Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:17:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 4  (Đọc 264536 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #290 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2012, 09:59:27 am »

@các bác: Về trận đánh của Trung đội Mai Quốc Ca ở đầu cầu Quảng Trị, tên của người sống sót có hai nguồn tin.
Nguồn thứ nhất:
Trích dẫn
"Lần tay trên từng bia mộ, đọc tên từng đồng đội, cựu chiến binh Vũ Ngọc Thành bật khóc khi thấy phần mộ của mình nằm cạnh đồng đội trong nghĩa trang liệt sĩ. “Ai viết tên tôi thành liệt sĩ?/ Bên những hàng bia trắng giữa đồng” – ông Thành đã bất giác “sáng tác lại” câu thơ của nhà thơ Giang Nam như thế. Tất cả đã tề tựu đông đủ, đội ngũ chỉnh tề như ngày xưa trước khi xung trận. Nhưng giờ chỉ mình ông còn có thể gọi được tên của từng đồng đội và kể cho các thế hệ sau về trận chiến oai hùng ấy."
Nguồn thứ hai:  Trang 82 Khúc tráng ca Thành Cổ do Ban liên lạc bạn chiến đấu bảo vệ thị xã-thành cổ Quảng Trị xuất bản có đoạn ghi:
"...Các đồng chí đã chiến đấu tới viên đạn cuối cùng với kẻ thù. Đồng chí Nguyễn Xuân Nghị khi chỉ còn lại một mình vẫn kiên cường dùng vũ thuật và dao găm vật lộn, chiến đấu giết thêm bốn tên nữa mới đành chịu bị địch bắt..."
Hai nguồn tin thống nhất về sự kiện nhưng tên của người sống sót duy nhất lại khác nhau. Phải chăng hai cái tên đó là một hay lại một vụ xe tăng mang số hiệu 390 nữa ở đây?
Logged
Tanloc555
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #291 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2012, 10:44:28 am »

Thông tin của ChienC3 rất đáng suy nghĩ. Đồng đội nào có thông tin gì quanh vấn đề này thì đưa lên đây cùng tham khảo nhé !
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #292 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2012, 11:47:50 am »

.
                            Thái Minh Hùng


TTNL, mắt tôi kém, mới nhìn chân dung TMH lại ngỡ là tác phẩm: Một thời Hoa Lửa. Hay Họa sỹ cố ý?

Logged

Nhật ký Viết lại
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #293 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2012, 11:49:17 am »


 Những ảnh vẽ đó là do anh vẽ bằng màu nước không ? hay  ... ? mấy cái này BH không rành  Wink . BH thấy nó rất đẹp và hay nhưng BH không biết dùng kiểu gì để vẽ mà lạ quá , hihi .
 Vài thao tác xử lý ảnh từ Photoshop là có ngay những bức vẽ đầy "kỹ xảo". 30 phút học lóm là BH làm được ngay ý mà. Híc híc...hihi...! Chưa biết thì hỏi, chưa giỏi thì phải học...đừng sợ bị chê... Học-học nữa-học mãi... "Nhơn chi sơ tính bổn thiện"! Có ai sinh ra mà biết hết mọi thứ đâu BH nhỉ Grin

Đúng là BH thấy nó không hẳn ảnh vẽ , cũng không hẳn ảnh chụp nên thấy lạ , hihi , nhưng mà phụ nữ học nhiều thì bận rộn nhiều dangngoc ạ  Cheesy .

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #294 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2012, 12:01:34 pm »


Anh TichTuongNhuLe , cho BH hỏi chút nhé , mấy hôm nay BH định hỏi mà sợ bị cười nên không dám hỏi  Cheesy , hôm nay chịu hết nổi rồi phải hỏi mới được , hihi  . Những ảnh vẽ đó là do anh vẽ bằng màu nước không ? hay  ... ? mấy cái này BH không rành  Wink . BH thấy nó rất đẹp và hay nhưng BH không biết dùng kiểu gì để vẽ mà lạ quá , hihi .


  Vài thao tác xử lý ảnh từ Photoshop là có ngay những bức vẽ đầy "kỹ xảo". 30 phút học lóm là BH làm được ngay ý mà. Híc híc...hihi...! Chưa biết thì hỏi, chưa giỏi thì phải học...đừng sợ bị chê... Học-học nữa-học mãi... "Nhơn chi sơ tính bổn thiện"! Có ai sinh ra mà biết hết mọi thứ đâu BH nhỉ Grin


     BeHien ! DangNgoc nói đúng đấy. Trong Photoshop có nhiều công cụ để có thể thay đổi một bức ảnh có sẵn. Thí dụ như công cụ lấy đường nét, lấy âm bản, . . .  Để vẽ thêm thì có rất nhiều loại bút từ bút chì, sơn dầu khô, sơn dầu ướt, màu nước, . . . . rồi các laọi nét bút khác nhau vè hình dạng và kích thước.

     Nếu học truyền khẩu trực tiếp trên máy tính thì rất nhanh. Tuy nhiên, mình làm nhiều thì thấy, bức tranh cuối cùng có đẹp hay không phụ thuộc vào ảnh ban đầu. Ngoài ra còn phụ thuộc vào con mắt người vẽ.

     Các bức ở trên, mình đều phải dùng 4 lớp chồng lên nhau, sau khi xử lý xong mới "meger" thành một. sau đó xử lý tiếp cho đến khi nào chán thì thôi.   
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #295 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2012, 12:12:19 pm »

.
     Một tấm ảnh các chiến sỹ e95/f325 do Tuass gởi lên trên trang "Khúc Quân Hành". Tấm ảnh rất quý, . . .
     Thời gian: khoảng 1952
     Địa điểm: Phong Điền, giáp Hải Lăng
     Bối cảnh: chụp kỉ niệm các đồng đội e95 tập trung về sư, chuẩn bị ra Bắc và Trung Quốc học.

Logged

Tanloc555
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #296 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2012, 10:36:15 pm »

       Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ vừa rồi, hai Bộ trưởng đã trao cho nhau kỷ vật chiến tranh. An Bình đã có bài viết Thư của binh sỹ Mỹ viết trước ngày tử trận. Mình trích mang về đây anh em đọc nhé:

Sau 43 năm, những lá thư, kể về sự tàn khốc và kiệt quệ của chiến tranh, đã được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trao cho người đồng cấp Mỹ Leon Panetta nhân chuyến thăm Hà Nội của ông hồi tuần này. Số thư này của Flaherty sẽ được trao lại cho gia đình ở bang Nam Carolina.
Trong khi đó, ông Panetta đã trao lại cho ông Phùng Quang Thanh cuốn nhật ký của một bộ đội Việt Nam hi sinh trong chiến tranh và được một binh sĩ Mỹ mang về nước. Cuốn nhật ký được ông Panetta trao trả thuộc về anh Vũ Đình Đoàn, một chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong một trận đánh.
Lãnh đạo quốc phòng hai nước đã đồng ý trả lại các kỷ vật trên cho gia đình các quân nhân của hai nước.
Những ký ức về chiến tranh Việt Nam đang phai mờ dần đối với nhiều người Mỹ, và chiến tranh giờ đây chỉ còn là thứ trong các sách giáo khoa. Nhưng những ký ức ấy đã trở lại trở sống động trong các bức thư của Trung sĩ Flaherty. Các bức thư - được đề gửi tới Columbia, bang Nam Carolina cho mẹ Lois và 2 người phụ nữ có tên là Wyatt và Betty - đã tiết lộ những sợ hãi và cả nghị lực của anh. Các bức thư của Flaherty đã được phía Việt Nam tìm thấy và lưu giữ sau khi anh tử trận.


Những là thư của Flaherty cách đây 43 năm

“Tôi cảm thấy những viên đạt sượt qua người”, Flaherty viết trong một lá thư gửi Betty. “Tôi chưa từng trải qua nỗi sợ hãi như vậy trong cuộc đời”.
“Phía chúng tôi có nhiều người chết và bị thương”, Flaherty viết. “Chúng tôi đã kéo nhiều người chết và bị thương tới mức không thể nhớ nổi”.
“Cảm ơn về tấm thiệp ngọt ngào. Nó khiến ngày đau khổ của tôi trở nên tốt đẹp hơn nhưng tôi không nghĩ tôi nghĩ có thể quên được cuộc chiến đẫm máu mà chúng tôi đang trải qua. Các rocket RPG và súng máy đã khiến ba lô của tôi bị rách toạc”.
Trong một bức thư khác gửi mẹ, Flaherty đã khẳng định rằng anh sẽ nghỉ ngơi đôi chút. “Chắc chắn con sẽ nghỉ ngơi. Con không biết sẽ nghỉ ở đâu nhưng con cần phải nghỉ. Con sẽ cho mẹ biết chính xác”.
Flaherty tử trận khi mới 22 tuổi vào tháng 3/1969 và đã được đưa trở về Mỹ để chôn cất. Flaherty phục vụ trong Đơn vị dù 101, tử trận ở miền nam Việt Nam.
Rõ ràng là Flaherty đã chứng kiến các cuộc giao tranh ác liệt.
“Trung đội của con ban đầu có 35 thành viên nhưng cuối cùng chỉ còn lại 19 người”, người lính Mỹ viết. “Chúng con đã mất chỉ huy trung đội và toàn bộ tiểu đội”.
Đại tá quân đội Việt Nam Nguyễn Phú Đạt đã lưu giữ các bức thư của Trung sĩ Flaherty và ông đã nhắc tới nó trong một bài báo hồi tháng 8 năm ngoái.
Hồi đầu năm nay, Robert Destatte, một cựu nhân viên Bộ Quốc phòng Mỹ từng làm việc tại văn phòng tìm kiếm lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, đã biết về bài báo và Lầu Năm Góc bắt đầu tìm cách đưa trở lại các bức thư của Flaherty cho gia đình.
Bà Martha Gibbons, 73 tuổi, chị dâu của Flaherty ở Nam Carolina, cho hay bà chỉ biết về sự tồn tại của các bức thư 6 tuần trước.
Bà Gibbons cho biết chồng bà gặp Flaherty khi cậu bé mới 6 tuổi, đang sống tại một tậi trẻ mồ côi của Nhật. Chồng bà đã thuyết phục mẹ nhận nuôi Flaherty. Flaherty trưởng thành, rồi sau đó bỏ học cao đẳng để tham gia vào quân đội dù có học bổng về môn bóng chày.
“Cậu ấy quyết định gia nhập quân đội và tham chiến tại Việt Nam và đã không trở về”, Kenneth L. Cannon, 80 tuổi, một người bác của Flaherty, nói.
Cannon cho biết thêm gia đình được thông báo rằng Flaherty tử trận khi đang có mặt trên một cánh đồng.
Còn bà Gibbons cảm thấy vui mừng khi những lá thư được trao trả. “Điều đó tốt cho cả 2 đất nước, tốt cho tất cả những người từng thiệt mạng ở hai phía”.
Bà Gibbons nói gia đình sẽ đặt các bức thư cạnh các huy chương của Flaherty, một cuốn sổ và một lá cờ.
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #297 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2012, 08:42:52 am »

Nguyễn Trung Sơn SV ĐHMT là lính c20 trinh sát của trung đoàn 101 sư đoàn 325. trong đợt hành hương về Quảng Trị của cánh lính Trinh sát anh đã có tác phẩm sơn dầu Trở về Thạch Hãn. Xin giới thiệu để các bác thưởng lãm.


Trở về Thạch Hãn


Trở về Thạch Hãn (trích đoạn)
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #298 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2012, 09:02:27 am »

Tuyệt ! Lứa Quảng trị không hổ danh Tài hoa ra trận . Mà này bức tranh thứ hai , góc phải Sơn vẽ Huynh tài thế nhỉ
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #299 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2012, 04:22:03 pm »

Vừa rồi mấy anh em lính QT rủ nhau làm 1 chuyến lên địa đầu Đông Bắc của Tổ Quốc. Đã lâu lắm rồi tôi mới trở lại Móng Cái, ngày ấy (cuối năm 1977) cảm tưởng miền biên viễn này vô cùng heo hút, đi lại khó khăn vì đường xá vô cùng xấu cộng với hình ảnh những gia đình người Hoa gánh gồng, bồng bế, dắt díu nhau qua sông Ka Long để về bên kia biên giới.

Hôm nay, Móng Cái đã là 1 TP sôi động ở miền biên ải này với các hoạt động thương mại vô cùng náo nhiệt. Trong thâm tâm những thằng lính chúng tôi có bao giờ quên những gì đã xảy ra do người hàng xóm tốt bụng đã gây ra cho chúng ta trong nhiều năm qua.

Mũi Tràng Vĩ - địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc
  






Bãi biển Trà Cổ



Trung tâm Móng Cái









Cửa khẩu quốc tế Móng Cái





Cầu Bắc Luân trên sông Ka Long, bên kia là TP Đông Hưng (TQ)



Ranh giới giữa 2 quốc gia trên cầu Biên giới



Bờ phía TQ...



...và bờ phía VN

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2012, 04:05:13 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM