũ, huấn luyện tại núi rừng Yên Thế, ông đã đọc không biết bao nhiêu lần và thuộc làu làu bài thơ “Màu tím hoa sim”. Ông lại nghe Tiểu đội trưởng Mẫu kể chuyện về nhà thơ Hữu Loan, một con người nghĩa hiệp và khí khái. Ông chép bài thơ vào sổ tay và ngâm nga “Màu tím hoa sim” mỗi khi dừng chân ven rừng, bên suối. Chiến trường ác liệt nhưng những người lính sinh viên vẫn lãng mạn mơ về những bóng hoa sim trên nẻo đồi nào đó, cho dù phần nhiều trong số họ chưa từng có một mảnh tình vắt vai. Hồi ấy bài thơ chưa được phổ cập, nhưng lại ám ảnh người chiến sĩ quân y cho đến mãi tận sau này. Anh tự nhủ lòng mình, nhất định có dịp sẽ phải đến tìm và gặp nhà thơ Hữu Loan, tác giả của “Màu tím hoa sim”.

Tâm nguyện là vậy nhưng mãi đến năm 2009, nghĩa là 38 năm sau những ngày Nguyễn Quốc Triệu và đồng đội mang theo “Màu tím hoa sim” vào đất lửa Quảng Trị, ông mới có cơ hội gặp nhà thơ mà ông yêu mến, ngưỡng mộ. Lúc đó, ông đang là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế và nhà thơ Hữu Loan trải qua bao thăng trầm, chìm nổi của cuộc đời đã bước sang tuổi 95. Người lính Thành cổ rưng rưng bước tới giường bệnh nắm chặt bàn tay gân guốc của thi sĩ già, hỏi thăm và trò chuyện về hoa sim tím: “Thưa bác, 38 năm trước trong hành trang của chúng cháu vào chiến đấu ở chiến trường Thành cổ Quảng Trị, ngoài súng đạn, lương khô còn có bài thơ cháu chép tay để trong túi áo ngực, đó là bài “Màu tím hoa sim”. Trong rất nhiều ca khúc người lính vẫn hát như bài: “Vì nhân dân quên mình”, “Giải phóng miền Nam” có bài “Màu tím hoa sim” mà các nhạc sĩ đã phổ nhạc. Những bài hát ấy đã động viên chúng cháu vượt qua gian khó rất nhiều...”. Bó hoa mà vị Bộ trưởng tặng nhà thơ hôm ấy không có hoa sim tím nhưng ông đã làm bậc thi nhân cao niên lặng người đi khi ông đọc lại bài thơ với tâm trạng đầy xúc cảm. Có lẽ vì quá xúc động mà Bộ trưởng Triệu đọc lẫn hai từ “rờn rợn” thành câu: “Gió sớm thu về gờn gợn nước sông”. Nhà thơ Hữu Loan rướn mình nhắc: “Bộ trưởng ơi, xin sửa lại: Gió sớm thu về rờn rợn nước sông. Rờn rợn chứ không phải gờn gợn”. Vị Bộ trưởng giật mình, dừng lại một hồi vì xúc động.

Anh cán bộ của Phòng văn hóa huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) xin phép được ôm ghi-ta hát tặng bài “Màu tím hoa sim”. Những câu hát quen thuộc, giai điệu trong trẻo được ngân lên trong khán phòng nhỏ làm tất thảy chủ, khách đều rưng rưng… Có lẽ đây là lần cuối cùng nhà thơ Hữu Loan được nghe lại tác phẩm nổi tiếng của mình từ những người yêu “Màu tím hoa sim”. Chỉ vài tháng sau, ông mang theo bóng sim tím về nơi xa mãi…

Hoàng Tiến – Song Thanh

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/89/70/265/265/265/189734/Default.aspx


Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #228 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 09:59:34 pm »

Đọc bài về CCB NQTriệu mới biết hồi đầu chiến dịch e18-f325 cũng ở Miền Đông. Cứ tưởng Miền Đông là của e101.
Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #229 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 10:17:00 pm »

Đọc bài về CCB NQTriệu mới biết hồi đầu chiến dịch e18-f325 cũng ở Miền Đông. Cứ tưởng Miền Đông là của e101.

@6971:e18 vào QT từ tháng 5/1972, họ từ Vĩnh Linh qua đường Cửa Tùng, Cửa Việt và theo ven biển từ Triệu Phong qua Hải Lăng vào tận nam Mỹ Chánh. Sau khi địch phản kích ra họ mới về bên Nhan Biều. Cuối tháng 7/1972 e101 mới từ Ái Tử vượt sang bên cánh Đông.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM