Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:12:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975)  (Đọc 129623 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #200 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2012, 07:00:29 am »

KẾT LUẬN CHUNG

Nằm trong những đặc điểm chung của chiến trường toàn miền Nam, Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định có những nét riêng biệt.

Sài Gòn là đô thị lớn nhất ở miền Nam, nằm giữa miền Trung và miền Đông Nam Bộ, là trung tâm các đầu mối giao thông chiến lược cả về đường bộ, đường thủy và đường không. Các vùng nông thôn rừng núi, trung du đồng bằng và ven biển bao xung quanh thành phố có mối quan hệ mật thiết về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa. Trong thành phố, nhà cửa san sát với những cao ốc nhiều tầng, dân cư đông và tập trung ở mật độ cao. Những đặc điểm nêu trên làm cho Sài Gòn giữ một vị trí địa lí đặc biệt quan trọng.

Đối với địch, nhất là trong chiến tranh xâm lược của Mĩ, Sài Gòn là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả miền Nam. Nơi đây là sào huyệt của tổ chức chính quyền trung ương ngụy và các đảng phái chính trị, tôn giáo, văn hóa, nơi tập trung cơ cấu chỉ đạo, chỉ huy quân sự của toàn bộ cuộc chiến tranh tới từng vùng chiến trường, nới phát ra và chỉ đạo thực hiện các chủ trương chiến thuật trên toàn chiến trường miền Nam và Campuchia. Chúng tập trung ở Sài Gòn và vùng phụ cận một bộ phận quan trọng lực lượng, sinh lực và phương tiện chiến tranh cùng hệ thống phòng thủ nhiều tầng, từ xa: tập trung các cơ sở kinh tế công nghiệp, thương mại, đáp ứng phần lớn âm mưu cướp vét sức người sức của “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”; đồng thời xây dựng, bố trí các cơ sở dự trữ vật chất, phương tiện chiến tranh lớn nhất ở Đông Dương. Đối phó với phong trào cách mạng quần chúng, ngoài mạng lưới kềm kẹp đồ sộ và nghiệm ngặt, địch tiến hành đánh phá thường xuyên và ác liệt, tinh vi trên mọi phương diện chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế, nơi chúng thực hiện một cách tập trung, đầy đủ nhất chủ nghĩa thực dân kiểu cũ (từ năm 1945 đến năm 1954) và kiểu mới (từ năm 1954 đến 1975). Thành phố Sài Gòn là nới thực dân Pháp nổ súng tiến công mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược và là nơi đế quốc Mĩ cố giữ đến phút cuối cùng của cuộc chiến, là điểm mở đầu và kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của hai đế quốc Pháp và Mĩ trong 30 năm qua.

Đối với ta, thành phố Sài Gòn là nơi tập trung số lượng dân cư đông đảo nhất ở miền Nam, nơi có lực lượng học sinh sinh viên, nhân sĩ trí thức, tư sản dân tộc và đặc biệt là lực lượng công nhân công nghiệp (vốn có quan hệ huyết thống gần gũi với nông dân vùng nông thôn Nam Bộ và với công nhân các đồn điền cao su). Nhân dân Sài Gòn có truyền thống yêu tự do, bất khuất chống ngoại xâm rất sâu sắc và liên tục trong suốt lịch sử 300 năm của thành phố. Mọi biến động ở thành phố Sài Gòn, do vị trí trung tâm của nó, đều có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình toàn miền Nam, cả nước và trên thế giới. Sài Gòn trở thành trung tâm đấu tranh chính trị của cả miền Nam trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, là địa điểm quyết chiến chiến lược cuối cùng của cuộc chiến tranh cách mạng xét về mặt mục tiêu cơ bản của công cuộc giải phóng hoàn toàn đất nước của dân tộc ta.

Những đặc điểm nêu trên tác động sâu sắc đến toàn bộ tiến trình cuộc kháng chiến diễn ra trên địa bàn Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Tiếng súng gây hấn ngày 23 tháng 9 năm 1945 là hành động kết thúc quá trình chuẩn bị trở lại xâm lược Đông Dương của giới tư bản quân phiệt Pháp từ khi nước Pháp còn bị phát xít Đức chiếm đóng. Chuẩn bị và xác định ngay từ đầu quyết tâm kháng chiến, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã đứng dậy tiến hành cuộc đấu tranh toàn dân chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đồng thời nỗ lực đặt nền móng và phát triển moi nhân tố của một Nhà nước Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập. 15 tháng đầu kháng chiến của quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và Nam Bộ. Nam Trung Bộ đã giáng một đòn phủ đầu vào dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, làm xáo trộn kế hoạch của chúng, tạo ra khoản thời gian quý báu để nhân dân cả nước có điều kiện xây dựng lực lượng mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài diễn ra trên phạm vi toàn quốc.

Từ đầu năm 1947, trong điều kiện Sài Gòn bị chiếm đóng hoàn toàn, được bình định, ổn định và ngày càng trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của địch, trở thành trung tâm chiến lược xây dựng Nam Bộ thành hậu phương dự trữ của chúng trong cuộc chiến tranh chống xâm lược ở Đông Dương, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã từng bước tiếp tục xây dựng lực lượng mọi mặt, mở rộng phong trào chiến tranh du kích, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến toàn diện cả vệ quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, đưa cuộc kháng chiến phát triển thành cao trào vào năm 1950.

Sau năm 1950, được sự chi viện của đế quốc Mĩ, thực dân Pháp ra sức bình định Nam Bộ, trung tâm là Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, đẩy phong trào cách mạng vào thời kì khó khăn kéo dài. Quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định năng động tổ chức lại chiến trường, bố trí lực lượng, kết hợp nhiều hình thức đấu tranh, vượt qua nhiều khó khăn nhằm khôi phục, giữ vững và phát triển phong trào trong điều kiện bị địch bao vây và đánh phá ác liệt. Hoạt động kháng chiến ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã làm suy yếu địch từ trong hậu phương của chúng, cầm chân địch tại chỗ, tạo điều kiện cho quân và dân toàn quốc đẩy mạnh đợt hoạt động hưởng ứng chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Từ sau Hiệp định Genève 1954, đế quốc Mĩ gạt Pháp và các thế lực thân Pháp, từng bước nắm quyền thống trị miền Nam việt Nam, xây dựng ngụy quân ngụy quyền, thi hành chính sách thực dân mới. Sài Gòn trở thành thủ đô của ngụy quyền miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Sài Gòn - Gia Định đã phát động phong trào đấu tranh chính trị tiến công địch ngay từ đầu, phát triển phong trào đấu tranh chính trị tiến công địch ngay từ đầu, phát triển phong trào bảo vệ hòa bình, đòi thi hành hiệp định Genève, đưa Sài Gòn trở thành trung tâm đấu tranh chính trị của toàn miền Nam. Vượt qua khó khăn thử thách trong những năm tiếp sau, đặc biệt trong các năm 1957 - 1958 - 1959, nhân dân Sài Gòn - Gia Định vẫn bền bỉ bảo tồn, gây dựng và duy trì phong trào đấu tranh chính trị liên tục, nhằm bảo vệ quyền dân sinh, dân chủ, chống chính sách tố cộng, diệt cộng, từng bước xây dựng lực lượng tự vệ vũ trang ở vùng nông thôn Gia Định, phối hợp đấu tranh liên kết giữa đô thị và nông thôn ngoại thành, đưa dần đấu tranh chính trị phát triển lên đấu tranh chính trị có tự vệ và vũ trang có hỗ trợ, tiến đến thực hiện nổi dậy từng phần, giành quyền làm chủ ở một số vùng nông thôn ven sào huyệt địch (1960 - 1961).

Chuyển sang thời kì chiến tranh cách mạng, chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ ngụy, dân và quân Sài Gòn - Gia Định bám sát được lối chủ trương và phương châm chiến lược đấu tranh cách mạng của trên, phát huy tính năng động cách mạng, đề ra phương thức tổ chức và hình thức đấu tranh cụ thể cho các vùng hoạt động (nội đô, ven đô, nông thôn, ngoại thành, trong xây dựng các loại lực lượng và kết hợp sử dụng các hình thức đấu tranh thích hợp ở từng vùng từng thời kì lịch sử nhất định. Các tầng lớp quần chúng nhân dân ở nội ngoại ô thành phố đều được huy động vào mặt trận đấu tranh chống Mĩ và ngụy quyền tay sai (đặc biệt lực lượng học sinh sinh viên và quần chúng lao động, phật tử) đưa phong trào cách mạng phát triển lên thế chủ động tấn công địch, góp phần làm khủng hoảng sâu sắc chế độ chính trị ngụy quyền tay sai và cùng với lực lượng nhân dân ở vùng nông thôn làm phá sản quốc sách ấp chiến lược của chúng. Giữa năm 1965, đế quốc Mĩ buộc phải thay đổi chiến tranh, ào ạt đưa quân Mĩ và chư hầu vào miền Nam Việt Nam, tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ. Quân và dân Sài Gòn - Gia Định xác định quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ, hình thành mặt trận chống Mĩ cứu nước ngày càng rộng lớn ngay tại Sài Gòn - Gia Định. Cao trào quân sự vang đội trong nội đô và sự phát triển tiến công của Quân giải phóng ở các hướng xung quanh thành phố đã góp phần làm thất bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966 - 1967 của Mĩ ngụy. Bước sang năm 1968, ngay tại sào huyệt địch, các lực lượng cách mạng Sài Gòn - Gia Định đã tích cực chuẩn bị và táo bạo cùng lực lượng toàn miền thực hành tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, đánh vào nhiều mục tiêu chiến lược quan trọng bậc nhất của Mĩ ngụy, gây cho chúng những tổn thất nặng nề, góp phần cùng cả nước làm suy sụp ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ, buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đám phán với ta ở Paris.

Sau đợt 2 Tết Mậu Thân 1968, do trong điều kiện bị địch phản kích đánh phá khốc liệt, lực lượng bị tiêu hao giảm sút, cơ sở bị bể vỡ nhiều, nhưng quân và dân Sài Gòn - Gia Định vẫn vững tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, kiên trì bám trụ địa bàn, chịu đựng gian khổ hi sinh, khéo léo chuyển hướng và phương pháp đấu tranh, quay về khôi phục xây dựng cơ sở, thực lực, giữ vững và tiến tới đẩy mạnh cao trào đấu tranh chính trị dưới nhiều hình thức ở nội đô, kiên cường đánh địch càn quét, liên tục chống phá chương trình bình định nông thôn của địch, giành lại và mở nhiều lõm làm chủ, giải phóng, phát triển hệ thống thông tin giao thông liên lạc ở vùng ven, tạo lại thể tiến công mới cho đến Hiệp định Paris.

Trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh, quân và dân Sài Gòn - Gia Định kịp thời đề phòng và uốn nắn những biểu hiện hòa bình chủ nghĩa sau ngày kí Hiệp định Paris, tranh thủ thời cơ, tiếp tục phát triển thực lực cách mạng, tạo thế tạo lực mới. Từ cuối năm 1974, khi thời cơ cách mạng chung bắt đầu xuất hiện, đã tích cực xây dựng lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, phát huy hiệu lực ở cả ba mũi chính trị, quân sự, binh vận, đẩy mạnh tiến công địch trên khắp nội ngoại ô thành phố, góp phần thúc đẩy tình thế cách mạng nhanh chóng chín muồi. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Sài Gòn - Gia Định kịp thời đón nhận thời cơ, tham gia tổng tiến công và nổi dậy trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho các binh đoàn chủ lực tiến vào thành phố, đập tan bộ máy ngụy quân ngụy quyền từ cơ sở tới trung ương, làm chủ mọi sinh hoạt của thành phố ngay từ giờ phút đầu giải phóng.

Ba mươi năm chiến tranh ròng rã, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã hoàn thành vẻ vang sứ mạng mà lịch sử giao phó “đi trước về sau”, cùng quân và dân cả nước lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #201 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2012, 07:01:02 am »

*
*   *

Thắng lợi của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong cuộc chiến tranh giải phóng 30 năm chống xâm lược Pháp, Mĩ xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Một là, Đảng bộ (Thành ủy, Tỉnh ủy, Khu ủy) Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã vận dụng một cách đúng đắn, linh hoạt đường lối và phương pháp cách mạng sáng suốt của Đảng Cộng sản, của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà trực tiếp là Xứ ủy, Trung ương Cục miền Nam để vạch định chủ trương, nhiệm vụ và có biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể, sát hợp với vị trí và đặc điểm của thành phố.

Trong kháng chiến chống Pháp, các tổ chức Đảng, các đảng viên đã chủ động khắc phục mọi sự thiếu nhất trí ban đầu về tư tưởng, tổ chức, chủ động đoàn kết, bám sát cơ sở, bám sát địa bàn, thay đổi hình thức hoạt động để chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công cuộc kháng chiến. Trong những thời điểm lịch sử vô cùng khó khăn (từ những ngày đầu kháng chiến đến trước Hiệp ước sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, hoặc từ đầu năm 1951 đến nửa đầu năm 1953), các cán bộ, đảng viên, tổ chức cơ sở đảng vẫn bám địa bàn, kiên trì khôi phục, giữ và phát triển số lượng chất lượng đảng viên trong lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong quần chúng công nhân, nông dân và trong hàng ngũ tri thức. Các tổ chức Đảng đã xuất phát từ đặc điểm và qua thực tiễn đấu tranh sinh động ở địa phương mà luôn nhanh nhạy năng động khắc phục những biểu hiện lệch lạc trong xây dựng lực lượng vũ trang, thực hiện chính sách Cao Đài vận, kêu gọi đồng bào công chức ra bưng biền kháng chiến, trong thực hiện phương châm đấu tranh ba vùng, giải quyết mối quan hệ giữa hoạt động quân sự của các lực lượng vũ trang và hoạt động xây dựng cơ sở chính trị nội thành.

Trong kháng chiến chống Mĩ, cùng với quá trình phát triển của cuộc kháng chiến, các tổ chức, cơ sở Đảng ở Sài Gòn - Gia Định không ngừng được chú trọng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các đảng bộ ở đây đã vận dụng một cách sáng tạo chiến lược tổng hợp với phương châm xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng quân sự, kết hợp đấu tranh chính trị, binh vận với đấu tranh quân sự của cả ba thứ quân ngay tại địa bàn thành phố. Các đảng bộ ở Sài Gòn - Gia Định đã kịp thời rút kinh nghiệm khắc phục ảo tưởng cho là có Hiệp định Genève là có hòa bình, những lúng túng ban đầu sau Hiệp định Paris, cũng như đánh giá không đúng âm mưu và thực lực của địch chưa sát và do đó đề ra các mục tiêu, khẩu hiệu hành động có lúc không sát với tình hình, hoặc đánh giá không đúng tính chất và tổ chức chỉ đạo các phong trào học sinh, sinh viên và phong trào công nhân lao động…

Trong quá trình tổ chức động viên toàn quân, toàn dân thực hành kháng chiến, các đảng bộ ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã không ngừng xây dựng rèn luyện trở thành những đảng bộ ngày càng vững mạnh về tư tướng và tổ chức, có quyết tâm cách mạng cao, có ý thức tổ chức kỉ luật, tự giác, chủ động chấp hành nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, nắm vững quan điểm sự nghiệp cách mạng là do quần chúng, hết sức gắn bó với nhân dân, được đồng bào tin yêu, đùm bọc và đi theo.

Hai là, khát khao độc lập và tự do, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định dù kháng chiến lâu dài đã đoàn kết một lòng, vượt qua mọi hi sinh gian khổ, kiên cường chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

Hơn nơi nào hết, trong đội ngũ những người tham gia kháng chiến ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định có đủ mọi thành phần giai cấp, mọi tầng lớp xã hội. Đó là lực lượng công nhân công nghiệp, trong các nhà máy xí nghiệp, lao động khắp phố phường, nông dân ngoại thành, tầng lớp bình dân thành thị, tiểu thương, tiểu chủ, công chức, nhân sĩ, trí thức, học sinh sinh viên, rồi tư sản dân tộc, tu sĩ đạo giáo, những kẻ bụi đời, giang hồ “anh chị”, đến cả những người hoạt động trong hàng ngũ địch… tất cả, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, già trẻ, trai gái, quê quán đề có thể tập hợp lại trong mặt trận thống nhất đấu tranh vì một mục tiêu thống nhất là đánh giặc cứu nước, giành độc lập, tự do, dân sinh dân chủ, hòa bình. Có thể nói, Sài Gòn - Gia Định là hình ảnh thu nhỏ của cả dân tộc Việt Nam kháng chiến, trong đó công nhân công nghiệp và nông dân ngoại thành là lực lượng nòng cốt, cùng với các thành phần khác như lao động tự do, trí thức, học sinh sinh viên, phật tử làm nên một đặc điểm rất Sài Gòn.

Trải suốt 30 năm chiến tranh tàn khốc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định một lòng son sắt với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Bác Hò, kiên cường chịu đựng và vượt qua mọi gian lao thử thách, kiên cường chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng quê hương, giải phóng đất nước. Cả trong những ngày cam go nhất của buổi đầu kháng chiến, giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1953, giai đoạn năm 1957 - 1958 - 1959, những ngày địch khủng bố ác liệt sau Tết Mậu Thân, dân và quân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định vẫn vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lần hồi gây dựng cơ sở (có khi đi trở lại từ con số không), sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì sự nghiệp chung, lòng không hề vướng bợn mảy may lợi ích riêng tư của bản thân mình. Trên mảnh đất Củ Chi có những căn nhà được dựng đi dựng lại không dưới mươi lần trên nền đất cũ, có những người mẹ chit ngang đầu 8 vành tang trắng. Hàng ngàn đồng bào, chiến sĩ trải hết các nhà tù, nếm đủ các đòn tra tấn dã man và thâm hiểm nhất mà kẻ thù có thể nghĩ ra vẫn một trong trung trinh với sự nghiệp cách mạng. Không thể nào ghi lại được đầy đủ chiến công và sự hi sinh của toàn thể dân, quân, cán bộ, đảng viên Sài Gòn - Gia Định. Máu của họ thấm đẫm trên mọi góc phố, cửa ô, mọi nẻo đường, làng xóm, vườn tược. Không thể nào nhắc lại được đầy đủ lịch sử các địa danh Vườn Thơm, Láng Le, Bàn Cờ, Bình Mĩ, Khu 5 Hóc Môn, Rừng Sác, Bưng Sáu xã, Tam Giác Sắt, Củ Chi… những mảnh đất mà tên gọi và sự tích chắc chắn sẽ lưu lại mãi mãi trong lịch sử cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta.

Ba là, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong quá trình tiến hành kháng chiến đã sáng tạo và thực hiện thành công nghệ thuật đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, những hình thức và phương pháp tiến hành chiến tranh đúng đắn, thích hợp ở một chiến trường đô thị đầu não của địch.

Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức kháng chiến các cấp sau thời gian bỡ ngỡ ban đầu, đã tranh thủ củng cố xây dựng lực lượng, thường xuyên tổ chức lại chiến trường, bố trí xây dựng lực lượng vũ trang thích hợp, với điều kiện tác chiến ở địa phương, kết hợp các hình thức đấu tranh đối với từng đối tượng và trong từng thời gian cụ thể. Nhờ đó dần tạo nên sức mạnh tổng hợp và khá đồng bộ trên dưới, nội ngoại thành, từng bước cùng chiến trường chung làm phá sản các thủ đoạn chiến lược của địch.

Trong kháng chiến chống Mĩ, Đảng bộ Sài Gòn - Gia Định đã động viên được đông đảo các tầng lớp nhân dân theo nhiều khẩu hiệu phù hợp, tập hợp nhiều phong trào chống kẻ thù. Trong tổ chức chiến trường đã hình thành được địa bàn thống nhất nội ngoại thành, có đủ hành lang, bàn đạp và căn cứ chỉ đạo kháng chiến. Để chống lại có hiệu quả các chiến lược chiến tranh của địch, đã vận dụng linh hoạt phương châm “ba vùng” (căn cứ du kích, lõm làm chủ vùng ven, lõm chính trị và trong trào nội thành), phát triển lực lượng chính trị (xây dựng theo ngành, giới và địa bàn cư trú), lực lượng vũ trang (không chỉ có ở cấp khu mà các ngành, các giới, các cấp đều có biệt động, tự vệ riêng), thực hiện kết hợp khéo léo các hình thức đấu tranh (công khai - bí mật, hợp pháp - nửa hợp pháp - không hợp pháp). Khi đế quốc Mĩ đưa quân ồ ạt vào miền Nam, ta đã chủ trương và thực hiện mạnh mẽ việc khoét sâu và phát triển mâu thuẫn giữa Mĩ và ngụy, lợi dụng mâu thuẫn nội bộ của chung để làm cho chúng suy yếu từ bên trong. Sau đợt 2 Tết Mậu Thân, nhanh chóng chuyển hướng để xây dựng thực lực cơ sở, đẩy mạnh đấu tranh chính trị dưới nhiều hình thức phong phú. Khi cuộc chiến tranh phát triển đến giai đoạn cuối thì huy động toàn bộ sức mạnh để tạo thế tạo lực, đẩy mạnh tiến công địch bằng cả “ba mũi giáp công”, tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn thúc đẩy thời cơ nhanh chóng chín muồi và đón lấy thời cơ cách mạng khi chúng xuất hiện. Đó chính là sự phát triển cụ thể hóa nghệ thuật đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự của đường lối chiến tranh cách mạng của Đảng ta một cách có hiệu quả và thích ứng với đặc điểm địa bàn, với từng thời điểm lịch sử ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Bốn là: Dù là chiến trường đô thị lớn, bị địch tạm chiếm, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã tạo ra được một hậu phương tại chỗ và tổ chức tiếp nhận tốt sự chi viện to lớn về sức người sức của của đồng bào cả nước cho công cuộc kháng chiến.

Do đặc điểm địa bàn thủ phủ của địch, lại xa sự chi viện của Trung ương, vấn đề căn cứ đứng chân và tự cung ứng cơ sở hậu cần kĩ thuật trở nên nhu cầu hết sức bức xúc. Ngay khi cuộc kháng chiến vừa bùng nổ, từng bước, các vùng nông thôn ngoại thành được xây dựng thành những căn cứ địa kháng chiến. Đó là lõm căn cứ An Phú Đông, Bình Mĩ, Vườn Thơm, Bến Cát, Bưng Sáu xã, Rừng Sác, Củ Chi… liên hoàn với các căn cứ xa hơn. Cùng với quá trình phát triển của cuộc kháng chiến, các căn cứ địa được xây dựng củng cố tạo thành một hệ thống căn cứ địa thông nối, áp sát và bao vây xung quanh thành phố. Đó là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo kháng chiến, các đơn vị vũ trang, đồng thời là hậu phương tại chỗ, nơi tập kết, dự trữ và cung cấp sức người sức của cho kháng chiến, là “cửa khẩu” của các hành lang vận tải, các đường dây vận tải vận chuyển hàng hóa, tiền bạc từ thành phố ra các tỉnh, và vũ khí, vật liệu từ các tỉnh vào thành phố.

Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định không chỉ tích cực tiết kiệm đóng góp tiền của, cơ sở vật chất cho công cuộc kháng chiến ở tại Sài Gòn mà còn cho các tỉnh lân cận, cho Khu 7 và Nam Bộ. Hàng ngàn vạn công nhân, nông dân, thanh niên học sinh sinh viên, nhân sĩ, trí thức, công chức từ thành phố đã thoát li, tỏa đi khắp các chiến trường tham gia kháng chiến. Có thể nói, nhân dân Sài Gòn đã đóng góp một phần lớn sức người sức của cho công cuộc kháng chiến ở miền Nam.

Tuy nhiên, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định hoàn thành được nhiệm vụ của mình, cũng như sự chi viện to lớn về sức người sức của của đồng bào cả nước. Đó là những đoàn quân Nam tiến, những phân đội vũ trang từ các tỉnh Nam Bộ rầm rập về chiến đấu bao vây quân Pháp trong những ngày đầu kháng chiến. Đó là những cán bộ từ khắp mọi miền của Tổ quốc bí mật về thành phố, âm thầm hoạt động xây dựng cơ sở, đào tạo cán bộ, giữ vững và phát triển phòng trào cách mạng nội đô. Đó là những đội trinh sát, cảm tử, quân đặc công biệt động về hoạt động trong nội thành, những tiểu đoàn, trung đoàn vũ trang cách mạng về hoạt động đánh địch ở vùng ven thành phố. Đó là những sách báo, tài liệu, truyền đơn, súng đạn, thuốc nổ từ ngoài chuyển vào thành phố. Quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã tổ chức các tuyến hành lang vận chuyển thông suốt, tổ chức tiếp nhận, bảo quản và quản lí việc phân phối sử dụng có hiệu quả, góp phần làm nên những cuộc, những phong trào đấu tranh chính trị sôi động, những trận đánh vang dội vào căn cứ của địch diễn ra thường xuyên trong quá trình cuộc kháng chiến. Và cuối cùng, đó là những binh đoàn cơ động từ xa tới, đè bẹp mọi đề kháng của kẻ thù, cùng quân và dân Sài Gòn hoàn toàn giải phóng thành phố.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #202 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2012, 07:01:34 am »

*
*   *

Thắng lợi của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của toàn dân tộc trong cuộc chiến tranh 30 năm vừa qua, một cuộc chiến tranh “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ hai mươi, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời sự sâu sắc” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần IV).

Ba mươi năm, xương máu, mồ hôi của hàng vạn hàng vạn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ thành phố đổ xuống đã vun tưới thêm truyền thống chống ngoại xâm vốn được tinh cất trong suốt chiều dài lịch sử ba trăm năm của cư dân vùng đất Bến Nghé này. Đó là tình yêu quê hương đất nước, yêu độc lập tự do, là trung trung thành vô hạn và ý nguyện dấn thân vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là ý chí bất khuất và năng động trước mọi ngáng trở của hoàn cảnh, là tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường và trí tuệ mưu lược thấm đẫm tinh thần thượng võ, nghĩa hiệp, là phẩm chất cần cù lao động sáng tạo xây dựng cuộc sống mới. Đó là tinh thần đoàn kết gắn bó, là tình thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại, là lối ứng xử bật thiệp, hào hiệp, nhân nghĩa, có thủy chung.

Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định được vinh dự mang tên Bác Hồ - Thành phố Hồ Chí Minh. Quân và dân thành phố lại tiếp tục bước vào cuộc đấu tranh mới: khắc phục hậu quả chiến tranh, sửa đổi lệch lạch trong bước đi, đổi mới sự lãnh đạo, khôi phục và phát triển lực lượng sản xuất mới, từng bước đưa thành phố tiến lên theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng thành phố ngày càng giàu mạnh, văn minh, đấu tranh giữ vững thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tăng cường và củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thành phố thành khi vực phòng thủ vững chắc. Hàng ngàn con người của thành phố đã lên đường chiến đấu anh dũng giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm tròn nghĩa vụ quốc tế trên đất nước Campuchia.

Lịch sử cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài gần một phần ba thế kỉ đang lùi xa vào quá khứ. Nhưng những giá trị truyền thống và bài học lịch sử của nó thì còn lại mãi mãi với các thế hệ cư dân chủ nhân của thành phố Hồ Chí Minh - thành phố anh hùng!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #203 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2012, 07:02:58 am »

PHỤ LỤC

THÀNH TÍCH ĐƯỢC KHEN THƯỞNG

- 1 Huân chương Hồ Chí Minh

- 2 Huân chương Độc lập

- 30 Huân chương Quân công

- 795 Huân chương Chiến công (tính từ năm 1945 đến năm 1990)

CÁC DANH HIỆU ĐƯỢC TẶNG

Quân và dân huyện Củ Chi:

      Củ chi đất thép thành đồng

Tiểu đoàn Quyết Thắng:

      Đi là chiến thắng
      Đánh là dứt điểm


Lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định:

      Đoàn kết một lòng
      Mưu trí vô song
      Dũng cảm tuyệt vời
      Trung kiên bất khuất
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #204 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2012, 07:03:38 am »

ĐƠN VỊ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

STT   
Tên đơn vị
Thời gian tuyên dương
  1Đại đội 5 (Đoàn F110 biệt động)
9-1967       
  2Đại đội K20 (Quân y Thủ Đức)
9-1967       
  3Đại đội 2 (Quân y phòng Hậu cần)
9-1971       
  4Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 16)
9-1971       
  5Đại đội 31 (Kiểm soát quân sự)
31-12-1972       
  6Đại đội 5 đặc công (Tiểu đoàn 4 Gia Định)
23-9-1973       
  7Đoàn 10 Rừng Sác
23-9-1973       
  8Đại đội 5 (Đoàn 10 Rừng Sác - Lần I)
23-12-1973       
Đại đội 5 (Đoàn 10 Rừng Sác - Lần II
8-9-1975       
  9Tiểu đoàn 1 Quyết Thắng (Quân khu Sài Gòn - Gia Định)
8-9-1975       
  10Đại đội 5 (Quân y phòng Hậu cần)
31-1-1976       
  11Lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định
20-10-1976       
  12Huyện Củ Chi Xã Trung An (huyện Củ Chi)
20-10-1976       
  13Xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi)
20-10-1976       
  14Xã Tăng Nhơn Phú (huyện Thủ Đức)
20-10-1976       
  15Đại đội 1 (bộ đội huyện Bình Tân)
20-10-1976       
  16Lực lượng vũ trang nhân dân Sài Gòn - Gia Định
20-10-1976       
  17Huyện Thủ Đức
6-11-1978       
  18Xã Bình Mĩ (huyện Củ Chi)
6-11-1978       
  19Xã Phú Mĩ Hưng (huyện Củ Chi)
6-11-1978       
  20Xã Phước Hiệp (huyện Củ Chi)
6-11-1978       
  21Xã Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi)
6-11-1978       
  22Xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh)
6-11-1978       
  23Xã Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh)
6-11-1978       
  24Xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn)
6-11-1978       
  25Xã Trung An (huyện Củ Chi)
20-10-1976       
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #205 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2012, 07:04:25 am »

ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

Họ và tên
Thời gian
Họ và tên
Thời gian
 tuyên dương
 tuyên dương
1Lê Văn Thọ (liệt sĩ)
8-1955  
   28Lê Văn Đạm
11-1978  
2Bùi Văn Ba
1-1965  
   29Trần Văn Đang (liệt sĩ)
11-1978  
3Phạm Văn Ri
9-1967  
   30Nguyễn Thị Điểm (Nguyễn Thanh Tùng)
11-1978  
4Nguyễn Văn Trỗi (liệt sĩ)
9-1967  
   31Trương Văn Hải (liệt sĩ)
1-1978  
5Phạm Văn Hai (liệt sĩ)
9-1967  
   32Bùi Quang Hảo
11-1978  
6Phạm Văn Quý (liệt sĩ)
9-1967  
   33Trần Văn Hoàng (liệt sĩ)
11-1978  
7Phạm Văn Cội (liệt sĩ)
9-1967  
   34Phan Trung Kiên
11-1978  
8Tô Văn Đực
9-1971  
   35Nguyễn Văn Kịp (liệt sĩ)
11-1978  
9Nguyễn Văn Lịch (liệt sĩ)
5-1970  
   36Nguyễn Đình Khơi (liệt sĩ)
11-1978  
10Nguyễn Văn Tăng
9-1971  
   37Võ Hoàng Lê
11-1978  
11Bành Văn Trân (liệt sĩ)
9-1971  
   38Trần Thị Mai
11-1978  
12Trịnh Xuân Bảng
9-1971  
   39Trần Văn Mười (liệt sĩ)
11-1978  
13Lê Xuân Sinh
9-1971  
   40Huỳnh Minh Mương (liệt sĩ)
11-1978  
14Mai Dinh
12-1973  
   41Lương Văn Mướt
11-1978  
15Võ Thị Huynh
5-1976  
   42Phạm Thị Mĩ (Oanh)
11-1978  
16Võ Văn Trạng
5-1976  
   43Đỗ Tấn Phong
11-1978  
17Lê Minh Xuân (liệt sĩ)
5-1976  
   44Lê Tấn Quốc (liệt sĩ)
11-1978  
18Nguyễn Minh Thắng
5-1976  
   45Nguyễn Thị Rành
11-1978  
19Nguyễn Hồng Thế
5-1976  
   46Nguyễn Văn Tây
11-1978  
20Nguyễn Thị Thu Trang
11-1978  
   47Đoàn Thị Ánh Tuyết
11-1978  
21Trần Văn Dần (liệt sĩ)
5-1976  
   48Lê Văn Thế (liệt sĩ)
11-1978[  
22Hà Quang Vóc (liệt sĩ)
5-1976  
   49Dương Văn Thi
11-1978  
23Nguyễn Chất Xê (liệt sĩ)
5-1976  
   50Phạm Văn Trọng
11-1978  
24Nguyễn VĂn A
11-1978  
   51Trần Thị Trung
11-1978  
25Nguyễn Văn Bá (liệt sĩ)
11-1978  
   52Võ Văn Vân
11-1978  
26Trần Phú Cương (liệt sĩ)
11-1978  
   53  Lê Hoàng Sơn
12-1979  
27  Tống Viết Dương
11-1978  
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #206 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2012, 07:06:39 am »

BẢNG THỐNG KÊ CÁC LIỆT SĨ

(Do TP Hồ Chí Minh đang quản lí, tính đến ngày 27-7-1994)
(1)

- Tổng số liệt sĩ trong toàn Thành phố: 38.581 người

- Trong đó, thuộc dân chính: 14.160 người, thuộc lực lượng vũ trang 24.421 người


    Đơn vị hiện đang   
Số liệt sĩ
  Thuộc dân chính 
  Thuộc lực lượng 
    quản lí   
(người)
  (người) 
  vũ trang (người) 
Quận 1
1.685     
587           
1.099           
Quận 2
1.446     
559           
887           
Quận 4
756     
155           
601           
Quận 5
1.167     
526           
641           
Quận 6
1.041     
368           
673           
Quận 8
1.175     
503           
672           
Quận 10
1.233     
541           
692           
Quận 11
924     
405           
518           
Quận Bình Thạnh
1.683     
815           
868           
Quận Phú Nhuận
1.099     
476           
623           
Quận Tân Bình
2.328     
714           
1.614           
Quận Gò Vấp
1.128     
536           
592           
Quận Hóc Môn
4.229     
2.845           
1.384           
Huyện Củ Chi
10.051     
1.537           
8.514           
Huyện Bình Chánh
8.132     
1.308             
2.824           
Huyện Thủ Đức
2.686     
1.504           
1.182           
Huyện Nhà Bè
1.102     
471           
631           
Huyện Cần Giờ
715     
309           
406             


(1) Theo số liệu của Cơ quan chính sách thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27-7-151994.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #207 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2012, 07:08:17 am »

BẢNG THỐNG KÊ CÁC BÀ MẸ
ĐANG ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ NHÀ NƯỚC PHONG TẶNG VÀ TRUY TẶNG
DANH HIỆU “BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG”
(1)

Toàn thành phố có: 649 bà mẹ

Đơn vị cư trú
  Số bà mẹ 
  Có từ 3 con 
  Có 2 con và và bản thân 
  Có 1 con độc nhất và chồng 
hiện nay
  trở lên là liệt sĩ 
  hoặc chồng là liệt sĩ 
  hoặc bản thân là liệt sĩ 
Quận 1
17
12 bà mẹ
5 bà mẹ
1 bà mẹ
Quận 3
12
7 bà mẹ
4 bà mẹ
Quận 4
6
4 bà mẹ
2 bà mẹ
Quận 5
10
6 bà mẹ
4 bà mẹ
Quận 6
7
6 bà mẹ
1 bà mẹ
Quận 8
9
7 bà mẹ
2 bà mẹ
Quận 10
16
11 bà mẹ
4 bà mẹ
1 bà mẹ
Quận 11
10
5 bà mẹ
3 bà mẹ
2 bà mẹ
Quận Bình Thạnh
15
13 bà mẹ
1 bà mẹ
1 bà mẹ
Quận Phú Nhuận
13
6 bà mẹ
7 bà mẹ
3 bà mẹ
Quận Tân Bình
40
28 bà mẹ
9 bà mẹ
1 bà mẹ
Quận Gò Vấp
10
4 bà mẹ
5 bà mẹ
4 bà mẹ
Quận Hóc Môn
58
29 bà mẹ
15 bà mẹ
4 bà mẹ
Huyện Củ Chi
264
222 bà mẹ
38 bà mẹ
1 bà mẹ
Huyện Bình Chánh
115
93 bà mẹ
21 bà mẹ
Huyện Thủ Đức
30
24 bà mẹ
6 bà mẹ
Huyện Nhà Bè
10
9 bà mẹ
1 bà mẹ
Huyện Cần Giờ
7
4 bà mẹ
3 bà mẹ
Cộng
500
131
18


(1) Theo số liệu của Cơ quan chính sách thuộc Sở Lao động – Thương binh Xã hội và Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27-7-1994.
Theo số liệu mới nhất (tháng 10-1994) thì toàn Thành phố có 765 bà mẹ được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #208 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2012, 07:09:43 am »

Danh sách các bà mẹ có 5 con trở lên
hoặc 4 con và chồng, hoặc bản thân là liệt sĩ
(1)

  STT 
Họ và tên
Ghi chú
Nơi cư trú hiện nay
1
Nguyễn Thị Rành  8 người con  X. Phước Hiệp, H. Củ Chi
2
Nguyễn Thị Ngon  7 người con  X. An Nhơn Tây, H. Củ Chi
3
Nguyễn Thị Nhẹ  5 người con  P. Bến Nghé, Q. 1
4
Lê Thị Bứa  6 người con  X. An Nhơn Tây, H. Củ Chi
5
Lí Thị Len  6 người con  P. 13, Q. Tân Bình
6
Trần Thị Trà  6 người con  P.7 Q. 5
7
Phạm Thị Nhồng  3 người con, bản thân, chồng  P.10 Q. Phú Nhuận
8
Phạm Thị Ba  3 người con, 2 lượt chồng  X. Nhơn Đức, H. Nhà Bè
9
Phạm Thị Cẩm  4 người con, chồng  P. Đa Kao, Q. 1
10
Nguyễn Thị Dư  4 người con, chồng  X. Nhuận Đức, H. Củ Chi
11
Nguyễn Thị Đát  4 người con, chồng  Xã Đông Hưng Thuận, H. Hóc Môn
12
Phạm Thị Đẩy  4 người con, chồng  P. 6, Quận 3
13
Trần Thị Lưỡng  4 người con, chồng  X. Vĩnh Lộc B, H. Bình Chánh
14
Lại Thị Nghê  4 người con, chồng  P. 14, Q. Tân Bình
15
Lê Thị Thà  4 người con, chồng  X. Tân Tạo, H. Bình Chánh
16
Nguyễn Thị Thêm  4 người con, chồng  X. An Phú, H. Củ Chi
17
Nguyễn Thị Chiến  5 người con  X. Xuân Thới Thượng, H. Hóc Môn
18
Huỳnh Thị Chớ  5 người con  X. Tân Nhựt, H. Bình Chánh
19
Võ Thị Dậu  5 người con  X. An Phú, H. Thủ Đức
20
Ngô Thị Khoai  5 người con  P. 11, Q. Tân Bình
21
Phan Thị Mọ  5 người con  X. Vĩnh Lộc B, H. Bình Chánh
22
Trần Thị Mùi  5 người con  Xã An Phú, H. Thủ Đức
23
Trần Thị Nà  5 người con  P. 11, Q. 11
24
Trần Thị Năm  5 người con  X. Tân Thuận Tây, H. Nhà Bè
25
Nguyễn Thị Ớt  5 người con  X. Trung Lập Thượng, H. Củ Chi
26
Nguyễn Thị Rạch  5 người con  X. Phước Hiệp, H. Củ Chi
27
Phan Thị Vẽ  5 người con  X. An Nhơn Tây, H. Củ Chi


(1) Theo số liệu của cơ quan chính sách thuộc sở Lao động – Thương binh Xã hội và Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27-7-1994
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM