Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:48:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bóng hồng trong áo lính  (Đọc 20572 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 02:32:22 pm »

Tiền phương - 579 - 20/11/84 Keosama
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 02:34:40 pm »

Ký ức...
Logged

Để gió cuốn đi...
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #2 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 04:06:23 pm »

Một chuyện tình của người lính ?
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #3 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 04:38:41 pm »

Tại thấy CCB K toàn nam, em sẽ post dần các câu chuyện và hồi ký của 1 cô bạn thân mẹ, từng làm quân y ở K
Logged

Để gió cuốn đi...
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #4 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2008, 04:46:03 pm »

nhiệt liệt hoan nghênh bác ! hàng quí hiếm đây , nhanh nhanh bác nhé !
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2008, 03:53:51 pm »

Tại thấy CCB K toàn nam, em sẽ post dần các câu chuyện và hồi ký của 1 cô bạn thân mẹ, từng làm quân y ở K

Cái ông này, thả mồi xong là biến, để anh em dài cổ mong Angry
Logged
motthoang_hn02
Thành viên
*
Bài viết: 230



« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2008, 10:47:03 am »

Cái này cháu đã post 1 lần bên TTVN, giờ cháu post lại vào đây để ai chưa có dịp đọc thì đọc, ai đọc rồi thì đọc lại  Grin

Đây là những ký ức 1 thời đi Thanh niên xung phong của Mẹ cháu (từ năm 1965 ), Mẹ cháu chỉ kể lại bằng những cái gạch đầu dòng ngắn gọn về những sự kiện chính, còn đâu tất cả do cháu " tổ chức " lại, Title cũng là do cháu đặt  Grin

Một thời hoa lửa

Chiến tranh đã qua đi rất lâu rồi nhưng ký ức về một thời khói lửa ác liệt dường như vẫn còn nguyên vẹn trong tôi !

Vậy mà đã 40 năm trôi qua kể từ ngày 15/12/1965. Ngày ấy nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng - lớp lớp thanh niên đã lên đường đóng góp sức mình vào cuộc cách mạng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Khi mới 17 tuổi - độ tuổi đẹp nhất với bao ước mơ và hoài bão của một người con gái, tôi đã tình nguyện lên đường nhập ngũ chỉ mong đóng góp thêm một phần nhỏ bé của mình trong công cuộc kháng chiến chung toàn dân tộc.
Tôi còn nhớ như in, hối ấy nơi tập trung quân tại xã Đông Huy huyện Đông Quan cũ (tỉnh Thái Bình ), lúc đại đội kiểm tra lần cuối cùng trước khi lên xe vào tuyến lửa. Đồng chí Kiên C trưởng đã nói tôi là người nhỏ quá, không đủ sức khoẻ để đi đợt này nên tôi đã sáng kiến mặc áo bông cho người béo ra, xếp gạch đứng vào giữa hàng quân để khỏi bị loại. Buổi giao quân tại huyện, tôi cùng đồng đội lên xe, người ra đi kẻ ở lại...........tôi thấy lẫn trong tiếng còi xe là những lời dặn dò nhắn gửi của người thân và có cả những giọt nước mắt hẹn ngày trở về.Như lời nhà thơ Tố Hữu đã nói : " Ta hiểu vì ai ta hiến máu;Ta hiểu vì ai ta chiến đấu "

Hiểu và nhận thức được điều ấy tôi cùng đồng đội đã ra đi với một lòng quyết tâm tin tưởng vào tương lai dẫu biết rằng có thể sẽ có ngày : Một đi không trở lại ! Nhưng quan trọng hơn cả, tôi nhận ra sứ mệnh của dân tộc đang đặt lên vai mỗi người dân mà chúng ta phải có trách nhiệm hy sinh thân mình để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc, vậy là tôi đã trở thành cô thanh niên xung phong khi tuổi đời còn rất trẻ. Quên sao được những ngày tháng chúng tôi hành quân qua cánh đồng Phủ Lý (Hà Nam) với khí thế của một người lính vai đeo ba lô lại kèm theo bao gạo 7kg và 1 bình tông nước mà dường như chẳng thấy mệt mỏi, giữa màn đêm chiẻ thấy cánh đồng nước mênh mông vừa đi vừa hát : " Đoàn ta thanh niên xung phong tiến quân đi mở đường..............". Có thể nói những ngày đầu chúng tôi gặp nhiều khó khăn vì chưa đi bộ quen nên chân đau,quai dép đứt, dây ba lô bị tuột nên tôi phải đội ba lô lên đầu và đi chân đất.Tôi còn nhớ đi qua cầu Đò Lèn đến Hà Trung (Thanh Hoá )gặp mấy em nhỏ gọi nhau cười ồ lên " chúng mày ơi ! bộ đội lại đội ba lô lên đầu và đi chân đất kìa ! ". Tôi vừa xấu hổ lại vừa buồn cười nữa.Chúng tôi toàn hành quân ban đêm, ban ngày nghỉ để quân địch khỏi phát hiện. Đến nơi đóng quân, cái Tết đầu tiên xa nhà với bao cảm xúc trào dâng trong lòng, ngồi quây quần bên nhau ăn cơm nắm muối vừng, rồi chúng tôi quen dần với cuộc sống người lính thanh niên xung phong gian khổ nhưng đó là môi trường rèn luyện chúng tôi nên người.
Ngoài giờ lao động mệt mỏi, được đại đội quan tâm cho chúng tôi học thêm văn hoá để nâng cao trình độ học vấn. Tôi nhớ nhất hai thầy giáo Đỗ Hải Duyên và Đỗ Ngọc Điểm, các thầy rất nhiệt tình dạy học, chúng tôi thì mệt mỏi, bi quan về cuộc sống rồi không muốn học, được 2 thầy động viên " Các đồng chí cứ tin vào tương lai ". Vậy là chúng tôi có chút hi vọng, ban ngỳa học văn hoá, ban đêm đi lấp hố bom, mở đường cho xe chở lương thực, vũ khí vào trong chiến trường. Bây giờ cứ nghĩ lại vừa sợ vừa buồn cười, ngày đầu máy bay oanh tạc, tôi còn ngây ngô chạp nấp vào gầm cầu Hàm Rồng phía núi Ngọc cho kín để máy bay địch không nhìn thấy mình là được, không nghĩ đó là trọng điểm. Và cũng tại nơi đây tôi đã có một kỉ niệm không bao giờ quên, lúc đó xe bộ đội chở vũ khí mang cánh lá nguỵ trang, chỉ có mình tôi đi một bên, tiểu đội A6 đi một bên. Xe tránh số đông người và đi sát phía tôi, cánh lá nguỵ trang gạt vào người tôi, tôi bình tĩnh cố bước thêm 2 bước nhảy vào trụ bê tông ôm chặt vào thành cầu, trên vai vẫn mang một chiếc xà beng 7kg và kêu lên : " Chị Là ơi ! " . Các đồng chí trong tiểu đội A6 tưởng tôi đã lăn xuống dòng sông Mã rồi.

(còn nữa )
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2010, 05:21:29 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ngang tàng & bướng bỉnh trước những vấp ngã của cuộc đời, vẫn chưa hết những đam mê nông nổi !
motthoang_hn02
Thành viên
*
Bài viết: 230



« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2008, 04:02:44 pm »

Tiếp theo & hết  Grin

Trận chiến ngày 5/11; 7/11; 21/11 năm 1966 là những trận ác liệt, bộ đội và thanh niên xung phong bị thương - chết rất nhiều, có đồng chí mãi gần 1 tuần mới tìm thấy xác như đồng chí Thức C931. Thật xúc động và thương cho đồng đội, có đồng chí lúc gần chết còn gọi " chị Gái ơi ! kết nạp em vào đoàn nhé ! ", thương tâm hơn nữa là còn nhiều người chết tan ra nhiều mảnh,thịt người nọ lẫn vào người kia,cí không có ván và vải nên chúng tôi đã nhặt gói vào mảnh áo mưa và cho vào bao tải rồi đem chôn.Có những đồng chí ngã xuống ngày hôm trước thì hôm sau lại bị bom giặc cày xới lên,thậm chí có người chết mà cơ thể không được nguyên vẹn, có đêm giật mình nghe tiếng chó sủa chúng tôi phát hiện ra 1 bàn chân của đồng đội mà lũ chó đang tranh giành nhau.............như một sự giằng xé của lương tâm mỗi con người ! Bộ đội và thanh niên xung phong bị thương nhiều không có ô tô chở, chúng tôi thay nhau khênh bộ từ nơi bị thương và viện xa 12km.Đồng chí Lan đã mất cách bệnh viện Búp Sơn 4km vì máu ra nhiều.

Chiến tranh gian khổ là vậy,giữa cái sống và cái chết chỉ gần nhau trong gang tấc nhưng chúng tôi vẫn yêu đời, yêu cuộc sống của TNXP, đúng là " Tiếng hát át tiếng bom " ..........Tôi, Liên, Sinh, Yến,..............vào tổ văn nghệ và hát các bài hát " Về đây với đường tàu " (nhạc sĩ Hoàng Vân ), " Cô gái mở đường " ( nhạc sĩ Xuân Giao ) đã trở nên quá quen thuộc với chúng tôi sau những giờ lao động và học tập mệt mỏi .Chiến tranh chưa kết thúc,đơn vị 1 số chuyển sang bộ đội, 1 số chuyển vào tuyến lửa Quảng Bình. Tôi cũng tình nguyện đi nhưng chị Gái C phó biết tôi sức khoẻ yếu không cho tôi đi. Tôi buồn quá phải ở lại, sau đó tôi được đi học kế toán đường sắt ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc ). Năm 1970 Nhà nước có quyết định đóng cửa các trường trung học, đại học..............cuộc chiến tranh đang thời kì ác liệt, năm 1972 tôi được gọi về trường kế toán II ở Hà Bắc học tiếp. Năm 1975 khi Đất nước hoàn toàn giải phóng, tôi cũng học xong - được về công tác tại công ty công trình giao thông Hải Phòng, là cán bộ công đoàn gắn bó với sự phát triển của công ty đến năm 1993 được nghỉ hưu,suốt thời gian đó đến nay tôi liên tục tham gia các phong trào, các hoạt động xã hội có thời kì là Đảng uỷ viên - chủ tịch phường Niệm Nghĩa - quận Lê Chân - Hải Phòng.

Ngày nay, khi đã có một mái ấm gia đình hạnh phúc, con cái trưởng thành, sống giữa thời buổi kinh tế thị trường mà nỗi lo " cơm áo gạo tiền " còn chưa tránh khỏi được thì vẫn có lúc đồng đội chúng tôi nhớ về nhau.............Tôi, Thuý, Hải, Mai, Việt, Bội,..........chúng tôi tổ chức giỗ đồng đội (đồng chí Loát ) vào ngày 27/4 hàng năm. Đó là những dịp chúng tôi tập trung rồi kể cho nhau nghe những ngày kháng chiến gian khổ, sống chết có nhau nhưng vô cùng tự hào về những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc mà chúng tôi cũng góp phần xương máu để làm nên chiến thắng đó, niềm vui và nỗi buồn nhớ thương đồng đội xen lẫn, có chị vừa cười vừa rơi lệ.
Gần đây nhất nhân dịp kỉ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước ( 30/04/1975 - 30/04/2005 ). Hội cựu chiến binh đoàn 559 Trường Sơn đã lên đường vào thăm chiến trường xưa. Tôi thực sự xúc động khi nhìn lại và thăm những di tích đã 1thời đi vào lịch sử. Cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang bắc qua dòng sông Mã anh hùng, đây là ngã 3 Đồn Lộc - nơi 10 cô gái TNXP đã cùng hi sinh trong một trận đánh ác liệt của giặc Mỹ, kia là nghĩa trang Trường Sơn với hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ được quy tập về đây và rất nhiều ngôi mộ vô danh khác. Đây rồi con đường HCM huyền thoại, đường 9 Khe Xanh đã 1 thời giúp quân ta chở lương thực, vũ khí vào trong chiến trường và cũng là con đường bộ đội ta hành quân qua nước bạn Là giúp họ trong 2 cuộc kháng chiến. Và còn biết bao địa danh lịch sử : Bãi Dinh, cầu Ca Tang, Khe Ve, Cổng trời, mộ Nguyễn Viết Xuân...........Đã ghi dấu kỉ niệm không thể nào quên trong quãng đời hoạt động cách mạng của tôi !


« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2010, 05:22:12 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ngang tàng & bướng bỉnh trước những vấp ngã của cuộc đời, vẫn chưa hết những đam mê nông nổi !
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM