Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:14:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phan Rang và Xuân Lộc  (Đọc 137197 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #90 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2010, 11:52:49 am »

Cụ Trà nói thế làm thằng bạn em đang bảo: "Mỗi ngày đánh XL chết 1000 quân". Em hỏi lại: "Nếu thế đánh chục ngày là giải thể cả 1 Sư rồi à?"
Các Cụ bây giờ hay phát ngôn kiểu đó nhiều khi đưa con cháu vào thế kẹt quá.
Logged
Hannoi
Thành viên
*
Bài viết: 108



« Trả lời #91 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2010, 10:25:18 am »

Theo tôi thương vong ở Xuân Lộc là rất lớn. Tuy nhiên chưa có nguồn tin kiểm chứng rõ. Trong bài Trận Chiến Xuân Lộc (Battle of Xuan Loc - http://www.vnafmamn.com/xuanloc_battle.html) sau đây có nói:

Lịch sử Quân Đội Nhân Dân Việt Nam: "Trong ba ngày đầu chiến đấu, sư đoàn 7 bị thương vong 300 và sư đoàn 341 bị thương vong 1200 bộ đội. Hầu hết pháo 85 và 37mm bị phá hủy" - The History of the People's Army: "During the first three days of the battle 7th Division suffered 300 casualties and the 341st Division suffered 1,200 casualties. Virtually all of our 85mm and 37 mm artillery pieces had been destroyed."

Việt Nam Cộng Hòa đã rút quân vào ngày 22 tháng 4. Sư đoàn 18 VNCH bị tổn thất khoảng 30% lực lượng (chủ yếu là bộ binh) nhưng đã phá hủy 37 xe tăng và tiêu diệt hơn 5000 bộ đội Bắc Việt - ARVN held out until 22 April and then had to withdraw. The 18th ARVN Division lost about 30 percent of its strength (almost all its riflemen) while destroying 37 NVA tanks and killing over 5,000 Communist attackers.

Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #92 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2010, 11:28:19 am »

Cả trận Xuân Lộc chỉ có nhõn 1 tiểu đoàn thiếu với 12 xe T-54 Roll Eyes
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #93 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 08:57:48 am »

Cả trận Xuân Lộc chỉ có nhõn 1 tiểu đoàn thiếu với 12 xe T-54 Roll Eyes
1 ví dụ khác: trận An Lộc có ta nhõn 48 tăng mà các bạn ở bển vẫn nổ rằng hạ hơn 90 tăng. Nói chung con số 460 hi sinh của QĐ 4 là chuẩn rồi, em đồ là cánh nhà báo đánh thừa số 0
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 06:44:05 pm »

Lần mò đọc bài về 30/4, có 1 bài của bác Ngô Minh, Sư Đoàn 7, Quân Đoàn 4 kể về trận tấn công cứ điểm Xuân Lộc, cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn, đúng đêm 1/4/1975 tienphongonline cách nay tròn 2 năm, ngày Thứ Năm, 01/05/2008, 7:47 có đoạn:

Sư Đoàn 7 thuộc Quân Đoàn 4 của chúng tôi hành quân từ Bảo Lộc về ém quân trong một rừng chuối mênh mông, chuẩn bị tấn công cứ điểm Xuân Lộc, cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn, đúng đêm 1/4/1975. Sư trưởng Nam Phong lệnh không được ai chặt chuối của dân. Rừng chuối Xuân Lộc rộng đến nỗi có đường ô tô ngang dọc để xe ô tô đi thu hoạch.

Trong thời gian tấn công Xuân Lộc, anh em “làm báo” của sư đoàn như Phùng Khắc Bắc, tôi, Dương Huy... được điều về hầm chỉ huy Sư đoàn để hàng ngày nghe thông tin từ các mũi.

...

 Đợt đánh Xuân Lộc này, anh em cùng nhau ở một chỗ nên rất vui. Đêm đầu tiên đánh cứ điểm Xuân Lộc, bộ đội ta mấy lần ôm bộc phá vào mở cửa mở, nhưng địch bắn rát quá, thương vong nhiều.

Sư trưởng Nam Phong hét vào điện thoại chỉ huy hết mũi tiến công này đến mũi tiến công khác. Ông đang chỉ huy trận đánh mà nói năng rất tếu. Sư trưởng điện cho anh Đình chính trị viên D2 (tiểu đoàn 2): “Cái chốt bằng cái l. trâu ấy mà một ngày rồi các anh không ăn được à? Tôi ra lệnh nội đêm nay phải ăn cho hết cái l. trâu đó, nghe rõ chưa!”. Câu ra lệnh làm mọi người trong hầm chỉ huy ôm bụng mà cười.

Đêm hôm sau, tôi được cử ra chỗ bộ đội tiểu đoàn 2 đang đánh bộc phá mở cửa để tấn công một cứ điểm của địch để viết bài. Mật khẩu được phổ biến là “Sông Hồng”, phải trả lời là “Mê Kông”. Tôi đi một mình trong đêm trăng mờ giữa tháng 4. Bốn bề là rừng chuối và trảng cỏ khô! Tôi đang hoang mang tìm hướng đi thì nghe một tiếng quát “Sông Hồng”.

Thế là tôi quên béng việc trả lời bằng mật khẩu, mà gọi toáng lên: “Tôi là Khôi ở Ban chính trị đây!” Anh chiến sĩ đến chỗ tôi, cười bảo, em được lệnh đi đón nhà báo Sư đoàn từ tối tới giờ, đợi mãi. Biết là anh bị lạc đường. Mà sao anh không trả lời bằng mật khẩu? May em là người đi đón, tiểu đoàn cho biết tên anh, nếu không thì “toi” rồi đấy”!Tôi chui vào hầm tiền tiêu của đại đội Bảy. Ba chiến sĩ ôm bộc phá lên đánh hàng rào bị thương, máu chảy nhiều, được băng bó tạm bằng băng cá nhân, đang nằm rên ở góc hầm, đợi cáng về trạm phẫu thuật tiền phương.

Mấy anh em khác lại đang cười đùa, hò hét đánh bài “tiến lên”, trông mặt mũi anh nào anh nấy điềm nhiên như chẳng có việc chỉ một vài phút nữa thôi ba người trong số họ lại bò lên hàng rào đánh bộc phá, rồi có thể hy sinh và bị thương như đồng đội đang nằm kia! Ở chiến trường miền Đông ác liệt này, không điềm nhiên như thế không sống mà đánh giặc được!

Đêm 20 tháng 4, trước sức tấn công của Quân giải phóng, đường vô Sài Gòn bị chặt đứt ở Dầu Giây, sư đoàn 18 Ngụy Sài Gòn bỏ chạy khỏi Xuân Lộc, sư trưởng sư 18 là tướng Lê Minh Đảo chạy về phía Vũng Tàu bị quân giải phóng bắt. Sau này, đọc hồi ký của Thượng tướng Trần văn Trà, mới biết sáng kiến cắt đứt con đường từ Xuân Lộc nối Sài Gòn ở Dầu Giây là của một đồng chí Trung đoàn trưởng trong cuộc họp giao ban Bộ chỉ huy Miền, chứ không phải của ông tướng chỉ huy nào cả.

Đơn vị tôi hành quân vòng qua thị xã thì đã quá nửa đêm, nên được lệnh nghỉ. Để đảm bảo bí mật, tất cả rờ rẫm mắc võng trong đêm. Nằm lắc lư trên võng, tôi nghe mùi hương quả chín thơm vào trong giấc ngủ. Sáng dậy, trời đất ơi, ngay trên đầu võng tôi, một trái sầu riêng trĩu xuống, thơm lừng. Tôi bật dậy, nâng trái sầu riêng lên mũi...

Những ngày đó đơn vị tôi đóng quân ở rừng cao su Xuân Lộc, học chính trị, điều lệnh dân vận mới để chuẩn bị đánh Sài Gòn. Chúng tôi cắt tóc, cạo râu cho nhau. “Trước một trận đánh lớn vào “Cao điểm cuối cùng”, người chiến sĩ phải đàng hoàng. chững chạc”- Sư trưởng Nam Phong nói như vậy!


http://www.tienphongonline.com/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=120954&ChannelID=13

Cụ  Nam Phong  tiếu thật!
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #95 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2010, 02:26:32 pm »

Đọc bài này thì ai cũng tưởng chỉ có 1 fBB3 SV giải phóng Phan Rang:

http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/247/247/247/110843/Default.aspx

Đến báo QDND mà còn như vậy Undecided
Logged
Hannoi
Thành viên
*
Bài viết: 108



« Trả lời #96 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2010, 10:08:23 am »

Đêm 20 tháng 4, trước sức tấn công của Quân giải phóng, đường vô Sài Gòn bị chặt đứt ở Dầu Giây, sư đoàn 18 Ngụy Sài Gòn bỏ chạy khỏi Xuân Lộc, sư trưởng sư 18 là tướng Lê Minh Đảo chạy về phía Vũng Tàu bị quân giải phóng bắt. Sau này, đọc hồi ký của Thượng tướng Trần văn Trà, mới biết sáng kiến cắt đứt con đường từ Xuân Lộc nối Sài Gòn ở Dầu Giây là của một đồng chí Trung đoàn trưởng trong cuộc họp giao ban Bộ chỉ huy Miền, chứ không phải của ông tướng chỉ huy nào cả.

Theo tôi biết thì ông Lê Minh Đảo về nhà SG hàng chục ngày sau 30/4 mới ra trình diện. Ông bị giam 18 năm? rồi được thả đi Mỹ. Hiện nay ông vẫn còn sống ở Mỹ?
Hồi ký gì mà viết bắt ông Lê Minh Đảo ở Vũng Tầu hả giời.
Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #97 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2010, 10:50:01 am »

Cần giúp: Cách đây vài năm, tôi có đọc trong Mỹ Phiêu Lưu Trên Đường 9. Quyển sách này nói về chiến dịch phản công của QĐND trong chiến dịch Đường 9- Nam Lào,năm 1971. Trong quyển sách có ghi những chi tiết như, Bản Đông nằm ở KM số mấy (cây số);Tchepone nằm ở cây số số mấy trên đường 9. Thí dụ như Lao Bảo nằm ở cây số 80 Đường 9, ngay biên giới.  Qúi bạn nào có quyển này trong tay, xin giúp cho tôi biết Bản Đông và Tchepone nằm ở cây số máy. Kính Thư, NKP. 
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #98 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2010, 12:41:51 pm »

Đêm 20 tháng 4, trước sức tấn công của Quân giải phóng, đường vô Sài Gòn bị chặt đứt ở Dầu Giây, sư đoàn 18 Ngụy Sài Gòn bỏ chạy khỏi Xuân Lộc, sư trưởng sư 18 là tướng Lê Minh Đảo chạy về phía Vũng Tàu bị quân giải phóng bắt. Sau này, đọc hồi ký của Thượng tướng Trần văn Trà, mới biết sáng kiến cắt đứt con đường từ Xuân Lộc nối Sài Gòn ở Dầu Giây là của một đồng chí Trung đoàn trưởng trong cuộc họp giao ban Bộ chỉ huy Miền, chứ không phải của ông tướng chỉ huy nào cả.

Theo tôi biết thì ông Lê Minh Đảo về nhà SG hàng chục ngày sau 30/4 mới ra trình diện. Ông bị giam 18 năm? rồi được thả đi Mỹ. Hiện nay ông vẫn còn sống ở Mỹ?
Hồi ký gì mà viết bắt ông Lê Minh Đảo ở Vũng Tầu hả giời.

Em nghĩ bác nhầm 2 đoạn xanh đỏ trên, chứ tác giả bài báo không nói hồi ký nào "viết bắt ông Lê Minh Đảo ở Vũng Tầu" cả. Còn chuyện bắt ông Lê Minh Đảo thì là tác giả nghe nói vậy và cho vào bài viết của mình, tác giả lúc đó cũng chỉ đi theo cánh quân mà tác giả phục vụ và chỉ biết những gì mà tác giả chứng kiến, những cánh quân khác thì chỉ là nghe nói mà thôi.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
chientruong_k
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #99 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2010, 04:44:13 pm »

Trích dẫn
Theo tôi biết thì ông Lê Minh Đảo về nhà SG hàng chục ngày sau 30/4 mới ra trình diện. Ông bị giam 18 năm? rồi được thả đi Mỹ. Hiện nay ông vẫn còn sống ở Mỹ?
Hồi ký gì mà viết bắt ông Lê Minh Đảo ở Vũng Tầu hả giời.
T­ướng Lê Minh Đảo bị bắt tại một nghĩa trang Thủ Đức trong lúc đang bỏ chạy (không có chuyện ra trình diện) Đúng là Lê Minh Đảo có bị giam giữ lâu khoảng trên dưới 20 năm. Nơi bị giam giữ là trại giam ở miền Bắc và sau nay đã chuyển đi Mỹ 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM