Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:10:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phan Rang và Xuân Lộc  (Đọc 137202 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #70 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2009, 11:58:05 am »

- Bạn 5 tan ơi ạ, cái này thì phải hỏi mấy ông viết sách thôi, cứ sách thì tôi ghi ra thôi, không phải là người trong cuộc nên cũng chưa biết sách nào ghi đúng ghi sai ( Bài viết đầu lấy nguồn từ sách dùng trong nhà trường đấy, có thể do sách in ấn từ giai đoạn mới giải phóng, thông tin cũng như kĩ thuật in ấn còn hạn chế, cũng không chừng sau này họ có những điều chỉnh mà mình không biết ). Riêng tôi thì khi làm bài thi về Sử do Đồng Nai tổ chức bao giờ cũng dựa vào sách của Tỉnh Ủy Đồng Nai và Lịch sử Chiến Khu Đ. Sách sử thì tôi có khá nhiều, nhất là ở Đồng Nai, nhưng chưa có thời gian để kiểm chứng lại sự kiện bạn đưa ra. Khi nào có thời gian, chắc phải ngồi đối chiếu lại nhân vật và sự kiện lịch sử ở các sách quá, có cơ hội sẽ trở lại vấn đề này bạn nhá ! Dù sao cũng cám ơn ý kiến bạn. Chúc vui.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2009, 12:18:15 pm gửi bởi kimlongkhanh » Logged
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #71 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2009, 03:36:18 pm »

Bổ sung thêm cho bạn 5 tan.
Sau khi tra cứu thêm sách Sử liên qua đến vấn đề bạn nêu ra, tôi ghi lại để bạn “ rút ra” được gì nha !
- Sách “ Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam” có viết:
“ .... Sư đoàn 6 ( Quân khu 7 ) và Trung đoàn 95 đánh chiếm Chi khu Túc Trưng, Kiện Tân, tiêu diệt trung đoàn 52 ( Sư đoàn 18 ), sau đó phát triển theo đường số 20 đánh lui lữ đoàn 3 kị binh từ Biên Hoà ra phản kích, chiếm Ngã ba Dầu Giây...”.
Như vậy, theo tôi hiểu thì có thể trên đường phát triển giải phóng, những địa danh trên được giải phóng  (Chiếm Túc Trưng trước rồi trên đà phát triển theo đường 20, giải phóng từ ấp Nguyễn Thái Học đến Ngã ba Dầu Giây ), như vậy cũng không có gì mâu thuẫn, do cách diễn giải của tác giả ngắn gọn.
- Về CBU, không thấy tài liệu nhắc đến, chỉ có một đoạn trong “ Biên Hoà Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển” có nhắc đến là :
“ ... Liên tục trong các ngày từ 16 đến 19-4, quân ta bắn hàng ngàn quả đạn pháo vào các mục tiêu quân sự của địch trong thị xã. Đảng viên, cơ sở cốt cán và quần chúng đã vận động làm tan rã hàng trăm binh lính địch.
Trong cơn tuyệt vọng , địch càng tỏ ra điên cuồng, chúng cho máy bay trút bom đạn vào thị xã và vùng ven ( trong đó có hai quả bom ngạt CBU ). Thế cùng, bọn đầu sỏ chỉ huy lập kế họach rút chạy ....”.
- Về chi tiết cắm cờ trên dinh tỉnh trưởng mà bạn đọc ở sách mà bạn nêu ra đó, trong quyển " Thị trấn Xuân Lộc Những chặng đường đấu tranh Cách mạng vẻ vang" cũng có nói đến, " ... Đúng 7 giờ 40 ngày 9-4-1975, ta đã cắm cờ trên dinh tỉnh trưởng Long Khánh và làm chủ một loạt các căn cứ khác như ty cảnh sát, khu cố vấn Mĩ, khu tình báo CIA, căn cứ biệt động quân, ga xe lửa ... Hàng chục tự vệ mật, cơ sở mật dưới làn mưa bom pháo của địch, đã dũng cảm leo lên cắm cờ trên những mục tiêu đã chiếm, bám sát các đơn vị chủ lực làm nhiệm vụ dẫn đường, tải thương, cung cấp hậu cần cho bộ đội ..."
( Cũng cần nói thêm bạn rõ dinh tỉnh trưởng cũng giống như nhà tỉnh trưởng và gia đình ở. Nơi đó không phải khu quân sự, ít lính gác ).
Thôi nhá, tôi chỉ tìm được vậy thôi. Có thể các bạn khác giúp giải thích thêm. Chúc vui.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #72 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2009, 03:58:36 pm »

- Cám ơn phần góp ý của bạn Rong Xanh.
- Do sơ ý, tôi ghi nhầm thời gian 9-4-1975 thành 9-1- 1975 ( đúng ra là sách in nhầm ). Nay xin lỗi bạn đọc điều chỉnh lại.
- Chức vụ của bác Lê Nam Phong thì tôi không biết, chỉ ghi y như trong sách mà tôi có chú thích nguồn. Nói chung tất cả những ý tôi ghi ra trong các câu giải đáp về lịch sử đều xuất phát từ sách ghi ra.

Hiện giờ bác có ở Xuân Lộc/ hoặc bác có biết về vùng này không?
Logged
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #73 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 07:07:25 pm »

Xin chào bạn rongxanh. Vâng, tôi hiện đang ở tại thị xã Long Khánh ( trước 1975 thường hay gọi là Xuân Lộc ), Sau 1975, Long Khánh đổ nát điêu tàn, bây giờ thì Long Khánh trên đà phát triển, được xây dựng lại rất đẹp, là một trong những tiềm năng du lịch của tỉnh Đồng Nai. Chúc vui.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #74 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 08:20:12 pm »

Xin chào bạn rongxanh. Vâng, tôi hiện đang ở tại thị xã Long Khánh ( trước 1975 thường hay gọi là Xuân Lộc ), Sau 1975, Long Khánh đổ nát điêu tàn, bây giờ thì Long Khánh trên đà phát triển, được xây dựng lại rất đẹp, là một trong những tiềm năng du lịch của tỉnh Đồng Nai. Chúc vui.

Vậy thì bác có biết thông tin gì về vùng XUân Lộc thời điểm tháng 4/1975 trở lại không?

Ví dụ như bác có biết 2 trái bom CBU ném ở khu vực nào dịp tháng 4/1975 không?
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #75 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 11:10:21 pm »

Xin chào bạn rongxanh. Vâng, tôi hiện đang ở tại thị xã Long Khánh ( trước 1975 thường hay gọi là Xuân Lộc ), Sau 1975, Long Khánh đổ nát điêu tàn, bây giờ thì Long Khánh trên đà phát triển, được xây dựng lại rất đẹp, là một trong những tiềm năng du lịch của tỉnh Đồng Nai. Chúc vui.

Em hỏi khí không phải chớ TX Long Khánh có tiềm năng du lịch gì vậy bác? Bác nói cho anh em biết ạ. Chứ em thường chạy qua thị xã LX suốt mà không ghé lại ... chỉ dừng lại ở Núi Le ăn thịt rừng ướp lạnh thôi!
Logged
5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #76 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2009, 08:45:57 am »

Em hỏi khí không phải chớ TX Long Khánh có tiềm năng du lịch gì vậy bác? Bác nói cho anh em biết ạ. Chứ em thường chạy qua thị xã LX suốt mà không ghé lại ... chỉ dừng lại ở Núi Le ăn thịt rừng ướp lạnh thôi!

Em cũng đã tới Long Khánh nhiều lần rồi. Có nhiều đặc sản lắm ạ. Có khu du lịch Suối tre (được mệnh danh là Đà Lạt của Miền Đông). Có cái tượng đài chiến thắng và nghĩa trang liệt sĩ rất to. Mà các Bác có biết khu K4 không ạ ? (HIC).

Đề nghị Bác Kimlongkhanh tiến hành 1 cuộc khảo sát (hỏi các cựu binh hay người dân đã sống ở vùng đất đó để biết thêm thông tin về CBU như đề nghị của Bác Rongxanh) để cung cấp thông tin cho anh em quansuvn. Anh em ở đây vẫn còn mù mờ thông tin 2 quả CBU lắm.
Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #77 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2009, 08:41:07 am »

 Cách đây mấy ngày tôi được nói chuyện cùng bác Luyến nguyên f phó f325  bác kể khi đánh Phan rang e 101 của bác đánh địch trong hành tiến bằng bộ binh cơ giới đồng bộ , địch chống cự rất yếu  nên bị lạc đường , đến một cái chợ vẫn có người đang buôn bán họ chỉ đường quay lại 1-2km mới đánh  sân bay Thành sơn ,như vậy chiếm thị xã không ác liệt lắm mà chỉ khi đánh vòng ngoài ác liệt hơn
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #78 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2009, 10:17:10 am »

Xin chào các bạn rongxanh, tuaans và 5tan . Rất vui vì các bạn đã quan tâm đến Long Khánh - quê hương tôi - Tôi xin cung cấp một số thông tin mà tôi ghi nhận được:
- Theo sách “ Thị trấn Xuân Lộc những chặng đường đấu tranh cách mạng vẻ vang” thì ngày 12-4-1975 hàng đoàn máy bay phản lực F 111 có máy bay L19 chỉ điểm ném hàng trăm trái bom xuống khu vực quanh thị xã ( trong đó có cả bom chiến thuật CBU và Daisy Cutter) được chúng ném xuống một địa điểm cách thị xã khoảng 800m về phía Bắc.
- Những quyển sách viết về Long Khánh tôi có, không có tài liệu nào ghi cụ thể về bom CBU, tuy nhiên theo thông tin trên mạng, tôi ghi lại để các bạn tham khảo:
CBU-55
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
CBU-55 là một loại bom cháy dạng chùm (cluster bomb incendiary device) được quân đội Mỹ phát triển trong Chiến tranh Việt Nam, với mục đích tiêu diệt sinh lực địch, dọn bãi cho trực thăng đổ bộ, cũng gọi là bom chân không, bom nổ khối, bom nhiên liệu - không khí, bom phát quang.
Trong khi hầu hết các loại bom cháy khác chứa na-pan hoặc phốt-pho, quả bom CBU-55 nặng 750 cân Anh (khoảng 340 kg) chứa nhiên liệu chủ yếu là prô-pan. Được mô tả là "vũ khí phi hạt nhân khủng khiếp nhất trong kho vũ khí của Mỹ"[1], loại bom này đã là một trong những vũ khí truyền thống mạnh nhất được thiết kế cho chiến tranh. Quả bom có 3 ngăn chứa prô-pan, một hỗn hợp gồm các khí khác, và một ngòi nổ.
Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, [2], CBU-55 là loại "bom chùm hàng không dạng cát-xét, kiểu nổ xon khí đầu tiên của Mỹ. Dài 2,3m, đường kính 0,36mm, sải cánh đuôi 0,72m, khối lượng 235kg, chứa 3 bom con BLU-73, dọc thân từ lỗ lắp ngòi hẹn giờ tới nắp đáy, có đặt một dây nổ, đảm bảo mở cát xét ở trên không. Mỗi bom con có khối lượng 45kg, nạp 32,6kg ôxít êtylen lỏng, có dù hãm để giảm tốc độ rơi xuống còn 33m/s. Khi chạm đất, ngòi nổ hoạt động gây nổ ống thuốc đặt giữa trục bom, phá vỡ vỏ bom, làm văng ôxít êtylen thành các giọt, tạo thành đám mây xon khí (nhiên liệu - không khí) có đường kính 25 - 17m; cao 2,5 - 3m. Đám mây này được một trạm nổ kích thích ở độ cao 1m sau khi hình thành 0,125s. Bán kính sát thương của mỗi bom con là 50m. Bom CBU - 55 được thiết kế cho loại máy bay tốc độ dưới âm (như A-37, OV-10 và máy bay trực thăng UH=1 ở độ cao bay 600m, tốc độ bay 120km/giờ)."
[sửa] Sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam
Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, CBU-55 đã được sử dụng lần đầu tiên trong chiến dịch Quảng Trị (1972) để tiêu diệt sinh lực và dọn bãi đổ bộ.
Theo trang web của tỉnh Bến Tre, Việt Nam, có hai quả bom CBU-55 khác đã được ném xuống Bến Tre, một quả xuống ấp 1, xã Tam Phước, huyện Châu Thành, vào tháng 8-1972, quả thứ hai xuống xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm vào giữa năm 1973. Hai vỏ bom mang dòng chữ "BOMB... CBU - 55, US ARMY" được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bến Tre. [3].
Một trong các sự kiện nổi bật nhất là vụ ném bom CBU-55 xuống ngã ba Dầu Giây, Long Khánh, trong trận Xuân Lộc, vào ngày 21 tháng 4 năm 1975. Từ đầu tháng 4 năm 1975, một quả bom CBU-55 đã được chở bằng máy bay từ Thái Lan tới căn cứ không quân Biên Hòa. Được sự chuẩn y của tướng Homer Smith cho phép chính phủ Việt Nam Cộng hòa sử dụng loại vũ khí này, một máy bay vận tải C-130 lượn vòng trên bầu trời Xuân Lộc tại độ cao 6.000m, rồi thả quả bom. Bom nổ tạo một quầng lửa che phủ một vùng rộng 2 mẫu Anh (khoảng 0,8 hécta). Các chuyên gia ước lượng rằng khoảng 250 người lính đã bị thiệt mạng, chủ yếu do bị ngạt ô-xy thay vì bị bỏng[4][5]. CBU-55 đã không được sử dụng thêm lần nào nữa trong chiến tranh.
Bảo tàng tội ác chiến tranh ở thành phố Hồ Chí Minh cũng trưng bày loại bom này.
_ Về Long Khánh ngày nay, xin trích một đoạn bài viết sau đây - thấy có ghi + 5EXP, không biết có phải là tên tác giả không -
 ... Bước vào thời kỳ đổi mới từ sau Đại hội VI của Đảng (1986). Long Khánh cũng như bao địa phương khác, đã có sự chuyển hình mạnh mẽ trong phát triển nền kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Mặc dù thời kỳ này về sau, Long Khánh đã có những thay đổi lớn về địa giới hành chính, dân cư (tháng 7/1991 chia tách thành 2 huyện Long Khánh, Xuân Lộc. Đầu năm 2004 chia tách thành lập huyện Cẩm Mỹ và Long Khánh được nâng lên Thị xã). Với truyền thống anh hùng, kiên cường bất khuất trong chiến đấu; dũng cảm trong lao động sáng tạo, tích cực đổi mới trong xây dựng phát triển kinh tế, và tiến hành hiệu quả công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối Đại hội IX của Đảng đã đề ra.
Tăng trưởng kinh tế hàng năm trong cả hai giai đoạn 2001 – 1005 luôn ở mức từ 10 đến 13,2% thu nhập bình quân đầu người năm 2004 đã đạt mức trên tám triệu đồng/người/năm, tăng hơn 1,65% lần so với năm 2000: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng CNH – HĐH, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP là 27,7% (năm 2000 chỉ 21,1%), thương mại dịch vụ 46,5% (năm 2000 chỉ 30,4%), nông nghiệp giảm còn 25,8% (năm 2000 là 49,9%).
Kinh tế phát triển, đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân được ổn định và cải thiện rõ nét. Đến cuối năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2,8%, không còn hộ đói. Tỷ lệ nhà tôn, ngói hóa trên 96%, tỷ lệ hộ dùng điện, sử dụng nước hợp vệ sinh đều trên mức 95%, hơn 80% số hộ có xe gắn máy, trên 85% có phương tiện nghe nhìn, cứ 100 dân đã có gần 15 người có máy điện thoại…. Việc học hành, chăm sóc y tế, đời sống tinh thần, phúc lợi xã hội, được Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo và có nhiều chuyển biến tiến bộ. Đến nay không những xóa được mù chữ, mà 100% xã, phường đều hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 4/15 phường xã phổ cập bậc trung học. Toàn dân được đảm bảo chăm sóc y tế, 100% trạm y tế xã, phường có Bác sĩ và nữ hộ sinh trung cấp. Đời sống văn hóa tinh thần khởi sắc, thể dục thể thao phát triển; đời sống gia đình đối tượng chính sách và đối tượng xã hội được quan tâm chăm lo, đời sống chính trị – xã hội ổn định, lành mạnh.
Năm 2006, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại Hội I Đảng bộ Thị xã Long Khánh nhiệm kỳ 2005-2010, Long Khánh đã có sự phát triển đáng kể;
Kinh tế ổn định và phát triển, tăng trưởng kinh tế 13,6% đạt mục tiêu Nghị quyết (Nghị quyết là 13,5 – 14%): trong đó thương mại dịch vụ tăng 17,6%; công nghiệp xây dựng tăng 12,96%; nông nghiệp tăng 5,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tăng tỉ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 362 tỉ 455 triệu đồng, đạt 99,3% kế hoạch. Giá trị sản xuất xã hội đạt 1.911 tỷ 700 triệu đồng (giá cố định năm 1994). Thu nhập bình quân đầu người 11.340.000đồng.
Những thành tựu về kinh tế – xã hội của Long Khánh qua 31 năm xây dựng, phát triển là hết sức to lớn, hết sức đặc biệt. Bởi vì, khởi điểm của những chỉ số trên vào những ngày đầu giải phóng gần như là “con số không” hậu quả của hơn 20 năm chiến tranh ác liệt, và nhất là sau sự tàn phá của hàng ngàn tấn bom đạn trong chiến dịch 12 ngày đêm của tháng 4/1975 lịch sử.
Những thành quả Long Khánh 31 năm qua là biểu tượng của ý chí, lòng dũng cảm, sự gắn bó máu thịt giữa vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý điều hành năng động sáng tạo của chính quyền, với sự thống nhất ý chí nguyện vọng của toàn thể nhân dân thông qua Mặt trận và các tổ chức đoàn thể của mình. Đó cũng là sức mạnh tổng hợp để làm cho “Ý Đảng” trở thành “Lòng dân”, làm cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ngày càng trở thành hiện thực sinh động trên quê hương Long Khánh anh hùng.
Với nhiều tiềm năng kinh tế xã hội chưa được khai thác, Long Khánh đang mời gọi sự đầu tư về mọi mặt của các tổ chức trong và ngoài nước để liên tục phát triển tương xứng với điều kiện tự nhiên vốn có của một Long Khánh Đất và Người anh hùng và giàu lòng quả cảm.
Thị xã Long Khánh đã từng có một quá khứ anh hùng, trong cuộc chiến đấu giành độc lập cho dân tộc; từng có một thời kỳ phát triển vẻ vang qua 31 năm xây dựng và trưởng thành, chắc chắn sẽ có một tương lai tốt đẹp xứng đáng với tầm vóc vốn có của mình
+5 EXP
- Long Khánh hiện có vài địa điểm du lịch, tuy chưa được đông đảo khách tham quan chú ý nhưng nếu được đầu tư và phát huy hơn thì trong tương lai sẽ là điểm hẹn của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Long Khánh có những khu du lịch như: Suối Tre, Công viên Hoà Bình ( Trước 1975, nơi đây thường được mọi người gọi là vườn Thống tướng - hoặc đại tướng - Lê Văn Tỵ. Lúc còn đi học nghỉ tiết tôi có cùng các bạn viếng vườn. Vườn thiên nhiên rất rộng, cảnh đẹp, nên thơ. Sau 1975, nơi đây có lính Quốc gia học tập, nên đổi tên gọi là Ka Tư, cảnh vườn đa dạng, phong phú hơn nhờ bàn tay nhân tạo. Hiện là khu du lịch Hoà Bình, có khách sạn, nhà hàng để tổ chức sinh nhật, đám cưới ), Khu Văn hoá Đồi Sơn Thuỷ Nông trường cao su Cẩm Mỹ ( cách thị xã Long Khánh 20km về phía Nam, hướng đi Bà Rịa - Vũng Tàu, Quốc lộ 56 ) ...
Tôi giới thiệu các bạn bài viết sau để biết thêm về địa điểm du lịch của Long Khánh :
Du lịch vườn Long Khánh - Tỉnh Đồng Nai
Long Khánh là vùng đất nổi tiếng về trái cây của tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh việc phát triển du lịch miệt vườn, nơi đây còn có nhiều di tích văn hóa của miền Đông Nam Bộ. Từ thành phố Hồ Chí Minh đi theo quốc lộ 1A khoảng chừng 80 km về hướng đông bắc, qua khỏi đèo Mẹ Bồng Con là tới vùng Long Khánh (Đồng Nai).
Du lịch vườn ở Long Khánh hằng năm diễn ra nhộn nhịp, nhất vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch. Thời điểm này là lúc chôm chôm, sầu riêng đã cho trái chín. Đi trong vườn cây rợp bóng xanh mát dịu, du khách sẽ cảm thấy thích thú ngắm nhìn những chùm chôm chôm chín đỏ lơ lửng trên đỉnh đầu, những chùm dâu màu vàng mơ đeo lủng lẳng từ trên cành xuống tận gốc, và thoang thoảng trong gió, mùi thơm của sầu riêng đầy quyến rũ. Đến với du lịch vườn Long Khánh, bạn sẽ được tận hưởng một không gian trong lành, mắt được ngắm nhìn những sắc mầu của cây trái, mũi được ngửi mùi thơm và sẽ được nếm các hương vị ngọt ngào của những loại trái cây.
Điều thú vị nhất của du lịch vườn là bạn có thể trèo lên cây tự tay mình hái trái đem xuống cân, trả tiền và ăn thoải mái. Nếu đi thành đoàn đông người thì du khách có thể mua nguyên cả cây để ăn. Sau khi ăn no, nhà vườn có trách nhiệm cắt hết những trái còn lại cho khách đem về. Ngoài ra, các nhà vườn còn mở dịch vụ... "bao bụng", nghĩa là bạn ăn cho đến chán chê thì thôi. Tùy theo giá cả mỗi năm và tùy từng loại trái cây mà giá "bao bụng" khoảng chừng 20.000 đến 80.000 đồng cho một người ăn. Bên cạnh du lịch vườn, Long Khánh còn có những điểm tham quan hấp dẫn mà bạn có thể ghé thăm. Đó là Khu Văn hóa Suối Tre, mộ cổ Hàng Gòn, tượng đài chiến thắng Long Khánh...
Khu Văn hóa Suối Tre nằm cách thị trấn Xuân Lộc, huyện Long Khánh chừng 3 km về hướng tây bắc. Nơi đây vốn là nơi nghỉ mát của người Pháp, thuộc các đồn điền cao-su SIPH được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Suối Tre ở giữa những cánh rừng cao-su mát dịu, xen lẫn là những ngọn đồi nhấp nhô và cả những cổ thụ xòe tán, khiến nơi đây có cảnh quan như một Đà Lạt thu nhỏ, gợi nên nét đẹp riêng. Cả khu vực này rộng trên chục héc-ta, với nhiều đồi cỏ nhấp nhô, những hàng dương bóng mát, và nhiều cây cao cổ thụ cả 100 tuổi. Đặc biệt con suối uốn quanh bao bọc bên những bờ tre xanh ngắt tạo nơi đây thành một bức tranh thơ mộng và hữu tình. Suối Tre đã được mệnh danh là "Đà Lạt của miền Đông"!
Từ thị trấn Xuân Lộc ngược về phía tây nam khoảng chừng 5 km là đến một di tích kiến trúc cổ, mang dấu ấn lịch sử hình thành và phát triển vùng đất phương Nam, đó là ngôi mộ cổ Hàng Gòn (còn gọi là mộ Cự Thạch, hay mả Ông Đá). Đây là một kiến trúc độc đáo nằm trong lòng đất, có niên đại cách đây hơn 2.500 năm. Ngôi mộ được phát hiện vào năm 1927 và được trùng tu vào năm 1992. Di tích là một hầm mộ được làm bởi những tấm đá hoa cương lớn, lắp ghép theo hình hộp chữ nhật, chiều dài 4,2m, ngang 2,7m, cao 1,6m, bề mặt được bào khá nhẵn. Bốn tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, hai tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy. Liên kết giữa các tấm đá nhờ vào hệ thống rãnh dọc, trông đơn giản nhưng thật vững chắc. Chung quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5m, đầu khoét lõm hình yên ngựa. Năm 1984, Bộ Văn hóa xếp hạng mộ cổ Hàng Gòn là di tích quốc gia, một trong mười di tích quan trọng ở Nam Bộ. Đây là một di tích độc đáo cả về nghệ thuật lẫn kỹ thuật của người Việt cổ.
Nếu còn thời gian, bạn có thể tham quan tượng đài chiến thắng Long Khánh, là nơi được xem như một biểu tượng rất đáng tự hào của quân và dân Long Khánh trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Nguồn tin: Báo Nhân Dân
 


Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2009, 10:29:22 am »

Xin chào các bạn rongxanh, tuaans và 5tan . Rất vui vì các bạn đã quan tâm đến Long Khánh - quê hương tôi - Tôi xin cung cấp một số thông tin mà tôi ghi nhận được:
- Theo sách “ Thị trấn Xuân Lộc những chặng đường đấu tranh cách mạng vẻ vang” thì ngày 12-4-1975 hàng đoàn máy bay phản lực F 111 có máy bay L19 chỉ điểm ném hàng trăm trái bom xuống khu vực quanh thị xã ( trong đó có cả bom chiến thuật CBU và Daisy Cutter) được chúng ném xuống một địa điểm cách thị xã khoảng 800m về phía Bắc.

Sách với chả báo, không biết nên dùng từ gì để nói nữa.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM