Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:20:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975)  (Đọc 130075 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #160 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2012, 10:12:02 am »

*
*   *

Tháng 1 năm 1970, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết quyết tâm đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. Nghị quyết này ra đời sau hơn 3 tháng, địch đã đẩy lùi dần cuộc tổng công kích - tổng khởi nghĩa của ta (tính từ sau đợt 2) và trên chiến trường ta đang lầm vào tình thế hết sức khó khăn. Mặc dù vậy, xuất phát từ những nhận định: “Thắng lợi về chiến lược hết sức to lớn, tạo ra thế chiến lược mới, giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến công, giành thắng lợi toàn diện, đưa cuộc kháng chiến tiến lên vững chắc…”, Nghị quyết đề ra nhiệm vụ “đánh bại âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ, đánh bại âm mưu xuống thang từng bước, kèo dài chiến tranh để tạo thế mạnh… làm thất bại chiến thuật phòng ngự của địch, tạo điều kiện chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh, buộc Mĩ rút quân, đánh cho ngụy phải suy sụp, tạo điều kiện cơ bản để thực hiện miền Nam độc lập dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà”(1).

Chấp hành nghị quyết của Trung ương, Thường vụ Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền chủ trương mở cuộc tấn công Xuân Hè 1970 với những chỉ tiêu rất cao(2).

Những nhận định của Trung ương mang tính chiến lược của một thời kì. Nhưng đã 8 tháng sau tuyên bố Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon (ngày 7 tháng 4 năm 1969), và sau hơn 18 tháng địch chuyển hướng chiến lược, đã qua “bình định cấp tốc” đến “bình định đặc biệt”, những kết quả của chúng tuy là tạm thời nhưng thực tế chung đang lấn tới, tình hình đang diễn biến phức tạp; những nhận định của Trung ương khó nhận thức được đối với người ở chiến trường xung quanh thành phố nơi đang phát sinh luồng tư tưởng “nghe nghị quyết Trung ương thì địch mỏng như lá lúa, về chiến trường thì thấy địch đang dầy hơn da trâu”. Thế và lực bây giờ đã khác thời “dép râu đi trước, chổi chà đi sau” của những năm địch “tố cộng diệt cộng” khốc liệt, nhưng thực tế là ở vùng ven Sài Gòn ta đang trong những năm tháng “ăn cơm vắt, uống nước ve, ngủ hầm”, “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”…

Cuộc chiến đấu trên vùng ven hết sức ác liệt. Các đơn vị trên vùng ven, vùng trung tuyến hàng tháng chiến đấu 30/30 ngày, khó khăn chồng chất, sinh lực liên tục bị tiêu hao, không được bổ sung, vẫn nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh bám trụ và chiến đấu ở vị trí của mình sau Mậu Thân: Tiểu đoàn 1 Quyết Thắng, tiểu đoàn 2 Gò Môn, trung đoàn 268, tiểu đoàn 7 Củ Chi, D4 đặc công, tiểu đoàn 6 Bình Tân, tiểu đoàn 5 Nhà Bè, tiểu đoàn 4 Thủ Đức, tiểu đoàn 3 Dĩ An…

Có những đội du kích không còn sức hoạt động, có nơi đội du kích không còn và không khôi phục được như một số xã ở Bình Chánh, Nhà Bè, Thủ Đức, Hóc Môn và khu vực Nam Củ Chi. Một số đội du kích dạt lên Campuchia tạm lánh rồi tìm cách trở về như du kích xã Trung Lập Thượng.

Quân ngụy vẫn tăng được quân số và trang bị. Riêng nội đô Sài Gòn và tiểu khu Gia Định, số quân ngụy tăng từ 40-50%, pháo binh, máy bay trinh sát, trực thăng đều được bổ sung. Nhờ vậy tháng 11 năm 1969, Mĩ bắt đầu giao được một số địa bàn cho ngụy: lữ dù 3 thuộc sư đoàn dù 82 Mĩ ngụy (trước đó, tháng 7 năm 1969, sư bộ binh 9 Mĩ đã rút khỏi căn cứ Đồng Tâm, giao toàn bộ địa bàn Mĩ Tho cho sư bộ binh 7 ngụy).

Trên cơ sở đánh giá cuộc bình định ở miền Nam đang ở thời kì “hưng thịnh” nhất, địch tiến thêm một bước đánh vào “đất thánh” của đối phương với ảo tưởng “nếu phá được thánh địa Việt Cộng ở Campuchia thì chiến tranh sẽ kết thúc” như tuyên bố của Abrahms tháng 6 năm 1969. Sự thực thì đây chính là sai lầm của địch, một thời cơ để ta giúp cách mạng Campuchia phát triển nhảy vọt đồng thời lợi dụng sơ hở phía sau của địch để từng bước khôi phục lại thế và lực tại chỗ của chiến tranh nhân dân.

Sau cuộc đảo chính Sihanouk ngày 18 tháng 3 năm 1970, từ 30 tháng 4 năm 1970, Mĩ ngụy huy động đại bộ phận quân chủ lực ngụy ở miền Nam kết hợp sư đoàn kị binh không vận và sư bộ binh 25 Mĩ thực hiện cuộc tấn công vượt biên giới lên đất Campuchia.

Mặc dù đang đứng trước khó khăn lớn, trước mắt là về tiếp tế hậu cần, về địa bàn của chủ lực, ảnh hưởng triển khai tiến công Xuân Hè 1970 trên chiến trường miền Nam nhưng ta vẫn kịp thời chớp thời cơ đánh tiêu diệt lớn ở ngoài biên giới, giúp cách mạng Campuchia phát triển nhảy vọt, tạo thế mới “Đông Dương là một chiến trường” đồng thời triển khai thực hiện tiến công “sau lưng” cuộc hành quân địch.

Lợi dụng thời cơ chủ lực địch vắng 50-70% lực lượng trên chiến trường tại chỗ, các Phân khu xung quanh Sài Gòn - Gia Định thực hiện bước đầu khôi phục thế tại chỗ: Phân khu 1 phá kềm 12 ấp chiến lược, một mặt đòi tự do bung ra sản xuất, một mặt tự động rút về đất cũ (như ở Phú Mĩ Hưng, Trung Lâm Thượng) mạng lưới phòng gian bảo mật Củ chi đang phát triển phục vụ đặc công và công an của ta. Phân khu 4 mở thêm 4 xã ở Nhơn Trạch; Phân khu 5 mở thêm nhiều lõm làm chủ trong 4 xã ở Bắc thủ Đức, 3 xã ở Dĩ An, phục hồi thế bám trụ 5 xã ở Lái Thiêu, nâng thế làm chủ 6 xã ở Châu Thành, Tân Uyên. Ở Đức Hòa (Phân khu 2), tuy có bị thiệt hại nặng về lực lượng, nhưng nhờ có sự chuyển hướng về tổ chức và phương thức hoạt động, tiếp tục duy trì các hoạt động quân sự của bộ đội địa phương và du kích: hễ địch bung ra là có du kích nổ súng, hơn nửa số huyện hoạt động đều và mạnh.


(1) Trích Nghị quyết Trung ương Đảng tháng 1 năm 1970 Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975, NXB Hà Nội, 1988 tr. 218.
(2) Như mở mảng mở vùng ở nông thôn đồng bằng… đánh bại về cơ bản âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh, khôi phục vùng giải phóng như trước Mậu Thân, làm thay đổi tương quan lực lượng, biến đối cục diện chiến trường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #161 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 08:17:34 am »

II. TIẾP TỤC PHỤC HỒI THỰC LỰC CÁCH MẠNG,
KHOÉT SÂU MÂU THUẪN ĐỊCH, ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH CÁC MẶT,
TẠO THẾ, TẠO LỰC CHUẨN BỊ ĐÓN THỜI CƠ MỚI


Tháng 5 năm 1970, tại Trà Vinh, Thành ủy họp hội nghị lần thứ 4 về tình hình nhiệm vụ. Hội nghị đánh giá Mĩ ngụy đã tạm thời đạt được một số kết quả trong cuộc bình định nông thôn và đẩy lùi chủ lực của ta ra khỏi biên giới, từ đó Mĩ từng bước rút được quân và đi sâu vào chính sách Việt Nam hóa chiến tranh; mặt khác trên cơ sở những kết quả đó, địch cho rằng chúng có thể củng cố chế độ của chúng một bước nữa bằng cách tự phết thêm một “lớp sơn dân chủ”, trước hết là trong cuộc bầu bán “hạ nghị viện” và “tổng thống” năm 1971. Trên cơ sở đánh giá đó, Hội nghị ra Nghị quyết Bình Giã VI, xác định nhiệm vụ cho năm 1970 - 1971 là duy trì và đẩy mạnh tiến công liên tục, ra sức xây dựng về mọi mặt, bảo đảm giành thắng lợi vững chắc trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa ta và địch ở đô thị.

Nghị quyết này khác 3 nghị quyết Bình Giã trước là ở chỗ đánh giá tình hình sát thực tế hơn, dự kiến tình hình trước mắt (1970-1971) chưa có gì đột biến xảy ra, từ đó dứt khoát không coi là ta đang ở giai đoạn tổng công kích - tổng khởi nghĩa nữa. Điểm nổi bật khác của nghị quyết này là sớm dự đoán được, ngoài mâu thuẫn cơ bản gay gắt giữa quần chúng nói chung và địch, còn mâu thuẫn phát triển giữa các tầng lớp trung gian và ngụy, giữa nội bộ ngụy với nhau trong thời kì bầu “hạ nghị viện” và “tổng thống” ngụy, từ đó đề ra chủ trương lợi dụng thế hợp pháp, khoét sâu mâu thuẫn địch.

Giữa năm 1970, đồng chí Nguyễn Thái Sơn (Bảy Bình) Phó Bí thư Thành ủy, phụ trách công tác xây dựng cơ sở nội thành hi sinh. Căn cứ Mỏ Cày (Bến Tre) đang nằm trong vùng bình định của địch, mất an toàn. Ban tổ chức Thành ủy trở qua Cầu Ngang - Cầu Kè (Trà Vinh), Thành ủy vẫn trụ ở Thành An (Mỏ Cày) mở nhiều lớp bồi dưỡng chính trị cho đối tượng trung, sơ cấp phụ trách các ngành chuyên môn của liên quận, các đoàn thể công, thanh, phụ và các ban ngành chung quanh Thành ủy.

Cuối năm 1970, từ Trà Vinh (xã Long Vinh, huyện Cầu Ngang), Thành ủy và các cơ quan xung quanh lần lượt chuyển lên vùng sông Sở Thượng giáp tỉnh Preyveng (Campuchia), Thành ủy đang khuyết Bí thư(1), đồng chí Trần Bạch Đằng (Tư Ánh) giữ quyền Bí thư.

Do áp lực tình hình chiến trường, áp lực tại Mĩ, ngày 3 tháng 6 năm 1970, Nixon ra lệnh triệt thoái quân Mĩ ở Campuchia. Ngụy đang vào kế hoạch “bình định đặc biệt” (tháng 7 năm 1970 đến tháng 2 năm 1971), chúng đổi các vùng chiến thuật thành các phân khu, thống nhất hai khái niệm “chiến tranh quân sự” và “chiến tranh bình định” là một và giao toàn quyền cho các tư lệnh quân khu thống nhất chỉ huy tác chiến và bình định. Tháng 3 năm 1971, Tổng nha cảnh sát được cải tổ thành Bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia. Trên chiến trường Sài Gòn - Gia Định, địch tiếp tục đưa thêm sĩ quan về phường xã trực tiếp phụ trách công an, tình báo, sử dụng bảo an, cảnh sát, dân vệ có sự hỗ trợ của một bộ phận quân chủ lực mở những cuộc hành quân chà xát vùng ven, tăng cường các ủy ban Phụng hoàng…

Theo phương hướng Nghị quyết Bình Giã IV, khẩu hiệu đấu tranh chính trị tập trung lúc này là đòi Mĩ rút hết quân, chống chính quyền phản động Nguyễn Văn Thiệu, đòi thành lập chính quyền tiến bộ, chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hòa bình, tận dụng các hình thức công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp của học sinh, sinh viên, của công nhân và lao động, của mọi ngành, mọi giới và các tầng lớp trung gian.

Nội dung và hình thức đề ra nói trên rất sát hợp với yêu cầu và tình hình nhân dân Sài Gòn trong tình thế hiện tại.

Học sinh, sinh viên là lực lượng nắm bắt và khơi dậy ngay thành phong trào tiến đến cao trào theo phương hướng khẩu hiệu được phát động, đồng thời tạo được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các ngành, các giới, có liên kết các phong trào khác tạo thành sức mạnh tổng hợp của mặt trận chính trị thành phố.

Tháng 6 năm 1970, trong một cuộc biểu tình đòi trả tự do cho tất cả sinh viên, học sinh còn bị giam giữ tại nhà lao Chí Hòa, sinh viên, học sinh xung đột dữ dội với cảnh sát ngụy đến đàn áp, đốt cháy 1 xe, sau đó lại tấn công đốt cháy 1 xe cảnh sát và 1 xe quân cảnh Mĩ, đánh bị thương 2 tên Mĩ đi trên xe, thu cả súng đại liên, dùi cui và mũ sắt.

Phong trào học sinh, sinh viên từ Sài Gòn lan xuống Mĩ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Giờ, Châu Đốc, Rạch Giá, ra Đà Lạt, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế… trở thành cao trào học sinh, sinh viên toàn miền Nam đấu tranh chống Mĩ - Thiệu - Kì, đòi hòa bình, chấm dứt chiến tranh, tự do, độc lập.

Cuối tháng 6 năm 1970, sinh viên liên viện đại học Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, Vạn Hạnh, tổ chức đại hội nhằm thống nhất khẩu hiệu và hành động của sinh viên trên toàn miền Nam. Một trong những khẩu hiệu hành động chung đó là: chống huấn luyện quân sự học đường với nội dung: không học, không thi, không đi quân trường.

Kết quả suốt các tháng 7, 8, 9 năm 1970, trong các trường đại học, phong trào chống quân sự học đường phát triển rất mạnh mẽ. Có đến 30.000 sinh viên không đi học quân sự, không thi môn quân sự học đường, 450 sinh viên đang học ở quân trường bỏ về. Sinh viên các trường đại học Y, Văn, Vạn Hạnh, Kĩ thuật Phú Thọ, đốt cháy các phòng huấn luyện quân sự học đường.

Đêm 17 tháng 7 năm 1970, học sinh, sinh viên tổ chức đêm văn nghệ “Năm châu đấu tranh cho hòa bình” tại số 240 đường Công Lí, đại diện sinh viên Việt Nam tặng cho phái đoàn sinh viên quốc tế 1 lá cờ vẽ hình chim bồ câu trắng tượng trưng cho khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Đáp lại, các sinh viên Mĩ rút thẻ quân dịch châm lửa đốt và dẫm nát dưới gót giày để biểu hiện tinh thần phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ. Tiếp theo, đêm văn nghệ “Năm châu đấu tranh cho hòa bình” là những đêm “Văn nghệ xung kích”, những đêm “Đốt lửa căm thù”, nhằm “đốt lửa lên để nhận mặt kẻ thù, đốt lửa lên để nung nấu ý chí căm hờn, đốt lửa lên soi sáng niềm tin hi vọng”, để cùng nhau sát cánh đấu tranh.

Bài hát “Dậy mà đi” thôi thúc, giục giã lớp lớp người vùng dậy đấu tranh. Từ tháng 5 đến tháng 10 có đến 24 đêm biểu diễn văn nghệ tập trung, 27 buổi văn nghệ xung kích, 49 tổ báo sinh viên, 66 tập san học sinh, và 26 cuộc đi cắm trại. Hàng trăm đội xung kích thanh niên học sinh, sinh viên tỏa đi các xí nghiệp, các chợ, các xóm lao động và các vùng nông thôn ngoại thành để “nói cho đồng bào tôi nghe và nghe đồng bào tôi nói” để “hát cho đồng bào tôi nghe và nghe đồng bào tôi cùng hát” nhằm tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh đòi quyền sống, đòi hòa bình, đòi chấm dứt chiến tranh, đồi lật đổ Thiệu, đòi Mĩ phải rút hết…

Ngày 10 tháng 8 năm 1970, trong một cuộc hội thảo chống quân sự học đường, cảnh sát ngụy bắt giam 117 sinh viên, học sinh, tức thì “Ủy ban đòi quyền sống của đồng bào”, “Mặt trận nhân dân tranh thủ hòa bình”, 123 nghiệp đoàn công nhân, 35 nghiệp đoàn những người buôn bán nhỏ Sài Gòn - Gia Định đều công khai ủng hộ Tổng hội sinh viên. Trong nhà lao anh chị em đập phá nhà giam và tuyệt thực để phải đối. Địch buộc phải trả hết số bị bắt.


(1) Tháng 1 năm 1971, đồng chí Võ Văn Kiệt được điều về Trung ương Cục để nhận nhiệm vụ Bí thư Khu ủy miền Tây Nam Bộ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #162 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 08:18:03 am »

Ngày 11 tháng 9 năm 1970, một đại đội sinh viên học sinh với các đại biểu trong phong trào sinh viên phản chiến Mĩ, Úc, Nhật, Tân Tây Lan… tham gia, được thành công tại trường đại học Nông Lâm Súc. Sau đại hội, 2.000 thanh niên, sinh viên, học sinh Việt Nam và sinh viên các nước khiêng chiếc quan tài có dòng chữ:

                                                  Căm hờn lại giục căm hờn
                                                  Máu kêu trả máu, đều kêu trả đầu

(Thơ Tố Hữu)

Cùng một số đại biểu tri thức, tu sĩ, phụ nữ xuống đường kéo đến tòa Đại sứ Mĩ, hô các khẩu hiệu: “Đế quốc Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam”, “Hòa bình tức khắc”… Cảnh sát ngụy đàn áp cuộc biểu tình rất dã man, dùng cả súng phi tiễn bắn vào đoàn người, làm nhiều thanh niên bị thương nặng.

Hơn 3 tháng 3, ngày 18 tháng 12 năm 1970, trên các đường Trương Minh Giảng, Trương Tấn Bửu, các đội xung kích thanh niên, sinh viên cùng đồng bào xung quanh đốt cháy 1 xe Mĩ và đánh suýt chết 2 tên Mĩ.

Sài Gòn lại nổi lên phong trào đốt xe Mĩ. Trong gần 3 tháng, từ tháng 12 năm 1970 đến tháng 2 năm 1971, thanh niên, sinh viên và đồng bào lao động đốt 37 xe Mĩ, rải hàng chục vạn truyền đơn đòi tống cổ quân xâm lược Mĩ, đòi “thái thú” Bunker (đại sứ Mĩ) rút về nước, đòi độc lập, hòa bình, đả đảo Nixon…

Tháng 7 năm 1971, phong trào đấu tranh của sinh viên ở Sài Gòn - Gia Định chống huấn luyện quân sự học đường lại “tái phát” một cách quyết liệt. Ngày 9 tháng 7, 2 đại đội sinh viên phá cổng quân trường, bỏ về, sau khi xô xát với huấn luyện viên.

Ngày 18 tháng 9 năm 1971, ngày cầu siêu cho sinh viên Phạm Hạnh chết tại quân trường Quang Trung, gần 1.000 sinh viên Vạn Hạnh và 2.000 đồng bào khu Trương Minh Giảng xuống đường và đánh nhau dữ dội với cảnh sát suốt buổi sáng. Tại cầu Trương Minh Giảng, 2 xe cảnh sát và một chốt gác của địch bị đốt cháy.

Bên cạnh phong trào chống quân sự học đường, những tháng cuối năm 1971, thanh niên, sinh viên, học sinh thành phố nhập cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn chống trò bầu cử “hạ nghị viện” và Tổng thống tay sai Mĩ, chống “dân chủ giả hiệu”, bầu cử độc diễn, chống Mĩ can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam. Những nội dung đấu tranh này thu hút được sự đồng tình của các tầng lớp trung gian và một số binh sĩ địch. Nội dung chống bầu cử độc diễn làm cho hàng ngũ tay sai phân hóa, Thiệu thêm cô lập và suy yếu về chính trị.

Tháng 3 năm 1972, địch đưa 10 cán bộ lãnh đạo phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh ra tòa án quân sự để xét xử. Trước tòa án giặc, anh chị em bị xử biến vành móng ngựa thành diễn đàn tố cáo đế quốc Mĩ xâm lược, ngụy quyền tay sai. Ngày 29 tháng 3 năm 1972, đông đảo sinh viên lại biểu tình ngay trước trụ sở quốc hội ngụy quyền phản đối vụ án. Ngày 5 tháng 4 năm 1972, toàn thể sinh viên 13 trường đại học bãi khóa đòi Thiệu phải thả hết số sinh viên bị bắt.

Phong trào công nhân những năm 1970-1971 trong khí sắc mới: quy mô lớn hơn, phạm vi rộng hơn, mũi nhọn chĩa vào Mĩ ngụy một cách trực tiếp hơn.

Ngày 25 tháng 6 năm 1970, công nhân của 124 nghiệp đoàn ở Sài Gòn - Gia Định nhất loạt bắt đầu đình công để ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân kho tồn trữ Thủ Đức, phản đối cơ quan tiếp vận trung ương vô cớ sa thải 238 công nhân. Sau hơn 2 ngày tổn đình công, từ ngày 27 tháng 6 năm 1970, các nghiệp đoàn tiến hành bãi công theo hình thức thay phiên nhau nhằm kéo dài cuộc đình công, tạo ra áp lực liên tục đối với địch. Cuộc tổng đình công quy mô lớn này gây cho ngụy quyền nhiều thiệt hại. Hàng hóa bị ứ đọng, số lượng gạo cần thiếp không tiếp tế được đầy đủ cho quân đội chúng. Theo thông báo ngày 26 tháng 6 năm 1970 của Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định thì 2.500 tấn hàng đã bị tồn kho và 96.100 tấn hàng cho nhập kho phải để ngoài trời, toàn là loại hàng cần được cấp phát khẩn cấp cho 4 quân khu. Bọn tư sản mại bản cũng bị thiệt hại nửa tỉ đồng Việt Nam.

Tiếp theo là cuộc đấu tranh của các đại biểu công nhân ngày xe lam (ngày 29 tháng 8 năm 1970), của công nhân hãng thầu Mĩ BMK-BRJ (ngày 17 tháng 10 và ngày 26 tháng 10 năm 1970) của 3.000 đại biểu công nhân và nhân dân lao động họp đại hội tố cáo chính sách kinh tế của Mĩ, ngụy làm cho người lao động ngày càng lầm than, đói rách, thất nghiệp (ngày 15 tháng 3 năm 1971).

Cuộc đấu tranh chống “thuế lương bổng” của công nhân và lao động thành phố có quy mô khá lớn và kéo dài. “Thuế lương bổng” đánh vào đời sống vốn đã quá khó khăn cho người lao động, chỉ 1 ngày sau khi ban hành, một Ủy ban vận động yêu sách giảm “thuế lương bổng” đã được thành lập.

Mở đầu đợt đấu tranh này là cuộc đình công ngày 24 tháng 1 năm 1971 của gần 8 vạn công nhân và tư chức. Ngày hôm sau số người tham gia đấu tranh tới gần 10 vạn.

Ngày 29 tháng 4 năm 1971, hơn 4 vạn công nhân thuộc 26 nghiệp đoàn, nắm những cơ sở chủ yếu của Sài Gòn tiếp tục bãi công. Các bến cảng, các ngân hàng trong thành phố hoàn toàn ngưng hoạt động. Các hãng dầu Esso, Caltex bị tê liệt đến 70%. Hãng hàng không bị tê liệt 50%. Mĩ ngụy bị thiệt hại trên 10 tỉ đồng.

Địch vẫn ngoan cố, dây dưa, mãi đến ngày 14 tháng 1 năm 1972 chính quyền ngụy mới buộc phải tuyên bố hủy bỏ chính sách thuế lương bổng và hứa sẽ bồi thường một tỉ đồng cho công nhân lao động, tư chức đã bị thiệt hại do thu thuế này gây ra.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #163 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 08:22:09 am »

Song song với những cuộc đấu tranh chống thuế lương bổng trong từng nhà máy, xí nghiệp nổ ra những cuộc đấu tranh quy mô nhỏ đòi cải thiện đời sống, hầu hết thu được thắng lợi. Tiêu biểu như cuộc đấu tranh của hãng Pin Con Ó (Vidopin) - Một hãng sản xuất lớn về pin đèn ở miền Nam độc quyền cung cấp pin cho quân đội ngụy. Lúc đầu cuộc đấu tranh của công nhân chủ yếu là đòi chủ giải quyết một số quyền lợi vật chất. Nhưng chủ hãng dựa vào một số tên tai to mặt lớn trong chính quyền ngụy, bác bỏ yêu sách của công nhân và tuyên bố sa thải hàng loạt người tham gia đấu tranh. Song công nhân kiên quyết giữ vững yêu sách của mình. Hãng Pin Con Ó hoàn toàn bị tê liệt. Việc cung cấp pin cho quân đội Sài Gòn bị đình trệ. Trước tình thế đó, chẳng những địch không nhượng bộ, trái lại đưa cảnh sát đến can thiệp, đánh đập dã man nhiều người và bắt đi 30 cán bộ nghiệp đoàn. Công nhân không chùn bước, tiếp tục đấu tranh. Tiếng vang bắt đầu vượt khỏi hãng Vidopin. Ngày 23 tháng 10 năm 1971, các nghiệp đoàn thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quyết định đình công 12 giờ để phản đối cuộc đàn áp đẫm máu tại hãng Pin Con Ó. Các báo chí tiến bộ, các tổ chức quần chúng tiến bộ, các tầng lớp công nhân lao động và một số linh mục, các liên đoàn công nhân Nha Trang, Cam Rang và thậm chí cả một số nghị viên và dân biểu ngụy quyền ra lời tuyên bố ủng hộ công nhân hãng Pin Con Ó, lên án chủ hãng và phê phán hoạt động dã man của chính quyền Sài Gòn. Tại quốc hội ngụy, một số dân biểu tuyên bố ngừng họp tháng, không dự lễ đăng quang tổng thống và phó tổng thống Thiệu Kì.

Cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của công nhân ở một số xí nghiệp đã trở thành cuộc đụng độ gay gắt, lâu dài giữa một bên đòi tự do dân chủ, đòi dân sinh, dân quyền với một bên là lực lượng ngụy quyền phản tự do dân chủ. Tình hình ấy buộc địch phải nhượng bộ: chịu tăng lương 305 cho công nhân, nhận lại số công nhân bị sa thải và thả hết những người bị bắt.

Phong trào công nhân lao động thành phố tiếp tục giữ vững sang đầu năm 1972, trong 3 tháng đầu năm đã có tới 150 cuộc đấu tranh lớn nhỏ.

Phong trào thanh niên, học sinh, sinh viên và phong trào công nhân lao động đã tác động mạnh đến phong trào các tầng lớp trung gian và cả các tầng lớp trên mà nòng cốt là “lực lượng quốc gia tiến bộ”. Điểm mới của phong trào này là bung ra hỗ trợ các cuộc đấu tranh của công nhân.

Tháng 6 năm 1970, các báo xuất bản ở Sài Gòn nhất loạt đóng cửa đấu tranh chống Thiệu đàn áp báo chí.

Tháng 10 năm 1970, 500 nhân sĩ trí thức tổ chức hội thảo đòi Mĩ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, đòi nhanh chóng lập lại hòa bình.

Tổ chức trí vận đã vận động được 5 ứng cử viên của ta tranh cử vào hạ nghị viện với nhiều bích chương, tuyên truyền, tuyên bố chống độc tài, phát xít, yêu cầu chấm dứt chiến tranh, đòi quân đội Mĩ rút về nước, đòi chủ quyền của người Việt Nam… Cuộc vận động này gây tiếng vang mạnh. Các bích chương đó được công nhân nhiều nơi như nhà máy đèn Chợ Quán, khu công nghiệp Biên Hòa… canh gác bảo vệ suốt thời gian tranh cử và kéo dài cả 2, 3 tháng sau ngày bầu cử (tháng 8 đến tháng 10 năm 1970). Ta còn vận động một số người cảm tình với cách mạng ra ứng cử vào hạ nghị viện để có điều kiện công khai vạch trần bộ mặt xâm lược của Mĩ, bộ mặt độc tải phát xít của Thiệu, vận động Dương Văn Minh không ra ứng cử tổng thống với Thiệu để một mình tên này độc diễn trò bầu cử.

Một số tổ chức đấu tranh đòi quyền lợi cho các giới đồng bào đã được thành lập tại thành phố trong những năm 1970-1971. Tháng 8 năm 1970, “Ủy ban đòi quyền sống của Phụ nữ” ra đời. Tháng 10 năm 19710, tổ chức này họp đại hội. Hơn 500 đại biểu các thị thành miền Nam và các đại biểu nghiệp đoàn, 36 chợ cùng hàng trăm phụ nữ ở Sài Gòn đã tham dự. Đại hội kêu gọi anh chị em đoàn kết đấu tranh cho quyền sống của phụ nữ và phát động phong trào mỗi phụ nữ là một chiến sĩ hòa bình.

Sau đó, nhiều nhóm nữ sinh tỏa về các xóm lao động, các chợ búa, các xưởng máy, bến tàu, nói chuyện với đồng bào, rài truyền đơn, treo biểu ngữ, tố cáo những hành động đàn áp, tra tấn cực hình đối với chị em phụ nữ, lên án đế quốc Mĩ xâm lược, đòi Mĩ rút quân, đòi Thiệu từ chức… Chị em cổ động đấu tranh bằng nhiều hình thức: gắm huy hiệu hòa bình, phân phát các bản nhạc chống chiến tranh, gởi tâm thư cho đồng bào, thả bong bóng mang khẩu hiệu “Mĩ cút về nước”.

Chính vào thời kì này, vụ “chuồng cọp” Côn Đảo, một hình thức giam cầm dã man tù chính trị của ngụy quyền bị phanh phui; ở thành phố lại xuất hiện phong trào đấu tranh công khai mới. Tổ chức diễn đàn, các cuộc hội thảo kết hợp với đấu tranh trên mặt trận báo chí, ta đưa ra khẩu hiệu chống độc tài phát xít, đòi lập nội các hòa bình, chấm dứt chiến tranh, đòi “quân đồng minh cút hết”…

Cuộc đấu tranh của nhân dân thành phố chống chế độ tàn ác được các nhà hoạt động ở nước ngoài có mặt ở Sài Gòn đồng tình ủng hộ. Cuối tháng 7 năm 1970, quảng trường Lam Sơn trước trụ sở quốc hội ngụy, hai giáo sư Pháp là Jean Pierre và André Malgrace dũng cảm leo lên đỉnh đầu hai pho tượng lính giương cao cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng và tung truyền đơn đòi lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam. Năm 1971, hai linh mục Mĩ là Harol Bory và Willy tự trói mình nằm ngay trước cổng tòa Đại sứ để phản đối chính quyền Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam.

Có thể nói sau các đợt tổng tiến công Mậu Thân, từ năm 1969, nhất là những năm 1970-1971, trong khi địch thu được kết quả bình định nhất so với bất kì lúc nào trước đây (dù là tạm thời), chiến trường ven đô và nông thôn đang “tạm lắng dịu” thì phong trào đô thị lại “tái phát” mạnh mẽ với nét mới chủ yếu là sự tác động hỗ trợ hoặc ủng hộ lẫn nhau giữa các phong trào các giới, kể cả các tầng lớp trung gian. Ta đã đánh giá đúng phong trào sinh viên, học sinh là một mũi xung kích và là phong trào “bản lề” nối liền các phong trào khác (công nhân, lao động, nông dân, phụ nữ, báo chí, trí thức, các tầng lớp trung gian…). Lợi dụng được dịp bầu cử hạ nghị viện và Tổng thống ngụy (tháng 9 và 10 năm 1971) đưa ra những khẩu hiệu thích hợp khoét sâu mâu thuẫn địch và đưa phong trào lên là kết quả của một dự đoán đúng về âm mưu địch và đề ra các chủ trương đúng.

Xét về tác động với tình hình chung trên toàn Miền, trong lúc phong trào ở nông thôn đang có khó khăn, phong trào đô thị cùng với những chiến thắng lớn ở Campuchia, đường 9 - Nam Lào(1) tạo ra khả năng góp phần một cách tích cực cùng cả miền Nam tiến lên đánh bại Việt Nam hóa chiến tranh của địch và trực tiếp trước mắt là hình thành thế tiến công chiến lược mới ở miền Nam.

Tuy nhiên có những vấn đề khi xác định căn bản đúng đắn trong nghị quyết Bình Giã IV thì trong thực hiện lại bị sai lệch. “Chính trong giai đoạn này là giai đoạn phát triển cao độ những tư tưởng theo khuynh hướng tiểu tư sản trong Đảng bộ, nhất là một số đồng chí có cương vị lãnh đạo chủ chốt”(2). Những sai lệch này vốn đã có từ trước, đến nay phát triển rõ nét thêm, biểu lộ trong những việc cho rằng phong trào học sinh, sinh viên là phong trào có tính chất vô sản, ngược lại phong trào công nhân là phong trào mang tính chất cải lương; đánh giá phong trào công nhân lao động thiên về những hoạt động công đoàn mà ít chú ý đến đấu tranh lâm râm diễn ra đều khắp, hằng ngày của công nhân lao động trong xóm, xí nghiệp, chợ, mặt khác coi khả năng công khai, hợp pháp quá lớn, coi nhẹ các hình thức hoạt động, các tổ chức bí mật hoặc nửa công khai, biến tướng, tách rời, thậm chí đối lập các mặt này với nhau, coi nhẹ công tác xóm, đề cao “nghệ thuật chỉ đạo”, nhạy bén khai thác những mâu thuẫn trong nội bộ địch để làm bật phong trào mà không chú ý đến xây dựng thực lực.

Do những lệch lạc trên, ta “chưa tập hợp được một lực lượng quần chúng cách mạng bao gồm công nhân, lao động, học sinh, sinh viên, phụ nữ, trí thức, tổ chức và phối hợp chặt chẽ đủ sức làm cơ sở cho một quả đấm chiến lược(3), “phong trào công nhân thì còn, luẩn quẩn mãi trong những mâu thuẫn kinh tế, mâu thuẫn giữa chủ và thợ…, không tập trung mũi nhọn chủ yếu vào kẻ thù Mĩ ngụy, không đưa được đấu tranh lên mức chính trị”(4) “về học sinh, sinh viên, phụ nữ và trí thức thì tuy lực lượng thanh niên xung kích rất dũng cảm, sáng tạo, nhưng lực lượng tập hợp được còn quá ít, hoạt động có tiếng hơn có miếng, ưa huênh hoang, tự do cá nhân…”(5)


(1) Từ tháng 7 năm 1970 đến tháng 11 năm 1971, địch lại liên tiếp thất bại nặng trên hai hướng tấn công chiến lược vượt biên giới (Campuchia và Đường 9 - Nam Lào) nhằm “thử sức” quân ngụy trong công cuộc Việt Nam hóa chiến tranh.
(2) Dự thảo kiểm điểm sự chỉ đạo của Thành ủy từ Mậu Thân đến năm 1974. Lưu trữ tại Ban lịch sử Thành ủy.
(3) Nhận xét của Thường vụ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong điện số 84-SG gởi Bộ Chính trị tháng 11 năm 1971.
(4) Nhận xét của Thường vụ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong điện số 84-SG gởi BCT tháng 11 năm 1971.
(5) Nhận xét của Thường vụ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong điện số 84-SG gởi BCT tháng 11 năm 1971.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #164 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 08:22:54 am »

*
*   *

Sự phát triển liên tục, rầm rộ của phong trào đấu tranh chính trị công khai hợp pháp những năm 1970-1971 vừa qua có ảnh hưởng đến nhận thức của một số cán bộ, như cho rằng bạo lực công khai của quần chúng có thể thay thế bạo lực vũ trang cách mạng, do đó có xem nhẹ và buông lơi vai trò bạo lực vũ trang trong phương pháp đấu tranh cách mạng. Việc này có hạn chế tới sự phát triển của lực lượng vũ trang đô thị trong thời gian này. Tuy nhiên vẫn còn những cán bộ chủ trương tích cực đi vào xây dựng “căn cơ” thực lực tại chỗ và tổ chức hoạt động vũ trang, đảm bảo một nhịp độ nhất định về mặt tấn công vũ trang ở đô thị.

Đối tượng tấn công của biệt động, an ninh thành lúc này chủ yếu vẫn là những tên tay sai nguy hiểm, sĩ quan, cố vấn Mĩ và lực lượng đàn áp của địch.

Tháng 5 năm 1970, một tổ trinh sát vũ trang biệt động đột nhập quán Nhất Linh, dùng mìn tự tạo đánh chết 14 tên và làm bị thương 17 tên cảnh sát dã chiến do Mĩ đang huấn luyện tại trại A Mắc, số 190 đường Trần Quốc Toản. Trong lúc đó, một số trinh sát vũ trang khác bố trí một quả mìn trên đường Nguyễn Kim giết và làm bị thương 25 tên an ninh quân đội và cảnh sát dã chiến khác.

Tháng 6 năm 1970, tại Tổng nha cảnh sát, nơi vừa xảy ra trận biệt động tấn công tháng 2 năm 1970, một nữ trinh sát cải trang làm người buôn bán, đặt mìn tự tạo, gây nổ tại địa điểm bọn cảnh sát thường tập trung, trước trụ sở Tổng nha, giết và làm bị thương 10 tên.

Tháng 7 năm 1970, phòng làm việc của tên CIA Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động bị mìn phá tung, gần chục chiếc xe du lịch đậu gần đó hư hỏng. Rất tiếc, lúc đó tên Bửu vắng mặt nên thoát chết. Mặc dù vậy, sau trận này, Bửu nơm nớp lo sợ, luôn đề phòng mọi người xung quanh và dè dặt trong mọi cư xử nói năng đối với tay chân bộ hạ. Cùng trong tháng 7 năm 1970, các chiến sĩ Năm Thắng, Ba Hoàng, Phan Thanh, thuộc lực lượng vũ trang thành đoàn, diệt tên Ba Trà, một cán bộ quan trọng của ta đầu hàng phản bội đang tiếp tay cho giặc khám phá nhiều cơ sở cách mạng trong thành phố nhất là trong lực lượng trí vận.

Tối ngày 8 tháng 4 năm 1970, đúng lúc Tổng thống Mĩ đang huênh hoang “Việt Nam hóa đã thành công”, hai chiến sĩ biệt động là Thắng và Thu Trang thực hiện xuất sắc trận đánh nhà hàng Mĩ Phụng, tụ điểm ăn chơi của binh lính, sĩ quan Mĩ ở đầu đường Hai Bà Trưng phía Đông Sài Gòn, làm chết và bị thương 40 tên.

Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1971, lực lượng biệt động và an ninh đánh 3 trận có hiệu suất cao: trận diệt 32 cảnh sát Hàng Keo trong một quán ăn; trận diệt trên chục tên sĩ quan binh lính Đại Hàn; trận diệt hàng chục sĩ quan ngụy ngày 15 tháng 9 năm 1971 tại khách sạn Tự Do, trận mà báo chí Sài Gòn cho rằng “Trận đánh lớn nhất sau biến cố Mậu Thân”. Riêng nữ chiến sĩ biệt động Nguyễn Thị Thu Trang đã thực hiện 3 trận Mĩ Phụng, cư xá Đại Hàn và khách sạn tự do. Trưa ngày 10 tháng 11 năm 1971, hai chiến sĩ an ninh Vũ Quang Hùng và Lê Văn Châu đã trừng trị tên Nguyễn Văn Bông, tay sai đắc lực của Mĩ - Thiệu, Viện trưởng học viện Quốc gia hành chánh, cố vấn hội đồng quản trị ngân hàng. Chủ tịch phong trào quốc gia cấp tiến, người chuẩn bị trèo lên ghế thủ tướng thay Trần Thiện Khiêm trong nhiệm kì tới.

Trong mấy ngày đó, tên Vũ, thiếu tá cảnh sát đặc biệt, nắm nhiều mạng lưới phản gián, phụ tá tin cẩn của Trần Thanh Phong, đương chức giám đốc Tổng nha cảnh sát cũng bị trừng trị tại nhà riêng, do một cơ sở nội tuyến của ta thực hiện.

Những năm 1970-1971 số xe Mĩ bị lật, bị đốt trên đường phố nhiều hơn bất kì thời kì nào trước đây, đến mức từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1971, xe Mĩ không dám chạy vào thành phố và binh lính Mĩ cấm trại.

Hoạt động vũ trang nội đô thời kì này tuy chưa được khôi phục tương xứng với mũi tiến công chính trị, nhưng vẫn giữ được vai trò hỗ trợ và phối hợp đấu tranh chính trị.

Ở nông thôn, vùng ven, từ sau Nghị quyết Bình Giã IV, bắt đầu có chuyển hướng rõ ràng về chỉ đạo: hoạt động quân sự không đặt ra vấn đề tấn công ồ ạt nữa mà chỉ tấn công cục bộ, đánh nhỏ là phổ biến, đánh vừa khi có điều kiện; vừa đánh vừa củng cố xây dựng lực lượng, xây dựng bàn đạp, xây dựng lõm căn cứ; vừa đánh vừa tuyên truyền, vận động nhân dân bung về vườn đất cũ, sản xuất và tiếp tục đấu tranh với địch; đánh địch để giữ đất, giữ dân, giữ chân đứng, tạo thế, tạo lực mới. Từ giữa năm 1971, hậu cứ của Thành ủy và các cơ quan chung quanh chuyển về vùng Chô - Timphơlơn (tỉnh Preyveng). Các tổ chức Thành ủy được chấn chỉnh củng cố và mở rộng để chuyên sâu công tác đồng thời đảm bảo có ngoài có trong ổn định hơn.

Khi mở rộng chiến tranh vượt biên giới, địch giữ nguyên ác mục tiêu nội địa, liên tục thực hiện các chương trình bình định: sau “bình định xây dựng” (đầu năm 1969 đến tháng 6 năm 1970) tiếp tục “bình định đặc biệt” (từ tháng 7 năm 1970 đến tháng 2 năm 1971) rồi “cộng đồng tự vệ” và “phát triển nông thôn” (từ tháng 3 năm 1971 đến tháng 2 năm 1972).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #165 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 08:23:28 am »

Việc mở rộng chiến tranh của Mĩ ngày càng bộc lộ rõ là sai lầm của chúng: cuộc tiến công tháng 5 năm 1970 sang Campuchia là thời cơ cho cách mạng Campuchia phát triển một bước nhảy vọt: các cuộc hành quân cấp quân đoàn mâng tên “Toàn thắng 01/71-NB” lên miền Đông Campuchia và hành quân đường 9 - Nam Lào năm 1971 chứng tỏ quân chủ lực ngụy không thể làm nòng cốt trên chiến trường Đông Dương, không thay được quân Mĩ như ý định của Mĩ.

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn về lực lượng, địa bàn, nhưng với phương hướng chỉ đạo mới, đồng thời lợi dụng được sai lầm của địch, từ mùa hè năm 1971 ta dần dần khôi phục lại thế chiến trường vùng ven.

Bộ đội địa phương và du kích các huyện Bình Chánh, Tân Bình, Nhà Bè, Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức, Duyên Hải… vừa ra sức khôi phục cơ sở căn cứ lõm, vừa tự tạo vũ khí đánh địch, vừa đánh địch đi càn, vừa luồn sâu đánh địch trong các ấp chiến lược, vừa đánh địch, vừa vận động quần chúng bung ra. Các đội du kích xã, nhiều bộ phận dạt lên Campuchia nay trở về.

Tại Bình Chánh, ở ấp Tân Hòa, hầu hết những tên ác ôn, chỉ sau một thời gian hoành hành đều bị trừng trị. Hội tề ở đây sợ đến nỗi không còn tên nào dám nhận chức. Địch buộc phải điều ác ôn từ nơi khác đến, nhưng rồi được ít lâu số này cũng lần lượt phải đền nợ máu. Địch gọi ấp Vĩnh Hạnh (tên chúng đặt cho ấp Tân Hòa) là ấp “Vĩnh biệt”.

Củ Chi vẫn giữ truyền thống là vùng du kích chiến tranh mạnh.

Du kích Thái Mĩ kết hợp một tổ bộ đội địa phương tập kích diệt gọn trung đội bảo an 166 có 34 tên ngay trong ấp chiến lược Mĩ Khánh (ngày 16 tháng 5 năm 1970), cùng bộ đội địa phương và nội tuyến diệt đồn Bình Thủy gồm 40 tên địch, trong đó có tên đồn trưởng Rô và đội bình định 11 tên.

Du kích An Phú dụ lính trung đoàn 40 lọt vào một bãi mìn ở ấp Phú Trung, diệt 38 tên (có 1 thiếu tá và 1 đại úy) và diệt gọn một trung đội biệt kích Mĩ (tháng 6 năm 1970).

Đặc biệt trong trận Rừng Láng xã An Nhơn Tây, ngày 24 tháng 4 năm 1971 lực lượng vũ trang Củ Chi bắt sống một xe tăng địch, tiếp tục tập kích đồn cảnh sát Trung Hòa diệt 40 tên và diệt một toán bình định đi trên xe ở Phước Hiệp.

Từ ngày 25 tháng 3 đến ngày 28 tháng 4 năm 1971, địch huy động 240 xe tăng, xe bọc thép và xe ủi, đi ủi phá địa hình ở An Nhơn Tây và Phú Mĩ Hưng. Lực lượng võ trang Củ Chi liên tục chặn đánh, phá hủy và phá hỏng 78 xe.

Trong 2 ngày 21 và 22 tháng 5 năm 1971, địch lại cho xe ủi phá ở Trung Lập Thượng, du kích hai ấp Dân Hàng và Trung Hưng dùng mìn tự tạo phá hủy và phá hỏng 33 xe.

Nhiều địa phương chú trọng xây dựng du kích mật ngay trong hàng ngũ địch và trong vùng du kích, đặc biệt du kích mật trong phòng vệ dân sự. Ở Củ Chi, 6 tháng đầu năm 1971, du kích mật đã đánh 16 trận diệt 48 địch, trong đó có 1 trung đội trưởng an ninh ác ôn, tên đoàn phó bình định và tên ấp trưởng ác ôn ấp Bầu Tre. Nhiều tên ác ôn khác cũng lần lượt bị diệt từ tháng 7 năm 1971: Tên Diệp Chủ tịch xã Phước Vĩnh An, 2 tên ấp trưởng, 7 tên tay sai khác và tên xã trưởng kiêm an ninh xã Tân Thạnh Dũng.

Dù điều kiện chiến trường và khó khăn về quân số, ta phải thu gọn các đơn vị tập trung của Sài Gòn - Gia Định lại. Trung đoàn 268 thu lại còn một tiểu đoàn (vẫn lấy phiên hiệu 268) hoạt động chủ yếu ở vùng Trảng Bàng và Bắc Củ Chi. Trung đoàn Quyết Thắng thu gọn lại thành 2 tiểu đoàn mạnh, hoạt động ở vùng sâu Gò Vấp - Hóc Môn. Đại đội 5 đặc công Miền đưa về vùng ven hoạt động, được bổ sung cho tiểu đoàn Gia Định 4.

Sau những trận đánh địch phá địa hình, các lõm căn cứ sang năm 1972, các đơn vị này mới mở rộng được diện chủ động tấn công địch ở vùng ven và nội đô.

Đoàn 10 qua những tháng ngày “bắt cá - mò cua - mua gạo - bám trụ” cho đến cuối năm 1970, mỗi đội (cấp đại đội) chỉ còn 10 đến 15 người, tương đương không đầy 1/3 quân số ban đầu. Trong tình cảnh đó, giữ được địa bàn đứng chân đã là một điều quý giá. Nhân dân Rừng Sác tích cực hỗ trợ Đoàn 10 tồn tại với hội “Anh chiến sĩ”, những chốt hậu cần sông nước, những chuyến vượt biển đường dài để vận chuyển gạo tiếp tế.

Gian khổ hi sinh, cán bộ chiến sĩ tuyệt đối chấp hành nghị quyết bám trụ đánh địch của Đảng bộ. Một trái thủ lôi ngòi nổ phèn chua được chế biến từ quả bom lép 750 cân Anh được đội 5 kéo vào quân cảng Nhà Bè, đánh chìm một tàu 10 ngàn tấn, làm hư hại một chiếc tàu thứ 2 đậu bên cạnh.

Ngày 8 tháng 11 năm 1971, một tổ của độ 13 vượt qua các tuyến phòng thủ của địch ở ven sông Lòng Tàu, phục kích đánh cháy một tàu dầu 10 ngàn tấn. Ngày 26 tháng 11 năm 1971, địch phản kích trên diện rộng, đánh vào căn cứ Đoàn 10, lại bị diệt thêm 1 tàu LCM chở 1 trung đội bảo an (do đội 12 diệt). Từ sau đó, thế tổ chức dần được khôi phục. Đến cuối năm 1971, lợi dụng nhiều sơ hở của địch, Đoàn 10 phá vỡ thế bị bao vây, và lại nhận được một phần tiếp tế từ đất liền. Thong 3 năm từ 1969 đến 1971, 324 chiến sĩ Đoàn 10 đặc công Rừng Sác hi sinh, tương đương một nửa số liệt sĩ Rừng Sác trong 8 năm (từ năm 1966 đến năm 1975).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #166 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 08:24:46 am »

*
*   *

Sau những đợt rút quân nhỏ giọt, cuối năm 1970, những đơn vị lớn của Mĩ bắt đầu rời khỏi chiến trường. Tháng 11, 12 năm 1970, sư đoàn bộ binh 25 Mĩ (trừ lữ đoàn 3) rút khỏi Củ Chi, Trảng Bàng, Trảng Lớn. Đến tháng 7 năm 1972, đại bộ phận lực lượng chiến đấu Mĩ ở Nam Bộ mới rút hết.

Về mặt bình định năm 1971, địch đã phát triển tới đỉnh cao nhất so với bất kì lúc nào trước đây, nhưng những yếu tố không vững chắc bộc lộ ngày càng rõ, báo hiệu sự thụt lùi không cưỡng lại được. Bộ Tổng tham mưu ngụy thừa nhận “có 70% số xã hiện nay vẫn còn chi bộ Việt cộng”. Số quân ngụy năm 1970 đạt tới đỉnh cao là 1.000.000 tên; năm 1971 do rã ngũ (nhất là sau các sự kiện đường 9 - Nam Lào, Đông Campuchia) còn 710.000 tên và tiếp tục giảm đến năm 1972 còn 700.000 tên, số các ấp chiến lược loại A, B (theo phân loại của địch) ngày càng giảm.

Trên toàn chiến trường Miền Đông Nam Bộ, ta đã khôi phục được thế tiến công phối hợp 3 thứ quân về quân sự, hỗ trợ quần chúng bung ra: từ mùa khô năm 1970 đến năm 1971 trên nhiều vùng trọng điểm bình định của địch, trong đó có Dầu Tiếng, Bến Cát, Củ Chi… thế chiến tranh nhân dân dần dần được khôi phục tuy rằng hiệu suất chiến đấu của du kích còn rất thấp (trung bình 4 du kích xã, 23 du kích ấp mới diệt được 1 tên địch).

Nghị quyết Trung ương Cục lần thứ 11 (tháng 10 năm 1971) đánh giá: “Mặc dù địch và ta còn giằng co quyết liệt, nhưng tình hình nông thôn đã vượt qua thời kì khó khăn và nghiêm trọng nhất; ta đã chặn địch lại được, đã đánh lùi chúng ở nhiều nơi và đang tạo ra những điều kiện hết sức cơ bản đòi hỏi phải được tiếp tục củng cố một cách khẩn trương, vững chắc để chuyển sang bước 2 đánh phá bình định”.

Trên chiến trường ven đô, nông thôn ngoại thành, bắt đầu từ mùa khô 1971-1972, dần bung về vườn đất cũ làm ăn ngày càng nhiều. Nhiều căn cứ du kích, bàn đạp cho nội thành được khôi phục nhất là ở các vùng Củ Chi, Thủ Đức, Bình Chánh.

Từ những căn cứ bàn đạp này, các lực lượng đứng chân đang bắt đầu khôi phục quyền chủ động tấn công địch.

Trên địa bàn Củ Chi, đêm 18 tháng 1 năm 1972, tiểu đoàn 4 Gia Định tấn công khu kho bom Đồng Dù, phá hủy 11 kho lớn nhỏ.

Trên các vùng khác xung quanh Sài Gòn, 3 tháng đầu năm 1972, bộ đội địa phương và du kích đánh trên 50 trận, loại 250 tên địch, diệt nhiều tên bình định và giải tán nhiều đội phòng vệ dân sự.

Trên khắp các quận nội thành, nhiều lõm chính trị mới xuất hiện, tập trung nhất là quận 4, quận 8, Gò Vấp, khu chợ Bà Chiểu, khu Bàn Cờ, khu Hàng Xanh… Riêng khu Thị Nghè có đến hơn 10 lõm. Đầu năm 1972, Ban báo chí Thành ủy cho ra đời tờ Tin Sài Gòn - Gia Định, tiền thân của tờ Sài Gòn giải phóng sau này. Cho đến cuối năm 1970, Sài Gòn - Gia Định đã có 18 tập thể và 20 cán bộ chiến sĩ được công nhận anh hùng(1). Đến năm 1972 có thêm 2 đơn vị và 3 chiến sĩ được công nhận anh hùng(2). Không kể đợt phong anh hùng lần đầu tiên.


(1) 18 Tập thể được công nhận anh hùng: - Lực lượng biệt động thành phố. - Lực lượng vũ trang và nửa vũ trang Củ Chi. - Tiểu đoàn 1 Quyết Thắng. - Tiểu đoàn 7 trung đoàn 10. - K20 Quân y Thủ Đức. - C2 quân y phòng hậu cần Phân khu 1. - C5 quân y phòng hậu cần Phân khu 1. - Đại đội 1 bộ đội địa phương Bình Chánh. - Dân quân du kích xã Nhuận Đức huyện Củ Chi. - Dân quân du kích xã Tăng Nhơn Phú huyện Thủ Đức. - Dân quân du kích xã Phước Hiệp huyện Củ Chi. - Dân quân du kích xã Phú Mĩ Hưng huyện Củ Chi. Dân quân du kích xã Bình Mĩ huyện Củ Chi. - Dân quân du kích xã Trung Lập huyện Củ Chi. - Dân quân du kích xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn. - Dân quân du kích xã Tân Nhựt huyện Bình Chánh. - Dân quân du kích xã Vĩnh Lộc huyện Bình Chánh. 20 anh hùng: - Lê Minh Xuân bộ đội địa phương Bình Tân. - Võ Tấn Trạng bộ đội địa phương Dầu Tiếng. - Võ Hoàng Lê bác sĩ phòng hậu cần Phân khu 1. - Lê Văn Thế bộ đội địa phương huyện Củ Chi. - Nguyễn Thị Rang dân quân huyện Củ Chi. - Lê Văn Đạt du kích huyện Củ Chi. - Nguyễn Văn Tây bộ đội địa phương huyện Thủ Đức. - Dương Văn Thi bộ đội địa phương huyện Thủ Đức. - Nguyễn Văn Bá bộ đội địa phương huyện Thủ Đức. - Trần Văn Mười du kích huyện Hóc Môn. - Nguyễn Văn An du kích huyện Củ Chi. - Lê Xuân Sinh trung đoàn 16 Phân khu 1. - Mai Dinh tiểu đoàn đặc công Gia Định 4. - Trịnh Xuân Bảng đặc công trung đoàn 10 Rừng Sác. - Võ Thị Huynh y tá bộ đội địa phương huyện Bến Cát. - Phạm Văn Trọng y sĩ phòng hậu cần Phân khu 1. - Đỗ Tấn Phong biệt động thành phố. - Nguyễn Thị Thanh Tùng biệt động thành phố. - Lê Tấn Quốc biệt động thành phố. - Trần Phú Cương biệt động thành phố.
(2) Hai đơn vị anh hùng: - Đại đội 5 đặc công. - Tiểu đoàn đặc công Gia Định 4; 3 anh hùng biệt động: Nguyễn Thị Thu Trang, Đoàn Thị Anh Tuyến, Trần Thị Mai.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #167 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 08:26:23 am »

III. KHÔI PHỤC TỔ CHỨC CHIẾN TRƯỜNG THỐNG NHẤT SÀI GÒN - GIA ĐỊNH CŨ
PHỐI HỢP TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC NĂM 1972, HIỆP ĐỊNH PARIS ĐƯỢC KÍ KẾT


Chấp hành chủ trương Bộ Chính trị đề ra trong cuộc họp tháng 5 năm 1971 về việc giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, Quân ủy Trung ương đã vạch ra kế hoạch tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Hướng tiến công chủ yếu là chiến trường Trị Thiên. Các hướng phối hợp quan trọng là chiến trường Tây Nguyên, khu 5 và Miền Đông Nam Bộ.

Bộ Chỉ huy miền B2 hạ quyết tâm mở chiến dịch tương đương cấp quân đoàn trên toàn miền Đông Nam Bộ, mang tên “chiến dịch Nguyễn Huệ”. Hướng chủ yếu của chiến dịch là quốc lộ 13, Sài Gòn - Gia Định nằm trong hướng phối hợp.

Đêm 31 tháng 3 năm 1970, chiến dịch Nguyễn Huệ đã mở màn trên hướng thứ yếu (nghi binh) là quốc lộ 22; từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 5 tháng 7 năm 1972 thực hiện trận then chốt và trận quyết chiến chiến dịch, tiêu diệt chi khu Lộc Ninh, giải phóng huyện, phát triển tiến công Bình Long.

Trong lúc đó, từ tháng 2 đến tháng 1 năm 192 tại một địa điểm thuộc vùng Tây Bắc tỉnh Preyveng, Thành ủy họp Hội nghị Bình Giã V, kiểm điểm sự lãnh đạo và chỉ đạo của Thành ủy kể từ đợt 1 tổng công kích 1968, đồng thời giải quyết một số vấn đề về tổ chức như bố trí nhân sự ở cấp Thành ủy và nhiều ban ngành.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), Phó Bí thư Trung ương Cục được cử về làm Bí thư Thành ủy, các đồng chí Mai Chí Thọ (Năm Xuân) và Nguyễn Thanh Thơ (Mười Thơ) làm phó bí thơ. Các đồng chí Đoàn Công Chánh (Sáu Báo), Trần Hải Phụng tiếp tục là các ủy viên Ban Thường vụ.

Từ năm 1971 đã có một số phân khu lần lượt giải thể. Đến tháng 4 năm 1972, các phân khu đều giải thể, tổ chức Phân khu Sài Gòn - Gia Định được khôi phục như trước năm 1967, do đồng chí Trần Hải Phụng làm chỉ huy trưởng, Lê Thanh chính ủy(1).

Về các huyện, từ sau năm 1968, cho đến lúc này, lần lượt Gò Môn đã tách ra, trở lại thành Gò Vấp và Hóc Môn; Bình Tân tách ra thành Bắc Bình Chánh và Nam Bình Chánh; Nam Chi, Bắc Chi nhập lại thành Củ Chi như cũ.

Về lực lượng, tiểu đoàn 268 bổ sung quân về nhập với các đại đội địa phương huyện Trảng Bàng. Huyện Củ Chi thành lập 2 đại đội 7 và 25. Hai tiểu đoàn Quyết Thắng 1 và 2 biên chế còn 1 tiểu đoàn. Nhân viên các cơ quan được rút ra thành lập đại đội “Đồng Khởi”(2). Trung đoàn 16 được bổ sung vẫn giữ vai trò “quả đấm chủ lực”. Các tiểu đoàn bộ đội địa phương đều biên chế thành đại đội độc lập. Mặc dù số quân chưa đạt yêu cầu biên chế nhưng các đơn vị quen thuộc và am hiểu chiến trường vùng sâu, trình độ tác chiến cao.

Các lực lượng võ trang nội đô đã khôi phục được các bàn đạp bên ngoài.

Đánh hơi thấy sự chuẩn bị của ta, Nguyễn Văn Thiệu chỉ thị cho mở “đợt hoạt động đặc biệt” trong 2 tháng, từ ngày 1 tháng 1 năm 1972 đến ngày 29 tháng 2 năm 1972 bao gồm “nỗ lực của chủ lực quân, địa phương quân và nghĩa quân, lực lượng cảnh sát quốc gia”, “thực hiện đồng loạt, đều khắp và liên tục trong thời gian 2 tháng và trong thế hỗ trợ liên hoàn chặt chẽ” nhằm “ngăn chặn chiến dịch Xuân 1972 của cộng sản”(3).

Ở Sài Gòn, địch thường xuyên báo động và cấm trại 100%, điều một số đơn vị tin cậy chủ yếu là cảnh sát về tăng cường phòng thủ Sài Gòn.

Chúng bố trí ở nội đô: 8 biệt đội cảnh sát; ở ven đô 16 tiểu đoàn bộ binh, 10 liên đoàn và 47 đại đội bảo an, 251 trung đội dân vệ; ở trung tuyến: 10 tiểu đoàn bộ binh, 1 thiết đoàn và 3 tiểu đoàn pháo binh.

Song địch chưa kịp kiểm nghiệm kết quả đợt “hoạt động đặc biệt” thì ta đã vào đợt 1 chiến dịch Nguyễn Huệ, tạo ngay được thế mới trên chiến trường, quan trọng nhất là việc giải phóng Lộc Ninh - huyện rừng núi, đồng thời đập tan 2 cụm phòng thủ biên giới lớn nhất của địch là Thiện Ngôn - Xa Mát và Lộc Ninh.

Để đối phó với tình thế mới trên chiến trường trung tuyến, từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 3 tháng 11 năm 1972, địch mở cuộc hành quân “Toàn Thắng” với lực lượng tương đương 2 sư đoàn thiếu trong mỗi đợt, tập trung trên vùng trọng điểm phía Bắc Sài Gòn, đặc biệt là khu vực quốc lộ 13, Bến Súc, Bến Cát, An Lộc, đường số 8. Ngoài chủ lực quân đoàn 3, địch còn điều thêm sư đoàn bộ binh 21 và 1 trung đoàn của sư đoàn bộ binh 7 từ đồng bằng sông Cửu Long lên thay cho sư đoàn 5 bảo vệ và trục đường 13 và giải tỏa An Lộc. Mặc dù giữ được An Lộc, nhưng do thế và lực đều suy giảm, địch không thoát khỏi được thế bị động và không ngăn được đối phương khôi phục các vùng giải phóng và các bàn đạp, lõm căn cứ ở miền Đông, vùng xung quanh Sài Gòn.


(1) Tuy lập lại Quân khu, nhưng tổ chức Đảng vẫn gọi là Thành ủy.
(2) Đội công tác vũ trang phát động quần chúng vùng ấp chiến lược nổi dậy, phối hợp tấn công của bộ đội.
(3) Tư vấn số OO1/TT/TV/TM ngày 4 tháng 1 năm 1972 của Nguyễn Văn Thiệu gửi Thủ tướng, Trung tướng Tổng trưởng Quốc phòng, Đại tướng Tổng tham mưu trưởng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #168 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 08:27:15 am »

Thực hiện nhiệm vụ phối hợp chiến dịch, đầu tháng 4 năm 1972, lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định tổ chức tấn công địch trên nhiều địa bàn ven và trung tuyến.

Ở Củ Chi, Bến Cát, phía Đông sông Sài Gòn, đêm 3 rạng ngày 4 tháng 4 năm 1972, trung đoàn 16 và đại đội “Đồng Khởi” tấn công hệ thống đồn bót địch trên trục lộ 14 từ Rạch Bắp đi Dầu Tiếng. Sau hơn 10 ngày đêm chiến đấu, ta san bằng 12 đồn bót, diệt 2 tiểu đoàn và đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn khác, làm chủ đường 14 và trục sông Sài Gòn, giải phóng trên 15.000 dân bị kềm kẹp trong các ấp chiến lược bến Chùa và Thanh An, cô lập chi khu Dầu Tiếng.

Trong thời gian này, trên sông Sài Gòn, đại đội công binh nước bắn chìm, bắn cháy 53 tàu xuồng chiến đấu của địch, làm chủ thêm đoạn từ sông Trung An đến Dầu Tiếng dài 40km, mở thêm một tuyến hành lang vận chuyển từ phía sa ủa phía trước vào vùng ven đô.

Ở phía Tây sông Sài Gòn, tiểu đoàn Quyết Thắng cùng bộ đội địa phương và du kích các huyện Củ Chỉ, Hóc Môn luồn sâu, đánh địch trong các ấp chiến lược Trung Hòa, Suối Cut, Phú Hòa Đông, Hòa Phú, Tân Thạnh Đông tiêu diệt và bức rút gần 20 đồn bót, đánh thiệt hại các tiểu đoàn 305, 319, 320 bảo an và phá rã toàn bộ lực lượng phòng vệ dân sự ở các nơi này, làm thất bại âm mưu đưa bọn này lên làm lực lượng cơ động. Nổi bật nhất là cuộc tấn công hỗ trợ nhân dân bung ra ở ấp chiến lược Trung Hòa, được gọi là “cuộc đại náo Trung Hòa”.

Khu ấp chiến lược Trung Hòa là một khu dồn dân lớn có từ thời Ngô Đình Diệm với trên dưới 250 gia đình. Sau sự kiện 1968, địch đã gom phần lớn dân 6 xã phía Bắc Củ Chi gồm 1422 gia đình với 7500 người đưa vào đây hình thành một khu dồn dân có 4 ấp. Ngoài các ban hội tề ấp còn có 500 tên đủ các sắc lính chi khu, tiểu khu, những tên chỉ huy ác ôn khét tiếng. Ban ngày tung ra càn quét các lõm du kích, ban đêm phân tán, trà trộn trong nhà dân, kết hợp với phòng vệ dân sự phục kích ngăn chặn lực lượng ta đột nhập. Chúng thẳng tay đàn áp, kiểm soát gắt gao dân trong ấp, có lúc tịch thu cả phương tiện sản xuất của nông dân và cấm đi lại ngoài đồng ruộng. Mặc dù vậy, cách mạng vẫn xây dựng phát triển được lực lượng ngay trong ấp chiến lược. Đến cuối quý 1 năm 1972 đã có 6 chi bộ gồm 47 đảng viên, đoàn thể. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ mật, dân trong ấp đấu tranh giằng co quyết liệt với địch đòi trở về vườn đất cũ. Đến cuối năm 1971 đầu năm 1972 có tất cả 120 gia đình bung ra được. Người ra trước tạo chỗ dựa cho người ra sau.

Đêm 24 tháng 4 tiểu đoàn Quyết Thắng cùng bộ đội địa phương Củ Chi, du kích và an ninh 6 xã phía Bắc Củ Chi, phối hợp lực lượng binh vận xã, huyện hình thành 3 mũi thực hiện giáp công thu gon dân Trung Hòa.

Mũi một chỉ có du kích từ phía Nam lộ 7 thọc lên, đương đầu lực lượng chủ công của chi khu là đại đội bảo an 132, không vào được.

Mũi 2 hướng Đông Bắc đánh xuống, bóc vỏ từng lớp rào vào được, trụ luôn ban ngày trong khu chiến lược.

Mũi 3 đột nhập vào ấp chiến lược Bàu Điều (gần ngã 3 quốc lộ 1) và đường 7, an toàn.

Ngày 25 tháng 5, chiến sự diễn ra dữ đội. Trong khu Trung Hòa, quân ta đương đầu với 2 đại đội chủ lực và 4 đại đội bản an; ở ấp Bầu Điều, địch đưa thêm 3 đại đội bảo an và chủ lực, 2 chi đoàn thiết giáp, 1 trung đội công binh. Chúng tập trung pháo Chà Rầy, Đồng Dù, bắn yểm trợ phản kích, 10 lượt máy bay oanh tạc, lấy 1 chọi 3, tiểu đoàn Quyết Thắng và du kích đã loại 90 tên địch ngay các ấp. Đêm 25 rạng 26, ta tấn công lần nữa các mục tiêu dồn đại đội bảo an 132 ở Gò Nổi và 2 lô cốt ấp chiến lược Bầu Đồn.

Ngay từ ngày 24 tháng 4, quần chúng đã chôn phần lúa gạo mang ra không hết, phần còn lại và tài sản chất lên xe bò xe trâu, xe đạp, gồng gánh, vượt qua bom đạn mà chạy. Cán bộ chính trị, du kích nhập cuộc, tiếp sức đồng bào. Địch không ngăn nổi hàng trăm người từ các ấp Đồng Gò Nổi, Lào Táo bung ra các khu vực Bầu Tràm (xã An Tịnh), Tầm Đinh, Gò Ông Phật (xã Lộc Hưng). Một số đồng bào về gần vùng căn cứ kháng chiến Đồng Lớn, Sa Nhỏ (xã Trung Lập Thượng), xóm Trại xã Phú Mĩ Hưng. Trong khi bộ đội tác chiến, đảng viên, đoàn viên và các hội giải phóng làm nòng cốt cho quần chúng nổi dậy, truy lùng ác ôn, tải thương, tải đạn, đào công sự, phát lúa…

Đến cuối tháng 5 năm 1972, có thêm 949 gia đình ở khu gom dân Trung Hòa đã mang được 90% tài sản trở về vùng giải phóng. Đặc biệt có 44 thanh niên xung phong vào bộ đội và du kích.

Chiến dịch nổi dậy, bung ra tràn lan. Địch ở Thanh An đã rệu rã từ trước. Ấp chiến lược Thanh An bị phá banh. 243 gia đình với 1115 nam, phụ lão, trẻ em về đất cũ. Thanh An được giải phóng.

Bộ đội địa phương và du kích các huyện Bình Chánh, Tân Bình, Nhà Bè, Thủ Đức,… tấn công địch ở các khu vực Tân Kiên, Tân Nhật, Táo Túc, Bưng Sáu xã… đánh phá giao thông và thọc sâu vào các ấp chiến lược quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ.

Các lực lượng võ trang ven thành phố tích cực trừ gian diệt ác, làm mất tác dụng nhiều ban tề ấp, làm lỏng hệ thống kềm kẹp của địch ở cơ sở, thực hiện nhiều trận đánh táo bạo trong lòng địch.

Tháng 7 năm 1972, một tổ vũ trang an ninh cải trang bất ngờ xông vào bót Tân Phú Trung diệt tên đồn trưởng có nhiều nợ máu với nhân dân. Một tổ vũ trang khác đột nhập vào ấp Bà Già xã Tân Thạnh Tây diệt một lúc 7 tên cảnh sát đang tập trung chuẩn bị đi vây ráp. Lúc này, nhiều tên ác ôn không dám lại xã, ấp mà chạy vào các đồn bót để ẩn trú. Do đó, khi diệt đồn bót, ta diệt luôn cả tề, công an, tình báo và chiêu hồi… những tên thoát chết hoang mang dao động. Có tên sợ quá bỏ đi xa hoặc ra đầu thú.

Hoạt động vũ trang Xuân hè 1972 đã hỗ trợ cho 40.000 dân Củ Chi nổi dậy, phá banh nhiều khu gom dân trở về vùng giải phóng và vùng tranh chấp. Các lực lượng vũ trang đã hỗ trợ cho nhân dân Bình Chánh, Hóc Môn, Gò Vấp trở về cất trên 2.000 nhà chòi. Vùng giải phóng Củ Chi mở rộng tới lộ 8, Phú Hòa Đông. Vùng hậu cứ rộng dân và được nối liền với các vùng xung yếu ven độ. Hành lang thông suốt từ sau ra trước từ sông Vàm Cỏ Đông xuống Bình Chánh, tạo thế đứng liên hoàn từ vùng Tam Tân (Bình Chánh) qua Nhà Bè, từ Củ Chi, Dĩ An đến Bưng Sáu xã (Thủ Đức).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #169 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 08:27:44 am »

Ở Rừng Sác vào đầu năm 1972, theo chỉ thị của bộ chỉ huy Miền, Bộ tham mưu giao nhiệm vụ cho Đoàn 10: đứng vững trên địa bàn Rừng Sác, dùng lực lượng hiện có liên tục tấn công các mục tiêu bến cảng, sông Lòng Tàu. Chọn đối tượng là tàu hàng quân sự, tàu chở xăng dầu, bom đạn và phương tiện chiến tranh là chủ yếu, đánh trong cảng Nhà Bè, Rạch Dừa, đánh trên sông Lòng Tàu, đánh thường xuyên, liên tục, làm gián đoạn vận chuyển trên sông Lòng Tàu tiến tới có thể làm gián đoạn vận chuyển trong từng thời gian ngắn nhất định.

Đoàn 10 đặc công đã nối lại được hành lang lên đất liền, nhưng lực lượng hiện có đang ở độ thấp nhất. Người, súng đạn lấp vào chỗ này, hở chỗ kia. Đoàn phải khẩn trương dốc lực lượng đi vận chuyển và đảm bảo chiến đấu.

Với tinh thần khẩn trương đó trước chiến dịch, các chiến sĩ pháo đặc công Đoàn 10 hạ 9 tàu vận tải quân sự và tàu chiến đấu trên các sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh và các sông nhánh.

Đặc biệt đêm 23 tháng 3 năm 1972, một tổ người nhái thuộc đội 5 đột nhập cảng Cát Lái đánh chìm một tàu trọng tải 10 ngàn tấn và hai tàu LCM. Cùng lúc đội 13 tấn công tiêu diệt một cụm chốt, phá vỡ một tuyến phòng thủ của địch, tạo điều kiện tiếp cận đánh các mục tiêu trên sông.

Vào chiến dịch, đội 6 đánh chìm một tàu vận tải 8.000 tấn và một tàu quét mìn trên sông Lòng Tàu.

Địch tung quân đánh phá các bàn đạp. Đoàn 10 trên khu vực các xã Phú Hữu, Phước Khánh, Rạch Lá, Ông Kèo… nhưng các mũi tấn công đều bị bẻ gẫy. Trong hơn 15 ngày từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 1972, hơn chục tàu chiến đấu địch bị bắn cháy trên các sông Đồng Tranh, sông Ông Kèo, Tác Đài…

Ngày 18 tháng 5 năm 1972, một tổ đặc công nước thuộc đội 5 lại đột nhập cảng Nhà Bè, đánh chìm 3 tàu chở dầu trọng tải từ 8.000 đến 13.000 tấn.

Phong trào đấu tranh chính trị ở Sài Gòn năm 1972 không có quy mô lớn và sôi động như những năm 1970 và 1971 nhưng đi vào chiều sâu và diễn ra đều khắp, nhất là ở các xóm lao động, xí nghiệp, phường, khóm, xoay quanh các khẩu hiệu đòi dân sinh, dân chủ, đòi Thiệu từ chức, đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. Nhiều cán bộ, đảng viên âm thầm lặng lẽ đi mua gánh, bán bưng, làm thợ… bám sát các xóm lao động, các chợ… kiên trì tuyên truyền tổ chức phát động quần chúng đấu tranh, xây dựng lực lượng.

Tin chiến thắng từ các chiến trường Trị Thiên, miền Đông tới miền Tây Nam Bộ, gây một sinh khí mới trong phong trào đấu tranh chính trị đô thị.

Ngày 13 tháng 4 năm 1972, nhiều tổ chức và cá nhân tiến bộ ở Sài Gòn ra tuyên bố đòi Thiệu phải từ chức, đòi Nixon họp lại hội nghị Paris, dùng giải pháp chính trị giải quyết vấn đề Việt Nam.

Tháng 7 năm 1972, đế quốc Mĩ tổ chức tay sai hạ sát Nguyễn Thái Bình ngay khi anh vừa từ Mĩ về nước. Anh là một sinh viên Việt Nam xuất sắc tại Mĩ, đồng thời là một chiến sĩ yêu nước. Ngay trên đất Mĩ, anh đã không ngừng đấu tranh cho độc lập tự do, chống chiến tranh xâm lược của Mĩ. Đông đảo sinh viên học sinh cùng đồng bào các giới lên án, tố cáo tội ác Mĩ ngụy, đòi đưa bọn giết người này ra xét xử.

Lo sợ trước phong trào quần chúng và các lực lượng đối lập, Thiệu vội vã ban hành hàng loạt sắc lệnh phát xít, thủ tiêu mọi quyền dân chủ sơ đẳng của người dân.

Để bù đắp cho những tổn thất lớn trên chiến trường, chính quyền Sài Gòn mở rộng quy mô tổng động viên bằng cách nới rộng hạn tuổi đi lính từ 17 đến 43, bắt buộc thanh niên từ 16 tuổi trở lên phải vào phòng vệ dân sự, các tu sĩ tôn giáo cũng phải cầm súng, hạn chế tuổi vào đại học là 18. Việc này dẫn đến việc tái phát mạnh mẽ phong trào chống bắt lính và bảo vệ lính trốn ở thành phố. Từ những cuộc đấu tranh riêng lẻ của từng người, từng gia đình dần dần tiến lên những cuộc đấu tranh tập thể của từng nhóm, từng khu vực và dùng vũ khí để tự vệ. Hàng trăm nhóm thanh niên trốn lính và các lính trốn được hình thành ở khắp nội và ngoại thành. Mỗi phường mỗi xã có đến hàng chục, thậm chí vài trăm người trốn lính và lính trốn. Gần 100 thanh niên trốn lính ở Tân Quy Đông (Nhà Bè), được dân bảo vệ chu đáo. Mấy tháng liền địch chỉ bắt được 3. Ở khu vực Bảy Hiền cũng có hàng trăm thanh niên trốn lính và lính trốn, được đồng bào tích cực bảo vệ, nên mỗi khi càn quét, bắt lính, địch phải huy động đến hàng tiểu đoàn.

Tháng 7 năm 1972, Thường vụ Thành ủy ra chỉ thị số 08/CT-72 về công tác đô thị, theo đó phong trào độ thị đi vào chiều sâu, phát triển cơ sở. Năm 1972, lực lượng cơ sở phát triển và ổn định, có thế liên hoàn trong ngoài. Sau chỉ thị 08/CT-72. các ngành vận và và các quận ủy đều có cố gắng mới trong vận động, thuyết phục và nắm hoặc chi phối các tôn giáo chính trị và đoàn thể quần chúng ở nội thành, chi phối có hiệu quả. Tác dụng công khai và hợp pháp của các tổ chức ấy đưa phong trào quần chúng phát triển rộng về diện, phong phú về hình thức và chất lượng, có sự liên kết chặt chẽ giữa các phong trào. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh chính trị vẫn chưa đạt được một cao trào chính trị, tiến tới cuộc bùng nổ cách mạng như mục tiêu đã đề ra cho Sài Gòn trong nghị quyết của Thành ủy tháng 4 năm 1972 (Nghị quyết Bình Giã V), do vẫn còn đánh giá ta quá cao và đánh giá địch quá thấp. Trong lúc đó, ta chủ trương không đánh lớn vào nội thành để xúc tích lực lượng chuẩn bị thời cơ, nhưng do chỉ nhấn mạnh một chiều là không được làm cộm lên về hoạt động quân sự, nên phong trào vũ trang ở nội đô bị giảm sút đi nhiều, không đạt được tầm song song với mũi chính trị.

Tháng 8 năm 1972, Thường vụ Thành ủy ra tiếp chỉ thị số 09/CT-72 về công tác nông thôn. Chỉ thị này nhấn mạnh các vấn đề trong chỉ thị 21, 26 của Trung ương Cục giữa năm 1970 về chuyển hướng chỉ đạo, về phương châm phương thức, xác định nhiệm vụ hai lực lượng, hai phương thức cho từng xã, ấp ở nông thôn, mà từ ấy đến nay, việc thực hiện còn quá chậm. Thực hiện chỉ thị số 09/CT-72 đòi hỏi phải có thời gian để khắc phục những thiếu sót cố hữu tồn tại dai dẳng, thường biểu hiện khi đánh giá tình hình, nặng phân tích về mặt bố trí, hoạt động của các lực lượng quân sự và kềm kẹp của địch, ít chú ý đến sự áp bức, bóc lột kềm kẹp về chính trị, văn hóa, tư tưởng của địch, ít phân tích mâu thuẫn giữa các tầng lớp quần chúng với địch. Về chủ trương công tác và tổ chức thì nặng về việc sử dụng lực lượng lộ, lực lượng vũ trang mà ít chú ý đến việc xây dựng lực lượng tại chỗ, ít phát huy các hình thức bạo lực của quần chúng, ỷ lại vào các lực lượng vũ trang bên ngoài, nửa công khai và biến tướng ở nông thôn lại bị địch kềm kẹp nặng.

Từ đợt hai chiến dịch Nguyễn Huệ và sau chiến dịch, các lực lượng vũ trang xung quanh Sài Gòn tiếp tục củng cố thế tiến công, liên tiếp tấn công đồn bót bằng nhiều hình thức, kể cả vây hãm, đánh phá giao thông địch trên bộ, dưới sông, đánh càn, trụ bám ở vùng yếu, giữ vững và tiếp tục mở rộng vùng căn cứ bàn đạp.

Đại đội “Đồng Khởi” và lực lượng vũ trang Củ Chi, bao vây tiêu diệt đồn Bố Heo (Trảng Bàng). Tiểu đoàn Quyết Thắng đánh thắng nhiều trận ở Hòa Phú, lộ 1 Làng, Rừng Sác, Bầu Điều, Bầu Trâu, Lào Táo… diệt hàng trăm tên bảo an và chủ lực ngụy, đẩy lùi từng bước lấn chiếm của chúng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM