Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:41:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975)  (Đọc 129622 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 06:29:57 am »

Cuộc kháng chiến bắt đầu! Ngay trong sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945, các đội tự vệ chiến đấu, thanh niên xung phong, công an xung phong, công đoàn xung phong đã chống trả quyết liệt với địch tại dinh Đốc Lí, đường Verdun (nay là đường Cách mạng Tháng Tám), đường Norodom (nay là đường Lê Duẩn). Đặc biệt, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt tại cột cờ Thủ Ngữ. Một tiểu đội bảo vệ cột cờ chỉ có súng săn, dao găm lựu đạn đã chống chọi với một đại đội quân Anh. Cả tiểu đội hi sinh. Tên chỉ huy Anh phải tập hợp đại đội của chúng bồng súng trước khi kéo lá cờ ba sắc của Pháp lên thay cờ đỏ sao vàng của ta. Buổi chiều, trong tiếng súng kháng chiến đồng loạt nổ khắp thành phố, tại Chợ Lớn, anh em công nhân hối hả in hàng vạn bản “Tuyên cáo quốc dân” của Ủy ban nhân dân Nam Bộ để kịp phát hành trong đêm! Nội dung “Tuyên cáo như sau:

“Đồng bào Nam Bộ!

Vì coi quân Anh là đại biểu của Đồng Minh tới nước chúng ta giải giáp quân Nhật để đem lại hòa bình cho dân chúng Đông Dương, nên chúng tôi - Ủy ban nhân dân Nam Bộ - luôn giúp cho quân đội Anh làm nhiệm vụ được dễ dàng. Mặc dù có nhiều điều bất mãn, chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi quốc dân nên nén lòng căm giận để chờ đợt cuộc vận động ngoại giao với Đồng Minh trên trường quốc tế. Nhưng do sự nhân nhượng và dung túng của quân Anh, bọn thực dân Pháp đã làm nhiều điều quá đáng…

… Không lẽ chịu nhục hoài à, vì danh dự của dân tộc chúng ta phải coi trọng quyền lợi quốc gia, nên chúng tôi phải đánh điện ra Chính phủ Trung ương xin phép cho kháng chiến…

Đồng bào thân mến!

Cương quyết phấn đấu, toàn dân hãy đoàn kết để bảo vệ Quốc gia!”(1)

Tại Hà Nội, sau khi nhận được điện của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập khẩn cấp Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng tại Bắc Bộ Phủ. Hội nghị nhất trí với quyết tâm kháng chiến của Nam Bộ, đồng thời kêu gọi đồng bào cả nước chi viện sức người sức của cho miền Nam. Hội nghị cũng đã quyết định thành lập các đơn vị Nam tiến và cử cán bộ vào tăng cường cho Nam Bộ.

Ngay sau hội nghị, Thường vụ Trung ương Đảng chuyển chỉ thị đến Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ (ngày 23 tháng 9) và Chính phủ lâm thời gửi Huấn lệnh cho quân và dân Nam Bộ (ngày 24 tháng 9).

Ngày 26 tháng 9 năm 1945, qua đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Nam Bộ khẳng định quyết tâm kháng chiến của Trung ương Đảng, Chính phủ và nhân dân cản ước!

“Hỡi đồng bào Nam Bộ!

Nước ta vừa tranh quyền độc lập, thì đã gặp nạn ngoại xâm. Khi còn chiến tranh với Nhật thì bọn thực dân Pháp hoặc đầu hàng hoặc chạy trốn. nay vừa hết chiến tranh thì bọn thực dân Pháp hoặc bí mật hoặc công khai lại mò lại. Trong bốn năm, họ đã bán nước ta hai lần. Nay họ lại muốn thống trị dân ta lần nữa.

Tôi chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam Bộ. Chúng ta nên nhớ lời nói oanh liệt của nhà đại Cách mạng Pháp: “thà chết tự do hơn sống nô lệ”.

Tôi chắc cà đồng bào Nam Bộ cũng chắc rằng Chính phủ và toàn quốc đồng bào sẽ hết sức giúp đỡ những chiến sĩ và nhân dân đang hi sinh tranh đấu để giữ vững nền độc lập của nước nhà.

Tôi chắc và tất cả đồng bào đều chắc rằng những người và những dân tộc yêu chuộng bình đẳng tự do trên thế giới đều đồng tình với chúng ta.

Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân.

Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính đáng”…(2)

Quyết định của Hội nghị Cây Mai và Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử chống Pháp của dân tộc ta. Nó kịp thời khẳng định quyết tâm sắt đá, mở ra đường hướng cho cuộc kháng chiến phát triển trong thời khắc có ý nghĩa quyết định đòi hỏi một sự lựa chọn của lịch sử. Lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến, Ủy ban nhân dân Nam Bộ và của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đáp ứng kịp thời nguyện vọng, nhiệt huyết chiến đấu của nhân dân ta, có tác dụng khích lệ quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn nói riêng, đồng bào Nam Bộ nói chung tự tin bước vào cuộc kháng chiến đầy cam go thử thách sau đó.


(1) Bản tuyên cáo này được đăng trên báo Cứu Quốc ngày 29 tháng 9 năm 1945.
(2) Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984, t. 4, tr. 25-26.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 06:31:47 am »

Kế hoạch đánh chiếm Nam Bộ cho Leclerc chia làm 3 bước:

1. Dựa vào quân Anh, Nhật đánh chiếm Sài Gòn, cố thủ trong thành phố chờ viện binh. 2. Đánh chiếm các đường giao thông quan trọng chung quanh thành phố, lập các cứ điểm quân sự làm bàn đạp chuẩn bị mở rộng phạm vi lấn chiếm các tỉnh toàn Nam Bộ. 3. Đánh chiếm các tỉnh còn lại, thiết lập hoàn chỉnh hệ thống chính trị quân sự, tiến hành bình định và từ đó mở rộng phạm vi chiến tranh, đánh chiếm miền Trung và Bắc Việt Nam.

Trong ba ngày đầu, dựa vào ưu thế hơn hẳn về quân sự và áp lực của quân Anh, Nhật, mặc dù gặp phải sức chống trả quyết liệt của quân ta, thực dân Pháp nhanh chóng làm chủ các vị trí then yếu trong thành phố. Chúng thiết lập các đồn bót, chia quân đóng giữ và thường xuyên tuần tiễu trên các đại lộ nối các đồn bót chính với nhau. Tuy vậy, do lực lượng còn mỏng, quân Pháp chỉ làm chủ được khu vực trung tâm thành phố giới hạn bởi rạch Thị Nghè và sông Sài Gòn về phía Đông, đường Verdun tới cầu Ông Lãnh về phía Tây, Kinh Đôi qua khu thương cảng về phía Nam. Về đêm, quân ta vào được hầu khắp các địa điểm khu vực chúng làm chủ.

Thực hiện chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng và nghị quyết Hội nghị Cây Mai, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ triển khai chỉ đạo việc dời chuyển các cơ quan và cơ sở kháng chiến ra các khu vực ngoại vi thành phố, tổ chức nội thành thành 16 khu vực tác chiến để bảo đảm việc chỉ huy và phục vụ chiến đấu. Các lực lượng chiến đấu nhận được chỉ thị kềm chân địch tại chỗ trong một thời gian, tạo điều kiện cho việc di chuyển và chuẩn bị lực lượng mọi mặt.

Sáng ngày 24 tháng 9, Tổng công đoàn Nam Bộ ra lời kêu gọi nhân dân triệt để thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, tiến hành tổng bãi công, bãi thị, bãi khóa, tản cư ra khỏi thành phố và kiên quyết bất hợp tác với giặc.

Khắp thành phố, mọi sinh hoạt, chợ búa, giao thông, trường học đều ngưng hẳn. Công nhân nhà máy đồng loạt nghỉ việc. Nhà đèn bị phá. Mọi thứ vật dụng như bàn ghế, quầy hàng, xe bò, xe kéo, xe thổ mộ, tủ kem đều được kéo ra đường. Cây bị cưa, cột đèn bị đập ngã. Cả thành phố xây dựng vật cản, chiến lũy.

Trận đánh mở đầu trong ngày diễn ra trên đường Jean Eudel. Từ 3 giờ sáng ngày 24 tháng 9, hơn một nghìn đồng bào ở Xóm Chiếu - Khánh Hội, Tân Thuận, Tây Quy, công nhân hãng FACI, CARIC, NISAKI, thanh niên quyết tử, công nhân xung phong… tuần hành tiến về phía cầu Quay. Dẫn đầu đoàn người là một thanh niên tay cầm cờ Tổ quốc. Đoàn tuần hành vừa tới Thương Khẩu thì lính chà chóp(1) nổ súng chặn lại. Người thanh niên cầm cờ hi sinh ngay trong loạt đạn đầu của chúng. Nhiều người khác bị thương. Căm phẫn trước hành động của địch, đoàn người nhanh chóng giãn ra, phân tán thành nhiều cánh bao vây bót Thương Khẩu và bót số 6. Một đội cảm tử quân leo lên hàng rào ném lựu đạn diệt bọn lính trong lô cốt của bót Thương Khẩu, lấy súng địch bắn yểm trợ cho các mũi của ta tiến vào. Đến hơn 8 giờ sáng, đoàn biểu tình tiếp cận các bót. Tiếng hô xung phong vang dậy. Một số tên địch hoảng hốt kéo ra hàng. Quân ta bắt nhiều tù binh (trong đó có viên quan ba Paul Jean, trưởng bót Thương Khẩu), thu nhiều vũ khí. Thừa thắng, quân ta ào lên tấn công bót số 6. Một tổ quyết tử leo lên nóc bót Thương Khẩu dùng đại liên vừa thu được của địch bắn hỗ trợ thị oai. Ta nhanh chóng tiêu diệt bót số 6, giải thoát 70 thanh niên bị địch giam giữ ở đây. Đến 10 giờ sáng, ta làm chủ vùng Khánh Hội. Tiếp sau trận bảo vệ dinh Đốc Lí và các trận cầu Mac Malon, cầu Kiệu (trong đêm 23 rạng ngày 24 tháng 9), trận Thương Khẩu đã góp tiếng súng mở màn cho cuộc phản công của ta ở Sài Gòn - Chợ Lớn và cũng là những tiếng súng mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ.

Liền đó, chiến sự nổ ra liên tiếp ngay ở các khu vực trung tâm thành phố như dọc đường Verdun, xung quanh ga xe lửa, trước chợ Bến Thành, ở đường Bonard (nay là đường Lê Lợi), cầu Ông Lãnh, khu bến tàu, chợ Cũ, xóm cầu Muối, cầu Thị Nghè, cầu Bông, Tân Định, Nhà đèn, Chợ Quán, chợ Bàn Cờ. Ác liệt hơn cả là các trận ở cầu Kiệu, xóm cầu Muối, sở cứu hỏa. Tại sở cứu hỏa đường Gallieni (nay là đường Trần Hưng Đạo), chiến sĩ tự vệ công nhân leo lên tháp cao 100 mét để cắm cờ. Người trước ngã, người sau tiến lên. Bốn chiến sĩ hi sinh anh dũng.

Nhà máy đèn bị phá, đêm đến cả thành phố chìm trong bóng tối. Ta vẫn tiếp tục phản công địch. Lực lượng vũ trang Thị Nghè bao vây đánh tập hậu khu Nguyễn Văn Lạc, nhà dưỡng lão. Trụ sở công an Cuộc, xưởng vật liệu cao su Labbé ở cầu Muối và một số kho gạo của Pháp ở Chợ Lớn bị đốt cháy.

Cũng ngay đêm 24, nhiều cánh quân từ các tỉnh Nam Bộ vừa khẩn cấp thành lập đã kịp về Sài Gòn tham gia chiến đấu. Một số đơn vị vũ trang đầu tiên từ Hậu Giang, Tân An lên, Biên Hòa, Thủ Dầu Một xuống và từ Cần Giuộc, Nhà Bè qua, đã cùng tiến công và nội thành.


(1) Lính Hoàng gia Anh gốc Ấn Độ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 06:34:24 am »

Nhà báo Trần Tấn Quốc có mặt ở Sài Gòn ngày 24 tháng 9 năm 1945 kể lại:

“Sáng 24, Sài Gòn khá yên tĩnh, nhưng từ xế chiều thì tình hình thay đổi hẳn… Súng nổ khắp nơi. Đại tướng Gracey triệu tập một cuộc họp báo: “Chúng tôi không có lấy một ngọn đèn”. Trong cảnh tối tăm ấy, mọi người đều tự hỏi vậy chớ chuyện gì đã xảy ra, những gì sẽ đến và mỗi người đặt cho Gracey nhiều câu hỏi dồn dập. Xa xa, nhiều đám lửa rực trời. Một cảnh tượng kinh hoàng bao trùm nhà băng Continetal. Rất đông đàn bà, trẻ em Pháp lánh nạn tại nhà băng. Ở đây không còn một miếng nước, không có một tia sáng của đèn điện, và ở đây chốc chốc lại được tin người Pháp này người Pháp nọ bị chết. Những tin làm điên đầu cứ truyền ra. Tiếng súng không ngớt, làm rối loạn thần kinh. Khi ấy Việt Minh chiếm đóng tất cả các khu vực ngoại ô. Gracey không có ý muốn để xảy ra lớn chuyện, nhưng từ nay làm sao tránh khỏi dùng võ lực được? Còn đại tá Cédille thì không ngớt yêu cầu có thêm quân tuần tiễu thật đông đi tuần tra khắp nơi. Người Pháp chết nhiều nhất là ở khu vực Tân Định (ổ kháng chiến Tân Định - Đất Hộ và ổ kháng chiến Phú Nhuận phối hợp đánh…)”(1).

Sáng ngày 25 tháng 9, cuộc tổng bãi công, bãi thị, bãi khóa được tiến hành triệt để. Dân chúng Sài Gòn kéo tản ra vùng ngoại ô. Một cuộc phong tỏa lương thực được từng bước thực hiện. Vẫn là nhà báo Trần Tấn Quốc:

“… Mãi đến ngày 25 Sài Gòn vẫn chưa có điện nước, lại thêm không có lương thực. Túng cùng quá, người Pháp phải đến các quán cóc dơ dáy của Hoa kiều. Ở đây còn có thể tìm được bát cơm lạp xường và ở đây, người ta thấy các quan Pháp không khó tánh như trước, họ ngồi ghế đẩu, ăn cơm bằng bát đũa. Ban đêm, người Pháp luôn xao xuyến, không ngủ được và rất mệt mỏi. Tuy vậy, đại tá Cédille vẫn hoạt động, ông viết nhiều tuyên cáo kêu gọi người Việt Nam trở lại làm việc. Nhưng đáp lới Cédille, người Việt Nam kéo nhau ra khỏi thành phố. Trong một thành phố tối om bao trùm lên bởi không khí chiến tranh và cách mạng, các gia đình cứ phải khóc vì một người thân vừa tử nạn. Ai nấy đều phập phồng lo sợ cho ngày mai. Súng vẫn nổ. Dân quân Việt Nam dùng chiến thuật du kích mà đánh, khi ẩn, khi hiện, đột nhập thình lình phá hoại rồi rút đi. Chẳng những thường dân Pháp kinh hoàng vì không biết du kích sẽ xuất hiện lúc nào, ở đâu, mà đến cả quân lính Pháp - Anh - Ấn cũng không làm sao biết trước để mà ngăn ngừa”(2).

Trung tuần cuối tháng 9, chiến sự vẫn diễn ra liên tục và ác liệt khắp nội thành.

Ngày 25 tháng 9, quân ta lại lọt vào khu Tân Định, đánh đường Mayer, nay là đường Võ Thị Sáu), bến Tầm Ngựa (nay ở cuối đường Huỳnh Tịnh Của).

Ngày 26 tháng 9, du kích đốt cháy cầu Lái Thiêu, sau đó phối hợp với hai cánh quân từ Thủ Dầu Một xuống và Lái Thiêu qua chặn đánh đoàn xe cam nhông gồm 7 chiếc chở quân Anh đi Bình Đức lấy vũ khí về tiếp tế cho Pháp. Đoàn xe địch không về được Sài Gòn, buộc phải nằm lại dọc đường. Chiều, ta tập kích ngã ba Nhà Làng (trụ sở xã Thạnh Mĩ Tây), diệt nhiều tên Pháp, bắt sống một số tên khác trong đó có tên cò Thị Nghè Orcetty, giải thoát nhiều đồng bào bị giam giữ. Đêm, ta đánh chiếm cầu Bông.

Ngày 27 tháng 9, quân Pháp, có lính Nhật đi đầu, tiến công qua cầu Thị Nghè. Chúng dùng súng lớn bắn phá mãnh liệt vào khu vực từ ngã ba Nhà Láng xuống Hàng Xanh. Toán đi đầu qua ngã ba Nhà Làng lọt vào trận địa phục kích của ta. Các chiến sĩ tự vệ chiến đấu giựt mìm, ném lựu đạn, xông ra đánh giáp lá cà với địch. Quân địch hốt hoảng vừa chống trả vừa chạy trở lại Sài Gòn. Tại khu vực Khánh Hội, du kích ém phục dọc bờ sông chặn đánh 3 chiếc xe chở viện binh địch tại cầu Quay. Quân địch buộc phải quay lui, bỏ lại 10 xác chết.

Ngày 28 tháng 9, một chiếc xe jeep chở 2 sĩ quan địch từ cầu Kiệu theo đường Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng), lên Gò Vấp để dò xét tình hình. Đến hẻm Cây Dương ngang chùa Bà Chúa, cách ngã ba Chú Ía vài trăm mét, xe lọt vào trận địa phục kích của ta. Du kích đã bắn chết tên sĩ quan da trắng và bắt sống tên sĩ quan Nhật(3).

Ngày 30 tháng 9, ta tiếp tục tập kích địch trên đường Catinat và nhiều nơi khác: Khánh Hội, nhà đèn Chợ Quán, nhà máy rượu. Tại Tân Bình, ta tiến đánh một kho gạo - vải, thu toàn bộ số gạo và vải có trong kho, cùng 10 súng.

Những ngày cuối cùng của tháng 9, chiến sự lan dần ra ngoại ô, diễn ra khá quyết liệt tại khu vực các cầu: cầu Thị Nghè, cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Mac Mahon, cầu Eyrriaud des Vergnes (cầu nối đường Trần Quốc Thảo với đường Lê Văn Sĩ hiện nay), cầu chữ Y, cầu Ông Lãnh, cầu Quay. Tại cầu Chữ Y, khi hai xe nhà binh của Pháp định vượt sang Chánh Hưng, lực lượng tự vệ cùng đồng bào, với số lượng áp đảo, ào ra bao vây. Đoàn thanh niên “Đoàn Dũng” và nhân dân Chánh Hưng chặn chiếc xe đi đầu chở đầy lính mũ đỏ. Đoàn thanh niên “Đoàn Tiến” và nhân dân Chợ Quán đánh chiếc xe đi sau. Ta thu cả hai, diệt hầu hết tốp địch. Cùng trong thời gian này, lực lượng vũ trang Bà Quẹo, Gò Vấp, Hóc Môn phối hợp đánh địch ở khu vực cầu Bến Phân và chợ Gò Vấp.

Chỉ trong vòng một tuần lễ, sau khi lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ phát ra, quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã nhanh chóng bước vào cuộc chiến đấu đầy tự tin và quyết liệt. 138 xí nghiệp, công sở lớn, 22 kho tàng, 4 chợ, 30 tàu lớn, 51 tàu nhỏ, 200 xe hơi và một số cầu đường bị đốt phá. Gần 300 tên giặc bị đền mạng. Tuy cách đánh, kĩ thuật chiến đấu còn non kém, vũ khí ít và thô sơ, nhưng quân và dân ta thật hăng hái, bồng bột và cực kì gan dạ. Tuần lễ kháng chiến đầu tiên tại Sài Gòn là khúc dạo đầu sôi nổi trong bản đại hợp xướng kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

Gặp phải sức đề kháng quyết liệt của nhân dân ta, sau tám ngày gây hấn, thực dân Pháp chỉ chiếm đóng được các vị trí, công sở then yếu ở khu vực trung tâm thành phố. Phạm vi kiểm soát chỉ thu hẹp trong một rẻo từ đường Nguyễn An Ninh đến chợ Bến Thành ngược lên Tân Định. Thành phố không họp chợ, không buôn bán, không điện nước. Lương thực, thực phẩm bị hao cạn. Viện binh chưa tới kịp. Bọn Việt gian tay sai ra mặt hoạt động đã bị thanh niên ta truy bắt, nghiêm trị. Nhiều lần dựa vào quân Anh - Nhật đánh lấn ra ngoài, cố phá vỡ vòng vây đang hình thành ngày càng chặt xung quanh Sài Gòn, nhưng đều thất bại, quân Pháp lâm vào tình trạng khốn đốn.

Trước tình hình đó, thực dân Pháp nhờ Gracey làm trung gian, xin thương lượng với Ủy ban nhân dân Nam Bộ.

Biết rõ thủ đoạn của địch dùng kế hoãn binh để chờ quân tăng viện tới, nhưng để biểu thị lập trường chính nghĩa, đồng thời tranh thủ thời gian hòa hoãn để tản cư nhân dân ra khỏi thành phố, củng cố lại lực lượng chiến đấu, Ủy ban nhân dân Nam Bộ chấp hành chỉ thị của Chính phủ lâm thời Trung ương, thỏa thuận với Pháp ngừng bắn một tuần lễ để đàm phán.

Sáng ngày 2 tháng 10, cuộc đàm phán bắt đầu. Đại diện Pháp là Cédille gặp đại diện Chính phủ cách mạng lâm thời do Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm trưởng đoàn. Tướng Anh Gracey cũng tham dự để gây áp lực. Phía Pháp đưa ra những luận điểm vô lí: vu cáo hành động chiến đấu tự vệ bảo vệ độc lập của ta, đòi ta chấp nhận bản tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 của De Gaulle. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đòi Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam, công nhận Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đình chỉ gây hấn, rút quân về các vị trí trước ngày 23 tháng 9. Cédille xin trả lời sau.


(1) Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, t. 1, tr. 357-358.
(2) Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, sách đã dẫn, tr. 358.
(3) Ngay hôm sau, báo chí địch ở Sài Gòn đưa tin: Người bị giết là đại tá Mĩ Peter Dewey. Dewey là cháu viên thống đốc Dewey bang New York, là cố vấn tình báo của Pháp và Đồng Minh. Đó là tên sĩ quan cao cấp Mĩ đầu tiên bị giết chết ở Việt Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 06:34:59 am »

Ngày 3 tháng 10, hai tàu phóng ngư lôi Triomphant của Pháp cập bến Sài Gòn, mang theo một tiểu đoàn lính Âu Phi thuộc trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5, một đại đội Commando Ponchardier, một số đơn vị lính dù, lính thủy Pháp. Kế đó, ngày 5 tháng 10, tướng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp đến Sài Gòn. Dưới cơn mưa tầm tã, người phía Pháp ra đón Leclerc như một vị cứu tinh. Leclerc bắt tay ngay vào việc chuẩn bị kế hoạch tấn công: Phá vòng vây Sài Gòn, đánh nống ra các tỉnh. Quân Anh với danh nghĩa giải giới quân Nhật sẽ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ Sài Gòn và vùng tam giác chiến lược Sài Gòn - Thủ Dầu Một - Biên Hòa trong lúc Pháp chưa tập kết đủ quân số tại Nam Bộ. Tối ngày 6 tháng 10, cuộc đàm phán lại tiếp tục. Thái độ của phía Pháp lập lờ, cố tình nhùng nhằng để hoãn binh. Lấy cớ cần có thì giờ để xin ý kiến của chính phủ Pháp về các đề nghị của ta, Cédille xin kéo dài thời gian ngừng bắn thêm 48 giờ. Ngày 6 tháng 10, hai bên gặp nhau lần thứ ba. Đại diện Pháp vẫn tỏ ra ngoan cố. Bên ta quyết định chấm dứt đàm phán.

Trong thời gian ngừng bắn, lần nữa, bọn đầu cơ chính trị lại xuất đầu lộ diện, tung áp phích tuyên bố thành lập “Chính phủ quốc gia liên hiệp”. Bốn ngày sau khi tuyên bố, chúng bị thanh niên xung phong nội thành bắt gọn tại một nhà chứa ở Chợ Lớn. Cũng trong thời gian này, lữ đoàn cuối cùng của sư đoàn 20 Hoàng gia Anh tới Sài Gòn.

Ngày 10 tháng 10 năm 1945, thời gian ngừng bắn kết thúc. Cuộc đàm phán đã phơi bày trước dư luận thế giới dã tâm xâm lược với nước ta của thực dân Pháp, đồng thời biểu thị ý nguyện hòa bình và quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập của nhân dân ta. Đây cũng là quãng thời gian quý báu để các cơ quan, các đơn vị vũ trang của ta kịp thời di chuyển tài liệu, vũ khí, trang thiết bị cần thiết, tháo dỡ và di chuyển máy móc, nguyên vật liệu ra ngoại ô cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Quân dân Sài Gòn vẫn tiếp tục giữ thế bao vây quân địch trong nội thành.

Trong lúc đó, từ khắp mọi miền đất nước, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, tiếp thêm sức mạnh cho Sài Gòn kháng chiến dấy lên mạnh mẽ.

Ngay sau khi cuộc kháng chiến bắt đầu, các tỉnh kế cận thành phố Sài Gòn như Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An… tổ chức nhiều đội tự vệ chiến đấu về Sài Gòn đánh Pháp. Công nhân cao su các tỉnh Nam Bộ gửi về 3.000 người. Nhiều tốp thanh niên tự động tập hợp đội ngũ, tìm mua vũ khí kéo về xin gia nhập các mặt trận xung quanh Sài Gòn. Trong số này, còn có những đoàn thanh niên dân tộc thiểu số ở Phan Thiết, Biên Hòa và phía Bắc Thủ Dầu Một trang bị chủ yếu bằng ná, tên tẩm thuốc độc về tham gia đánh địch ở mặt trận phía Đông thành phố. Nhiều chiến sĩ người Thượng đã hi sinh tại mặt trận phía ngã ba Hàng Xanh. Tổng công đoàn Nam Bộ vận động nhân dân các tỉnh quyên góp lương thực, thực phẩm, tiền bạc chuyển về Sài Gòn nuôi bộ đội đánh giặc. Phong trào cung cấp sức người, sức của cho Sài Gòn đánh Pháp phát triển rộng khắp các tỉnh Nam Bộ.

Ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, hàng vạn người xung phong đầu quân vào Nam giết giặc. Hầu hết các tỉnh đều lập “phòng Nam Bộ” ghi tên các chiến sĩ tình nguyện vào Nam. Họ là những công nhân, nông dân, thợ thủ công, học sinh, sinh viên, thầy thuốc, nhà giáo, kĩ sư, viên chức, Việt kiều, cựu binh sĩ… gồm cả già, trẻ, gái, trai. Ngay từ tuần lễ đầu của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đã có nhiều chi đội lên tàu vào Nam chiến đấu, gồm các đơn vị Giải quyết quân từ các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, chiến khu Đông Triều, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Nghệ Tĩnh… Hầu như ngày nào trên các chuyến tàu vào Nam cũng đều có quân Nam tiến.

Dọc tuyến đường sắt Bắc - Nam, nhân dân mang cờ, biểu ngữ, bánh trái chào đón nồng nhiệt đoàn quân Nam tiến. Đồng thời đồng bào khắp nơi hưởng ứng rầm rộ phong trào ủng hộ tiền cho Nam Bộ kháng chiến. Tại Hà Nội, đêm 29 tháng 9, báo Cứu Quốc (cơ quan của Tổng bộ Việt Minh), ra số đặc biệt in toàn chữ đỏ đưa tin: thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, đồng bào Nam Bộ đã cầm súng đứng lên chiến đấu. Tiếng báo tin và tiếng rao báo trong đêm đã dựng cả Hà Nội dậy. Bà con tranh nhau mua báo, chuyền tay nhau đọc. Ngày hôm sau, phong trào ủng hộ Nam Bộ được phát động. các hoạt động ủng hộ Nam Bộ diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức phong phú. Từ ngày 7 đến ngày 14 tháng 10, nhân dân tổ chức “tuần lễ văn hóa” ủng hộ Nam Bộ. Ngày bế mạc, đông đảo đồng bào Thủ đô đến thăm các gian hàng triển lãm, sau đó đến “Đài kháng chiến” quyên góp tiền gửi Nam Bộ. Các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Hội tôn giáo đều tổ chức ngày quyên góp cho Nam Bộ. Hàng trăm tấm vải lụa, len sợi, quần áo, cùng nhiều tiền vàng được ưu tiên chở trong những toa tàu đặc biệt chạy tốc hành vào Nam.

Sức người, sức của của cả nước kịp thời gửi về Sài Gòn đã góp phần quan trọng trong cuộc chiến đấu bao vây quân địch những ngày đầu kháng chiến. Trên thực tế cả nước đã kháng chiến tại địa bàn Sài Gòn.

Cùng thời gian này, ở tỉnh Gia Định và tính toàn Nam Bộ, bộ máy chính quyền nhân dân và tổ chức đoàn thể kháng chiến các đã được xây dựng và củng cố. Nhiều đồng chí từ Côn Đảo và các nhà tù đế quốc trở về cùng với cán bộ tại chỗ hình thành bộ máy lãnh đạo, bộ máy chỉ huy quân sự, công an, vận động quần chúng… Họ là những cán bộ trung kiên, tài năng, có tri thức và năng lực tổ chức lãnh đạo chỉ huy, từ mọi miền đất nước tới. Sự có mặt kịp thời của họ trong buổi đầu kháng chiến có ý nghĩa cực kì quan trọng: giữ vai trò quyết định trong việc hình thành bộ máy lãnh đạo kháng chiến các cấp suốt thời kì chiến tranh.

Sau khi có viện binh, Leclerc liên tiếp tổ chức các cuộc tiến công phá vòng vây quanh khu vực trung tâm Sài Gòn. Chiến sự lan dần ra ngoại ô, diễn ra quyết liệt ở khu vực cầu Tân Thuận, Nhị Thiên Đường, Phú Lâm, Tham Lương, Bến Phân, Gò Vấp, An Nhơn, cầu Thị Nghè, Hàng Xanh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 06:36:23 am »

Xung quanh Sài Gòn, cùng với sự phát triển, củng cố và điều chỉnh nhanh chóng lực lượng vũ trang, các mặt trận ngăn chặn bao vây Sài Gòn hình thành.

Mặt trận số 1 (còn gọi là mặt trận tiền tuyến Sài Gòn - Gia Định hay mặt trận miền Đông) kéo dài từ ngã ba sông Thị Nghè đến cầu Bông. Ranh tuyến bên trái trải dọc sông Sài Gòn, quốc lộ 14 từ ngã ba Thị Nghè, ngã ba Hàng Xanh, cầu Bình Lợi. Ranh tuyến bên phải từ cầu Kiệu ra ngã tư Phú Nhuận, ngã ba Chú Ía, ngã năm Chuồng Chó đến An Nhơn đi Lái Thiêu. Trên mặt trận này, đồng bào xây dựng chiến tuyến (đào hầm hố, đắp mô) thành nhiều tầng, dựa trên ba trục chính: trục đường 13 (khu vực Thị Nghè, Hàng Xanh), trục cầu Bông, Bà Chiểu, cầu Hang, Gò Vấp đến cầu Bến Phân; trục cầu Kiệu, Phú Nhuận, nga ba Chú Ía ra An Nhơn.

Chiến đấu tại mặt trận này gồm các bộ đội Nguyễn Văn Dương, bộ đội Trần Cao Vân, bộ đội Hoàng Cao Nhã, bộ đội Hoàng Mạnh, bộ đội Triệu Cải, bộ đội Thị Nghè (Nguyễn Bân), bộ đội Hai Nhỏ, bộ đội Hai Rim (đại đội dân tộc thiểu số Thủ Dầu Một). Ngoài ra còn có lực lượng Đệ tam sư đoàn của Nguyễn Hòa Hiệp và bộ đội của Hồng Tảo (HT29). Bộ chỉ huy mặt trận tiền tuyến miền Đông gồm Nguyễn Đình Thâu (chỉ huy trưởng), Phạm Văn Khung (chính ủy), Phan Văn Năm, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Hòa Hiệp, Hồng Tảo. Chỉ huy sở đặt tại Gò Vấp, sau chuyển sang An Phú Đông.

Xa hơn, về phía Thủ Đức, có bộ đội Nam tiến(1), bộ đội Đào Sơn Tây, bộ đội Trần Thắng Minh, bộ đội Thái Văn Lung.

Mặt trận số 2 (còn gọi là mặt trận tiền tuyến phía Bắc hay mặt trận Tham Lương), án ngữ cửa ngõ quốc lộ 1 đi Tây Ninh, Campuchia. Khu vực Bà Điểm, Hóc Môn và trục lộ 15 từ chợ Cây Xoài đến Quán Tre, Trung Chánh, dọc từ ngã tư Bảy Hiền đến cầu Tham Lương, các chiến sĩ cùng với đồng bào địa phương lập các chiến tuyến, công sự chiến đấu, phá bung nhiều đoạn đường trên quốc lộ 1, đặc biệt ở khu vực cầu Tham Lương.

Tại mặt trận này, nhân dân tự vũ trang, xây dựng lực lượng bằng cách tập hợp thành từng nhóm đánh giặc lấy súng và mua vũ khí của Nhật, phát triển thành phong trào.

Khu vực Bà Quẹo, Phú Thọ Hòa, Tân Sơn Nhị có bộ đội Nam Bội, Tư Báu, Tư Thược, Tám Đào, Tám Don, Bảy Ưng. Ở Bà Điểm có bộ đội Huỳnh Tấn Chúa. Hóc Môn có bộ đội Cao Đức Luốc, Sáu Ngói, Sáu Bằng. Ở Tây Mĩ, Bình Mĩ có bộ đội Tô Kí (gồm cả lực lượng Nguyễn Văn Bứa, Phan Hữu Hòa, Võ Văn Của). Ở Đông Thạnh có bộ đội Bảy Mĩ. Ở An Phú xã có bộ đội Bảy Sanh, Sáu Sai. Xa hơn, phía Đức Hòa, có bộ đội Huỳnh Văn Một. Số đông trong cán bộ chỉ huy các bộ đội trên là đảng viên cộng sản bị tù đày vượt ngục hoặc được thả ra sau ngày Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoặc sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chất lượng chính trị của bộ đội cao. Đây là lực lượng tiền thân của Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa.

Bộ chỉ huy mặt trận tiền tuyến phía Bắc do Nguyễn Văn Tư làm chỉ huy trưởng. Sở chỉ huy đặt tại Phú Thọ Hòa.

Ngoài ra, hoạt động ở khu vực Phú Thọ Hòa còn có bộ đội Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) gồm cả lực lượng của Dương Văn Ti ở chợ Dũi, Nguyễn Phú Duyên và Thái Sĩ Từ  Phú Thọ Hòa kéo ra… Khu vực Bà Quẹo có bộ đội Huỳnh Văn Trí (Mười Trí, đóng ở Tân Hòa, Vĩnh Lộc, Bà Quẹo).

Mặt trận số 3 (còn gọi là mặt trận tiền tuyến phía Tây hay mặt trận Phú Lâm - Chợ Đệm) án ngữ lộ Đông Dương 16, con đường sắt Sài Gòn - Mĩ Tho và lộ số 10 Bình Trị Đông - cầu Xáng. Toàn tuyến mặt trận trải từ Tân Thới Hòa qua Phú Lâm, Tân Hòa Đông, Phú Định xuống An Lạc, chợ Đệm, ngăn chặn hành lang chiến lược từ Sài Gòn xuống đồng bằng sông Cửu Long.

Chiến đấu ở mặt trận này có lực lượng Cộng hòa vệ binh Nam Bộ do Trương Văn Giàu chỉ huy và các bộ đội Tổng công đoàn do Nguyễn Lưu, Mười Thìn chỉ huy. Ngoài ra còn có những bộ đội khác chiến đấu trong nội thành rút dần ra và từ các tỉnh miền Trung, Tây, Nam Bộ lên. Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ Trần Văn Giàu kiêm Chỉ huy trưởng mặt trận này. Chỉ huy sở đặt tại đường Cây Mai rồi về Bình Điền. Khi trận tuyến phía trước bị phá vỡ, lực lượng chiến đấu Trương Văn Giàu kéo về lập tuyến ngăn chặn địch ở khu vực Bình Điền rồi kéo xuống Gò Công. Lực lượng Tổng công đoàn trụ bám lại do Nguyễn Lưu chỉ huy lùi vào khu vực Gò Cát - Bình Trị Đông - Bình Thủy Hòa.

Mặt trận số 4 (còn gọi là mặt trận tiền tuyến Sài Gòn - Chợ Lớn hay mặt trận phía Nam gồm mặt trận Bình Đông, mặt trận cầu chữ Y, mặt trận Tân Thuận, Thủ Thiêm) trải dài trên toàn bộ phía Nam Sài Gòn và Chợ Lớn. Các chiến tuyến chủ yếu của ta được bố trí từ Tân Thuận, Ngã ba Kinh Tẻ sông Sài Gòn đến bến đò Tân Quy, từ cầu Chữ Y đến cầu Hiệp Ân dọc bờ kinh đối diện với quân Pháp hướng sang Thương Cảng đến cảng xà lan và Nhà đèn Chợ Quán.

Chiến đấu chủ yếu trên mặt trận này có lực lượng vũ trang tại địa bàn Nhà Bè và lực lượng vũ trang tại địa bàn Cần Giuộc.

Lực lượng vũ trang Nhà Bè gồm bộ đội Bình Xuyên Dương Văn Dương (Ba Dương, xóm Bến Đò, cầu Rạch Đỉa), bộ đội Trần Văn Đối (Sáu Đối, Tân Thuận, gồm cả bộ đội Sáu Đối và Sáu Thơ), bộ đội Quách Văn Phải, Tám Mao, Năm Mười Ba), bộ đội Nguyễn Văn Soái (Phú Xuân), bộ đội Đoàn Văn Ngọc (Tám Thuận, gồm cả lực lượng Chín Mập, Dương Văn Đức), bộ đội Chín Hiệp (bến đò Tân Thanh, ngã ba rạch Ba Lao - rạch Dơi), bộ đội Mười Đen (khu vực kho, cảng), bộ đội Ngô Văn Lực (Mười Lực) - Võ Văn Môn (Bảy Môn) - Nguyễn Văn Hoe (Thủ Thiêm), bộ đội Nguyễn Văn Huỳnh… Lực lượng vũ trang Cần Giuộc gồm bộ đội Bình Xuyên Nguyễn Văn Mạnh (Tám Mạnh, Chánh Hưng), bộ đội Tư Hoạnh (cầu ông Thìn), bộ đội Trương Văn Bang (Ba Bang, Cần Giuộc) và bộ đội Nguyễn Văn Trân (Bảy Trân, cầu Bình Đăng).

Chỉ huy trưởng mặt trận do Nguyễn Văn Trân (Bảy Trân) phụ trách. Chỉ huy sở đóng tại khu vực cầu Bình Đăng, sát cạnh liên tỉnh lộ 5A Sài Gòn đi Cần Giuộc).

Bốn mặt trận bao quanh thành phố tạo thành một vành đai nhốt quân địch tại chỗ. Các vị trí xung yếu của vành đai này là các cầu - cửa ngõ nối thành phố với các tỉnh bên ngoài. Từ các chiến tuyến, quân ta vừa tổ chức ngăn chặn, bẻ gãy các cuộc tiến công giải tỏa vòng vây của địch, vừa đưa các mũi len lỏi thọc sâu vào thành phố tập kích các vị trí quân sự, cơ sở kinh tế, kho tàng rồi nhanh chóng rút ra. Các trạm chốt trên vành đai còn làm nhiệm vụ tiếp chuyển đồng bào trong thành phố tản cư ra ngoại ô, tiếp nhận hàng hóa tiếp tế từ các cơ sở nội thành gửi ra vành đai nuôi bộ đội.


(1) Đơn vị Nam tiến vào Nam Bộ thuộc lực lượng 3 chi đội hợp lại: Nam Long, Lương Văn Khâm, Vũ Đức. Lực lượng Lương Văn Khâm ở lại Biên Hòa cùng với cơ quan Ủy ban kháng chiến miền Đông do Đào Duy Kì tự xưng làm chủ tịch. Lực lượng Vũ Đức tách ra về đóng ở sở cao su Thuận Lợi phía Bắc Thủ Dầu Một. Lực lượng Nam Long vào Thủ Đức, tham gia mặt trận tiền tuyến miền Đông.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2012, 09:00:43 am »

*
*   *

Cùng với sự hình thành các mặt trận và cuộc chiến đấu diễn ra xung quanh Sài Gòn, trong nội đô, quân và dân ta đẩy mạnh các cuộc tập kích quấy rối không cho địch rảnh tay củng cố lực lượng và tổ chức tiến công giải vây.

Từ ngày 10 tháng 10 năm 1945, lấy danh nghĩa Đồng Minh, quân Anh đi tước vũ khí của quân Nhật tại các thị xã thuộc miền Đông Nam Bộ, dọn đường cho quân Pháp tiến công đánh chiếm các tỉnh xung quanh Sài Gòn.

Chiều ngày 10 tháng 10, hết thời gian ngừng bắn, một đội thanh niên xung phong cùng với bộ đội công đoàn xung phong tiến công vị trí quân Pháp cách Sài Gòn 3km về phía Tây Bắc. Đêm, quân ta ở mặt trận phía Đông vượt cầu Bông, cầu Kiệu tiến công các điểm đồn trú của Pháp tại khu vực Đa Kao - Tân Định. Bót cảnh sát trên đường Benard, câu lạc bộ sĩ quan trên đường Norodom, cùng lúc bị tập kích. Tại Khánh Hội, ta đánh vào khu vực trại giam, giải thoát một số thanh niên, đốt cháy các kho lương thực, 23 giờ, chiếc tàu Albert của Pháp đậu tại cảng Sài Gòn bị đốt cháy. Rải rác trong khắp các khu vực nội thành, lửa cháy suốt đêm.

Ngày 12 tháng 10, quân Anh có lính Nhật mở đường đánh chiếm Gia Định và Gò Vấp. Quân Pháp đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, Phú Mĩ. Chiến tuyến phía Đông Bắc bị vỡ một mảng lớn.

Trong các ngày 13, 14, 15 tháng 10, quân ta vẫn uy hiếp mạnh ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Ngày 13 phục kích tại cầu Hang - Gò Vấp, diệt một số tên Pháp, chiếm hai xe thiết giáp. Ngày 14, một trận tập kích diễn ra tại Chợ Lớn - Phú Lâm, quân Nhật bị thiệt hại nặng. Ngay 15, bao vây và tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Đêm, đốt kho chứa xăm ô tô và dầu xăng của Anh, đốt kho lương thực của Pháp, phá nhà máy nước, nhà máy điện.

Ngày 16 tháng 10, quân Pháp tiến công ra An Nhơn bị ta chặn đánh phá hỏng 7 xe thiết giáp và 3 xe khác. 21 giờ đêm, bộ đội Bình Xuyên phối hợp với du kích tập kích địch ở xóm Bến Đò - Cây Khô rồi đánh thẳng tới bót cảnh sát trên đường Galliéni (nay là đường Trần Hưng Đạo). Cũng trong ngày 16, quân Pháp chọc thủng tiếp chiến tuyến phía Đông Bắc, đánh chiếm cầu Bông, Bà Chiểu. Tuyến ngăn chặn phía trước mặt trận tiền tuyến miền Đông bị phá vỡ. Quân ta rút về củng cố chặn địch ở Gò Vấp, trục đường 13 từ ngã ba Chú Ía đến An Phú Đông và khu vực Hàng Xanh. Chỉ huy sở mặt trận phía Đông cùng các cơ quan kháng chiến tỉnh Gia Định, quận Gò Vấp dời chuyển sang ấp Đông Nhất, xã An Phú Đông xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

Ngày 17 tháng 10, tại mặt trận phía Bắc, quân ta phục kích ở cầu Tham Lương đánh lui đoàn xe của địch gồm 8 chiếc chở lính và xe thiết giáp yểm trợ hành quân lên Hóc Môn, ta phá hủy 5 xe và diệt một số tên. Mười giờ, kho đạn Thị Nghè nổ dữ dội. Đây là kho chứa bom đạn từ bến tàu bốc lên đặt tại khu vực đường Docteur Angier (nay là đường Nguyễn Bình Khiêm) cạnh vườn thú, được bố trí hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt. Xung quanh khu có hào sâu, tường cao 2 mét, chăn kẽm gai và hệ thống tháp canh có đèn quét ban đêm. Một đại đội Âu Phi th tuần tra canh gác. Đội viên cảm tử Lê Văn Tám mới ba tuổi được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17 tháng 10, Tám tự quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc địch sở hở, em tiếp cận, tưới kho xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, một tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn Tám người bị dính xăng, bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống đã hi sinh anh dũng. Kho bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh bên đường bị sập một phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt. Gương hi sinh của em bé “đuốc sống” trở thành một hình tượng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước chiến đấu quên mình của thiếu niên nhi đồng trong những ngày đầu chống Pháp.

Ngày 18 tháng 10, sau nhiều lần nống ra nhưng bị đẩy lùi, Pháp huy động lực lượng lớn có tàu chiến, xe tăng, pháo binh yểm trợ tiến công đánh chiếm Thị Nghè. Đây là phòng tuyến khá vững chắc, có con sông Thị Nghè - một vật cản thiên nhiên chắn ngang. Bộ đội Thị Nghè phối hợp bố trí lực lượng phòng thủ theo lối trận địa chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ngay từ đầu. Nhân dân địa phương cùng lực lượng vũ trang do Nguyễn Bân chỉ huy và một số đơn vị bộ đội khác chống giữ rất kiên cường. Quân địch có xe tăng dẫn đầu tăng cường hỏa lực, đột kích chiếm đầu cầu của trận địa ta. Quân ta đẩy lùi được nhiều đợt tiến công của địch, đánh bật chúng ra khỏi cầu. Hai phân đội phòng thủ Hai Hổ và Bảy Trường hi sinh đến người cuối cùng. Giặc Pháp cuối cùng buộc phải rút lui, bỏ lại nhiều xác chết. Trận địa ta được giữ vững. Chiến thắng Thị Nghè gây chấn động trong cả nước. Phóng viên nước ngoài tại Sài Gòn bình luận đây là một thắng lợi lớn của quân kháng chiến. Tại Hà Nội, báo [/i]Cứu Quốc[/i] số ra ngày 19 tháng 10 viết: “Trận Thị Nghè sẽ ghi vào chiến sử Việt Nam”.

Ngày 19 tháng 10, 10 giờ sáng, quân ta tiến công ga xe điện Nancy gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Cùng ngày tại Bà Quẹo, ta chặn đánh bẻ gãy cuộc hành quân của quân Anh ra Tham Lương.

Từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 10, các lực lượng chiến đấu nội thành vẫn giữ thế bám trụ tiến công địch. Hãng dầu Cinan, kho chứa vải, chứa xăm lốp xe hơi bị đốt cháy. Cảm tử quân ném lựu đạn vào dinh Xã Tây, khách sạn Continental, diệt một số lính Pháp. Tại mặt trận cầu Tham Lương và mặt trận cầu Chữ Y, ta vẫn liên tiếp chặn đánh địch, bẻ gãy nhiều mũi tiến công của chúng.

Ngày 23 tháng 10, binh đoàn kị binh thiết giáp của đại tá Massu đến Sài Gòn, đưa tổng số quân Pháp tại Sài Gòn lên tới 6000 (không kể quân Anh, Ấn, Nhật). Có thêm quân, Leclerc bắt đầu thực hiện kế hoạch phá vây, mở rộng vùng chiếm đóng ra các tỉnh xung quanh Sài Gòn, đánh chiếm các tỉnh còn lại của Nam Bộ, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, thực hành bình định. Một bộ phận lớn của binh đoàn Massu (thuộc sư đoàn 2 chiến xa), trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 và tiểu đoàn lính thủy đánh bộ phối hợp với quân Anh, Nhật, đã tổ chức các cuộc tiến công mở rộng phạm vi chiếm đóng.

Trong những ngày cuối tháng 10, quân Pháp - Anh dùng xe tăng và thiết giáp chọc thủng các phòng tuyến bao quanh Sài Gòn, đánh chiếm Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tân An, Mĩ Tho. Quân ta, trừ một bộ phận ở lại nội đô, lần lượt rút ra ngoài bảo tồn và củng cố lực lượng sau hơn một tháng chiến đấu bao vây quân địch trong thành phố.

Hơn một tháng trời chiến đấu, quân và dân Sài Gòn có sự góp sức của các tỉnh phụ cận đã hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ “đi trước”: cần chân địch trong thành phố, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng, tạo ra một khoảng thời gian quý báu để nhân dân Nam Bộ có điều kiện chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến sắp tới. Cuộc chiến đấu của quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong hơn một tháng đầu kháng chiến là bản tráng ca bất hủ trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Hình ảnh của tiểu đội bảo vệ cột cờ Thủ Ngữ, phân đội cắm lá cờ Tổ quốc lên tháp sở chữa lửa, phân đội bảo vệ mặt trận Thị Nghè, em bé “Đuốc Sống” và âm điệu những lời ca “Mùa thu rồi ngày hăm ba, “Lên đàng”, “Này Thanh niên ơi”… không bao giờ mờ phai trong kí ức mọi người.

Giờ đây, quân địch đã phá vỡ vòng vây Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và tiến chiếm các tỉnh Nam Bộ. Các đơn vị vũ trang ta phải tạm phân tán, rút lui ra nhiều hướng. Nhưng những kinh nghiệm đầu tiên về phát động cuộc chiến tranh nhân dân ở một thành phố lớn và sự từng trải trong hơn một tháng đầu thử lửa là hành trang vừa gom góp được để quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định vững bước vào giai đoạn lịch sử kế tiếp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2012, 09:01:49 am »

III. ĐẤU TRANH GIỮ VỮNG VÀ XÂY DỰNG PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN

Sau khi tiến công giải tỏa vòng vây bao quanh Sài Gòn, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp khẩn trương thực hiện kế hoạch đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, với ba điểm chính: 1. Quân Anh lấy danh nghĩa Đồng Minh tước vũ khí quân Nhật, đánh chiếm Biên Hòa, Thủ Dầu Một rồi giao cho Pháp. 2. Quân Pháp tập trung lực lượng chia thành ba mũi đánh chiếm các tỉnh miền Trung Nam Bộ (một tiểu đoàn bộ binh thuộc trung đoàn số 5 (5è RIC) và binh đoàn thiết giáp Massu theo lộ Đông Dương 16 đánh chiếm Tân An, phát triển xuống Mĩ Tho. Đội Commando của Paul Satdier dùng tàu LIC kéo cờ Anh theo kinh Chợ Gạo tiến chiếm cầu tàu và đánh vào trung tâm thị xã Mĩ Tho. Lực lượng hải quân từ Ô Cấp đánh chiếm Gò Công, một bộ phận ngược sông Tiền Giang từ cửa Tiểu, cửa Đại thọc vào Mĩ Tho. 3. Khi sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 (9è DIC) đến Sài Gòn sẽ phối hợp với cánh từ Campuchia, theo quốc lộ 1, đường 22 đánh chiếm Tây Ninh và vùng cao su Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Thuận Lợi, Dầu Tiếng… theo đường 13 lên.

Từ Sài Gòn, cuộc chiến tranh đã lan rộng ra toàn Nam Bộ! Nhiệm vụ chiến đấu của quân và dân Sài Gòn nói riêng và miền Đông Nam Bộ nói chung chuyển từ kềm chân địch trong thành phố sang làm chậm bước tiến quân xâm lược của chúng và khẩn trương củng cố lực lượng, chuẩn bị mọi mặt cho giai đoạn kháng chiến mới.

Ngày 25 tháng 10 năm 1945, tại xã Hậu Mĩ, huyện Cái Bè, Mĩ Tho (gần chợ Thiên Hộ, nay là xã Hậu Mĩ Bắc B) Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ mở rộng được triệu tập nhằm kịp thời lãnh đạo cuộc kháng chiến đang lan rộng.

Trước đó, ngày 15 tháng 10, đã có một hội nghị cán bộ Đảng Nam Bộ tại cầu Vi (ngoại vi Mĩ Tho) có các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn Thị Thập, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Kỉnh… tham dự Hội nghị tập trung thảo luận về xây dựng Đảng, củng cố tổ chức Việt Minh và các đoàn thể kháng chiến. Khắc phục tình trạng song song tồn tại hai xứ ủy Tiền Phong và Giải Phóng, Hội nghị quyết định giải thể cả hai Xứ ủy cũ, thành lập một Xứ ủy thống nhất 11 đồng chí (gồm cả Tiền Phong, Giải Phóng cũ và các đồng chí ở Côn Đảo mới về). Hội nghị cũng quyết định thống nhất lại các tỉnh ủy và Tổng bộ Việt Minh.

Tại Hội nghị Hậu Mĩ, các đại biểu tập trung bàn về tổ chức kháng chiến. Sau khi kiểm điểm tình hình, rút khởi nghĩa chỉ đạo cuộc kháng chiến từ sau hội nghị Cây Mai, biểu dương tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, hội nghị đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tổ chức du kích rộng khắp, thực hành du kích chiến tranh, giải quyết cụ thể việc tổ chức kháng chiến ở một số tỉnh và quyết định giữ lại ở Nam Bộ phần lớn các đồng chí vừa ra tù để tăng cường cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cho các tỉnh. Riêng về lực lượng vũ trang, các đại biểu đã chỉ ra những sai sót trong việc xây dựng lực lượng vũ trang sau Tổng khởi nghĩa, việc thành lập các “sư đoàn dân quân cách mạng” và dự kiến sự tan rã tất yếu của các đơn vị này. Hội nghị đã đề ra những biện pháp cụ thể nhằm củng cố, xây dựng bộ đội như đưa đảng viên vào nắm bộ đội, đặt lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hai hội nghị cán bộ Đông Nam Bộ và giữa và cuối tháng 10 năm 1945 có ý nghĩa rất quan trọng. Nó vạch ra một số yếu tố làm cơ sở lí luận và tổ chức cho cuộc kháng chiến ở Nam Bộ phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt phức tạp lúc đó.

Ngày 29 tháng 10, qua Đài Tiếng nói Việt Nam và báo Cứu Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào Nam Bộ:

“Hỡi đồng bào trong Nam!

Quân Pháp nấp dưới bóng quân đội Anh đang tàn sát đồng bào ta trong Xứ. Ở Mĩ Tho, ở Tân An, ở Biên Hòa, Nha Trang, quân Pháp đã xâm phạm nền độc lập của chúng ta. Tâm trí tôi luôn luôn bên cạnh mấy triệu đồng bào quyết chiên đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ cho nền độc lập Việt Nam, để tỏ rõ cho hoàn cầu biết rằng dân tộc Việt Nam đầy đủ tinh thần hi sinh chiến đấu.

Mặc dù quân Pháp có đủ khí giới tối tân, tôi biết chắc không bao giờ chúng cướp được nước ta đâu. Từ Nam chí Bắc đồng bào ta luôn sẵn sàng. Mấy triệu người như một, quyết tâm đánh tan quân cướp nước. Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hi sinh của toàn thể một dân tộc.

Vì công lí, cuộc kháng chiến tự vệ của dân tộc ta phải toàn thắng. Quân Pháp đi đến đâu sẽ gặp cảnh đồng không nhà trống, không người, không lương thực. Chúng ta quyết không hợp tác với chúng, không chịu sống chung với lũ thực dân Pháp.

Đồng bào trong Nam, trong một tháng nay, đã tỏ rõ tinh thần vững chắc, hùng dũng, đang làm gương cho lịch sử thế giới. Ngày nay trước tình trạng khó khăn, toàn thể quốc dân Việt Nam hồi hộp theo dõi cuộc chiến đấu ở Nam Bộ. Nhưng thời cuộc càng khó khăn chừng nào, tôi chắc rằng tinh thần anh chị em càng cương quyết hơn chừng ấy. Trước nạn ngoại xâm, toàn thể quốc dân đã đoàn kết chặt chẽ thành một khối kiên cố, thành một lực lượng thống nhất, mà không đội quân xâm lăng nào đánh tan được”(1)

Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch đã kịp thời khích lệ quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong giai đoạn lịch sử khó khăn này.


(1) Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1984, t. 4, tr. 45-46.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2012, 09:03:22 am »

*
*   *

Đầu tháng 11 năm 1945, trung đoàn kị binh thiết giáp số 9 (9è Dragon) đến Sài Gòn. Pháp đưa quân tiến chiếm Gò Vấp, Gia Định và những vị trí khác do quân Anh giao lại, đồng thời mở cuộc hành quân lên phía Bắc và Tây Bắc phối hợp với cánh quân từ Campuchia xuống đánh chiếm Tây Ninh, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Dầu Tiếng. Các trung đoàn bộ binh thuộc địa số 21 (21è RIC), 23 (23è RIC) đóng quân án ngữ phía Bắc, Tây Bắc Sài Gòn. Sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 (9è DIC) tỏa quân hoạt động càn quét vùng ven Sài Gòn, chà đi xát lại từng khu vực các cửa ô, đầu cầu, thôn xóm nhằm tiêu diệt lực lượng bám trụ của ta, xây dựng “vành đai an toàn” xung quanh thành phố.

Các cơ quan chính quyền, đoàn thể kháng chiến, lực lượng vũ trang của Nam Bộ và Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định phải tản ra nhiều hướng. Ủy ban nhân dân Nam Bộ chuyển về Thủ Dầu Một. Ủy ban kháng chiến miền Đông chuyển về Biên Hòa, Xuân Lộc, rồi Phan Thiết. Thành ủy, Ủy ban kháng chiến Sài Gòn chuyển ra An Lạc, Bình Điền. Bộ chỉ huy mặt trận miền Đông cùng cơ quan tỉnh Gia Định, quận Gò Vấp rút về An Phú Đông. Bộ chỉ huy mặt trận số 4 rút xuống Rừng Sác cùng một bộ phận chiến đấu ở đây. Phần lớn lực lượng công đoàn xung phong rút ra ngoại thành rồi lên Tân Uyên, phân tán hoạt động ở khu vực Biên Hòa, Thủ Dầu Một. Bộ chỉ huy mặt trận phía Bắc cùng lực lượng vũ trang Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa trụ đánh ở phía Bắc thành phố rồi về An Phú Xã.

Giữa lúc đó, trong bộ đội Đệ nhị, Đệ tam, Đệ tứ sư đoàn, HT 29 diễn ra sự phân hóa sâu sắc. Trước sức tiến công của giặc Pháp, các đơn vị này bỏ chạy, tan rã. Nhiều bộ phận bộc lộ tính chất phức tạp, vô chính phủ, cơ hội, trở thành tai họa cho nhân dân.

Tư lệnh Đệ nhị sư đoàn Vũ Tam Anh vào thành hàng giặc, được cơ quan phòng nhì Pháp giao nhiệm vụ móc nối lôi cuốn một số nhân vật như Trần Quang Vinh, Phạm Công Tắc… hợp tác với Pháp chống lại Việt Minh.

Đệ tam sư đoàn của Nguyễn Hòa Hiệp rút ra Gò Vấp, Hóc Môn, Đức Hòa. Tại đây, chúng ngang nhiên uy hiếp chính quyền địa phương, tước khí giới của du kích (cướp 40 khẩu súng của du kích Hóc Môn), tranh giành lực lượng với bộ đội Giải phóng quân Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa, chặn cướp lương thực tiếp tế của ta. Sau đó rút về phía Bắc Hóc Môn (Phước Hiệp, Thái Mĩ), Rạch Gầm (Đức Hòa), rồi kéo xuống Đồng Tháp Mười, Cao Lãnh (Sa Đéc). Dọc đường, chúng cướp xe đạp, xe bò, xe thổ mộ, ghe xuồng, và cướp lúa gạo, trâu bò làm cho nhân dân sợ hãi, xa lánh. Sau cuộc càn của Pháp vào Cao lãnh, Đồng Tháp Mười tháng 2 năm 1946, Đệ tam sư đoàn quay trở lại Vàm Cỏ Đông. Về đến Thạnh Lợi, hầu hết chiến sĩ nhận chân bộ mặt thật của ban chỉ huy đã bỏ về gia nhập lực lượng vũ trang Đức Hòa. Năm nghìn quân tan rã, tư lệnh sư đoàn Nguyễn Hòa Hiệp nắm một trung đội về thành đầu Pháp. Phạm Hữu Đức, phó tư lệnh sư đoàn, nắm một trung đội về hợp với một bộ phận bộ đội Hải ngoại thành lập chi đội 5(1).

Đệ tứ sư đoàn chia làm hai cánh, một rút ra Gò Vấp, Lái Thiêu về Bến Cát, một theo lộ 15 về Chợ Cầu, Bến Cỏ, An Nhơn Tây rồi cùng hợp điểm ở Dầu Tiếng, núi Cậu (Thủ Dầu Một). Được giao nhiệm vụ chặn địch ở mặt trận Tham Lương, nhưng Lí Huê Vinh không chiến đấu mà lui về phía sau chặn lấy nguồn tiếp tế của Ban tiếp tế Hóc Môn đang chuyển ra tiền tuyến. Trên đường rút lui, đơn vị này thả sức uy hiếp, cướp bóc, bắn giết nhân dân. Tại núi Cậu, sau khi tước vũ khí của tự vệ, chúng bắt công nhân cao su đồn điền Mitchelin chở tất cả của cải cướp được lên núi đào hầm chôn cất rồi giết hết để giữ bí mật. Giặc Pháp chiếm Dầu Tiếng, lực lượng Đệ tứ tiếp tục bỏ chạy, tư lệnh sư đoàn Lí Huê Vinh tìm đường ra đầu hàng Pháp tại Trung Lập Hóc Môn. Phó tư lệnh Nguyễn Thành Long và tham mưu trưởng Trần Xuân Năm chạy về Đức Hòa hàng giặc. Đại bộ phận chiến sĩ được giác ngộ gia nhập bộ đội Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa.

Bộ đội HT29 rút ra Gò Vấp, rồi về An Thành (Bến Cát), Phú Mĩ Hưng (Hóc Môn), Lộc Thuận (Trảng Bàng). Quá trình rút chạy của lực lượng HT29 đồng thời với quá trình thổ phỉ hóa. Đi đến đâu, chúng cướp bóc, cưỡng hiếp phụ nữ đến đó. Ai chống lại thì chúng đem giết bằng các thủ đoạn man rợ như cột vào bao bố thả trôi sông. Khi Pháp chiếm đóng phía Bắc Củ Chi, một bộ phận kéo ra hàng giặc (trong đó có tên tham mưu trưởng, sau đó trở thành nhân viên phòng nhì khét tiếng gian ác), một bộ phận khác bị bộ đội Mười Trí tước vũ khí khi rút chạy ra phía Tây Vàm Cỏ Đông.

Đệ nhất sư đoàn chiến đấu ở mặt trận phía Tây Nam thành phố. Trước sức tấn công ồ ạt của địch, trong bộ đội diễn ra sự phân hóa: một bộ phận về Gò Công, Bến Tre. Một bộ phận Cộng hòa vệ binh chạy ra miền Trung rồi quay lại Bình Tuy, Bà Rịa và tan rã. Trừ một số trở lại làm ngụy binh, đại bộ phận tham gia các đơn vị vũ trang tại chỗ tiếp tục kháng chiến.

Như rơm nhanh chóng bén lửa, bùng lên rồi tắt lịm, một số phần tử phản động, cơ hội, quân phiệt trong những đơn vị vũ trang kể trên bị cuốn hút vào cơn lốc cách mạng hừng hực khí thế sau Tổng khởi nghĩa, giờ đây, trước khó khăn thử thách, dần dần lộ mặt và bị lịch sử sàng lọc.


(1) Phạm Hữu Đức được giao giữ chức chi đội trưởng chi đội 5, bị một chiến sĩ bảo vệ giết chết trên đường về căn cứ Khu 7.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2012, 09:06:17 am »

Ngày 20 tháng 11 năm 1945, tại An Phú xã (quận Hóc Môn ), Nguyễn Bình với danh nghĩa phái viên của phái viên của Trung ương(1) mở hội nghị quân sự. Dự hội nghị có 49 đại biểu đủ các thành phần quân dân chính, hầu hết ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Hội nghị thảo luận về kế hoạch thống nhất quân đội, thống nhất chỉ huy, vạch chương trình hành động chống Pháp, diệt tề trừ gian, củng cố chính quyền, đoàn kết quân dân, tiếp tế cho bộ đội, chuẩn bị phát động du kích chiến tranh và phân chia khu vực hoạt động của các đơn vị vũ trang. Hội nghị nhất trí cử Nguyễn Bình làm Tổng tư lệnh và Vũ Đức làm Chính ủy Giải phóng quân Nam Bộ. Hội nghị An Phú xã đã chấn chỉnh một bước tổ chức lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ, củng cố thêm lòng tin của bộ đội đối với sự nghiệp kháng chiến.

Trong khi các sư đoàn dân quân cách mạng, bộ đội HT29 chạy dài và tan rã, thì lực lượng công đoàn xung phong, thanh niên xung phong, công an xung phong, các đội cảm tử quân, dân quân du kích… trong nội thành, các đơn vị vũ trang ngoại thành do có các cán bộ cách mạng, các đảng viên làm nòng cốt xây dựng, chỉ huy hoặc do các cơ quan kháng chiến tổ chức lãnh đạo, tiếp tục vượt khó khăn, kiên quyết chiến đấu và phát triển.

Ngay từ tháng 11 năm 1945, trong lúc quân Pháp đang dàn mỏng lực lượng tiến chiếm các tỉnh còn lại ở Nam Bộ, thì tại nội thành Sài Gòn, những bộ phận ở lại bám trụ vẫn tiếp tục tổ chức các cuộc tập kích địch. Mục tiêu chủ yếu nhằm vào các vị trí quân sự, lính Pháp đi lẻ và bọn tay sai phản động. Ngày 8 tháng 11 năm 1945, một nhóm vũ trang tấn công vào trụ sở tên cao ủy Pháp D’Argenlieu đặt tại phòng thương mại cũ. Ngày 21 tháng 11, quân ta đột nhập một kho vũ khí Pháp ở Sài Gòn, lấy được 15 súng đại liên và 72.000 viên đạn. Ngày 8 tháng 12 lúc 21 giờ, ta tấn công và thiêu hủy trại lính Pháp trên đường Droubet. Ngày 9 tháng 12 năm 1945, Ủy ban nhân dân Nam Bộ ra thông báo: “Đây là một trận tấn công lớn chưa từng có ở Nam Bộ”. Ba ngày sau (11-12-1945), quân ta phục kích một đoàn tàu địch trên sông Cần Đước (tỉnh Chợ Lớn), đánh chìm một tàu, một xà lan và 3 chiếc ghe lớn chở quân Pháp, quân ngụy và nhiều lương thực. 17 tên giặc Pháp bị đền tội.

Ở ngoại thành phía Bắc, các đơn vị vũ trang chiến đấu ở Hóc Môn, Bà Điểm, Đức Hòa và khu vực kề cận đã hợp thành một đơn vị bộ đội thống nhất, lấy tên Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Ngày 1 tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân làm lễ ra mắt tại xã Mĩ Hạnh (Đức Hòa) trong không khí vui mừng của nhân dân địa phương. Thành phần của đơn vị hầu hết là thanh niên nông dân ngoại thành, một bộ phận nhỏ là công nhân từ thành phố ra, trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết cơ bản về tri thức quân sự, nhưng tấm lòng nhiệt huyết cách mạng. Trong những ngày giữ “Mặt trận Tham Lương sương gió lạnh lùng”(2), các chiến sĩ ở đây đã trụ bám và chiến đấu rất kiên cường. Các đơn vị Giải phóng quân liên quận được sự chỉ đạo và chỉ huy từ đầu của một số cán bộ Xứ ủy và Tỉnh ủy, trực tiếp là 3 ủy viên quân sự: Tô Kí, Cao Đức Luốc, Huỳnh Văn Một và 3 ủy viên chính trị: Hoàng Dư Khương, Hoàng Tế Thế, Nguyễn Đức Huy(3) (sau Trần Văn Trà thay Hoàng Dư Khương).

Sau ngày thành lập, Giải phóng quân liên quận tiếp nhận thêm nhiều đơn vị nhỏ lẻ khác và trở thành một đơn vị bộ đội đông và mạnh hoạt động trên các mặt trận phía Bắc Sài Gòn.

Ở phía Nam, các đơn vị vũ trang chiến đấu ở mặt trận số 4 và các khu vực liên quan cũng thống nhất lại. Một ngày đầu tháng 11 năm 1945, một hội nghị quân sự được triệu tập tại ấp Phước Cơ (xã Đa Phước, quận Cần Giuộc). Hơn 40 đại biểu về dự đại diện cho bộ đội mặt trận số 4 và một số đơn vị khác chiến đấu ở mặt trận phía Tây, mặt trận phía Đông rút về hoạt động ở khu vực phía Nam thành phố. Trừ một số đại biểu là đảng viên như Nguyễn Văn Trân, Trương Văn Bang, Từ Văn Ri, Nguyễn Văn Mạnh, còn phần đông vốn là những thủ lĩnh “anh chị”. giang hồ hảo hớn, nắm trong tay nhiều binh sĩ và vũ khí. Bên cạnh một số “thủ lĩnh” cơ hội, vô chính phủ kiểu lục lâm, nhiều chỉ huy trưởng vốn có tính cách nghĩa hiệp, yêu nước, chân thành phục vụ kháng chiến như Dương Văn Dương, Mai Văn Tĩnh, Huỳnh Văn Trí… Hội nghị Phước Cơ bầu chỉ huy chung các lực lượng phía Nam (gồm hơn 3000 cán bộ chiến sĩ) do Dương Văn Dương làm chỉ huy trưởng, Nguyễn Văn Mạnh làm tham mưu trưởng. Sở chỉ huy lực lượng thống nhất đặt tại Rạch Đỉa. Giữa tháng 11 năm 1945, giặc Pháp đưa quân đánh xuống Nhà Bè, Soài Rạp. Để bảo toàn lực lượng, Dương Văn Dương đưa bộ đội xuống Rừng Sác, rồi về Phước An (Long Thành - xây dựng căn cứ, củng cố lực lượng.

Cuối tháng 11 năm 1945, Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định(4) quyết định chọn các đoàn viên thanh niên Cứu quốc huấn luyện quân sự để thành lập các đơn vị chiến đấu. tại Gò Vấp, các đoàn thanh niên trong hội học sinh các trường và tự vệ chiến đấu khu phố, làng xóm được chọn để tổ chức lại thành lực lượng thống nhất gọi là bộ đội Gò Vấp, do Hứa Văn Yên và Trần Đình Xu chỉ huy. Bộ đội Gò Vấp gồm 8 phân đôi, lấy phiên hiệu từ A 16 đến A 23. Mỗi phân đội có 40 đến 50 người, trang bị từ 25 đến 30 súng. Tại Dĩ An có hai lực lượng do Trần Thắng Minh và Đào Sơn Tây chỉ huy. Bộ đội Trần Thắng Minh và bộ đội Đào Sơn Tây có thành phần chủ yếu từ các đoàn thanh niên vũ trang và công nhân đề pô xe lửa Dĩ An. Tại Thủ Đức, các đơn vị thanh niên vũ trang vùng bưng được tổ chức lại thành 3 đơn vị bộ đội lấy phiên hiệu 44, 45, 46. Một bộ phận bộ đội Tân Bình do Nguyễn Thế Truyện chỉ huy rút sang nhập vào lực lượng vũ trang Thủ Đức, gọi là bộ đội 43. Chỉ huy chung bốn lực lượng bộ đội này là luật sư Thái Văn Lung. Sau khi Thái Văn Lung hi sinh(5), Tạ Nhứt Tứ lên thay làm chỉ huy trưởng bộ đội Thủ Đức.


(1) Nguyễn Bình, một cán bộ quân sự cấp cao được Trung ương cử vào Nam Bộ. Ông đến Thủ Dầu Một ngày 20 tháng 10 năm 1945, liên lạc được với một số cán bộ quân sự địa phương và đứng ra triệu tập một hội nghị tại sở cao su Võ Thành Tây (Bưng Cầu - Thủ Dầu Một). Tại hội nghị này, Nguyễn Bình đã cùng với một số cán bộ quân sự bàn bạc chuẩn bị hội nghị quân sự Nam Bộ tại An Phú xã.
(2) Lời một câu vọng cổ phổ biến ở giai đoạn này, phản ánh tình hình khó khăn ác liệt ở mặt trận phía Bắc.
(3) Nguyễn Đức Huy tham gia kháng chiến ở chiến trường miền Đông Nam Bộ đến hết cuộc kháng chiến chống Pháp, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Phó bí thư khu ủy khu 7, Bí thư Đảng ủy Phân khu Duyên Hải. Sau tập kết (1954), bị phát hiện là đã phản bội từ trước Cách mạng tháng Tám.
(4) Tỉnh Gia Định lúc này có 4 quận: Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè. Quận Hóc Môn gồm cả phạm vi Củ Chi ngày nay. Quận Nhà Bè gồm cả huyện Cần Giờ hiện nay.
(5) Thái Văn Lung là một trí thức tiến bộ, một tín đồ công giáo kính Chúa yêu nước, có uy tín trong giới trí thức và đồng bào thành phố. Đồng thời, ông là một vị chỉ huy giỏi, chỉ huy bộ đội đánh nhiều trận quyết liệt khi quân Anh - Pháp tiến chiếm Thủ Đức. Ông bị giặc Pháp bắt, dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, nhưng vẫn giữ vững khí tiết và hi sinh anh dũng tại khám đường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2012, 09:08:38 am »

Lực lượng Tổng công đoàn Nam Bộ chia thành hai bộ phận. Bộ phận miền Đông dời trụ sở ở Gò Vấp về An Phú Đông, tổ chức các đội xung phong công đoàn thành các đơn vị như bộ đội Trần Cao Vân, bộ đội Nguyễn Văn Giỏi, bộ đội Nguyễn Năng Tạo… Bộ phận miền Tây lần lượt dời trụ sở từ Cây Mai về Phú Lâm, Bình Điền, Gò Cát, tổ chức công nhân trong các hãng xưởng thành từng đơn vị vũ trang chiến đấu như bộ đội Đaiken (hãng Đaiken), bộ đội Cân Vân (hãng đúc Cân Vân), bộ đội Mười Thìn, Mai Xuân Thưởng, Quang Trung, các đơn vị lave, xích lô, thợ nón… các đơn vị hộ 4, hộ 10, hộ 15… tại phía Nam. Tổng công đoàn cũng tổ chức và chỉ đạo các đơn vị vũ trang tại các hộ 3, 13, 16, 17, 18(1).

Mặc dù các tuyến phòng thủ đã bị phá vỡ, nhiều tổ chức vũ trang hoặc phân hóa tán rã hoặc rút lui về các chiến trường xa thành phố, xung quanh Sài Gòn, các đơn vị vũ trang của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định vẫn quyết tâm bám trụ và hơn thế, được tổ chức lại phù hợp với đòi hỏi của tình hình. Trên thực tế, tại các mặt trận bao quanh Sài Gòn vẫn còn lực lượng chiến đấu.

Cuối năm 1954, đồng chí Đàm Minh Viễn mang chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Ban chấp hành Trung ương Đảng vào đến Nam Bộ. Chỉ thị nêu rõ: “nhiệm vụ chiến thuật của ta ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ là phải cắt đứt dây liên lạc giữa các thành phố đã lọt vào tay địch, phong tỏa những thành phố ấy về kinh tế, bao vây về chính trị, nhiễu loạn về quân sự… phải áp dụng chiến tranh du kích đến triệt để và cổ động nhân dân thi hành bất hợp tác ở các thành thị quân địch làm chủ và thi hành “Vườn không nhà trống” nếu quân Pháp tràn về quê. Điều cốt tử là phải giữ vững liên lạc giữa các chiến khu để thống nhất chỉ huy, nơi nào rút khỏi thành thị thì quân ta phải chiếm đóng ở những điểm chiến lược lợi hại tiến có thể đánh, lui có thể giữ. Các vùng chiến tranh chưa lan đến cũng phải chuẩn bị đối phó khi tiến, khi lui, kế hoạch tiến công cũng như kế hoạch rút lui cũng phải hết sức chu đáo (phòng thủ mọi việc, địa điểm, cán bộ, lương thực, thuốc men, quần áo, vũ khí, vật liệu, cơ điện v.v…)(2)

Cùng thời gian này, Chính phủ lâm thời quyết định chia cả nước thành các chiến khu và đổi tên Giải phóng quân thành Vệ quốc đoàn.

Tiếp nhận chỉ thị của Trung ương, ngày 10 tháng 12 năm 1945 tại Bình Hòa Nam bên bờ hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, Hội nghị Xứ ủy mở rộng được triệu tập. Các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt cùng nhiều xứ ủy viên, cán bộ quân sự đã về dự. Sau khi quán triệt chỉ thị của Trung ương, Hội nghị quyết định giải thế Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, thành lập Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam do Cao Hồng Lĩnh làm chủ tịch, Đàm Minh Viễn chủ nhiệm tham mưu, Trần Ngọc Danh chủ nhiệm chính trị, đồng chí Tôn Đức Thắng phụ trách chủ nhiệm hậu cần. Chấp hành quyết định của Trung ương, Hội nghị chia Nam Bộ thành 3 khu 7, 8 và 9, chỉ định khu trưởng và chủ nhiệm chính trị từng khu, đồng thời đề ra các biện pháp nhằm củng cố lực lượng vũ trang, xây dựng các chi đội Vệ quốc đoàn và căn cứ địa kháng chiến. Hội nghị Bình Hòa Nam đánh dấu mốc quan trọng: thống nhất lực lượng vũ trang toàn Nam Bộ.

Từ đây, Khu 7 (còn gọi là Chiến khu 7, một tổ chức hành chánh - quân sự, như quân khu ngày nay) gồm thành phố Sài Gòn, tỉnh Gia Định, tỉnh Chợ Lớn và các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ(3). Bộ chỉ huy gồm: Nguyễn Bình, khu bộ trưởng, Trần Xuân Độ, chủ nhiệm chính trị bộ, Dương Văn Dương khu bộ phó(4). Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Xứ ủy, Nguyễn Bình ra thông tri xóa bỏ nghị quyết Hội nghị An Phú xã, thông báo các nội dung quyết định của Hội nghị Bình Hòa Nam, đổi tên Tổng hành dinh thành khu bộ, dời sở chỉ huy từ An Phú xã lên Tân Uyên (Biên Hòa) xây dựng căn cứ (ngày 17 tháng 12 năm 1945).

Trên cơ sở một số bộ đội sẵn có, Nguyễn Bình quyết định thành lập các chi đội Vệ quốc đoàn của khu. Sau chi đội 1 (xây dựng từ bộ đội Thủ Dầu Một do Huỳnh Kim Trương chỉ huy) bộ đội Dương Văn Dương được xây dựng thành hai chi đội mang phiên hiệu 2 và 3. Bộ chỉ huy liên chi 2- 3 gồm Dương Văn Dương chỉ huy trưởng, Từ Văn Ri tham mưu trưởng. Riêng chi đội 2 gồm 3 đại đội do Lê Văn Chàng chi đội trưởng, Nguyễn Văn Soái chi đội phó, Nguyễn Lộc chính trị viên. Đại đội 1 gồm bộ đội Nhà Bè sau bổ sung bộ đội Cần Đước, Nguyễn Văn Soái kiêm đại đội trưởng. Đại đội 2 lấy từ bộ đội Tân Quy do Quách Văn Phải làm đại đội trưởng. Đại đội 3 lấy từ bộ đội Tân Thuận do Trần Văn Thơ làm đại đội trưởng… Chi đội 3 do Từ Văn Ri làm chi đội trưởng. Sau khi Từ Văn Ri hi sinh (tháng 3 năm 1946) Ngô Văn Lực thay, Lê Văn Lung là chi đội phó, Lâm Văn Hậu chính trị viên. Đại đội 1 lấy từ bộ đội Thủ Thiêm do Võ Văn Môn làm đại đội trưởng. Đại đội 2 lấy từ bộ đội Gò Công do Trương Công Trứ làm đại đội trưởng. Đại đội 3 lấy từ bộ đội Phú Nhuận do Nguyễn Văn Huỳnh làm đại đội trưởng. Bộ đội Huỳnh Văn Tri ở Bà Quẹo xây dựng thành chi đội 4 do Huỳnh Văn Tri làm chi đội trưởng, Nguyễn Văn Triệu làm chi đội phó, Tư Lạc làm chính trị viên. Chi đội gồm 3 đại đội đủ quân số. Đây là 3 chi đội đầu tiên trên địa bàn Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.


(1) Hộ (Quariter) là đơn vị hành chánh ở thành phố, gần như quận ngày nay, do Pháp đặt ra. Trong thời kì kháng chiến ta vẫn giữ nguyên tổ chức hành chánh này.
(2) Văn kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân Pháp, Hà Nội, 1986, NXB Sự thật, t. 1, tr.37.
(3) Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Bà Rịa.
(4) Khu 8 Đào Văn Trường - khu bộ trưởng, Lê Văn Sĩ - chủ nhiệm chính trị bộ, Trương Văn Giàu - khu bộ phó. Khu 9: Vũ Đức - khu bộ trưởng, Phan Trọng Tuệ - chủ nhiệm chính trị bộ, Nguyễn Ngọc Bích sau là Huỳnh Văn Hộ - khu bộ phó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM