Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 11:38:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975)  (Đọc 130132 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #130 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2012, 07:10:09 am »

Trên hướng Đông Bắc, đảng bộ Thủ Đức lãnh đạo quân dân địa phương bám trụ, đương đầu với lữ đoàn 199 của Mĩ và lữ đoàn 1 sư đoàn 1 Anh cả đỏ cùng với các lực lượng ngụy trong vùng, giữ vững vùng du kích và các lõm chính trị áp sát đô thị. Trung bình mỗi xã có 1 tiểu đội du kích mạnh, có xã có trung đội (như Long Trường, Tăng Nhơn Phú), phát triển trên 100 du kích mật. Ta giữ vững hành lang xuyên xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa qua vùng Bưng Sáu xã, ăn thông qua Long Phước Thôn, bảo đảm đường dây của quân khu từ Vàm Nước Trong ra Đông Môn (Long Thành).

Ở phía Nam, Tây Nam, các lực lượng võ trang Nhà Bè đã 2 lần bẻ gãy hành quân tìm diệt của địch ở Gò Bàu (Phước Lại) và ở Hiệp Phước.

Lực lượng võ trang các quận bìa 6, 7, 8 đánh trả các cuộc càn của địch và khu vực dân như Hố Bần, Phong Đước, Rạch Bà Tràng, khu cầu sập, Vàm Nước Lên, rạch Lồng Đèn… giữ vững vùng căn cứ quận, bảo vệ được cơ sở cách mạng. Súng cối biệt động đặt ở Hàng Thái bắn Tòa hành chính quận 7. Lực lượng võ trang quận 7, vũ trang tuyên truyền diệt ác suốt hai bên Kênh Đôi, tấn công đồn Bến Đá. Vừa chiến đấu vừa xây dựng, củng cố, đến cuối năm 1967, quận 7, quận 8 đều thành lập được đội vũ trang tập trung của quận. Căn cứ quận trở thành bàn đạp mạnh phía Nam và Tây Nam thành phố để vào nội đô.

Sâu hơn nữa trong thành phố, khu ngã tư Bảy Hiền, Chí Hòa, Bàn Cờ, Nguyễn Thông, Phú Nhuận, Khánh Hội, Bình Thời… cơ sở ta đã chi phối và hình thành được các “ban chính trị làm chủ” có mức độ trong các xóm.

Đêm 30 tháng 10 năm 1967, biệt động thành bắn cối 60 li vào Dinh Độc Lập trúng nơi đang diễn ra bữa tiệc mừng “đăng quang” tổng thống của Nguyễn Văn Thiệu, có mặt phó tổng thống Mĩ Humphrey. Trận đánh có tiếng vang lớn(1).

Bên cạnh cá lực lượng võ trang, ta đã xây dựng được một lực lượng đáng kể trong các tổ chức công khai và bán công khai: Tổng liên đoàn lao động, Liên hiệp các nghiệp đoàn tự do, Tổng hội sinh viên, Tổng đoàn học sinh, Phong trào dân tộc tự quyết, Nghiệp đoàn kí giả., Lực lượng quốc gia tiến bộ, Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc, Hội bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ, Hội ái hữu nghệ sĩ, Nghiệp đoàn giáo chức…

Đi đôi với xây dựng lực lượng và hoạt động tác chiến, các lực lượng biệt động thành còn nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức vận chuyển vũ khí vào nội thành và hệ thống kho cất giấu bí mật để chuẩn bị đón thời cơ.

Chỗ ém vũ khí trong nội thành đã được triển khai xây dựng từ thời chiến tranh đặc biệt nhưng đến tháng 7 năm 1965, bộ chỉ huy quân sự Khu mới tổ chức đơn vị bảo đảm chiến đấu để phục vụ cho thời cơ chiến lược. Cơ sở đầu tiên đã nhận một số lượng vũ khí ở hẻm số 183/4 đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3 tháng 2) do đồng chí Võ Văn Căn quản lí. Vũ khí ở đây đủ để tiến công một mục tiêu trọng yếu trong thành phố. Địa điểm này nằm đối diện ngay với cơ quan viện trợ Mĩ (sau là trụ sở ICCS), sát nách Bộ tư lệnh biệt khu thủ đô. Đồng chí Căn đã cùng vợ và 7 con, mười hai năm liền sống trên hầm vũ khí chứa 50kg thuốc nổ và một số kíp, 7 tiểu liên AK với 21000 viên đạn, 50 lựu đạn, 1 súng ngắn với 50 viên đạn và một số quân trang quân dụng khác(2).

Các đơn vị A20, A30 bảo đảm chiến đấu biệt động trực thuộc bộ chỉ huy quân khu Sài Gòn - Gia Định làm nhiệm vụ xây dựng hầm, vận chuyển vũ khí vào cất ở nội thành và tổ chức ém bí mật ở các địa điểm đã chỉ định (cả vũ khí và người dùng) được gấp rút củng cố, tăng cường từ năm 1967.

Rút kinh nghiệm từ cơ sở trên, Bộ chỉ huy quân khu chỉ đạo đơn vị bảo vệ chiến đấu tiếp tục xây dựng cả hầm ém vũ khí và các lõm chính trị ở nội thành, xây dựng tiềm lực vật chất, phương tiện chiến đấu cho quân khu.

Nhiệm vụ hết sức phức tạp, khó khăn, đòi hỏi sẵn sàng hi sinh, cán bộ chiến sĩ A20, A30 dũng cảm, mưu trí, thiết lập được đường dây nối trong ngoài thành và phương tiện vận tải, hệ thống nhà, hầm ém bảo đảm bí mật.

Dựa hẳn vào quần chúng, bám chắc cấp ủy và lực lượng vũ trang địa phương vùng ven, kiên trì thực hiến “bốn hóa”: quần chúng hóa, nghề nghiệp hóa, hợp pháp hóa và phong trào hóa, xem xét cụ thể từng vị trí, nghiên cứu chi li từng biến động của phong trào… cho đến trước năm 1963, không kể tất cả các đơn vị vũ trang của các vùng, cánh tự lực xây dựng kho cất giấu của mình, riêng các đơn vị bảo đảm của quân khu đã xây dựng được 19 lõm chính trị bao gồm 325 gia đình, có 11 cơ sở ém vũ khí và phương tiện di chuyển, làm được 13 hầm vũ khí cho các mục tiêu chiến lược… Riêng hầm ở số nhà 287/70 Trần Quý Cáp (Quận 3) do đồng chí Trần Văn Lai (từ Mai Hồng Quế) xây dựng, chứa 350kg thuốc nổ, 10 tiểu liên AK và 3000 viên đạn, 2 súng B40 và 20 viên đạn, 50 lựu đạn, 1 súng ngắn… ). Hầm do đồng chí Lê Tấn Quốc (Bảy Rau muống) xây dựng ở đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng Tháng Tám), chứa hàng chục tấn vũ khí các loại. Hầm ở số 65 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức hiệu may Quốc Anh của vợ chồng đồng chí Trần Phú Cương (năm Mộc) chỉ cách Đài phát thanh Sài Gòn khoảng 100 mét.

Trong thành phố ta cũng xây dựng các cơ sở đặt sở chỉ huy, trong đó có số 7 đường Yên Đổ (tiệm phở Bình của đồng chí Ngô Toại, nay là đường Lí Chính Thắng) và nhiều cơ sở trú ém cán bộ khác.

Quá trình xây dựng các cơ sở có tính chất chiến lược ấy chính là quá trình xây dựng con người cụ thể, có đầy đủ trí lực và ý chí sẵn sàng hi sinh không chỉ tính mạng bản thân mà cả gia đình. Nhiều cơ sở đã bán nhà cũ, mua nhà mới gần mục tiêu để xây dựng hầm ém vũ khí. Đương nhiên, khi một khối thuốc nổ, một khẩu súng ra khỏi vùng căn cứ thì “cuộc chiến đấu” đã bắt đầu. “Những người lính” trong cuộc chiến đấu đó bao gồm cả già, trẻ, trai, gái. Những người già đã đóng góp công sức rất lớn như các bác Chín Khổ ở cơ sở cao su Jinet, bác Năm Dây, ông Chín Ten ở Thái Mĩ, Củ Chi…

Tháng 10 năm 1967, miền Nam mở “Đại hội quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”. Đại hội đã tuyên dương 471 anh hùng, chiến sĩ thi đua. Các lực lượng võ trang giải phóng được tặng huân chương Tổ quốc, huân chương Thành đồng hạng nhất và lá cờ mang danh hiệu “Trung thành vô hạn, anh dũng tuyệt vời, chiến thắng vẻ vang”.

Tính từ năm 1965 đến nay, Sài Gòn - Gia Định đã có thêm 2 tập thể và 7 cá nhân được tuyên dương anh hùng: đội 5 biệt động quân khu, K20 đội quân y Thủ Đức, Bành Văn Trân (biệt động), Phạm Văn Cội (du kích Củ Chi), Nguyễn Văn Đực (chiến sĩ quân giới Củ Chi), Nguyễn Văn Quỳ (bộ đội địa phương Nhà Bè), Nguyễn Văn Lịch (bộ đội địa phương Dĩ An).

Trong những đơn vị địa phương, lá cờ đầu nổi bật của miền Đông Nam Bộ là “Củ Chi đất thép thành đồng”. Tiểu đoàn Quyết Thắng được công nhận là một trong 5 tiểu đoàn đánh giỏi của miền Nam, được tặng thưởng huân chương Thành Đồng hạng 3 và lá cờ “quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”.

Những dũng sĩ diệt Mĩ của Sài Gòn - Gia Định ở đủ mọi lứa tuổi: Bác Ba Nì 68 tuổi ở Củ Chi, dũng sĩ diệt cơ giới, Cô Tiệp 17 tuổi ở Củ Chi, 2 lần dũng sĩ diệt cơ giới, diệt Mĩ…

Qua hai mùa khô phản công chiến lược, từ “tìm diệt” hòng “đánh gãy xương sống Việt cộng” đến “hai gọng kìm” tìm diệt và bình định của địch đã và đang bị phá sản. Nhân dân miền Nam đã và đang đánh bại từng bước chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mĩ.


(1) Khẩu cối đặt tại nhà 142 Tôn Thất Đạm do đồng chí Ba Đảo J9 chuyển đến. Đồng chí Ba Tường tổ chức.
(2) Năm 1964, tại nhà 183/4 Trần Quốc Toản cùng với nhà của đồng chí Năm Lai 287/70 Trần Quý Cáp), đồng chí Nguyễn Thị Lích ở ấp Đông Ba, Quận Phú Nhuận đã giấu các đồng chí cán bộ cao cấp, địch thả từ Chuồng cọp Côn Đảo về như Phạm Quốc Sắc, Phan Trọng Bình, Nguyễn Văn Một, Nguyễn Đức Thuận. Sau đó các đồng chí này lần lượt được đưa ra vùng giải phóng cùng với đồng chí Nguyễn Đức Thuận.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #131 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2012, 07:11:32 am »

II. TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MẬU THÂN,
TẬP KÍCH SÀO HUYỆT ĐẦU NÃO CỦA ĐỊCH


1. Tổ chức chuẩn bị Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Mậu Thân 1968

Cuộc phản công mùa khô thứ 2 thất bại, Mĩ đứng trước một tình thế bế tắc cả về chiến thuật, chiến lược. Sa lầy ở Việt Nam, kinh tế Mĩ suy thoái, nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh, giới cầm quyền Mĩ bắt đầu dao động, chia rẽ… Địch đã thất bại một bước rất cơ bản trong chiến lược chiến tranh cục bộ. Một thất bại về quân sự lúc này của Mĩ sẽ có tác dụng nhanh đến tình hình chính trị của nước Mĩ, nhất là năm 1968 là năm bầu cử Tổng thống.

Từ tình hình trên, Bộ chính trị nhận định: “Chúng ta đang đứng trước những triển vọng và thời cơ chiến lược lớn, đế quốc Mĩ đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nam về chiến lược”(1).

Tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị họp và ra nghị quyết lịch sử “chuyển cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam của ta sang một thời kì mới - thời kì giành thắng lợi quyết định”.

Sau khi phân tích triển vọng và thời cơ chiến lược hiện tại, Bộ Chính trị xác định: “Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích - tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định” (Nghị quyết được hội nghị Trung ương lần thứ 14 thông qua tháng 1 năm 1968).

Từ đó dự kiến 3 khả năng, nhưng xác định: phải nỗ lực phi thường giành thắng lợi cao nhất theo khả năng 1, nhưng cũng sẵn sàng đối phó với khả năng 2, khả năng 3 tuy có rất ít nhưng phải chuẩn bị đề phòng.

Khả năng một: Ta thắng to ở các chiến trường quan trọng, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn và đập tan được mọi âm mưu phản kích của địch, làm cho địch thất bại đến mức không thể gượng dậy được nữa, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng, bắt chúng phải chịu thua, phải thương lượng đi đến kết thúc chiến tranh theo mục đích, yêu cầu của ta.

Khả năng hai: Tuy ta giành được thắng lợi ở nhiều nơi, nhưng địch cố gắng tập trung và tung thêm lực lượng từ ngoài vào, giành lại những vị trí quan trọng, các đô thị lớn, nhất là Sài Gòn và dựa vào các căn cứ lớn để tiếp tục chiến đấu với ta.

Khả năng ba: Mĩ động viên và tăng nhiều lực lượng mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam, sang Lào và Campuchia, hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua của chúng.

Về tính chất cuộc tổng công kích - tổng khởi nghĩa, Bộ Chính trị xác định đó “là một giai đoạn, một quá trình tiến công chiến lược rất ác liệt và phức tạp…”(2). Về nội dung, đó là “sự tiến công của các lực lượng trên các chiến trường chính và sự nổi dậy của nhân dân ở các đô thị lớn là hai mũi tiến công chính kết hợp chặt chẽ nhau, hỗ trợ nhau và thúc đẩy toàn bộ cuộc tổng công kích - tổng khởi nghĩa khắp cả 3 vùng đô thị, nông thôn, rừng núi. Đặc biệt, sự nổi dậy của quần chúng và các cuộc tiến công của các lực lượng quân sự ở các đô thị lớn là mũi nhọn thọc vào yết hầu của địch, có tầm quan trọng quyết định với toàn bộ cuộc chiến tranh”.

So với tình hình thực tế ở chiến trường, các yêu cầu nói trên về tấn công quân sự và sự nổi dậy của quần chúng đều vượt quá sức của ta.

Về quân sự, địch còn trên 1 triệu 2 trăm ngàn quân, còn rất ngoan cố, ta chưa đủ sức chiếm giữ thành phố, nhất là “thủ đô” địch. Với lực lượng quần chúng, thực lực chính trị, Nghị quyết Trung ương Cục tháng 5 năm 1967 đã nhận định: “Thực lực chính trị ở đô thị và vùng nông thôn tạm chiếm của ta còn quá yếu, chưa phát huy hết khả năng của quần chúng cách mạng. Thực tế cuối năm 1967, ở Sài Gòn cơ sở quần chúng có hàng ngàn, nhưng chưa tổ chức được chặt chẽ theo địa bàn, phường, khóm. Phong trào công nhân còn yếu. Nông dân bị càn quét, cuộc sống xáo trộn, nhất là một số vùng vốn đã gặp khó khăn như Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp. Phong trào thanh niên sinh viên, Phật giáo có sôi nổi nhưng bề sâu còn yếu.

Lực lượng Đảng trong nội thành có: Các quận 6, 5, 3 12 chi bộ, 153 đảng viên (trong đó có 18 biệt động), quận 2, 4, 7, 8 có 24 chi bộ, mỗi chi bộ 3-4 đồng chí. Các xí nghiệp có 5 chi bộ, 16 đảng viên và 2 chi bộ cơ quan công vận.

Nghị quyết Bộ Chính trị đề ra tháng 12 năm 1967 và Trung ương Đảng chính thức thông qua tháng 1 năm 1968, nhưng tinh thần của nghị quyết đã đến Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền từ tháng 10 năm 1967. Từ đó Trung ương Cục miền Nam ra nghị quyết về tổng công kích - tổng khởi nghĩa (gọi là “Nghị quyết Quang Trung”), lấy miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn làm trọng điểm, hướng tiến công chủ yếu là Sài Gòn. Mục đích của ta là quyết tâm xóa bỏ ngụy quyền, thành lập chính quyền cách mạng và thực hiên các nhiệm vụ tiếp theo trên cơ sở đã giành được chính quyền.

Lúc bấy giờ đồng chí Phạm Hùng đã được cử làm Bí thư Trung ương Cục thay cho Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từ trần.

Thời gian cho phép chuẩn bị tính từ ngày Bộ chỉ huy Miền nhận nhiệm vụ (chưa có nghị quyết chính thức), đến ngày nổ súng chỉ có 3 tháng. Mặc dù được kế thừa một phần cơ sở “kế hoạch X” để lại trước chiến tranh cục bộ, nhưng đó là một thời gian hết sức ngắn so với yêu cầu tổ chức lực lượng và chuẩn bị chiến trường, kể cả việc đưa vũ khí, phương tiện và người vào nội thành.

Thi hành Nghị quyết Trung ương Cục tháng 10 năm 1967, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định họp tại chiến khu Dương Minh Châu, hạ quyết tâm động viên mọi lực lượng với khí thế và nỗ lực cao nhất, để thực hiện 2 nhiệm vụ được trên giao:

- Đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn.

- Phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền, làm chủ các quận và đưa lực lượng quần chúng có tổ chức vào làm chủ các mục tiêu mà bộ đội đã chiếm lĩnh, đồng thời cùng với lực lượng của Phân khu và Miền từ ngoài vào, tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân ngụy, đánh đổ ngụy quyền các cấp, giành chính quyền về tay nhân dân, tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mĩ, làm cho chúng không còn khả năng thực hiện được nhiệm vụ chính trị và quân sự ở miền Nam.


(1) Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12 năm 1967.
(2) Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12 năm 1967, Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975, NXB Hà Nội, 1988, tr. 177.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #132 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2012, 07:12:00 am »

Ngày 25 tháng 10 năm 1967, Trung ương Cục quyết định giải thể Quân khu 7 và Quân khu Sài Gòn - Gia Định, tổ chức lại chiến trường miền Đông theo yêu cầu, nhiệm vụ mới. “Khu trọng điểm” được thành lập, ban lãnh đạo có các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà.

Với ý định hình thành 5 mũi tấn công hướng vào trung tâm Sài Gòn, “khu trọng điểm” được tổ chức thành 6 phân khu, mỗi khu có 1 phân khu ủy và bộ chỉ huy quân sự phân khu.

Phân khu 1, gôm các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp, một phần huyện Trảng Bàng và các huyện Bến Cát, Dầu Tiếng. Bí thư phân khu ủy đầu tiên là đồng chí Mai Chí Thọ.

Phân khu 2 gồm huyện Tân Bình (Tân Bình và nửa Bình Chánh), các quận 5, 6, 3 và phía Bắc Long An. Đồng chí Phan Văn Hân (Hai Song) làm Bí thư.

Phân khu 3 gồm huyện Nhà Bè, nửa huyện Bình Chánh phía Nam, các quận 2, 4, 7, 8 và phía Nam Long An. Bí thư đầu tiên là đồng chí Nguyễn Văn Chín (Chín Cần).

Phân khu 4 gồm huyện Thủ Đức, Thạnh Mĩ, các quận 9 và 1. Bí thư đầu tiên là đồng chí Đoàn Công Chánh (Sáu Bảo).

Phân khu 5 gồm Bình Hòa, Dĩ An, Phú Nhuận và các huyện Lái Thiêu, Phú Giáo, Tân Uyên. Bí thư đầu tiên là đồng chí Hoàng Minh Đào (Năm Thu).

Các lực lượng nội thành tổ chức thành phân khu 6 (không có đất), có Ban cán sự Đảng nội thành và Bộ chỉ huy quân sự phân khu chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng biệt động, đặc công ở nội thành và hoạt động của các ngành, các giới nội đô. Bí thư đầu tiên của Ban cán sự là đồng chí Trần Bạch Đằng. Các thành viên Ban cán sự gồm các đồng chí: Nguyễn Thái Sơn, Trần Hải Phụng. Chỉ huy trưởng: Trần Hải Phụng, chính ủy: Võ Văn Thạnh.

Riêng Thành đoàn có sự thay đổi lớn về tổ chức. Đơn vị Thành đoàn không còn, lực lượng Thành đoàn chia làm 3, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự phân khu 6:

- Lực lượng 1 làm chức năng quân sự như biệt động (lực lượng biệt động vũ trang).

- Lực lượng 2 làm chức năng vũ trang tuyên truyền (lực lượng biệt động vũ trang).

- Lực lượng 3 làm chức nặng vận động, tổ chức và hướng dẫn quần chúng nổi dậy, giành chính quyền (lực lượng biệt động vũ trang).

Cán bộ lãnh đạo của Thành đoàn được bố trí vào 3 lực lượng nói trên.

Để chỉ đạo, chỉ huy kịp thời trong tổng công kích - tổng khởi nghĩa, Trung ương Cục quyết định thành lập một Đảng ủy tiền phương và 2 Bộ chỉ huy. Đảng ủy tiền phương gồm các đồng chí Võ Văn Kiệt (phụ trách nổi dậy), Trần Văn Trà (phụ trách quân sự). Bộ chỉ huy tiền phương Bắc (Tiền phương 1) do các đồng chí Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh lãnh đạo, phụ trách các mũi phía Đông, phía Bắc và lực lượng chủ lực. bộ chỉ huy tiền phương Nam (tiền phương 2) do các đồng chí Võ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng lãnh đạo, phụ trách các mũi phía Tây, phía Nam và các lực lượng nội thành.

Bộ chỉ huy và phân khu cũng có 2 bộ phận: cơ bản và tiền phương.

Khu ủy và Bộ chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định tạm thời giải thể và tăng cường cho các phân khu. Toàn bộ lực lượng vũ trang ở ngoại thành của Sài Gòn - Gia Định: các tiểu đoàn mũi nhọn, đặc công, bộ đội địa phương đều chuyển về thuộc các phân khu trên các hướng.

Về lực lượng, Bộ tư lệnh Miền tổ chức lực lượng thành 3 khối lớn: khối biệt động thành, khối các phân khu 1, 2, 3, 4, 5 và khối chủ lực Miền.

Khối biệt động Thành ngoài các lực lượng bảo đảm có hơn 100 chiến đấu viên của các đội từ đoàn F100 giải thể, tổ chức thành cụm để đánh các mục tiêu chiến lược.

Cụm 3-4-5 gồm các đội 3, 4, 5;

Cụm 6-7-9 gồm các đội 6, 7, 9;

Cum 1-2-8 gồm các đội 1, 2, 8.

Ngoài ra còn các đội lẻ 90C. Ngày 25 tháng 1 có lệnh của Tiền phương 2 thêm mục tiêu tòa Đại sứ Mĩ; do đó lại tổ chức thêm đội 11 để đánh Tòa đại sứ Mĩ. Nhiệm vụ của đội biệt động Thành là đánh chiếm mục tiêu đầu não địch, giữ cho đến khi các tiểu đoàn mũi nhọn đến tiếp sức, chiến đấu luôn tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy. Các mục tiêu đó là:

Dinh Độc lập (đội 5), Đài phát thanh (đội 4), Bộ Tư lệnh hành quân ngụy (đội 3), Bộ tổng tham mưu ngụy (đội 6), Tổng nha cảnh sát (đội 2), Biệt khu Thủ đô (đội 8), cổng Phi Long sân bay Tân Sơn Nhất (đội 9), Khám Chí Hòa (đội 90C), Tòa Đại sứ Mĩ (đội 11). Có 5 mục tiêu trọng yếu nhất trong 9 mục tiêu trên: Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu, Biệt khu Thủ đô, Tòa Đại sứ Mĩ (lúc đầu không coi là mục tiêu chủ yếu).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #133 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2012, 07:13:03 am »

Các tiểu đoàn mũi nhọn có nhiệm vụ sau 30 phút đến tiếp ứng biệt động chiếm luôn các mục tiêu chủ yếu:

- Dinh Độc lập: tiểu đoàn 3 Dĩ An (PK5)

- Đài phát thanh: tiểu đoàn 3 Dĩ An (PK5)

- Tòa Đại sứ Mĩ: tiểu đoàn 3 Dĩ An (PK5)

- Cổng 4 Bộ Tổng tham mưu: tiểu đoàn 2 Gò Môn (PK1)

- Cổng 5 Bộ Tổng tham mưu: tiểu đoàn 267 (PK5)

- Sân bay Tân Sơn Nhất: trung đoàn 16/PK1 + Tiểu đoàn 16 + tiểu đoàn 12 đặc công PK2.

- Biệt khu Thủ đô: tiểu đoàn 6 Bình Tân (PK2)

- Tổng nhà cảnh sát: tiểu đoàn 1 Long An + tiểu đoàn Phú Lợi (PK3)

- Khám Chí Hòa: tiểu đoàn 269/PK2

- Bộ tư lệnh Hải quân: tiểu đoàn 5 Nhà Bèn PK3 (sau chỉnh lại: tiểu đoàn 4 Thủ Đức).

Ngoài ra ở mỗi mục tiêu chủ yếu như Dinh Độc lập, đài phát thanh, tòa Đại sứ Mĩ, Bộ tư lệnh Hải quân sẽ có lực lượng 200 thanh niên - sinh viên đến tiếp ứng trước các tiểu đoàn mũi nhọn, riêng cổng 5 Bộ tổng tham mưu có 5000 thanh niên - sinh viên, Tổng nhà cảnh sát có 1000 thanh niên - sinh viên (cùng lực lượng Phân khu 2), khám Chí Hòa có 100 thanh niên - sinh viên… Các đơn vị đánh chiếm Tổng nhà cảnh sát, khám Chí Hòa, Biệt khu thủ đô, Bộ tổng tham mưu và cổng Phi Long được phối thuộc hẳn cho các Phân khu 2 và 3.

Khối các phân khu gồm các lực lượng bản thân, tăng cường 15 tiểu đoàn và đặc công (gồm cả 4 tiểu đoàn của trung đoàn Quyết Thắng)(1).

Các đội đặc công biệt động do Quân khu Sài Gòn - Gia Định tăng cường cho các phân khu, đứng bên cạnh các tiểu đoàn mũi nhọn có: Bình Tân - đội 2 và đội 65, Dĩ An - đội 66, Gò Môn - đội 1 và 67, Nhà Bè - đội 69 và 25 chiến đấu viên đặc công nước, Thủ Đức: đội 3 đặc công nước và biệt động Thủ Đức.

Từ tháng 10 năm 1967, các đơn vị biệt động Thành đã chính thức nhận được lệnh chuẩn bị điều kiện để ém quân, chuyển và ém vũ khí.

Khối chủ lực Miền có 3 sư đoàn bộ binh thiếu 5, 7, 9, trung đoàn bộ binh 88, 1 sư đoàn pháo binh, một số đơn vị và binh chủng. Nhiệm vụ của chủ lực là: tấn công một số căn cứ địch, không cho chủ lực địch kéo về ứng cứu Sài Gòn.

Ngoài các khối lực lượng nói trên, ở phân khu 6 còn có các đội vũ trang của các cánh Thành đoàn, Hoa vận, An ninh, Tuyên huấn, Công vận, Phụ vận… được giao nhiệm vụ chiến đấu, đánh chiếm một số mục tiêu cấp quận (hành chánh, cảnh sát) trong địa bàn được phân công, ngoài ra lực lượng này còn làm trinh sát, vận động binh lính ngụy làm binh biến, phát động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền, phối hợp với các mũi tấn công quân sự làm chủ thành phố. Lực lượng phụ vận cũng có một tiểu đội du kích mật nằm rải rác ở quận 1 và 2 do nữ đồng chí Lê Thị Bạch Cát, Bí thư quận đoàn 2 chỉ huy (Lê Hồng Quân phó chỉ huy). Thành đoàn theo chỉ đạo của Thành ủy đã tổ chức 3 lực lượng, phân bố đều ở các quận trung tâm thành phố 1, 2, 3, 10… để làm nòng cốt.

Ở đặc khu Rừng Sác, các lực lượng của đặc khu được biên chế thành đoàn đặc công cấp trung đoàn, mật danh Đoàn 10 với nhiệm vụ chủ yếu là chặn sông Lòng Tàu, đánh phá quân cảng, kho tàng, diệt đồn bốt, hỗ trợ cho nhân dân phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng trước ngày N. Đoàn 10 vận chuyển 15 chuyến vũ khí, khí tài vượt quốc lộ 15 vào Rừng Sác.

Để đảm bảo phục vụ cho các lực lượng tiến công, đến cuối năm 1967, ở miền Đông Nam Bộ đã hình thành các khu vực hậu cần: 81, 82, 83, 84, 100. Đã sử dụng được đường vận chuyển vũ khí qua cảng Sihanouk Ville.

Ở các huyện vùng trung tuyến như Đức Hòa, Trảng Bàng, đều thành lập đội cung cấp lo lương thực thực phẩm phục vụ tổng công kích. Ở mỗi xã có các chuyên ban: quân lương, cứu thương, chôn cất… đủ sức sơ cứu hoặc nuôi dưỡng hàng trăm chiến thương. Lực lượng tải thương mỗi xã có 1 đại đội nam nữ. Lực lượng dân công được huy động lớn. Mỗi xã vùng “trung tuyến” như An Tịnh (Trảng Bàng) có đến 5000 dân công lên đường. Riêng tỉnh Long An, ngoài lực lượng du kích và các đơn vị địa phương bổ sung lên trên, còn có 500 thanh niên mới tòng quân và được bổ sung ngay cho các phân khu.

Cuối năm 1967 đầu năm 1968, cùng với lực lượng đã đứng chặn từ trước, thêm vào lực lượng tăng cường, địch đang hình thành đội hình dầy đặc xung quanh Sài Gòn.

Vòng ngoài, trên hướng Tây Bắc có căn cứ Đồng Dù gồm lữ 1, lữ 2 và sư đoàn bộ sư đoàn 25 Mĩ, bên cạnh đó có sư đoàn bộ binh 25 ngụy và nhiều tiểu đoàn, biệt động quân, đại đội bảo an. Trên hướng Bắc có căn cứ Lai Khê của sư đoàn 1 bộ binh Mĩ, bên cạnh có sư đoàn bộ binh 5 ngụy, cùng mấy chục tiểu đoàn biệt động quân, đại đội bảo an và lực lượng dân vệ án ngữ từ Bến Cát qua Ba-Ri, Tân Quy đến Lái Thiêu, Tân Uyên. Hướng này còn có trung đoàn 11 thiết giáp Mĩ cơ động đang ở Bàu Khai, Bến Cát. Trên hướng Đông và Đông Bắc, có lực lượng Nam Triều Tiên đóng ở Dĩ An, quân dù Mĩ đóng ở Biên Hòa, quân Úc đóng ở Long Binh, sư đoàn 18 ngụy đóng ở Xuân Lộc. Trên hướng Nam địch dựa chủ yếu vào lực lượng hải quân, dù và thủy quân lục chiến (thuộc lực lượng tổng trù bị) sẵn sàng chi viện. Xa hơn nữa, về phía Tiền Giang và phía Bắc Sông Hậu có 1 lữ đoàn thuộc sư đoàn bộ binh 9 Mĩ sẵn sàng tiến về Long An và bảo vệ phía Nam Sài Gòn.

Vòng trong, ngoài lực lượng bảo vệ trị an lãnh thổ của Biệt khu thủ đô và cảnh sát dã chiến ngụy, địch còn có các lực lượng: 2 tiểu đoàn Mĩ và 1 tiểu đoàn ngụy ở sân bay Tân Sơn Nhất, lực lượng ngụy ở các trại Đống Đa, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Tô Hiến Thành… lực lượng bảo vệ các căn cứ và hậu cứ các Bộ tư lệnh Pháo binh, Thiết giáp ở Gò Vấp.

Tổng cộng, lực lượng địch bảo vệ vòng trong, vòng ngoài Sài Gòn những ngày trước Tết Mậu Thân tương đương 4 sư đoàn Mĩ, 4 sư đoàn ngụy, 8 tiểu đoàn dù và thủy quân lục chiến, 1 tiểu đoàn an ninh thủ đô, 20 vạn biệt động quân, bảo an, dân vệ, cảnh sát dã chiến, hàng ngàn khóa sinh quân sự, hàng ngàn thanh niên chiến đấu và nhiều đơn vị cơ giới, binh chủng.


(1) Trung đoàn vừa thành lập cuối năm 1967 gồm Tiểu đoàn 1 Quyết Thắng, Tiểu đoàn 2 Gò Vấp - Hóc Môn, Tiểu đoàn 3 Dĩ An, Tiểu đoàn 4 đặc công Gia Định.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #134 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2012, 07:15:45 am »

Giáp Tết Mậu Thân, địch đang có sở hở, đặc biệt là ở nội thành, vì chưa nắm được ý định lớn của đối phương nên nhiều lính còn đi nghỉ phép hoặc bỏ về nhà ăn Tết, nhiều sĩ quan đang tính việc du xuân, giao cấp dưới tự quản, cả tổng thống Thiệu cũng về quê vợ Mĩ Tho ăn Tết. Bộ tư lệnh Mĩ vẫn đang bị “cái bẫy Khe Sanh” thu hút.

Đến tháng 12 năm 1967, quân Mĩ ở miền Nam đã lên tới 48 vạn và đang còn tăng để đạt số 53,5 vạn vào cuối năm 1968(1). Ở miền Đông Nam Bộ, Mĩ đã điều lữ đoàn 196 ra Trị Thiên nhưng lại đưa sư đoàn dù 101 từ Playme vào (tháng 12 năm 1967). Tuy địch có sơ hở và Bộ Tư lệnh Mĩ vãn còn bị “cái bẫy Khe Sanh” thu hút, nhưng địch hơn hẳn ta cả về lực lượng quân sự trong và ngoài thành phố, đặc biệt trong thành phố điều đó càng rõ, ở đây ta đứng trước hệ thống công sự vững chắc và hệ thống bố phòng nghiêm ngặt. Trên sự so sánh này mà nhìn, nhiệm vụ quân sự đề ra như vậy là quá sức.

Mặc dù không đạt được mục tiêu của 2 cuộc phản công chiến lược 1966-1976, nhưng tên cơ sở có quyết định tăng thêm 2 sư đoàn, lại đánh giá không đúng về khả năng, ý định của đối phương(2), Westmoreland quyết định sẽ mở cuộc phản công lần thứ 3; riêng ở miền Đông sử dụng một lực lượng Mĩ tương đương 3 sư đoàn tăng cường(3) được hỗ trợ của 3 sư đoàn cộng 2 lữ đoàn ngụy cùng lữ đoàn, bộ binh Thái Lan (sẽ vào từ tháng 7 năm 1968) và trung đoàn Úc hình thành khối chủ lực tương đương trên 9 sư đoàn, trọng điểm vẫn là hướng Bắc Sài Gòn. Cuộc hành quân chủ yếu của cuộc phản công lần này mang tên “Hòn đá vàng” nhằm vào chiến khu Dương Minh Châu với lực lượng chủ công là sư 25 Mĩ.

Cuối năm 1967 tập trung chuẩn bị tổng công kích - tổng khởi nghĩa, ta chủ trương chỉ sử dụng lực lượng du kích cơ quan và một số bộ phận của chủ lực để đánh địch càn quét vào vùng căn cứ. Mặc dù vậy, trên chiến khu Dương Minh Châu, ta đã loại gần 2500 tên địch các loại (chủ yếu là Mĩ) trong đó có 1 chiến đoàn thuộc sư đoàn 25 Mĩ bị thiệt hại nặng. Trong bối cảnh đó, Bộ chỉ huy Mĩ lại sa vào “cái bẫy Khe Sanh”(4) và phát hiện các đơn vị lớn của miền Đông đang tiếp cận Sài Gòn. Địch phải bỏ dở kế hoạch phản công lần 4 để lo phòng ngự trên hai hướng chính: Sài Gòn và đường 9 Trị Thiên.

Ngày 21 tháng 12 năm 1967, đồng chí Trần Văn Trà báo cáo trước Thường vụ Trung ương Cục kế hoạch tác chiến toàn B2, tập trung trọng điểm Sài Gòn - Gia Định.

Ngày 25 tháng 12 năm 1967 (ngày N-6), đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung ương Cục, Bí thư “khu trọng điểm”, báo cáo trước Trung ương Cục ý kiến nhắc nhở của Bộ Chính trị, xác định đây là một giai đoạn kết thúc cuộc chiến tranh lâu dài, kiên quyết tiến công giành thắng lợi cao nhất, nhưng phải dài hơi, sẽ gồm nhiều đợt, đợt Tết Mậu Thân là chủ yếu.

Cuộc họp bàn cụ thể các mục tiêu tổng công kích, những việc cụ thể sau khi giành chính quyền.

Ngày 29 tháng 12 năm 1968 (N-2) Hội nghị Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền đánh giá việc chuẩn bị cho đợt Tết Mậu Thân.

Trong điều kiện gấp rút, chuẩn bị, tinh thần xốc tới, niềm tin thắng lợi của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và đồng bào trở thành khí thế xuống đường mạnh mẽ, náo nức chưa từng thấy trong chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Trên khắp các nẻo đường từ chiến khu về Sài Gòn, ngày đêm không ngớt những đoàn dân công, bộ đội tiến ra phía trước. Trên hành lang dài hàng trăm kilômét, từ vùng Mỏ Vẹt xuống Trảng Bàng, Hóc Môn, Gò Vấp đêm đêm có hàng trăm xe bò đầy ắp đạn, gạo lăn bánh, luồn qua hàng chục đồn bót địch, 200 tấn vũ khí đã được vận chuyển theo hành lang biên giới qua Long An xuống vành đai phía Tây và phía Nam Sài Gòn.

Từ “khí thế Mậu Thân” đang đi vào lịch sử.

Tuy nhiên, bên cạnh ý thức dồn sức tấn công thành phố, ngay từ đầu ta không coi trọng kế hoạch củng cố phía sau lưng, củng cố nông thôn. Đợt tấn công Đông Xuân 1966-1967 chưa đạt yêu cầu tiêu hao, tiêu diệt địch và chuyển thế mạnh hơn nữa. Lực lượng chính trị tuy đã được tăng cường, khí thế quần chúng cách mạng rất cao nhưng chưa được tổ chức chặt chẽ. Chỗ yếu lớn nhất là lực lượng chính trị đô thị chưa đạt yêu cầu mà một cuộc tổng khởi nghĩa cần có.

Mặc dầu chưa được phổ biến ngày giờ nổ súng, Ban thường vụ Thành đoàn thành công cuộc tập dượt quần chúng thanh niên với quy mô lớn để tập dượt nổi dậy phối hợp tấn công vũ trang. Đêm văn nghệ mừng Tết Quang Trung do Tổng hội sinh viên và Hội đồng đại biểu sinh viên Sài Gòn phối hợp tổ chức ngày 15 tháng 2 năm 1968 (N-2) với sự tham gia của 21 phân khoa đại học 53 trường trung học, đoàn văn nghệ Bừng Sáng của học sinh sinh viên tại sân Trường Quốc gia Hành chánh Sài Gòn, đã quy tụ trên 12 ngàn thanh niên, sinh viên, học sinh. Cả vạn người hát vang bài hát “Lên Đàng” của Lưu Hữu Phước. Hầu hết lực lượng vũ trang thanh niên thành phố đã được sung vào các đội vận chuyển vũ khí, các bộ phận dẫn đường: lực lượng này lần lượt chuyển vào thành phố 100 tiểu liên AK và súng ngắn K54, nhiều đạn, trên 2 tấn chất nổ.


(1) Johnson đã bác bỏ phương án đưa số quân Mĩ ở miền Nam lên 600.000 và dùng bộ binh Mĩ đánh ra miền Bắc.
(2) Theo tài liệu AB14D tháng 11-1967, địch nhận định: “Mặc dù bị tổn thất nặng, cộng sản vẫn còn khả năng tấn công đáng kể, trọng tâm đánh vào chương trình bình định, chưa đủ mạnh để tạo thắng lợi quân sự, chưa có khả năng bước sang giai đoạn tổng phản công, chỉ có khả năng bảo tồn lực lượng chờ khi Mĩ rút sẽ tổng tiến công vào quân lực Việt Nam Cộng hòa”.
(3) FBB1 + FBB2 + dù 101 (vào miền Đông tháng 12 năm 1967) + fKBKV1 (sẽ điều từ vùng chiến thuật 2 vào) + Lữ BB 199 + lữ đoàn BB196 + lữ 1-fBB.
(4) Trước Tết Mậu Thân, để tạo thế bất ngờ về ý định chiến lược mới của ta, ta mở chiến dịch đường 9 - Khe Sanh. Đêm ngày 20 tháng 1 năm 1968, chiến dịch mở màn. Việc này đã thu hút sự chú ý của địch. Chính tổng thống Mĩ Johnson đã chỉ thị cho tướng Taylor thành lập phòng tình hình đặc biệt tại Nhà Trắng để theo dõi chiến sự Khe Sanh và yêu cầu Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mĩ cam kết bảo vệ Khe Sanh với bất cứ giá nào.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #135 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 08:10:33 am »

2. Tiến công và nổi dậy đợt 1 Tết Mậu Thân, đánh địch phản kích

Giờ G, ngày N trên toàn miền được quy định là 00 giờ đến 2 giờ ngày 31 tháng 1 năm 1968 tức đêm mùng 1 sáng mùng 2 Tết theo lịch cũ. Các tư lệnh quân khu, các chỉ huy các cụm biệt động đã được phố biến 48 giờ trước giờ G.

Một việc đáng tiếc là do đổi lịch ở miền Bắc, Khu 5 và Tây Nguyên nổ súng trước, theo lịch cũ(1). B2 nhận được lệnh hoãn, nổ súng đúng lịch mới.

Do đó, tuy vẫn còn “cái bẫy Khe Sanh” ám ảnh và chưa nắm được ý định tổng công kích của ta, từ ngày 20 tháng 1 năm 1968 địch đã tăng cường bố phòng ở Sài Gòn. Ở nhiều ngã ba, ngã tư có xe Jeep gắn đại liên chực sẵn, các đội tuần tra nhan nhản trên đường phố.

Mặc dù vậy, từ ngày 29 đến ngày 30 tháng 1 năm 1968 (tức mùng 1 Tết Mậu Thân), theo kế hoạch, các chiến sĩ biệt động, từng người, từng tốp, bằng mọi phương tiện, xe đò, xe hơi nhà, xe lam, xe gắn máy… dưới dạng người đi làm về, người đi ăn Tết… lần lượt vào các vị trí ém quân ở nội thành, gần các mục tiêu.

Tại sở chỉ huy tiền phương phân khu 6 - số nhà 7 - Yên Đổ, tiệm phở Bình do ông bà Ngô Toại làm chủ, trong các ngày 29 và 30 tháng 1 năm 1968 (tức 30 và mùng một Tết), các cán bộ chỉ huy tấn công các mục tiêu nội thành lần lượt đến nhận nhiệm vụ. Đồng chí Nguyễn Văn Trí - người được phân công phụ trách cơ quan sở chỉ huy tiền phương, đã bào cáo tình hình, động viên, bố trí công việc cho anh chị em tại đây, trao đổi với các cụm, rà soát lại các hầm ém vũ khí, lực lượng tại chỗ và các hợp đồng nhận vũ khí.

Đồng chí Đỗ Tấn Phong chịu trách nhiệm đến ba hầm chứa vũ khí: hầm nhà đồng chí Trần Văn Miêng - Võ Thị Sang, số nhà 348/38B Bác Ái, Bình Hòa, Gia Định (nay là phường 11 quận Bình Thạnh); hầm nhà đồng chí Phan Văn Sự và Phan Trọng Thúy, 99/1C Trương Minh Kí (nay là nhà 281/26/9 Lê Văn Sĩ, quận 3); hầm nhà đồng chí Bùi Thị Lí 246/25 Nguyễn Huỳnh Đức (nay là đường Huỳnh Văn Bành, phường 11, quận Phú Nhuận).

Đêm mùng một Tết Mậu Thân (ngày 30 tháng 1 năm 1968), đồng chí Võ Văn Thạnh, chính ủy phân khu 6, từ cơ sở bí mật nhà đồng chí Nguyễn Nông, số 241/5 đường Bạch Đằng (cầu Long Vân Tự)(2) Bình Thạnh, đến sở chỉ huy số 7 Yên Đổ - tiệm Phở Bình. Trước gần 100 cán bộ, chiến sĩ, cơ sở, các ban chỉ huy cụm các cánh, đồng chí trịnh trọng đọc lời hiệu triệu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Đồng chí nhắc lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, phổ biến giờ G, phát lệnh cho các cụm biệt động làm nhiệm vụ xuất kích tiến công các mục tiêu đầu não Mĩ ngụy ở Sài Gòn.

Giờ giao thừa Tết Mậu Thân 1968, quân dân miền Nam náo nức đón thư Chúc Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


“Tiến lên, toàn thắng ắt về ta!”


Lời thơ Bác như một hồi kèn xung trận!

Kế hoạch của ta là: biệt động bất ngờ đánh chiếm mục tiêu và giữ trong khoảng 1 giờ chờ các tiểu đoàn mũi nhọn và lực lượng thanh niên xuất kích hoặc lực lượng địch binh biến đến hỗ trợ tăng cường và giữ luôn mục tiêu.

Theo hợp đồng, “giờ G” được báo hiệu bằng những loạt ĐKB bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất và bộ chỉ huy MACV, vị trí chỉ huy của tướng Westmoreland, nhưng đã không thực hiện được. Chờ mãi không thấy, 2 giờ sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968 bộ phận phối thuộc cho tiểu đoàn 268 phân khu 2 ở phía Tây Tân Sơn Nhất bắn 8 quả 82 li vào sân bay. Cả thành phố coi đó là hiệu lệnh tấn công.

Cụm biệt động 6-7-9 gồm 27 tay súng do Đỗ Tấn Phong chỉ huy cơ động trên 2 chiếc xe hơi, hình thành 2 mũi tiến công và cổng số 2 hướng Nam Bộ tổng tham mưu ngụy và cổng Phi Long hướng Nam sân bay Tân Sơn Nhất ngay sau loạt cối 82 vừa nổ. Địch quá đông, chống trả quyết liệt, cả hai mũi không vào được bên trong. Sáng ra, địch tung bộ binh và thiết giáp có máy bay yểm trợ liên tục pháo kích. Ở đường Trương Quốc Dung, các chiến sĩ cụm 6-7-9 lợi dụng địa hình, địa vật, anh dũng đánh lui từng đợt xung phong của địch, diệt 2 xe bọc thép, phá hủy 1 đại liên, loại khỏi vòng chiến gần 100 tên địch. Chiến sĩ Phạm Thị Mĩ (Phạm Thị Oanh) vừa làm liên lạc vừa chiến đấu, lúc cầm súng thay đồng đội bị thương vong, lúc trèo lên cao quan sát địch báo cáo cụm trưởng, lúc lại vận chuyển đạn băng qua lưới lửa địch để tiếp tế cho đơn vị. Đồng chí bị thương nhưng vẫn không rời trận địa (các đồng chí Đỗ Tấn Phong và Phạm Thị Oanh đều đã được tuyên dương Anh hùng các lực lượng vũ trang).

Không có tiểu đoàn bộ binh 267 của phân khu 2 và 500 thanh niên sinh viên đến tiếp tế ở hướng này như hiệp đồng. 14 giờ ngày 1 tháng 2 năm 1968 đơn vị hết đạn, cụm 6-7-9 buộc phải nhanh chóng giải quyết hậu quả, phân tán về vị trí quy định, mặc dù ở hướng Bắc Bộ tổng tham mưu ngụy, tiểu đoàn phân khu 1 và đội đặc công đã đánh được cổng số 4, lọt vào trụ lại một góc bên trong, đang đánh phản kích.

Lực lượng tiến công “Phủ tổng thống” (Dinh Độc lập) gồm 15 chiến sĩ đội 5 (có 1 nữ) do Trương Hoàng Thanh chỉ huy. Lúc 1 giờ 30 phút sáng, từ số nhà 280/70 Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần), lực lượng xuất phát với 3 xe hơi nhỏ và một hon đa (có 1 xe hơi chứa chất nổ để phá hủy mục tiêu). Gần đến Dinh Độc lập ở phía đường Nguyễn Du, lính gác địch phát hiện bắt dừng lại. Đoàn xe cứ tiến, chúng la lên báo động. Các chiến sĩ trên xe đầu tiên nổ súng diệt mấy tên này và dùng bộc phá để phá cổng cho xe chứa chất nổ lao vào, tiếc rằng bộc phá không nổ do trục trặc kĩ thuật. Tuy vậy, tổ bộc phá đã lọt được vào trong. Địch bắn xổi xả, 2 chiến sĩ hi sinh, số còn lại tạm lui, hai bị thương. Địch từ các phía bên trong ập tới bịt kín các cổng. Các tổ xuất kích buộc phải triển khai đội hình chiến đấu trên đường Nguyễn Du. Từ phía Đông xuất hiện 1 toán 7 tên Mĩ, theo sau có 7 xe Jeep chở đầy lính đang lao tới. Các chiến sĩ dùng B40 bắn cháy cả hai xe và dùng AK quét sạch đám chạy bộ. Ngay sau đó phía trên đường Thủ Khoa Huân lại xuất hiện 1 xe Jeep chở lính cũng đang lao tới. Đợi chúng gần, chiến sĩ ta liên tiếp đánh 5 lựu đạn, diệt tất cả địch trên xe. Như vậy, sau 30 phút, đội 5 diệt 3 xe jeep và khoảng 20 tên. Địch kéo đến mỗi lúc một đông, có cả xe bọc thép. Thêm một số chiến sĩ hi sinh. Đã 3 giờ sáng, không thấy tiểu đoàn bộ binh mũi nhọn và thanh niên, sinh viên kéo đến tiếp sức như kế hoạch. Đến 4 giờ sáng, thêm đội trưởng Trương Hoàng Thanh hi sinh. Gần sáng điểm lại còn 8 người, anh em rút vào số nhà 56 Thủ Khoa Huân và tổ chức cố thủ trên lầu 3. Đói, mệt, giữa vòng vây giặc, 8 chiến sĩ ngoan cường, chiến đấu suốt cả ngày 31 tháng 1 năm 1968 tức mồng 2 Tết (trong đó có nữ y tá Chín Nghĩa). Quân ngụy dùng thang cứu hỏa leo lên lầu. Anh em chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tháo súng, vứt bỏ, lại dùng gạch đá, gỗ chặn địch. Đồng chí Lê Tấn Quốc (Bảy Rau muống), với khẩu AK làm nhiệm vụ chốt chặn ở cầu thang đã anh dũng hi sinh. Mờ sáng hôm sau, 7 chiến sĩ còn lại lên sân thượng chuyển qua nhà kế tiếp và tiếp tục di chuyển. Đến ngôi nhà 108 đường Gia Long (đường Lí Tự Trọng bây giờ), tất cả rơi vào tay giặc (Liệt sĩ Lê Tấn Quốc được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang).


(1) Có nhận được lệnh hoãn, nhưng quân đã ém nên xin đánh trước.
(2) Chủ nhà là Trần Văn Miêng đã từ trần. Nhưng trước khi mất, đồng chí có đưa cho vợ là Vũ Thị Sang một nửa tờ bạc và dặn “nếu sau này có ai đến đưa ra nửa tờ bạc còn lại, ăn khớp thì cho phép người đó nhận vũ khí”. Chị Sang đã làm tròn nhiệm vụ cách mạng mà chồng đã giao lại vào ngày 30 tháng 1 năm 1968.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #136 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 08:11:40 am »

Lực lượng tấn công Đài phát thanh Sài Gòn gồm 12 chiến sĩ đội 4 biệt động do Nguyễn Văn Tăng, cụm trưởng cụm 3-4-5, phụ trách chung, Năm Lộc trực tiếp chỉ huy. Vũ khí được ém tại nhà vợ chồng đồng chí Trần Phú Cương (Năm Mộc), Trần Thị Út số 65 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm quận 1 (tiệm may Quốc Anh), xuất phát tại đấy là một tổ đi bộ, 2 tổ đi xe (1 xe Toyota và 1 xe honda) lúc 2 giờ 59 phút. Vừa tiếp cận mục tiêu, mới bước xuống xe địch đã nổ súng, đồng chí Trần Phú Cương bị thương nặng, trước khi tắt thở, đồng chí động viên đồng độ tiên lên. Sau 3 phút chiến đấu, ta đã làm chủ Đài phát thanh. Ý định của ta là dập tiếng nói của địch, đồng thời dùng phương tiện của địch vừa chiếm được phát đi tiếng nói của cách mạng động viên tinh thần, sĩ khí của quân dân thành phố và toàn miền Nam tiến lên giành thắng lợi quyết định. Thế nhưng sau khi chiếm, kĩ thuật viên của ta đã bị địch ngăn chặn không đến được, kĩ thuật viên của địch đã bỏ chạy, nên kế hoạch không thực hiện được. Trong khi đó, trực thăng của địch đã xuất hiện và kêu gọi đầu hàng (!), 15 phút sau từ hướng Đa Kao, một đoàn xe thiết giáp địch lao tới. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt đến sáng. Đội 4 đánh thiệt hại 1 đại đội lính dù, 1 trung đội an ninh ngụy. Nhưng nhiều cán bộ chiến sĩ lần lượt hi sinh. Không có lực lượng mũi nhọn Phân khu 5 và lực lượng thiết giáp địch làm binh biến đến tiếp cứu như hiệp đồng. Các chiến sĩ biệt động trước lúc hi sinh, dùng 20kg thuốc nổ phá hủy hệ thống máy móc của đài. Tập thể 4 đồng chí đã hi sinh ở Đài phát thanh: Năm Lộc, Bảy Thân, Nhẹ, Hồng. Sáng hôm ấy, trong dòng người tiến về Đài phát thanh, chị Trần Thị Út, vợ đồng chí Năm Lộc, hết sức bàng hoàng, tận mắt thấy địch khiêng xác chồng mình quăng lên xe, chị cố nén đau thương để không cất lên tiếng khóc. Quay trở lại nhà, chị bình tĩnh và thông minh trước tình huống địch đang bao vây, khám nhà, đặt máy nghe trộm… trong lúc 2 cán bộ ta về được còn trong hầm bí mật. Mãi đến sáng ngày 3 tháng 2 tức mùng 5 Tết, chị mới tổ chức được cho các anh Tư Tăng và Ba Tẻo thoát ra được khỏi nhà về căn cứ an toàn. Đêm hôm đó, chị Út độn bụng giả làm người đi nhà thương sinh để để thoát khỏi ngôi nhà, đến tạm trú nhà người chú ruột là Trần Văn Trổ ở đường Trần Quý Cáp. Ngày 10 tháng 2 năm 1968, địch khám xét, lục nọi nhà chị một lân nữa, phát hiện được hầm bí mật, nhưng mọi việc đã rồi(1).

Cuối năm 1969, với tấm căn cước thật mà địch đã cấp mang tên Trần Thị Liên, chị Út hợp pháp trở lại Sài Gòn với cương vị đội trưởng một đội trinh sát gồm 20 chiến sĩ hoạt động trong thành phố, cho đến ngày Sài Gòn giải phóng.

Trận đánh Đài phát thanh Sài Gòn đã làm câm tiếng nói gọi là “Tiếng nói Việt Nam Cộng hòa” từ những giờ phút đầu ta đồng loạt tấn công Tết Mậu Thân vào Sài Gòn. Đồng chí Trần Phú Cương sau được tuyên dương anh hùng.

Tại Bộ tư lệnh hải quân ngụy, 16 chiến sĩ biệt động của đội 3 do đồng chí Trần Văn Liêm (tức Bảy Lốp) chỉ huy, dùng xe du lịch áp sát mục tiêu, diệt ngay một số lính gác ở cổng trước, phía bến Bạch Đằng. Tổ bộc phá lập tức lao vào trong, dưới sự yểm trợ của tổ hỏa lực. Địch đánh trả mạnh. Các chiến sĩ lần lượt người trước ngã, người sau lao tới. Địch dồn toàn lực bao vây ta. Cuộc chiến đấu kéo dài đến sáng. Không có tiểu đoàn Thủ Đức và 200 thanh niên sinh viên đến tiếp ứng như hiệp đồng. 14 chiến sĩ biệt động anh dũng hi sinh, chỉ còn 1 nữ chiến sĩ trở về được căn cứ và đồng chí Hai Liễu vượt sông Sài Gòn về được cánh 4 Thủ Đức.

Cùng với những trận đánh trên, 17 cán bộ chiến sĩ đội biệt đông 11 (gồm các chiến sĩ đơn vị và cơ quan thuộc phân khu 6) do đồng chí Ngô Thanh Vân (Ba Đen) chỉ huy chung với Phan Văn Sửu (Bảy Tuyển) đốc chiến, Út Nhỏ trực tiếp phụ trách đội đi trên xe du lịch Dauphin và một xe tải nhẹ Peugeot 304, xuất phát từ nhà chị Hai Phê - Nguyễn Thị Huệ, số 59 Phan Thanh Giản (nay là đường Điện Biên Phủ) cách mục tiêu 200 mét chạy theo đường Mạc Đĩnh Chi tiếp cận tòa Đại sứ Mĩ (ở đường Thống Nhất) lúc 2 giờ 45 phút. Sau khi diệt 2 lính Mĩ ở cổng gác và dùng thuốc nổ phá thủng bức tường bao quanh, toàn đội xông vào sâu, tiếp cận tòa nhà dùng hỏa lực nã vào cửa và giao chiến với lính Mĩ bảo vệ. Quân ta lọt vào tòa Đại sứ Mĩ trong lúc đại sứ Mĩ Buner đang ở một cơ quan Mĩ trên đường Pasteur. Tên lính Mĩ gác điện thoại chỉ kịp kêu một tín hiệu cấp cứu đã bị bắn gục ngay tại bàn. Lúc 3 giờ 5 phút, một chiếc xe đi tuần của quân cảnh Mĩ bắt được tín hiệu cấp cứu phát từ sứ quán vội chạy tới, 2 tên quân cảnh vừa nhảy xuống bị diệt tại chỗ. Nhận thấy tiểu đoàn 716 quân cảnh của Mĩ không đủ sức bảo vệ Đại sứ Mĩ, Fred Weyand (tư lệnh các lực lượng dã chiến Mĩ ở vùng 3 chiến thuật) điều một bộ phận lực lượng sư đoàn dù 101 ở miền Đông đổ quân bằng trực thăng xuống nóc nhà tòa Đại sứ Mĩ. Nhưng chiếc trực thăng đầu tiên đã bị bắn quá mạnh, việc đổ quân không thể thực hiện được lúc trời chưa sáng.

5 giờ sáng, giặc đã vây 4 phía bên ngoài, tiếp đến trực thăng của sư đoàn dù 101 lại ồ ạt kéo đến nhưng vẫn bị hỏa lực ta đuổi đi. Không có 200 thanh niên sinh viên đến chi viện đội 11 theo kế hoạch. 7 giờ sáng, quân cảnh Mĩ mang mặt nạ đầu heo xông vào cổng chính, 20 phút sau đó hãng AFP đưa tin do kí giả Peter Arnett từ Sài Gòn điện về New York: “Việt cộng đã chiếm lĩnh bên trong tòa Đại sứ”. 8 giờ trực thăng trở lại đổ quân Mĩ xuống lầu thượng. Chiến sĩ đội 11 độc đảm chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Toàn đội đã dũng cảm hi sinh, bị thương và bị bắt.

Cán bộ, chiến sĩ đội 11 mới được giao nhiệm vụ ngày 27 tháng 1 năm 1968 và trưa ngày 28 tháng 1 năm 1968 mới bắt đầu làm công tác tổ chức tại nhà Bộ Chiêu (Bến Cát). Phần lớn chiến sĩ mãi đến tối ngày 30 tháng 1 năm 1968 mới được biết. Tuy nhiên, anh em đã chiến đấu rất xuất sắc.

Cụm 1-2-8 có 30 súng, có nhiệm vụ tấn công biệt khu tủ đô và Tổng nhà cảnh sát, yêu cầu phải chiếm giữ một thời gian, theo kế hoạch có tiểu đoàn 6 Bình Tân của phân khu 2 và 1000 sinh viên thanh niên đến tiếp sức. Chiều 30 tháng 1 năm 1968 từ địa bàn đứng chân An Tịnh (Trảng Bàng), cụm bắt đầu hành quân.

Nhưng khi toàn thành phố nổ súng, phối hợp với các đơn vị phân khu 2, phân khu 3 chưa chặt, cụm này hãy còn ở ấp 2 Tân Nhựt, cách Sài Gòn 15km về phía Tây Nam, do đó không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Đội biệt động 90C có nhiệm vụ tấn công nhà lao Chí Hòa, giải thoát tù nhân. Đêm 30 tháng 1 năm 1968 đội hành quân từ Sa Nhỏ (Củ Chi), giữa đường gặp địch, anh em nổ súng và rút lui. Đội 90C không hoàn thành nhiệm vụ.

Trong đợt 1, theo kế hoạch, có lực lượng thành đoàn sẽ tổ chức Đại hội liên hoan “Tết Quang Trung” tại vườn Tao Đàn và sau khi biệt động chiếm các mục tiêu trong nội đô, lực lượng học sinh sinh viên sẽ đến phối hợp làm chủ các mục tiêu ấy. Cũng theo kế hoạch, các cơ sở binh vận ở lữ đoàn dù 1, căn cứ thủy quân lục chiến, một đơn vị thiết giáp, cục an ninh quân đội và căn cứ thiết giáp Phù Đổng, sẽ nổi dậy làm binh biến và đưa lực lượng đến tiếp sức cho quân ta ở hai mục tiêu Dinh Độc Lập và Đài phát thanh. Các kế hoạch trên đều không thực hiện được, lí do trực tiếp là các điều kiện đều chưa chín muồi, dưới một nguyên nhân bao trùm là vấn đề tương quan lực lượng. Ngoài ra, thời gian hành động không phổ biến kịp đến cấp thực hiện trực tiếp.

Tại nhà số 7 đường Yên Đổ, nơi đặt sở chỉ huy tiền phương phân khu 6, sáng mồng 3 Tết, lúc Bộ chỉ huy vừa đi, quân cảnh ngụy đến bao vây, xông vào nhà bắt vợ chồng bác Ngô Toại, con gái, con rể và một số cán bộ, chiến sĩ liên lạc còn ở lại theo nhiệm vụ. Tại Tổng nhà cảnh sát, địch bắt bác Ngô Toại lột hết quần áo, trói chặt chân vào ghế rồi dùng gậy đánh, đổ nước vào miệng, xịt dầu lên tóc rồi đốt… chết đi sống lại, bác vẫn một mực không khai điều gì, không nhận là cơ sơ biệt động. Địch đày bác ra Côn Đảo, lại tiếp tục tra tấn đủ kiểu, bác giữ trọn lòng trung với cách mạng cho đến ngày được trao trả (năm 1973).

Với ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm cao, chiến công của các đội biệt động Sài Gòn vang dội trong Tết Mậu Thân, nhưng sự tổn thất cũng không nhỏ (41 đồng chí hi sinh, 26 đồng chí bị bắt trong số 86 đồng chí trực tiếp chiến đấu).


(1) Tuy vậy, chúng vẫn tung tin bịp “đã bắt được thủ phạm Trần Thị Út”, đăng ảnh chị trên các báo kèm theo những lời chị “thú nhận tội lỗi và cầu xin được hưởng lượng khoan hồng”, cùng một bài tường thuật về những phát hiện ỏ số nhà 65 Nguyễn Bỉnh Khiêm mà chúng gọi là “cơ sở may quân phục của Việt cộng”, với đầy đủ hồ sơ chi tiết về căn hầm bí mật và một bản thống kê tỉ mỉ nào vải, máy khâu, dao kéo, kim chỉ… mà chúng tịch thu được. Trong khi đó, chị Út đã được đưa vào vùng căn cứ của Khu Sài Gòn - Gia Định, chính thức trở thành một chiến sĩ biệt động.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #137 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 08:13:05 am »

*
*   *

Phối hợp với biệt động nội thành, các tiểu đoàn mũi nhọn, các trung đoàn độc lập khẩn trương bôn tập triển khai đội hình tiến công theo hiệp đồng.

Cùng thời gian, lực lượng biệt động cụm 6-7-9 tiến công Bộ tổng tham mưu ngụy ở cổng 2, tiểu đoàn 2 Gò Vấp, Hóc Môn được tăng cường một bộ phận tiểu đoàn 4 đặc công, thực hiện nhiệm vụ tấn công Bộ Tổng tham mưu từ phía cổng 4.

Đêm trên đường bôn tập tiếp cận mục tiêu, người cán bộ địa phương dẫn đường tự ý tách khỏi đội hình, đơn vị phải mò mẫm, vận động theo sự chỉ dẫn của đồng bào, mãi đến 4 giờ sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968 mới bắt đầu tấn công Bộ Tổng tham mưu từ phía cổng 4. Trong điều kiện không còn bất ngờ, tiểu đoàn 2 phải nổ súng chiến đấu từ bên ngoài. Mặc dù vậy, 7 giờ sáng, một mũi của tiểu đoàn đã chiếm được cổng 4 và phát triển vào bên trong, bắt tù binh dẫn đường chiếm kho đạn, kiềm chế sân trực thăng. 9 giờ sáng, địch tung tiểu đoàn dù 8 có xe tăng M41 yểm trợ, mở cuộc phản công vào cổng 4. Quân ta lợi dụng các công sự có sẵn và lợi dụng các đại liên mới chiếm được đánh trả có hiệu quả. Trong lúc đó, từ các nhà lầu trên đường Võ Di Nguy nối dài, hỏa lực quân ta bắn dồn dập vào đội hình tiểu đoàn dù 8, chúng không sao tiến lên được. Sáng 1 táng 2 năm 1968, địch lại ném thêm tiểu đoàn 2 chiến đoàn thủy quân vừa mới điều từ Cai Lậy (Định Tường) về Sài Gòn ngày 31 tháng 1 năm 1968 đến tiếp sức cho các trận địa đã mất. Địch lại tung thêm tiểu đoàn dù 6 vào trận. Các đơn vị dù chia làm 2 cánh, từ cổng số 3 và số 2 len lỏi tiến về cổng số 4. Tiểu đoàn 2 Gò Môn và đặc công vẫn kiên cường bám vị trí chống trả, sử dụng vũ khí địch đánh địch, giữ vững trận địa suốt ngày hôm đó. Tối 1 tháng 2 năm 1968, tiểu đoàn mới tổ chức rút ra trong điều kiện địch đông ken, đơn vị bị chia cắt, anh em thương vong và thất lạc nhiều, khi về căn cứ còn 28 tay súng(1).

Cùng lúc tiểu đoàn 2 Gò Vấp - Hóc Môn tấn công Bộ Tổng tham mưu, còn nhiều mũi khác của phân khu 1 tấn công các mục tiêu quan trọng: trại pháo binh Cổ Loa, trại thiết giáp Phù Đổng, trung tâm huấn luyện Quang Trung…

Tiểu đoàn 1 Quyết Thắng từ xã An Nhơn tấn công vào trại pháo binh Cổ Loa và trại tiết giáp Phù Đổng diệt tiểu đoàn địch bảo vệ 2 căn cứ này. Sau đó, tiểu đoàn tiếp tục phát triển đánh chiếm xưởng quân cụ 80, đại đội 80 tiếp vận truyền tin, căn cứ 10 tồn trữ quân trang… phá hủy hủy hầu hết xe pháo, loại khỏi vòng chiến nhiều sĩ quan, binh lính địch. Trong số địch bị diệt có trung tá Tuân chỉ huy trại thiết giáp, trung tá Ngô Ngọc Thọ và đại úy Trần Hạnh, sĩ quan pháo binh, thiếu tá Đoàn Dư Khương. Tiểu đoàn 1 bắn rơi tại chỗ 7 máy bay lên thẳng, 1 máy bay trinh sát L19. Ngày 2 tháng 2 năm 1969, địch điều các tiểu đoàn 1 và 4 thủy quân lục chiến đến phản kích. Tiểu đoàn 1 chiếm giữ khu vực trại Cổ Loa ngoan cường đánh trả, loại khỏi vòng chiến gần 100 tên địch, bắn cháy 5 xe tăng và xe bọc thép. Sau một tuần bám trụ đánh phản kích và tập kích lại địch ở khu vực này, tiểu đoàn rút ra phía An Nhơn cùng các đơn vị bạn tiếp tục trụ lại vùng ven.

Cùng lúc tiểu đoàn 2 Gò Vấp - Hóc Môn và 1 bộ phận tiểu đoàn 4 tiến công Bộ Tổng tham mưu ở phía cổng 4, 1 bộ phận trung đoàn bộ binh 1 sư đoàn 9 chủ lực Miền tiến công trung tâm huấn luyện Quang Trung và vùng phụ cận.

Tiểu đoàn 5 pháo kích ĐKB của Miền và tiểu đoàn 8 pháo binh phân khu pháo kích các căn cứ Đồng Dù, Tân Sơn Nhất, Đồng Chùa, Trung Hòa…


(1) Một số ít lực lượng dạt qua phía nghĩa trang Bắc Việt, phần lớn rút về phía ngã tư Phú Nhuận, theo đường Chi Lăng, đến Hàng Keo đi vào đường Hoàng Hoa Thám, vào các hẻm trở ra ngã ba Cây Thị, đánh phản kích ở dây rồi vào đường Ngô Tùng Châu, cư xá Hiền Vương ở 1 ngày với rất nhiều chiến thương, khi ra lại chạm địch ở khu vực đường sắt buộc phải tạm quay lại cư xá Hiền Vương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #138 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 08:13:33 am »

*
*   *

Trên hướng tiền phương 2, đêm 30 tháng 1 năm 1968 một bộ phận cán bộ sở chỉ huy tiền phương Nam suất phát từ phía Bắc Bình Chánh, dưới sự hướng dẫn của nữ giao liên Đoàn Lê Phong, luồn lách qua nhiều đồn bót địch, bí mật áp sát trường đua Phú Thọ, Chợ Thiếc. Nhưng địch phát hiện được bộ phận này, đồng chí Võ Văn Kiệt lệnh (qua điện đài) cho đoàn cán bộ rút trở lại Cầu Tre, chỉ để lại phân đội an ninh vũ trang với nhiệm vụ kềm chân và tiêu diệt địch để bảo vệ các đồng chí cán bộ chuyển qua khu vực an toàn hơn. 12 chiến sĩ an ninh nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa sẵn sàng chiến đấu.

Trên hướng Tây (hướng PK2), tiểu đoàn bộ binh 268 cùng tiểu đoàn đặc công 12 hợp đồng với trung đoàn bộ binh 16 có nhiệm vụ đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Đêm 30 tháng 1 năm 1968 tiểu đoàn chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công đúng hợp đồng, nhưng chờ mãi đến 2 giờ sáng không thấy có ĐKB làm “pháo lệnh” như hiệp đồng, ban chỉ huy tiểu đoàn 268 quyết định sử dụng 8 quả đạn cối 82 bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất thay pháo lệnh ĐKB. Không chờ các đơn vị bạn đến theo hiệp đồng, tiểu đoàn giữ quyết tâm tiến công đúng giờ đã định. Sau loạt đạn cối, xuất kích xông lên đánh chiếm hai lô cốt đầu cầu phía Tây Bắc sân bay, tiếp đó, vượt qua một bãi trống thọc vào hướng bãi đậu máy bay. Tuy nhiên, địch đã kịp thời xuất trận xe M48, hỏa lực, yểm trợ lực lượng không đoàn 33 và dù phản kích. Địa hình bất lợi, quân ta buộc phải lui trở lại hai lô cốt đầu cầu và lui dần về khu vực Tham Lương. Tại đây, tiểu đoàn 268 trụ lại đánh địch phản kích suốt ngày 31 tháng 1 năm 1968. Cùng các lực lượng ta trong khu vực loại 7 xe bọc thép của địch.

Đêm đó, quân ta di chuyển về hướng Tân Thới Nhất (Hóc Môn), tiếp tục đánh địch nống ra vùng này và những ngày sau.

Các lực lượng phân khu 2 từ các căn cứ Bà Vụ, Vinh Lộc, Lí Văn Mạnh tiến công khu vực phía Tây Sài Gòn theo 3 cánh:

Ở cánh 1, tiểu đoàn 16 chiếm lĩnh hãng dệt VINATEXCO làm bàn đạp tiến công sân bay Tân Sơn Nhất. Chỉ có 1 bộ phận nhỏ vào tới một góc sân bay, nhưng cách đường băng 400m thì bị đẩy lùi ra khu vực hãng dệt. Bộ phận này trụ lại, cùng các đơn vị ở đây đánh địch phản kích từ Tân Sơn Nhất ra, từ Củ Chi, Hóc Môn xuống.

Ở cánh 2, tiểu đoàn 267 tiến về Bộ Tổng tham mưu ngụy nhưng đến ngã tư Bảy Hiền thì bị chặn, lui ra cầu Tham Lương cùng tiểu đoàn 16, tiểu đoàn 12 đặc công và tiểu đoàn 268 đánh địch phản kích (tiểu đoàn 38 và 41 biệt động quân ngụy).

Tiểu đoàn 269 đảm nhiệm cánh 3 tiến công vào khu rada Phú Lâm nhưng không thành công. Lực lượng này vòng qua Cầu Tre đánh vào đường Trần Quốc Thảo, tiến đến chợ Thiếc trụ lại đánh phản kích ở khu vực Bà Hạ, Nhựt Tảo, Chợ Thiếc.

Cùng với các cánh trên, tiểu đoàn 6 Bình Tân có nhiệm vụ thọc sâu để phối hợp với biệt động đánh chiếm biệt khu thủ đô, nhưng suốt 8 giờ hành quân (xuất phát từ Vườn Thơm - Lí Văn Mạnh) không đến được, đơn vị chia nhiều mũi thọc sâu về hướng cánh 2, cùng lực lượng cánh 2 chiến đấu trong khu vực của cánh. Tiểu đoàn tấn công trại cảnh sát ngụy ở cạnh trường đua Phú Thọ, đánh địch ở đường Nguyễn Văn Thoại, đường Trần Quốc Toản, sau đó phát triển tiến công đến các khu vực đường Nguyễn Lâm, Nguyễn Kim, Nguyễn Tri Phương, Triệu Đà, chùa Ấn Quang. Bị đánh bất ngờ, địch ở nhiều nơi trên địa bàn cánh 2 bỏ chạy tán loạn. 6 giờ sáng, địch điều tiểu đoàn 38 biệt động quân cơ động bằng máy bay lên thẳng từ Nhà Bè lên ứng cứu. Tiểu đoàn 6 và lực lượng trên địa bàn cánh 2 chiếm lĩnh một số nhà cao tầng, các ngã ba, ngã từ từ đường và các ngõ hẻm, đánh chặn địch. Địch phải tiến quân rất dè dặt. Một cánh quân địch xông vào nhà đường Nguyễn Tri Phương và đường Nguyễn Tiểu La, bị đại đội 1 tiểu đoàn 6 diệt gọn. Một cánh địch khác, men theo các đường Ba Hạt, Bà Bầu, Vĩnh Viễn, Nhựt Tảo đều bị thiệt hại nặng. Một cánh địch nữa tiến theo các đường Trần Quốc Toản và Lí Thái Tổ, hướng về chợ Cá bị quân ta đánh chặn. Địch tung các toán biệt kích, thám báo xâm nhập vào phòng tuyến quân ta ở khu vực Nguyễn Kim, Nguyễn Văn Thoại, Lê Đại Hành… nhưng đều bị nhân dân phát hiện chỉ cho quân ta bắt. Đặc biệt các khẩu đội đại liên của đại đội trợ chiến đã chiếm lĩnh vị trí lợi hại trên sân thượng tòa nhà cao tầng số 527 đường Trần Quốc Toản, sát cây xăng Esso, khống chế được các khu vực đường Nguyễn Tri Phương, Lê Đại Hành, Lữ Gia, trường đua Phú Thọ… không cho các tốp máy bay lên thẳng của địch đổ quân ứng viện xuống trường đua. Một mũi của cánh 2 tiến vào đường Tô Hiến Thành, nhưng nửa đường bị chặn. Đánh sâu, phát triển rộng, tiểu đoàn 6 bị thương vọng nặng. đêm 31 tháng 1 đại đội 2 và đại đội 3 tăng cường một số cho đại đội 1, còn lại rút về vị trí tập kết ban đầu ở Bình Chánh. 23 giờ cùng ngày, đại đội 1 dưới sự chỉ huy trực tiếp của tiểu đoàn trưởng Lê Minh Xuân, cùng tiểu đội vũ trang thuộc Bộ tư lệnh tiền phương Nam phối hợp với các cán bộ địa phương, phát động quần chúng ở các khu vực ngã Bảy tổ chức mít tinh, huy động được hàng trăm đồng bào đến dự để thông báo các tin chiến thắng và động viên nhân dân cùng bộ đội diệt địch. Sau mít tinh, một số thanh niên nam nữ xin gia nhập quân Giải phóng luôn và được bổ sung ngay cho đại đội 1 để làm nhiệm vụ tải thương, dẫn đường. Trên toàn quận 6, trong đợt Tết có gần 1.000 thanh niên xin gia nhập quân Giải phóng. Những ngày tiếp sau, các chiến sĩ đại đội 1 phân tán thành từng nhóm nhỏ tiếp tục chiến đấu ở khu vực trường đua Phú Thọ, các đường Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Tri Phương, Trần Quốc Toản, Sư Vạn Hạnh, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Bàn Cờ, Trần Hoàng Quân, Minh Phụng… Sau hơn 1 tuần lễ ngoan cường chiến đấu trong lòng địch, đại đội rút ra Tân Kiên, Tân Nhựt (Bình Chánh) để củng cố.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #139 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2012, 08:14:00 am »

Phối hợp với các lực lượng phân khu 2, tại khu vực Nguyễn Kim, Tân Phước, 12 chiến sĩ vũ trang an ninh dựa vào từng căn nhà, từng góc phố, từng con hẻm để chiến đấu, luồn lách, cơ động, chặn đứng hàng chục cuộc tấn công của địch. Địch tung thêm vào hướng này 1 tiểu đoàn biệt động quân và hàng chục xe tăng, xe bọc thép, vây kín các ngả đường, quyết bắt cho được bộ phận cán bộ sở chỉ huy tiền phương Nam. Cuộc chiến đấu mỗi lúc càng lác liệt. Tại góc đường Tân Phước - Lê Đại Hành, chiến sĩ an ninh Nguyễn Minh Hoàng bị thương vẫn bám công sự chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Anh đã anh dũng hi sinh vào chiều ngày 4 tháng 2 năm 1968. Những ngày tiếp theo, cuộc chiến đấu không cân sức càng ác liệt. Các chiến sĩ Nguyễn Văn Lợi, Lê Văn Thìn, Lê Văn ngọc, Nguyễn Đức Oanh, Bùi Văn Đức, Ngô Văn Bạch, Nguyễn Văn Chụp, Bùi Văn Tâm, Nguyễn Hoàng An lần lượt hi sinh, đến ngày 7 tháng 1 chỉ còn lại 2 chiến sĩ Phạm Minh Trung và Lê Văn Tăng lui về trụ lại nghĩa địa Phú Thọ để tiếp tục đương đầu với hàng ngàn quân giặc có máy bay, xe tăng, pháo binh yểm trợ, chiến đấu đến kiệt sức, cả hai chiến sĩ đều sa vào tay giặc. Tại phòng điều tra Tổng nhà cảnh sát ngụy, cả hai kiên cường, giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng, địch đã thủ tiêu hai anh. 12 chiến sĩ vũ trang an ninh đều anh dũng hi sinh, song đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ đoàn cán bộ chỉ huy tiền phương.

Trên mặt trận này còn có các lực lượng vũ trang thanh niên sinh viên và một số tổ vũ trang nữ biệt động nội thành Sài Gòn cùng sát cánh chiến đấu với tiểu đoàn 6 Bình Tân và phát động quần chúng nổi dậy ở các khu vực Bình Thới, Phú Thọ, Trần Hoàng Quân, Vườn Lài, Sư Vạn Hạnh, Ngã Bảy, Vườn Chuối, Bàn Cờ… Đồng bào ở quận 5, quận 6 hướng dẫn lực lượng vũ trang truy lùng ác ôn, kêu gọi binh lính ngụy ra hàng. Lực lượng vũ trang cánh Hoa vận vận động quần chúng nổi dậy làm chủ các khu vực chợ Thiếc, Lò Gạch, Lò Gốm, Lò Thiêu, một số khu vực ở đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Huỳnh Đức. Suốt mùng 1 đến mùng 6 Tết, lực lượng Hoa vận tìm diệt ác ôn, phát triển lực lượng chính trị, võ trang, xây dựng cơ sở.

Trên nhiều khu vực chiến sự ác liệt, chiến sĩ ta bị thương hoặc bị lạc đơn vị, đồng bào chấp nhận chịu nguy hiểm, tận tình chăm sóc, nuôi giấu anh em rồi tìm cách đưa ra ngoài thành phố để trở về căn cứ. Gia đình bác Tư Mạnh ở đường Nguyễn Tri Phương băng bó, nuôi giấu một chiến sĩ giải phóng suốt 1 đêm. Sáng hôm sau, anh Thu, người cùng khu vực đưa chiến thương này ra khỏi vòng vây của địch. Gia đình chị Phạm Thị Trang ở đường Minh Mạng nuôi giấu một chiến sĩ trong nhà suốt 2 ngày 4 và 5 tháng 2 năm 1968, sau đó giúp anh một chiếc xe đạp để thoát ra khỏi vòng vây quân thù. Bà Hồ Thị Hương ở phường Nhựt Tảo bình tĩnh, khôn khéo tiếp chuyện với bọn cảnh sát đi lùng sục, cứu được 2 chiến sĩ giải phóng đang ẩn ngay trong nhà bà. Anh Duyên ở khu vực chùa Pháp Hội, ngã Bảy với 2 y tá chích dạo dùng xe gắn máy vượt qua lửa đạn, lần lượt đưa 12 chiến thương về số nhà 98 đường Trần Văn Vân. Tại đây, gia đình bác Nguyễn Quang Tuyến nuôi giấu, che chở anh em suốt 1 tuần lễ. Sau đó, số chiến thương này được đưa sang nhà bác Đào Văn Lễ số 702/87 cùng đường Trần Văn Vân. Ở đây, các chiến thương lại tiếp tục được nuôi dưỡng đến trung tuần tháng 2 năm 1968, anh Duyên mướn được 1 chiếc xe lam đưa cả 12 chiến thương về Long Định. Những chuyện người thành phố “tự nhiên mà nhập cuộc” như vậy không sao kể hết được.

Trên hướng phân khu 3, lực lượng ta từ các khu vực Long Cang - Long Định - Hiệp Phước - Phước Lại tiến vào khu vực phía Nam Sài Gòn theo 3 cánh: Phú Định - Phú Lâm, quận 8, quận 4.

Tiểu đoàn bộ binh 2 Long An tấn công địch trên lộ số 5 đoạn từ ngã ba Phúc Lạc đến cầu Nhị Thiên Đường, phát triển đánh chiếm cầu Hiệp Ân phường Chánh Hưng và phường Binh An quận 8, phối hợp với lực lượng vũ trang quận 7 đánh chiếm cầu Vạn Nguyên, vùng Sân Tro, hãng rượu Bình Tây và cầu Bình Tiên, sau đó phát triển qua đường Minh Phụng, Bình Thới, trường đua Phú Thọ, bắt liên lạc với lực lượng phân khu 2.

Tiểu đoàn bộ binh Long An tiến công địch chốt giữ ở ngã ba Bến Đá, diệt bót Vị Quang, chiếm bến Phạm Thế Hiển từ cầu Hiệp Ân đến nửa đường Bến Đá làm chủ phường Bến Đá, phường Hàng Thái, sau đó đánh địch phản kích ở khu vực này cho đến ngày 7 tháng 2 năm 1968.

Tiểu đoàn bộ binh Phú Lợi đánh chiếm khu vực rạch Lồng Đèn, xóm Chú Quái, phường Bến Đá, vượt sông Bình Điền chiếm Vàm Nước Lên, phát triển qua cống Bà Liêu phường Phú Định, bao vây bót Kiều Công Mười. Sau đó, tiểu đoàn Phú Lợi được lệnh đánh ra Đa Phước, bảo vệ phía Nam tiểu đoàn 1 và 2 Long An đang đánh địch phản kích.

Tiểu đoàn 5 Nhà Bè định tiến vào nội thành qua ngả quận 4 (xóm Chiếu) nhưng khi đến Tân Quy đã gặp địch, buộc phải dừng lại đánh địch phản kích.

Phối hợp với các đơn vị chủ lực, lực lượng vũ trang quận 7 chiếm bến Nguyễn Duy và huy động đồng bào tập trung ghe thuyền để đưa bộ đội vượt sông Kênh Đôi, tiến sâu vào thành phố, đánh chiếm bót Ma Rắc, đánh chiếm cầu Nhà Thương, lùng diệt ác ôn đầu sỏ. Một mình chị Tám Gờ diệt 5 ác ôn ở phường Rạch Cát. Chị Hiếu, công nhân hãng rượu Bình Đông, chỉ còn 1 tay vẫn dùng súng ngắn diệt 3 ác ôn tại cầu số 3 phường Bình Đông. Một đội du kích thuộc phân khu 3 vào được đến quận 2, lối sang quận 4 và trở lại đường Bùi Thị Xuân, quận 2 (tại một quán cà phê). Hàng trăm thanh niên đeo băng đỏ trên cánh tay, hăng hái dẫn đường cho bộ đội tiến công địch, thu gom vũ khí chuyển lên phía trước tiếp tế cho các chiến sĩ đang chiến đấu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM