Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:19:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975)  (Đọc 129661 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2012, 08:51:45 am »

*
*   *

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, kể từ ngày 23 tháng 9 năm 1954 khi lớp lớp nhân dân “nóp với giáo, mang ngang vai” ra đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến”, đến đây đã trải qua hơn 3.000 ngày đêm. Hơn 3.000 ngày đêm, Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã vượt qua muôn vàn gian khổ hi sinh, kiên cường kháng chiến, liên tiếp giành được những thành tích không nhỏ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của toàn dân tộc. Máu của hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào thấm đẫm khắp mọi góc phố nội đô, mọi vùng quê ngoại ô thành phố đã vun bồi thêm truyền thống chống ngoại xâm bất khuất của đồng bào Nam Bộ nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung.

Hơn 3.000 ngày đêm kháng chiến ấy đã tinh cất nhiều bài học lịch sử quý báu về tổ chức và chỉ đạo đấu tranh, về xây dựng và lãnh đạo lực lượng vũ trang ba thứ quân ở thành phố và vùng ven đô, về xây dựng lực lượng chính trị trong các tầng lớp cư dân đô thị, về tiến hành chiến tranh du kích, phát động và duy trì phong trào đấu tranh toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính ở vùng sau lưng địch, vận dụng thích hợp đường lối chiến tranh của nhân dân của Đảng tại một trong những sào huyệt lớn của kẻ thù.

Cuộc kháng chiến của cả nước chống thực dân Pháp xâm lược đã kết thúc thắng lợi vẻ vang. Nhưng nửa phía Nam của Tổ quốc còn do quân thù chiếm đóng. Đế quốc Mĩ ra sức phá hoại Hiệp định Genève, nhảy vào miền Nam lập chính quyền và quân đội bù nhìn tay sai, lấy Sài Gòn làm thủ đô, thực hiện chính sách xâm lược thực dân mới.

Từ đây, cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới. Quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hành trang kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai, nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước!



Cuộc biểu dương lực lượng khởi nghĩa ở Sài Gòn sáng ngày 25-8-1945



Lực lượng vũ trang thành phố tại chiến khu An Phú Đông (12-1946)



Vệ quốc đoàn Gia Định tại chiến khu Vườn Thơm (người ngồi giữa là đồng chí Trần Hải Phụng - Tham mưu trưởng Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2012, 08:52:46 am »



Cuộc đấu tranh của học sinh - sinh viên Sài Gòn ngày 9-1-1950



Cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn chống Mĩ (ngày 19-3-1950)



Du kích ngoại thành chuẩn bị chống quân Pháp càn quét



Thủy lôi quân ta đánh chìm tàu St. Loubrie của Pháp trên sông Lòng Tàu
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 10:34:34 am »

Phần thứ hai

KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ
(1954-1975)

Chương bốn

TỪ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ ĐẾN KHỞI NGHĨA VŨ TRANG,
TẠO THẾ TẠO LỰC CHUYỂN GIAI ĐOẠN
(Từ 20 tháng 7 năm 1954 đến tháng 3 năm 1961)

I. TỪ CAO TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ
ĐẾN THOÁI TRÀO CÓ VŨ TRANG TỰ VỆ


Hiệp định Genève thừa nhận những yêu cầu cơ bản mà nhân dân ta đã đổ bao nhiêu xương máu để giành cho được qua chín năm kháng chiến: hòa bình, độc lập, hai năm sau sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, một ngày sau khi cắm cờ chiến thắng trên nóc hầm De Castrie ở Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã nhắc: “Thắng lợi tuy lớn, nhưng mới là bước đầu” (Thư chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cán bộ, chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ). Bên cạnh nỗi vui mừng, phấn khởi và lòng tin vào Đảng, vào Bác Hồ, vào sự tất thắng trước sau như một, đồng bào, chiến sĩ Sài Gòn - Gia Định không tránh khỏi những băn khoăn, những dấu hỏi đang đặt ra trước một thực tế thấy trước: rồi đây ở miền Nam sẽ không còn chính quyền cách mạng, không còn lực lượng võ trang nhân dân… “Hai năm sau sẽ tổn tuyển cử” là quy định rõ ràng của hiệp định, nhưng vẫn là điều bấp bênh, khi mà tên trùm sỏ đế quốc thế giới đã từ lâu chực hất Pháp ở Đông Dương, đang phá hoại hiệp định.

Việc chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới đã bắt đầu từ những ngày chuyển quân tập kết: những cuộc bàn bạc gấp rút, phân công âm thầm đang diễn ra trong các đảng bộ Sài Gòn - Gia Đinh. Ai bí mật nằm lại phải chuẩn bị cùng đồng bào vượt qua cơn giông bão không tránh khỏi, ai chuyển quân ra Bắc thì học tập rèn luyện sẵn sàng chiến đấu…

Bao nhiêu việc bộn bề: vũ khí, hầm hố, cơ sở bí mật, hình thức đấu tranh, bảo tồn thực lực cách mạng, sắp đặt thế trận… cùng lúc đặt ra phải xác định ngay trước thời điểm lịch sử đã sang trang.

Trụ sở phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cắm cờ đỏ sao vàng đặt ở đường Chi Lăng quận Phú Nhuận, bên cạnh trụ sở Ủy ban Quốc tế kiểm soát đình chiến.

Mười ngày sau khi hiệp định được kí kết, một tổ chức mang tên “Phong trào Bảo vệ Hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn” đã được sáng lập, đứng đầu là những nhà trí thức yêu nước, trong đó có luật sư Nguyễn Hữu Thọ, kĩ sư Lưu Văn Lang, giáo sư Phạm Huy Thông, giáo sư luật khoa Nguyễn Văn Dưỡng, cựu chính trị phạm Nguyễn Thị Lựu, chủ tịch Hội tăng già Việt Nam Thích Huệ Quang… Dưới chủ tịch đoàn danh dự gồm những người trí thức có uy tín lớn, Ban chấp hành trung ương của phong trào gồm đại biểu các đoàn thể tiến bộ, các tổ chức quần chúng, các xưởng lớn, trường lớn, các khu phố quan trọng. Trong thành phố có 32 ủy ban hòa bình cơ sở. Bản hiệu triệu của phong trào nói lên nguyện vọng, ý chí của nhân dân miền Nam: hòa bình, tự do, dân chủ, tổng tuyển cử thống nhất đất nước… Phong trào nhanh chóng lan ra 21 tỉnh Nam Bộ và Huế. Hàng loạt cuộc biểu tình hoan hô hiệp định diễn ra khắp thị thành, nông thôn.

Ngày 1 tháng 8 năm 1954 là ngày ngừng chiến, theo chủ trương của Đặc khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, 50.000 người phần lớn là công nhân các xí nghiệp quan trọng, cơ sở hạ tầng xung yếu như nhà đèn, bến cảng… cả công nhân đang làm việc trong các đơn vị hậu cần quân Pháp (SLOM, Intendence Militaire…) và các tầng lớp khác, biểu tình tại đường Kitchner (Nguyễn Thái Học bây giờ) hoan hô hòa bình, đòi thi hành đúng hiệp định Genève.

Cùng lúc đó, Sài Gòn lại diễn ra một cảnh tượng trái ngược: hết ngay này sang ngày khác, những chiếc tàu há mồm chật ních những người công giáo miền Bắc bị lừa mị và cưỡng ép, di cư vào Nam gọi là “tị nạn cộng sản”, đang nối đuôi nhau cập bến cảng Sài Gòn. Hối hả hốt từ Bắc vĩ tuyến 17 và dồn vào Nam cho được ít ra một triệu dân di cư để tính chuyện lâu dài, bọn tay sai Mĩ đang gây ra bao cảnh li hương, nheo nhóc. Hàng chục vạn người phút chốc rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình li tán… bị dồn chặt ở các bãi đậu xe chờ đưa đi các trại di cư. Họ lê lết trên vỉa hè, che lều, giăng võng, nhiều người buộc phải ngửa tay xin bố thí.

Trong và sau 300 ngày (thời gian mà Hiệp định Genève quy định hoàn thành việc tập kết, chuyển quân) bọn đầu cơ chính trị, tay sai đế quốc đã lừa gạt, cưỡng ép, lôi kéo hàng chục vạn người từ nhiều tỉnh miền Bắc, đa số là Thiên chúa giáo, di cư có tổ chức hoặc vượt biên vào miền Nam, tổng số lên đến 888.505 người. Sau khi đưa một số đi các tỉnh, số đồng bào thiên chúa giáo còn lại ở Sài Gòn đã lên trên 243.000 người trong số 2 triệu dân Sài Gòn, phân bố thành 22 xứ, 7 hạt, có 517 linh mục (343 mới đi tu). Riêng ở Củ Chi, số mới di cư là 10.000 người. Tờ báo cánh hữu Pháp Le Monde thừa nhận; “Diệm coi giáo dân là một nguồn dự trữ cho quân đội và những tổ chức chính trị của chế độ Sài Gòn”.

Chỉ riêng sự việc này đủ báo trước tính chất quyết liệt của cuộc chiến đấu mới.

Chiến lược ban đần của Mĩ nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, được phác hóa trong bị vong lục của Hội đồng an ninh quốc gia Mĩ số 561/1 ngày 3 tháng 9 năm 1956: “Giúp đỡ nước Việt Nam tự do (Nam Việt Nam) phát triển một chính phủ hợp hiến, ổn định và hùng mạnh, để có thể khẳng định sự tương phản ngày càng hấp dẫn so với các điều kiện trong khu vực hiện nay của cộng sản ở miền Bắc cũng như ở miền Nam Việt Nam, để cuối cùng đi đến thống nhất nước Việt Nam bằng phương pháp hòa bình, thành lập nước Việt Nam tự do, độc lập dưới sự lãnh đạo của chính phủ chống cộng sản”.

Trước ngày kí Hiệp định Genève, tháng 4 năm 1954, cơ quan MAAG (phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự - Military Assitance Advisory Group) do O’Daniel cầm đầu đã đến Sài Gòn. Ngày 8 tháng 6 năm 1954, Ngô Đình Diệm, một quan lại phong kiến đã từng làm tay sai cho Pháp, cho Nhật, được Mĩ vun đắp thành một con chủ bài trong âm mưu mới đã được đưa về Sài Gòn. Một tháng sau Diệm lên làm “thủ tướng” (ngày 7 tháng 7 năm 1954) với những công việc cần làm ngay đã vạch sẵn để đi đến thành lập “nước Việt Nam Cộng hòa”, vĩnh viễn chia cắt đất nước, thực thi chiến lược bao trùm là “diệt cộng”. Tháng 11 năm 1954, tướng Mĩ Collins được cử sang Sài Gòn làm đặc sứ cho Ngô Đình Diệm.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2012, 05:03:59 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 10:39:16 am »

Ngày ở miền Nam chia tay tập kết ra miền Bắc, kẻ ở người đi, quân dân ta chưa lường được cuộc chiến đấu mới sẽ kéo dài đến 21 năm, nhưng đều đã nhìn thấy trước được con đường lịch sử “không đơn giản”. Các đồng chí lãnh đạo đã xác định; Đi, ở đều là nhiệm vụ”. Từ đó coi việc tập kết là một sự bố trí lại lực lượng. Đảng viên, cán bộ nòng cốt có điều kiện hoạt động bí mật thì ở lại. Ở lại Sài Gòn còn khoảng 200 đồng chí, cộng thêm các đồng chí được trên tăng cường tất cả lên 400 đồng chí. Ở Gia Định, số người được giữ lại công với số được tăng cường là 3.700 người, 90 phần trăm số xã có chi bộ.

Tháng 10 năm 1954, cuộc họp Xứ ủy tại Cán Gáo - Biển Bạch (Tây Nam rừng U Minh) chính thức thành lập lại Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn(1). Tỉnh Gia Định vẫn duy trì tỉnh ủy đương nhiệm do đồng chí Phạm Khải (Ba Ka) làm bí thư. Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm bí thư; Nguyễn Ngọc Thanh - phó bí thư, Trần Quốc Thảo - ủy viên thường vụ (một năm sau làm phó bí thư)…

Tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp xác định nhiệm vụ cách mạng dân tộc giải phóng của ta chưa hoàn thành, cuộc đấu tranh cứu quốc không vì đình chiến mà kết thúc mà đang tiếp tục, song về phương châm đấu tranh thì “phải thay đổi từ đấu tranh vũ trang chuyển sang đấu tranh chính trị”, mọi hình thức đấu tranh kịch liệt (như kiểu khởi nghĩa và chiến tranh du kích) cần phải thay đổi ngay” (NQ9, BCT).

Tháng 11 năm 1954 Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn và Tỉnh ủy Gia Định đều họp, tiếp thu nghị quyết trên và đề ra nhiệm vụ hai năm tới(2) đẩy mạnh phong trào quần chúng đấu tranh đòi hỏi thi hành Hiệp định Genève, bảo vệ hòa bình, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi các quyền dân sinh, dân chủ; về sách lược, phải khôn khéo, triệt để lợi dụng mâu thuẫn địch, đề ra khẩu hiệu sát hợp với yêu cầu của quần chúng; về tổ chức và hành động: tận dụng cả ba thế: hợp pháp, nửa hợp pháp, không hợp pháp, với ba hình thức: công khai, nửa công khai, bí mật. Theo phương châm đó, thành lập các Ban vận động trong các ngành các giới: công vận, phụ vận, tư sản vận, trí vận, riêng hoa vận do Xứ ủy nắm các Ban báo chí, Văn nghệ, ban học sinh sinh viện; đưa đảng viên vào bám và xây dựng cơ sở ở các trọng điểm; gấp rú đào tạo cán bộ hoạt động đô thị; tổ chức cài cắm người và xây dựng cơ sở nội tuyến trong các cơ quan đầu não địch như: Sở công an Nam phần, Bộ tư lệnh đệ nhất quân khu (Nam Bộ), Phủ tổng thống, Sở Nghiên cứu chính trị, văn hóa xã hội, Bộ tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất… Tỉnh ủy Gia Định chủ trương chống khủng bố kết hợp đòi thi hành hiệp định, giữ ruộng đất mà cách mạng đã tạm cấp cho nông dân, vận động nông dân trở về vườn cũ làm ăn… củng cố các căn cứ cũ, địa đạo, hầm bí mật…

Phong trào hòa bình bắt liên lạc với Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát đình chiến. Đại biểu của phong trào đi thăm tù chính trị, yêu cầu Ủy ban quốc tế đòi các nhà chức trách Liên hiệp Pháp phải thả người do họ đang cố giữ.

Qua theo dõi, ngày 7 tháng 11 năm 1954, Diệm ra lệnh khám xét trụ sở của phong trào ở đường Galliéni, bắt một số cán bộ của phong trào đưa ra tòa, nhưng không đủ lí để buộc tội, Diệm lại dựng lên “tội lập hội không xin phép”, bắt giam 8 người, trong đó có luật sư Nguyễn Hữu Thọ, giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng(3), giáo sư Phạm Huy Thông, kĩ sư Lưu Văn Lang…

Không kết tội được những người yêu nước, Diệm dựng lên các bằng chứng man trá, như tổ chức rải truyền đơn nói vu là của phong trào Hòa bình, để tiếp tục khủng bố. Số người bị bắt tiếp tục tăng vọt. Cuộc đấu tranh ở tòa án Sài Gòn ngày càng quyết liệt. Các trò gian trá, vu khống liên tiếp bị lật tẩy, nhưng địch thua keo này bày keo khác, cố đưa các vị ra tòa án quân sự, uy hiếp phong trào đấu tranh chính trị đang dâng cao.

Cuộc đấu tranh phản đối hành động phát xít của ngụy quyền trở thành phong trào lớn, thu hút từ lớp nghèo thành thị đến lớp thợ thầy, công thương gia. Các sạp của 50 chợ, mỗi người góp một số tiền để mướn 6 luật sư bênh vực những người bị bắt. Suốt hai tháng 11, 12 năm 1954, Diệm mở phiên tòa xử “Phong trào Hòa binh Sài Gòn - Chợ Lớn”, nhưng các ủy ban cơ sở của phong trào lại càng hoạt động mạnh.

Cuối tháng 12 năm 1954, gần 25.000 công nhân trong 28 cơ sở quân sự của Pháp ở Sài Gòn - Chợ Lớn đình công đòi tăng lương 20%, đòi giảm giá sinh hoạt, đòi thi hành Hiệp định Genève. Cuộc đấu tranh lan ra Thủ Dầu Một, Biên Hòa, kéo dài đên ngày 4 tháng 1 năm 1955 mới tạm dừng, sau khi đạt được một phần yêu sách.

Ba tháng đầu năm 1955, đã có trên 80.000 người dân Sài Gòn - Chợ Lớn, trong đó công nhân lao động giữ vai trò nòng cốt, với 30 cuộc bãi công, đấu tranh đòi giải quyết đời sống, đòi thi hành hiệp định.

Phong trào đấu tranh của nông dân ngoại thành đòi thi hành hiệp định bắt đầu từ huyện Củ Chi lan nhanh đến Gò Vấp, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè(4).

Tháng 6 năm 1955, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn họp thường kì tại nhà số 300A đường Ngô Tùng Châu, làng Bình Hòa (nay là quận Bình Thạnh) để kiểm điểm, đánh giá tình hình công tác của đảng bộ trong 3 tháng đầu năm 1955, và đề ra những nhiệm vụ trước mắt. Cũng tại nơi đây, tháng 7 năm 1955, Khu ủy hợp lần thứ hai và định ra chế độ họp thường kì 3 tháng một lân trong hai năm 1955-1956 để chỉ đạo phong trào được liên tục.

Cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đòi thả những người của “Phong trào Hòa Bình Sài Gòn - Chợ Lớn” và đòi hiệp thương hai miền tiếp tục phát triển mạnh.


(1) Khi kí Hiệp định Genève còn Đặc khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn do đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh làm bí thư.
(2) Cuộc họp Tỉnh ủy Gia Định tổ chức tại xã Tân Phú Trung, có đại biểu liên tỉnh miền Đông về dự.
(3) Giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng đã hi sinh trong nhà giam.
(4) Lúc này huyện Nhà Bè gồm 3 xã Bình Chánh, An Thới Đông, Lí Nhơn, còn các xã ven biển đang thuộc huyện Vũng Tàu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 10:40:30 am »

Trong lúc đó, các thế lực thân Pháp, từ giới quân sự chóp bu đến các lực lượng thân Pháp - Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia thường gọi là “Cao Hòa Bình” (Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên) đang là mối đe dọa lớn và là chướng ngại trước mắt của Diệm. Diệm quyết thanh toán các lực lượng này để thâu tóm và củng cố quyền lực.

Tháng 3 năm 1955, keo vật hiệp đầu giữa Mĩ - Diệm và Pháp - Hinh đã diễn ra, và tất nhiên là Mĩ Diệm thắng. Diệm thẳng tay tuyên chiến với Cao Hòa Bình. Đại bác, xe tăng, súng ống lớn nhỏ của Diệm và lực lượng “vua sòng bạc Đại thế giới” Bảy Viễn quyết liệt chọi nhau ngay trên đường phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Khỏi lửa ngút trời kéo dài từ Tân Thuận đến Xóm Củi. Tai họa đổ xuống đầu nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn, nhưng khốn khổ nhất là những xóm lao động nghèo, nhà gỗ vách lá. Tháng 5 năm 1955, Diệm đuổi được Bình Xuyên ra khỏi Sài Gòn - Chợ Lớn, xuống Rừng Sác; đến tháng 10 mới căn bản thanh toán được, trừ một bộ phận khoảng 200 người (cả người nhà binh sĩ) chủ yếu thuộc lực lượng Bảy Môn được cách mạng giúp đỡ, đưa về Chiến khu Đ tham gia chống Diệm. Trong cuộc hỗn chiến, tướng Cao Đài liên minh đã theo Diệm là Trịnh Minh Thế bị tử vong(1).

Cuộc loại trừ đối thủ của Diệm ở Sài Gòn đã làm 20.000 nhà dân bị thiêu hủy, hàng trăm người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Vừa đánh với Bình Xuyên, Diệm vừa chống đối quyết liệt với phong trào quần chúng. Phong trào hòa bình tạm lắng sau cao điểm, bị đàn áp tháng 5 năm 1955, sau đó đã linh hoạt chuyển sang “Phong trào cứu tế nạn nhân, bảo vệ sinh mạng và tài sản dân chúng” trong hỗn chiến, tranh ăn giữa các thế lực tay chân Pháp - Mĩ, quy mô tầm vóc không kém. Ủy ban cứu tế ra đời do một nữ đồng chí công khai đứng đầu, được sự đồng tình của nhiều tầng lớp nhân dân. Hội phụ nữ Việt Nam, hội sinh viên, học sinh, nghiệp đoàn giáo dục Việt Nam… tuyên bố gia nhập Ủy ban cứu tế. “Lá lành đùm lá rách”, người có tiền góp tiền, người có của góp của, thầy thuốc đi chích thuốc phòng dịch… Người nghèo góp nồi niêu, thanh niên học sinh góp công dựng lều cho người tị nạn, quét dọn vệ sinh… 30.000 người tham gia ngày lao động cứu trợ. Phong trào lan nhanh ra các tỉnh Gia Định, Bình Dương, Biên Hòa, Tân An, Mĩ Tho. Có 200 tổ chức các ngành, các địa phương tham gia. Mỗi ngày có đến 300 xe tắc xi phục vụ cứu trợ. Chính bản thân việc quần chúng tham gia các việc cứu trợ, mặc nhiên đã vạch mặt bọn phản nước hại dân. Khẩu hiệu đòi bảo vệ tính mạnh, tài sản của nhân dân vẫn gần khẩu hiệu đòi hòa bình và thi hành hiệp định. Quy mô ngày càng lớn của phong trào và sự gắn bó nhau của nhiều tầng lớp trong một việc làm vừa mang tính chất cứu trợ nhân đạo vừa có tính chất tố cáo, làm cho chính quyền Diệm lo sợ. 5 người trong Ủy ban cứu tế đã bị bắt. Chị Ái Lan bị xử tù 5 năm do tội “hăng hái hành động cho Ủy ban cứu tế”. Phong trào chỉ tồn tại 4 tháng, nhưng đã tỏ rõ sự thương yêu đùm bọc của đồng bào ta trước địch họa. Các Ủy ban cứu tế chuyển thành Ủy ban nhân dân của các xóm lao động chống hỏa hoạn, chống đốt nhà đuổi dân. Đảng bộ Sài Gòn tiếp tục phát động đợt đấu tranh tháng 7, tháng 8 năm 1955, mở màn là các cuộc biểu tình ngày 3 tháng 7 đòi thả 5 đại biểu của phong trào cứu tế bị giam giữ. Địch không trả lời, lập tức 7 ngày sau, ngày 10 tháng 7 năm 1955, 70% nhân dân Sài Gòn tổng bãi công, bãi chợ, bãi khóa. Bên cạnh những khẩu hiệu đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền, trên đường phố xuất hiện những băng trắng mang dòng chữ “đả đảo phát xít”. Chính những ngày này, chị Nguyễn Thị Diệu, nguyên ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ Nam Bộ bị giặc sát hại trong trại giam Catinat, trong lúc chị mang thai 4 tháng (ngày 10 tháng 7 năm 1955). Ngày 15 tháng 7 năm 1955, Diệm “trả lời” những cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn bằng việc chính thức phát động chiến dịch tố cộng giai đoạn 1. Những cuộc vây ráp liên tục xảy ra trong các khu phố chính của Sài Gòn - Chợ Lớn. Nhưng hành động này không ngăn nổi cuộc biểu tình của 7.000 người ở Ba Son và Nancy đòi hiệp thương hai miền ngày 20 tháng 7 năm 1955, ngày mà đáng lí hai miền phải gặp nhau bàn việc tổng tuyển cử theo quy định của Hiệp định Genève.

Từ cuối năm 1955, Diệm cắt mọi quan hệ với Pháp, trực tiếp nhận viện trợ của Mĩ, không qua trung gian Pháp nữa. Ngày 26 tháng 10 năm 1955 Diệm tuyên bố thành lập “nước Việt Nam Cộng hòa”, lấy Sài Gòn làm “thủ đô”. Đến đây đế quốc Mĩ không qua trung gian thực dân Pháp trực tiếp nắm bộ máy tay sai, thực hiện mưu đồ biến miền Nam Việt Nam thành vùng đất nằm trong quỹ đạo của Mĩ.

Sau việc đăng bài của Max Clos tố cáo các trò gian lận của Diệm biến 450.000 phiếu thành 605.025 phiếu, tờ báo Le Figaro ngày 26 tháng 10 năm 1955 đã đăng bài nói về việc tẩy chay của nhân dân Sài Gòn đối với việc thành lập “nước Việt Nam Cộng hòa”: “Để ăn mừng chính thể cộng hòa được thành lập, nhà cầm quyền miền Nam động viên công chức, người di cư và trẻ em các trường học làm một cuộc biểu tình không lấy gì làm quan trọng. Còn dân chúng thì ai ở nhà nấy, không buồn ra đường… không làm sao so sánh được với những cuộc tuần hành ở Hà Nội…”

Ngay trong những ngày đầu tháng 11 tiếp đó, công nhân nhà đèn Chợ Quán bãi công đòi quyền lợi dân sinh dân chủ, được trên 20.000 công nhân và lao động thành phố hưởng ứng.

Ở ngoại thành, Diệm bắt đầu sớm hơn nội thành cuộc đàn áp những người kháng chiến cũ. Nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt cóc, thủ tiêu. Giữa tháng 9 năm 1955, trong một cuộc càn quét vào ấp Tây xã Tân Sơn Nhì (Tân Bình), địch bắt hai cán bộ kháng chiến (anh Pháo và anh Chờ) đánh đập dã man. Đồng bào đấu tranh buộc chúng phải thả cả hai. Nhưng đến đêm 20 tháng 9, chúng xông vào nhà bắt cả hai anh đem ra cánh đồng Tham Lương cắt cổ, mổ bụng, đồng thời bắn chết một người kháng chiến khác (anh Út Bướm). Tháng 4 năm 1956, cai tổng Cộng, ác ôn khét tiếng ở Củ Chi cho tay chân mổ bụng 16 người dân Phú Hòa Đông vì “tội” đấu tranh đòi thi hành Hiệp định.


(1) Có ý kiến cho rằng đây là âm mưu thanh toán của Diệm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 10:42:30 am »

Những vụ sát hai dã man nói trên liên tiếp diễn ra đã báo trước yêu cầu sống còn tất yếu của nhân dân miền Nam là phải võ trang, chứ không thể đơn thuần đấu lí với kẻ thù được. Từ đó nhiều tổ chức đảng cơ sở mạnh dạn tự động chủ trương tổ chức những tổ, đội tự vệ mật mang những tên công khai: “đội chống trộm cướp”, “đội phòng cháy chữa cháy”, “đội cứu tế”… ai có gì trang bị nấy. Gia Định trở thành một trong những tỉnh sớm có lực lượng vũ trang. Tối ngày 31 tháng 3 năm 1956, tại Phú Hòa (Củ Chi), một tổ tự vệ 5 người đã dùng dao giết tên cai tổng Công. Ở Duyên Hải, bước đầu ta đã lập ra các tổ chức biến tướng trong đồng bào lao động cho phù hợp với tình hình: các “hội lân”, hội “chài lưới”, hội “đá banh”… để tạo điều kiện gầu gũi, giác ngộ quần chúng chống địch khủng bố, chống cho vay nặng lãi, chống thuế, đoàn kết lương giáo, tiến lên đấu tranh chính trị. Nhờ có các chủ trương kịp thời, đúng đắn trên, suốt những năm 1955, 1956 đảng viên bám được cơ sở, xây dựng đuợc mỗi xã ít nhất một căn cứ, trừ một số xã như An Thới Đông, Bình Khánh bị địch kềm kẹp chặt nên các cơ sở phải rút vào bí mật từ đầu, phong trào có bị hạn chế. Công tác binh vận là một mặt mạnh của Cần Giờ, nòng cốt là hội “Thanh lao” (Thanh niên lao động). Đại úy quận trưởng quận Cần Giờ là Trần Văn Lợi cùng thư kí quận và đồn trưởng đồn Đông Hòa đã được ta giác ngộ.

Cuối tháng 1 năm 1956, Diệm kí một đạo luật công khai khước từ tổng tuyển cử: đạo luật bầu cử quốc hội riêng rẽ. 8 ứng cử viên bị tình nghi tán thành hòa bình thống nhất bị buộc phải rút lui trước. Hãng thông tấn Mĩ thừa nhận, chỉ có “người của Diệm tranh cử với nhau”. Biết địch sẽ khủng bố nếu chống bầu cử, cán bộ ta khuyên dân cứ đi nhưng đi trễ, bỏ phiếu trắng, phiếu không hợp lệ. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn không đi. Diệm đặt giải thưởng một triệu đồng cho ai bắt được người xé áp phích, nhưng chỉ trong 3 ngày, trươc và sau bầu cử (ngày 4 tháng 3 năm 1956), 80% số áp phích quảng cáo bầu cử bị xé. Lần tháng 3 năm nay, người đi bỏ phiếu ít hơn lần tháng 10 năm ngoái từ 15 đến 30 phần trăm, nhưng tất nhiên là phe Diệm “toàn thắng”.

Để nắm chặt quân đội ngụy, Mĩ liên tục tăng cố vấn quân sự và kiện toàn tổ chức MAAG (tổng số cố vấn từ 200 năm 1954 lên 669 tên năm 1956); giải tán “phái bộ huấn luyện hỗn hợp” Pháp - Mĩ (TRIM), tổ chức ra “phái bộ huấn luyện” tác chiến lục quân (CATO: Combat Army Training Organisation) gồm toàn người Mĩ, cho triển khai thêm “phái bộ trang bị và cung cấp” (TERM: Tempory Equipment Recovery Misson). Cả hai tổ chức này đặt dưới quyền của MAAG.

Để “tranh thủ trái tim khối óc người nông dân”, tách nông dân khỏi ảnh hướng cách mạng, chương trình “cải tiến nông thôn” của Diệm được sớm triển khai. Lấy việc thực hiện chính sách “cải cách điền địa” làm khẩu hiệu trung tâm, ngày 8 tháng 1 năm 1955 Diệm ra dụ số 2, tiếp đến ngày 3 tháng 2 năm 1955 ra dụ số 7 “cải cách điền địa” về giảm tô và giao đất bỏ hoang cho tá điền canh tác. Ngày 22 tháng 10 năm 1956 lại ra dụ số 57 về quyền truất hữu ruộng đất của chính phủ và “tiểu điền chủ hóa tá điền”. Những cái gọi là “cải cách” trên quanh đi quẩn lại đã làm cho 650.000 ha mà cách mạng đã cấp cho nông dân miền Nam trong kháng chiến và trước ngày tập kết, bị giặc cướp không rồi lại bán đấu giá ngược trở lại; nhưng người nghèo không có tiền mua, người giàu không đủ đất mua. Thành quả cách mạng bị xóa. Việc này, nông dân không thể nhịn được, do đó “cải cách điền địa” chẳng những đã không “tranh thủ được trái tim khối óc người nông dân” mà còn làm cho mâu thuẫn giữa nông dân và tay sai đế quốc thêm quyết liệt. Nhà sử học Mĩ Gabriel Kolko thừa nhận: “chỉ có 12% tá điền được nhận đất, nhưng phải mua trong khi chính sách của Việt Minh là cho không”(1), do đó, “trước 1955 địa chủ là đối tượng chủ yếu của sự cay đắng của nông dân, bây giờ còn thêm những quan chức hung hăng của Diệm”(2).

Nông dân Gia Định vào cuộc đấu tranh về ruộng đất ngay sau khi “dụ 1” ra đời. Ngày 9 tháng 3 năm 1955 trong một cuộc họp tá điền tại Sài Gòn, có hơn 100 đại biểu nông dân đòi hủy bỏ chế độ đấu giá công điền. Ngày 1 tháng 5 năm 1956, trong cuộc biểu tình lớn tại Sài Gòn, nông dân Gia Định mang khẩu hiệu đòi sửa đổi luật công điền.

Địch lại bắt 96 nông dân các xã Đông Hưng Thuận, Trung Mĩ Tây, Tân Thới Hiệp rời làng để chúng lấy đất xây dựng khu căn cứ quân sự liên hoàn Lê Lợi và Quang Trung, mở xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa. Nông dân hai xã Đông Hưng Thuận và Trung Mĩ Tây cử đại biểu lên tận “quốc hội”, phủ tổng thống Diệm, Bộ quốc phòng phản đối dời làng. Cuộc đấu tranh chống dời làng kéo dài đến hàng năm, có người như chị Trương Ngọc Thanh bị bắt đến cả chục lần, có những nông dân cầm giáo, mác, gậy đuổi cố vấn Mĩ. 96% nông dân các huyện xung quanh Sài Gòn đã nhập cuộc trong cuộc đấu tranh chống “cải cách điền địa”, buộc việc đấu giá công điền phải tạm ngưng. Đến cuối 1956, Diệm mới lấy lại được khoảng một phần ba đất công của nông dân Gia Định.

Ở nội thành, ngày 26 tháng 3 năm 1956, công nhân nhà đèn lại nhất loạt bãi công với các khẩu hiệu dân sinh. Cuộc đấu tranh kéo dài 1 tháng dẫn đến việc cung cấp điện ở Sài Gòn bị ngưng trệ. Công nhân chống trả lực lượng quân đội đến đàn áp, chống việc lính thợ đến làm thay, kiên quyết không nhượng bộ. Ngụy quyền buộc phải hứa giải quyết yêu sách, đồng thời sau vụ này Diệm cho phép được tuần hành, mít tinh trong ngày lễ 1 tháng 5 để lấy lòng công nhân. Không bỏ lỡ thời cơ, Đảng bộ thành phố chủ trương một cuộc biểu dương lực lượng lớn. Hàng ngàn công nhân thành phố cùng đông đảo các tầng lớp đồng bào, kể cả một bộ phận tín đồ đạo Thiên chúa mới di cư, Hoa kiều cùng với 200 xe khách, 200 xe tắc xi, 200 xích lô đạp, 100 xe ngựa, xe ba bánh… rầm rộ biểu tình trên đường phố, hô to cá khẩu hiệu ngoài quy định của ngụy quyền, đòi hòa bình, dân chủ, thống nhất đất nước. Khách vãng lai cũng nhập cuộc. Lần đầu tiên trên đường phố xuất hiện khẩu hiệu chống lệ thuộc thực dân: “không được nhập cảng bừa bãi hàng viện trợ Mĩ”. Cả Sài Gòn sôi động. Cuộc biểu dương lực lượng trở thành một trong những cuộc tập dượt quần chúng đấu tranh quy mô nhất có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.


(1) Gabriel Kolko, Giải phẫu một cuộc chiến tranh, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1989, tr 123.
(2) Gabrel Konko, Sách đã dẫn.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tư, 2012, 09:37:38 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 10:46:49 am »

Ngày 20 tháng 7 năm 1956, theo quy định của Hiệp định Genève là ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước, ngụy quyền Sài Gòn lại ầm ĩ “20 tháng 7 ngày quốc hận”, “không có hiệp thương với cộng sản”… Trước ngày 20 tháng 7 năm 1956 10 ngày, địch đã bắt đầu chiến dịch đàn áp mang tên Trương Tấn Bửu (từ ngày 10 tháng 7 năm 1956 đến ngày 24 tháng 2 năm 1957) trên phạm vi miền Đông Nam Bộ kể cả phân khu Sài Gòn - Chợ Lớn, mục tiêu là diệt lực lượng cách mạng cùng tàn dư Bình Xuyên, Cao Đài, do thiếu tướng Mai Hữu Xuân chỉ huy. Trong khi đó Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định đang sục sôi vào một cao điểm đấu tranh mới, với các khẩu hiệu đòi thống nhất đất nước, kết hợp với các khẩu hiệu đòi dân sinh. Tiếp sau cuộc hội thảo công khai là cuộc đình công của 5.000 công nhân xe lửa kéo dài 12 tháng, đến cuộc đình công của 5.500 công nhân bốc xếp của 20 khu cảng Sài Gòn, cuộc đình công 3 ngày của công nhân nhà đèn Chợ Quán… nhiều mặt sinh hoạt của Sài Gòn bị ngưng trệ. Đúng vào ngày 20 tháng 7, một cuộc tuần hành lớn chưa từng có, có phối hợp nội ngoại thành, hầu hết lực lượng nòng cốt tham gia. CIA chỉ đạo Diệm theo dõi lực lượng nòng cốt từ các đợt đấu tranh trước. Hợp điểm quy định của các đoàn biểu tình là Dinh thủ tướng ngụy, nhưng kế hoạch của ta bị lộ, địch đã chực sẵn ở các ngã ba, ngã tư và dùng vũ lực giải tán từng đoàn một. Bọn mật vụ điểm đúng mặt, gọi đúng tên nhiều cán bộ cơ sở, bắt đi hàng trăm người mà chúng đã nắm được qua các cuộc đấu tranh trước kia, qua kiểm tra hành chính, kê khai hộ khẩu. Hàng ngàn đồng bào yêu nước cũng bị bắt với những “tội” đã biểu tình, đã hoan hộ hiệp định, đòi tổng tuyển cử… Các lực lượng cảnh sát, mật vụ tiếp tục lùng sục vào các khu, các xóm lao động bắt bớ hàng loạt. Ở ngoại thành, địch đã khui hầm bí mật bắt được anh Võ Thành Trang (Bảy Trắc), Phó Bí thư Huyện ủy Gò Vấp. Anh đã chấp nhận hi sinh giữ trọn khí tiết người cộng sản. Bọn đầu hàng công khai lộ mặt. Đây là cuộc khủng bố lớn nhất Sài Gòn - Gia Định từ sau Hiệp định Genève do CIA đạo diễn. Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc một thời kì cao trào đấu tranh chính trị đòi dân sinh dân chủ, đòi thống nhất đất nước, sau Hiệp định Genève. Qua đó đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn rút ra bài học đầu tiên về sử dụng 3 thế, 3 hình thức(1) sau ngày 20 tháng 7 năm 1954, trong đó có việc bộc lộ lực lượng do chưa lường hết âm mưu kẻ thù, là một bài học xương máu.

Sau cuộc khủng bố tháng 7, phong trào đô thị tiếp tục lan sang giới tiểu thương. Cuối tháng 7 (ngày 29 tháng 7 năm 1956), 160 đại biểu thay mặt 30.000 tiểu thương họp đòi bỏ thuế 4%, bỏ tiền chỗ và thuế môn bài. Trong tháng 1 năm 1956, công nhân hãng Pacific bãi công kéo dài hơn một tháng đòi tăng lương và chống sa thải, được 128 nghiệp đoàn ở Sài Gòn và miền Đông ủng hộ. Cuộc bãi công của 500 công nhân khuân vác ở cảng (ngày 16 tháng 11 năm 1956) đã làm tê liệt bến tàu 3 ngày.

Kế hoạch giải tỏa trên 32.000 căn nhà của Diệm, trong đó tập trung ỏ bến Chương Dương và Vân Đồn (gồm 10.000 nhà), để gọi là “chỉnh trang đô thị” trước hết đánh vào đồng bào lao động ở những xóm nghèo vách lá. Cuộc đấu tranh chống đuổi nhà quyết liệt, kéo dài qua nhiều năm. Ở các bến Chương Dương và Vân Đồn, hai chi bộ đảng lãnh đạo quần chúng xây dựng được hai đội tự vệ lấy tên công khai là “đội cứu hỏa” và hệ thống báo động. Mỗi khi có cảnh sát và lính Diệm đến đuổi nhà, quần chúng gõ thùng thiếc, chậu, mâm… để huy động lực lượng ra đấu tranh. Ngày 4 tháng 2 năm 1956 nổ ra cuộc đấu tranh chống đuổi nhà của 10.000 công nhân lao động và các tầng lớp nhân dân dọc theo hai bờ sông. Đội tự vệ bao vây, đánh nhau giằng co với bọn tháo dở. Ở Phú Thọ Hòa cũng diễn ra những cuộc đấu tranh như vậy.

Qua cao trào đấu tranh chính trị, lực lượng công nhân đã tỏ rõ vai trò nòng cốt. Điều này nói lên tính đúng đắn của các chủ trương của Đảng về công nhân trong hoàn cảnh mới. Để tạo tự do dân chủ, thực chất là để xé lẻ và làm chệch hướng phong trào công nhân, địch thành lập các nghiệp đoàn khác nhau: Tổng liên đoan lao công, Tổng liên đoàn lao động, Liên hiệp các nghiệp đoàn tự do… Do đó ở các nhà máy xuất hiện nhiều nghiệp đoàn cơ sở thuộc các hệ khác nhau song song tồn tại. Hậu quả tất yếu là đã xảy ra hiện tượng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, nghiệp đoàn này đấu tranh, nghiệp đoàn kia phá do tranh chấp nhau về ảnh hưởng như ở hãng dệt Vimytex, hãng pin Con Ó… Mĩ nắm chắc và tập trung đầu tư tiền cho Tổng liên đoàn lao công, ra sức tô vẽ cho tên CIA Trần Quốc Bửu thành “ông Vua lao động” nhằm biến Tổng liên đoàn lao công thành một nghiệp đoàn mạnh nhất, có sức chi phối, lũng đoạn phong trào công nhân trên toàn miền Nam. Chủ nghĩa cải lương, “lí tưởng quốc gia”, chủ nghĩa công đoàn (syndicalism)… đều nhằm vào mục tiêu tối hậu là “mỗi người lao động phải là một chiến sĩ chống cộng”(2).

Không để địch làm chệch hướng đấu tranh và phân tán lực lượng, trong tình thế các tổ chức quần chúng đã giải thể phải chấp nhận phương án “xanh vỏ đỏ lòng”, tức lợi dụng tổ chức địch để tạo thế hợp pháp tập hợp công nhân đấu tranh công khai. Thực hiện phương án đó, ta đã giải thể Liên hiệp công đoàn Sài Gòn - Chợ Lớn, bố trí cán bộ tranh cử để gài vào tổ chức đầu não Tổng liên đoàn lao công của Bửu và đưa người vào cả hệ thống tổ chức Tổng liên đoàn lao động, gây cơ sở trong các nhà máy, xí nghiệp, hoạt động tại các công đoàn cơ sở.

Năm 1956, đảng “Cần lao nhân vị” ra đời, một đảng hợp pháp duy nhất của chế độ Diệm, lấy “chủ nghĩa nhân vị”, “một mớ hổ lốn không thể nào hiểu được”(3) làm hệ tư tưởng, là “một sự kết hợp của bộ máy chính trị cá nhân với một kiểu hội kín mang tính chất trả thù và hăm dọa kiểu maphia”.

Theo báo cáo của cục An Ninh (1960), đảng Cần lao có 70.000 đảng viên. Thực hiện lí tưởng của nó, bộ máy chính quyền Diệm ngày càng cảnh sát hóa, phát xít hóa theo phương châm mà chính ngoại trưởng Mĩ Dulles đã nói từ sau khi kí kết Hiệp định Genève: “Nam Việt Nam cần có một chính phủ dựa vào lực lượng cảnh sát mới có hiệu lực để loại trừ các phần tử gây rối” (ngày 1 tháng 11 năm 1954). Cùng với việc giám sát từng nhà, từng người thông qua các hình thức “liệu gia” và bộ máy kềm kẹp từ trung ương đến xóm ấp, Diệm - Nhu - Xuân bày ra và làm rùm beng ở các tổ chức Phong trào cách mạng quốc gia, Thanh niên cộng hòa, Phụ nữ liên đới… để gọi là “đoàn ngũ hóa nhân dân”, “đoàn kết quốc gia loại trừ cộng sản”.


(1) 3 thế: hợp pháp, nửa hợp pháp; 3 hình thức: công khai, nửa công khai, bí mật.
(2) Tuyên bố của Trần Quốc Bửu, VTX ngày 17 tháng 1 năm 1973 - Cục lưu trữ thành phố Hồ Chí Minh.
(3) Gabrel Kolko, Giải phẫu một cuộc chiến tranh, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, năm 1989.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 10:49:23 am »

Hai năm trôi qua kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1954, ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mĩ thông qua tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm chuyển toàn bộ hệ cơ cấu thực dân cũ, thành cơ cấu thống trị thực dân mới, tạo được thế đứng để tập trung mũi nhọn vào những người cộng sản, những người kháng chiến cũ và lực lượng tiến bộ, thực hiện chiến lược “tố cộng, diệt cộng”, theo phương châm đánh trên diện rộng ban đầu, sau đó đánh vào quần chúng, lấy đánh vào Đảng Cộng sản làm mục tiêu quyết định; đánh vào tổ chức, đồng thời đánh vào tư tưởng; tiêu diệt con người đi đôi với tiêu diệt tinh thần, ý chí… Biện pháp của địch là dùng bạo lực phản cách mạng kết hợp với lừa mị, lấy bạo lực làm chính… thực hiện “từng bước, lâu dài nhưng kiên quyết và triệt để” nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là dồn những người cộng sản và quần chúng cách mạng vào chỗ hoặc chết, hoặc đầu hàng.

Tháng 6 năm 1956, Bộ Chính trị trung ương Đảng ra nghị quyết về “Tình hình nhiệm vụ cách mạng miền Nam”, xác định hình thành đấu tranh phổ biến ở miền Nam trong giai đoạn này là đấu tranh chính trị, không phải đấu tranh vũ trang, nhưng chỉ rõ “như thế không có nghĩa không dùng võ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định”, “cần thiết phải tổ chức các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng các căn cứ làm chỗ dựa”. Tuy nhiên việc phổ biến tinh thần Nghị quyết trên xuống tới chi bộ là việc hết sức gay go, thậm chí Nghị quyết không đến được từng khu vực quan trọng của Nam Bộ, trong đó có Sài Gòn - Gia Định.

Trên chiến trường, khi địch đã đi vào các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, ta vẫn còn lúng túng tranh cãi giữa hai con đường võ trang hay không võ trang, nhận thức và xử sự mỗi nơi một khác. Một số đảng viên, cấp ủy ở miền Đông được Liên tỉnh ủy miền Đông phê bình “không tin đường lối Đảng”, “manh động”… khi chủ trương có vũ trang tự vệ.

Sau cuộc khủng bố tháng 7 năm 1956, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo chuyển hướng, nêu khẩu hiệu đấu tranh tập trung vào các mục tiêu đòi dân sinh dân chủ, khi có điều kiện thì đưa thêm khẩu hiệu đòi hòa bình, thống nhất đất nước, đồng thời xác định trong chừng mực nào đó cần phải có lực lượng tự vệ và vũ trang tuyên truyền để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị và tiến tói sau này phát triển lực lượng đó để đánh đổ ngụy quyền.

Diệm bày trò bầu cử tổng thống ngày 26 tháng 10 năm 1956. Ta chủ trương chống bầu cử dưới mọi hình thức từ cách tỏ thái độ thờ ơ đến phá thùng phiếu. 15.000 quân ngụy kéo về Sài Gòn làm áp lực, cảnh sát lùng sục buộc mọi người đi bỏ phiếu. Chúng bắt luôn 6000 xe đò, tắc xi phải dán quảng cáo “Ngô chí sĩ, nhà lãnh đạo anh minh”… Nhưng hơn nửa dân Sài Gòn vẫn tẩy chay, không đi bỏ phiếu, 80 phần trăm quảng cáo “Ngô chí sĩ” bị xé. Diệm cứ công bố 90 phần trăm phiếu bầu cho y (đài phát thanh bí mật Lạc Việt nói Sài Gòn chỉ có một phần ba cử tri đi bỏ phiếu).

Tháng 12 năm 1956, tại Phnôm Pênh, Xứ ủy họp nghiên cứu Nghị quyết 6 Bộ chính trị và Đồng chí Lê Duẩn trình bày Đề cương đường lối cách mạng miền Nam(1) để lấy ý kiến chuẩn bị ra trình bày ở Trung ương. Xứ ủy xác định: con đường tất yếu của cách mạng miền Nam là bạo lực, chủ trương tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập các đội vũ trang bí mật, xây dựng căn cứ rừng núi…

Ngay sau đó Xứ ủy làm việc trực tiếp với từng đồng chí trong Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn trong hơn hai tháng để đánh giá lại toàn bộ phong trào thành phố, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng tới(2).

Nhìn lại hai năm qua, thấy nổi bật lên trong chỉ đạo của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định là sự nhạy bén, nhanh chóng triển khai lực lượng, nắm bắt được nguyện vọng của quần chúng, đề ra khẩu hiệu đấu tranh thích hợp, sử dụng linh hoạt hai hình thức công khai và nửa công khai, phát động quần chúng đấu tranh chính trị tiến công địch ngay từ đầu, đồng thời được sự tiếp sức và tăng cường của trên và các nơi, đã gây được cao trào đấu tranh chính trị ở thành phố, đưa Sài Gòn - Chợ Lớn lên vị trí trung tâm phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị miền Nam. Từ năm 1954 đến năm 1956, cao trào đấu tranh chính trị bảo vệ hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Genève đã lên cao với khí thế rầm rộ, sôi nổi, rộng lớn.

Tuy nhiên, vấn đề xây dựng và giữ gìn lực lượng cách mạng tại chỗ chưa được sớm đặt thành một nhiệm vụ hàng đầu, coi đó trong chỉ đạo còn nóng vội, để lộ và dốc hết lực lượng mà chưa chú ý xây dựng lực lượng nòng cốt như đoàn thanh niên, tổ chức quần chúng, chưa đặt đúng mức yêu cầu bảo vệ cơ sở và lực lượng cách mạng, nhất là ở nội thành. Đảng bộ cũng chưa nhạy bén trong vận dụng sách lược phân hóa kẻ thù, chưa đề ra chính sách cụ thể trong công tác Mặt trận.


(1) Đồng chí Lê Duẩn chuẩn bị tư tưởng ở miền Tây, bắt đầu viết ở các cơ sở ở đường Huỳnh Khương Minh và khu Bàn Cờ Sài Gòn, hoàn thành ở Đà Lạt.
(2) Lúc này khả năng công khai coi như không còn, Khu ủy phải chia 2: nội và ngoại thành, tăng cường các thành công bí mật, chi bộ bí mật. Xứ ủy làm việc với Khu ủy phải gặp từng người một, không có họp chung.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 10:50:49 am »

II. ĐỐI ĐẦU “TỐ CỘNG DIỆT CỘNG”,
KỊP THỜI CHUYỂN TRỌNG TÂM ĐẤU TRANH,
TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN VŨ TRANG TỰ VỆ - DIỆT ÁC


Năm 1956, mở đầu thời kì khủng bố khốc liệt nhất ở miền Nam: Diệm đã giành 42% ngân sách chung của đô thành Sài Gòn cho các cuộc vây ráp, lùng sục, bắt bớ. Ngay ở Sài Gòn - Chợ Lớn, dựa vào chỉ điểm, mật vụ, cảnh sát, Diệm đã bắt hàng ngàn người tình nghi thân cộng sản, hàng nghìn người vô tội bị hành hình. Trong bối cảnh như vậy, dù có thiếu sót, Đảng bộ thành phố vẫn phát triển qua cao trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Đến lúc này toàn thành đã có 86 chi bộ với 750 đảng viên, 500 đoàn viên thanh niên lao động, 300 quần chúng nòng cốt.

Về đấu tranh vũ trang Xứ ủy chỉ đề cập đến việc duy trì các lực lượng vũ trang đã có.

Ở Gia Định, tháng 2 năm 1957, Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Tỉnh ủy lần thứ tư được tổ chức tại xã An Nhơn Tây, xác định tiếp tục nhiệm vụ đưa phong trào quần chúng đi lên, trước hết cần giáo dục sâu nhận thức về kẻ thù, về tính lâu dài của cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước, đẩy mạnh công tác binh vận, thực hiện chủ trương “điều lắng”, phân loại chi bộ lộ và không lộ để bảo vệ cho tốt.

Chủ trương, chỉ đạo của Xứ ủy, Tỉnh ủy chưa được triển khai thì địch đã vào đợt đánh phá mới rất mạnh. Lực lượng đảng bị tổn thất nhanh chóng. Địch đang triển khai tổ chức và xây dựng vành đai phòng thủ. Nhiều căn cứ quân sự, sân bay, đường chiến lược mới xây dựng. “Quân khu thủ đô”(1) bao gồm Sài Gòn - Chợ Lớn được thành lập. Ở nông thôn, trong đó Gia Định là một trong những trọng điểm, địch đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng tự vệ.

Trong khi địch đã bắt đầu tập trung đánh vào những người cộng sản và phong trào yêu nước, ta đã kịp thời chuyển hướng trong chỉ đạo đấu tranh, trước hết là làm sao duy trì được phong trào ở nội thành sau thời kì cao trào thứ nhất vừa qua đi.

Mục tiêu dân sinh dân chủ sát hợp với đòi hỏi trước mắt của quần chúng, đồng thời tạo điều kiện tận dụng được khả năng công khai hợp pháp của các tổ chức quần chúng.

Ngày 24 tháng 1 năm 1957, trên 3.500 công nhân cảng Sài Gòn bắt đầu cuộc bãi công đòi tăng lương 30% và không được vô cớ sa thải công nhân. Cuộc đình công làm cho bến tàu Sài Gòn hoàn toàn tê liệt. Ngụy quyền buộc phải chấp nhận tăng lương 15%.

Xuân 1957, nhân dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn, kể cả dân di cư, gửi kiến nghị đòi quốc hội Diệm cho gửi thư, nhắn tin ra Bắc. Chỉ trong 15 ngày đầu tháng 2 năm 1957, bưu cục miền Nam đã buộc phải chuyển tới 17.135 bưu thiếp ra Bắc. Đợt đấu tranh tháng 5 năm 1957 được mở màn bằng cuộc xuống đường của 278.000 công nhân lao động nhân ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5. Trong cuộc biểu tình này, bên cạnh những khẩu hiệu dân sinh, dân chủ, còn khẩu hiệu đòi thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình. Sau ngày 1 tháng 5 hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra quyết liệt - 5.000 công nhân nhà đèn Chợ Quán, sở xe lửa Chí Hòa và Dĩ An bãi công, 3.000 công nhân Ba Son bãi công chiếm xưởng.

Chính vào tháng 5 này, Diệm đưa ra Quốc hội để thông qua dự luật “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, nhưng nhân dân phản đối nên Quốc hội không dám thông qua.

Suốt tháng 7 và tháng 8 năm 1957, trên 200 cuộc đấu tranh lớn nhỏ của công nhân và nhân dân lao động thành phố chống địch “giải tỏa đô thành”. Cùng trong tháng 7, 20.000 chị em ở 30 chợ họp đại hội đòi chấn chỉnh chợ búa.

Tháng 9 năm 1957 các nhà xuất nhập cảng ở Sài Gòn họp hội nghị kiến nghị ngụy quyền lập “ủy ban nghiên cứu nguyên nhân tình trạng khủng hoảng kinh tế”.

Tháng 10 năm 1957, địch lại bắt đầu khủng bố trắng, nhưng không dập tắt được đấu tranh. Ngày 26 tháng 10, Sài Gòn diễn ra một cuộc biểu tình hàng ngàn người đòi hòa bình thống nhất Tổ quốc. Lần này khẩu hiệu đả đảo Ngô Đình Diệm xuất hiện ngay trên đường phố. 194 đại biểu công nhân thuộc 62 nhà máy, xí nghiệp họp ủng hộ công nhân xe lửa đấu tranh, đồng thời đòi trả tự do cho cán bộ nghiệp đoàn bị bắt.

Nắm bắt được chủ trương của ta về công đoàn, ngày 11 tháng 11 năm 1957 lấy cớ “thanh lọc nghiệp đoàn”, ngụy quyền giải tán một lúc 30 nghiệp đoàn, bắt giam 200 người lãnh đạo nghiệp đoàn. Đây là lần thứ hai sau năm 1956, địch thực hiện chiến dịch “thanh lọc nghiệp đoàn” nhằm trong phạm vi và tinh thần các chiến dịch tố cộng. Cuộc “thanh lọc” còn tiếp diễn quyết liệt, nhiều cơ sở Đảng trong thành phố, trong đó có cơ sở Đảng quận 3 bị vỡ. Trong bối cảnh đó, ngày 15 tháng 12 năm 1957, hàng nghìn công nhân Sài Gòn xuống đường nêu cao khẩu hiệu đòi hủy bỏ dự luật “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”. Địch bắt đầu lập hệ thống kềm kẹp “ngũ gia liên bảo (ngày 19 tháng 12 năm 1957) để kiểm soát tận từng hộ cư dân nội thành.

Vượt qua nhiều khó khăn, ta đã đạt một trong những thành công đáng chú ý trong thời kì này là việc xây dựng nội tuyến, trong đó có những nội tuyến nằm trong những cơ quan quan trọng của địch: Phủ đặc ủy công dân vụ (sau đổi thành Bộ chiêu hồi), Nha công binh… Qua những nội tuyến đó, ta đã nắm được nhiều tin về kế hoạch đánh phá nội bộ ta, về những cán bộ bị bắt, về kế hoạch “dinh điền”, “khu trù mật”, về xây dựng, thiết kế các cơ sở quân sự.


(1) Ngày 24 tháng 10 năm 1956, Diệm ra sắc lệnh số 146b - TTP tổ chức đô thành Sài Gòn gồm Sài Gòn và Chợ Lớn thành “quân khu thủ đô”. Đến ngày 16 tháng 4 năm 1959 lại ra sắc lệnh số 98 - QP quy định quân khu thủ đô gồm đô thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định và tỉnh Long An.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 10:53:07 am »

Ở nông thôn Gia Định, trong khi những cuộc đấu tranh chống “cải cách điền địa” đang tiếp diễn, địch lại ầm ĩ về “khu dinh điền”. Một trại tập trung ở Củ Chi ra đời dưới cái tên “khu dinh điền”.

Chính sách “khu dinh điền”, “khu trù mật” ra đời tháng 4 năm 1957 nằm trong khuôn khổ “chương trình cải tiến nông thôn” bên cạnh các dụ “cải cách điền địa” đồng thời là một bổ sung cho chiến dịch “tố cộng diệt cộng”. “Cố vấn” Ngô Đình Nhu xác nhận: “Khu dinh điền là biện pháp xẻ đường đưa dân vào chiến khu Việt cộng, dùng dân để đẩy cộng sản ra khỏi vùng đó, là nơi cung cấp tình báo, nơi xuất phát hành quân để ngăn chặn xâm nhập”. Như vậy lập khu dinh điền là “đẩy” dân kháng chiến ra khỏi nơi họ đang sinh sống, là “cấy” dân gọi là “của quốc gia” vào giữa khu kháng chiến cũ. Và cuối cùng “khu dinh điền” là trại tập trung, khu trù mật là điểm dồn dân. Bọn công dân vụ nhai đi nhai lại “cứ làm, làm mãi, làm cho đến khi nông thôn trở nên pháo đài kiên cố của tự do…”. CIA gọi kế hoạch “khu trù mật” là “con ngựa chiến” của Diệm. Kế hoạch “giải tỏa đô thành” nhằm đuổi dân lao động ở các khu Chương Dương, Vân Đồn, Phú Thọ Hòa… ra xa “thủ đô”, tập trung người vào các “khu trù mật”. Cuộc đấu tranh của nông dân lao động chống lập khu dinh điền, khu trù mật cũng quyết liệt như chống “cải cách điền địa”.

Những tháng cuối năm 1957, cơ quan đầu não lãnh đạo Sài Gòn và Gia Định bị tổn thất nặng. Đồng chí Trần Quốc Thảo đương chức Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn bị bắt ngày 16 tháng 10 năm 1957(1). Bị địch cùm chân, đánh đập dã man, đồng chí không hé răng tiết lộ một điều gì, hi sinh ngay tại phòng tra tấn trong ngày bị bắt. Đồng chí Nguyễn Trọng Tuyến, Bí thư Tỉnh ủy Gia Định bị địch phát hiện hầm bí mật ở Củ Chi. Đồng chí đã anh dũng hi sinh. Toàn bộ Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và tỉnh Gia Định cũng bị thiệt hại nặng do bị bắt và mất liên lạc. Chỉ riêng quận Hóc Môn, cho đến lúc này chỉ còn gần 100 đảng viên có tổ chức trong số hơn 1.000 đảng viên ở đây sau năm 1954. Số 100 đảng viên này đang đứng trước tình thế sẽ tiếp tục bị bắt(2).

Chính quyền Diệm công khai lên tiếng: “Thà bắn oan 1000 người còn hơn để sổng một tên cộng sản!”. Tờ báo Cách Mạng Quốc Gia không cần giữ vẻ chững chạc của cái gọi là “tờ báo”: “Không thể tha thứ cho những thằng ngủ mơ thiên đàng cộng sản, xác bám ở miền Nam, hồn gởi ra đất Bắc”.

Vùng ven Sài Gòn, một trong những trọng điểm địch đang đánh phá quyết liệt với những cuộc “tố cộng”, “cải huấn”, tẩy não”, “cách mạng quốc gia”… Trên mảnh đất Củ Chi ngoại thành đang diễn ra hằng ngày những cuộc moi gan, mổ bụng, bắt người thả bao bố dìm xuống nước… “Chủ nghĩa nhân vị” mà nhà sử học Mĩ Gabriel Kolko gọi là “một mớ hổ lốn, không ai hiểu nổi” bây giờ trở nên dễ hiểu. Đó là nhà tù, mổ bụng, moi gan, máy chém… dành cho tất cả những người không chịu “nhân vị” tức là chịu chế độ phát xít gia đình trị Ngô Đình Diệm. Cho đến cuối năm 1957, nhà tù ở ngay “thủ đô Việt Nam Cộng hòa” chật ních người, không chỉ những người cộng sản, người kháng chiến cũ mà cả những người dân thường trong số bị “bắt lầm hơn bỏ sót”. Trại giam Nha công an nhét trên 50 người trên 42m2, khám đường Gia Định 150 người trên 500m2, trại giam Thủ Đức có những ngày giam đến 4.000 chị em.

Trong hoàn cảnh chưa có một chiến lược hành động mới dứt khoát của Đảng, trước chính sách đàn áp thẳng tay của địch, nhân dân nhiều nơi của Sài Gòn - Gia Định không thể cho bọn ác ôn tự do hoành hành.

Chỉ với một lời khai, một chữ kí “li khai”, một tờ “sám hối” để đổi lấy cái sống phản bội, có biết bao chiến sĩ yêu nước đã kiên quyết không làm, chấp nhận cái chết tròn khí tiết. Trong nhà tù, có những anh chị em bị kẻ thù khoét mắt, lóc thịt, dí điện chết đi sống lại vẫn không hé một bí mật của Đảng, của tổ chức. Giữa địa ngục trần gian kẻ mất người còn, kẻ ra đi người ở lại, những người cộng sản chỉ chọn một trong hai con đường: hoặc chiến thắng hoặc cái chết để cho người còn sống nhớ lấy:

      Người đi ta nhắn mấy lời,
      Người về người nhớ xa vời còn ta
      Nhắn về thưa với “chú, cha”
      Ta về thắng lợi hoặc “ma căm thù”
(3)

Thực hiện chủ trương diệt ác để bảo vệ cán bộ, cơ sở cách mạng, xây dựng phong trào trên đường phố Sài Gòn sau những vụ trừng trị những tên cảnh sát ác ôn Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Ngọc Thạch… hồi năm 1956, năm 1957 tiếp tục diễn ra những vụ nổ lựu đạn của những người yêu nước trừng trị bọn tay chân đắc lực của Diệm - Nhu ở các địa điểm: quán rượu Thanh Xuân, Bến Ngô Quyền, Vườn Chuối, đường Cống Quỳnh.

Ở ngoại thành, những cuộc diệt ác diễn ra nhiều nơi như: ở thị xã Gia Định, ở các quận Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn, Duyên Hải.

Ở Củ Chi, một trong những nơi đã diễn ra những cuộc đàn áp khốc liệt nhất của địch, các đội võ trang 3 đến 7 người lần lượt xuất hiện trên khắp các xã. Bọn ác ôn hoảng sợ, một đêm phải dời hai, ba chỗ ngủ. Có các nhóm võ trang hỗ trợ, cuộc đấu tranh của nông dân Phú Hòa Đông đòi địch trả thơn 100 ha vườn cây ăn trái, đòi hạn chế bắn pháo, đạt thắng lợi. Địch còn buộc phải trả lại số thuế cho 172 gia đình ở Bình Mĩ mà chúng đã thu trên danh sách những người đã chết.

Ở Thủ Đức, đến năm 1957 hầu hết mỗi nhà ở xã An Phú đều đã sắm gậy tầm vông và dây trói để chống địch cướp đất.

Có thể nói, sau cao trào đấu tranh chính trị ở Sài Gòn - Chợ Lớn là phong trào trừ gian diệt ác ở tỉnh Gia Định. Về mặt này Gia Định đứng vào những tỉnh hàng đầu ở miền Nam trong những ngày đen tối.


(1) Tại điểm hẹn ở Bình Chánh, hai đồng chí Phan Kiêm, Khu ủy viên và Vũ Hồng Chánh văn phòng khu ủy bị bắt trước. Đồng chí Trần Quốc Thảo đến điểm hẹn bị bắt luôn. Đồng chí Trần Quốc Thảo hi sinh trong khi một bộ phận Khu ủy đang làm việc với Xứ ủy ở Phnompenh. Đồng chí Phó Bí thư Nguyễn Ngọc Thanh về củng cố Khu ủy giữ chức quyền Bí thư, đồng chí Đoàn Văn Bơ làm Phó Bí thư, đồng chí Huỳnh Tấn Phát được bổ sung vào Khu ủy. Sau khi củng cố Khu ủy, đồng chí Thanh trở lên Phompenh báo cáo, nhưng đi ngang Hồng Ngự thì bị bắt, sau đó đồng chí Đoàn Văn Bơ cũng bị bắt.
(2) Đến năm 1959 chỉ còn 1 đảng viên.
(3) Bài thơ trên vách đá nhà tù Mĩ - Diệm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM