Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:04:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phan Rang và Xuân Lộc  (Đọc 137229 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
HienTM
Thành viên
*
Bài viết: 49


« Trả lời #60 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2009, 04:02:32 pm »

trong mặt trận xuân lộc ... nhưng dù có xài CBU đối phương cũng biết không thể cứu nổi XL, nên không xài nữa, sau giải phóng người ta còn tìm thấy vài quả chưa xài, không biết bây giờ số phận nó ra sao! bạn có thể hỏi thêm anh Huyphuc để hiểu thêm về CBU.
 

Không phải là không xài mà là không có cơ hội xài được nữa, nó mà xài được thì nó không tha đâu. Bác Cựu binh cạnh nhà em nói ta đã có tối hậu thư với Mỹ là nếu chúng tiếp tục dùng loại bom bẩn này gây thương vong cho cả dân thường thì bọn cố vấn Mỹ sẽ không còn cơ hội được di tản về Mỹ đâu (cũng muốn cho chúng rút đi trong danh dự mà). Ông Vũ Ngọc Nhạ và mạng lưới của ông ấy có công rất lớn trong việc ngăn cản Mỹ-Ngụy sử dụng những loại "hàng hiếm" có tính hủy diệt; Nhiều trận đánh khác Mỹ -Ngụy cay cú quá cũng đã mấy lần định mang CBU ra rồi.
Tổng Kho Long Bình là kho duy nhất chứa bom CBU. Giang hồ đồn đoán là ta vẫn chưa mở được cửa vào kho Long Bình, chắc CBU các loại vẫn còn trong đó.

Quyết không vào Quân lao.


lại mở đầu 1 chu kỳ Long Bình !!!
bạn ah, cái màu vàng, và cái màu đỏ... nó...ấy ấy !!  Tongue
Logged
Tmct
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #61 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2009, 04:34:47 pm »

Trong cuốn Tổng Hành dinh trong mùa xuân đại thắng của bác Võ Nguyên Giáp có nói chi tiết đêm 23/4 đài phuơng Tây có đưa tin về vụ ném bom này.

Tuy nhiên tài liệu của phía ta đưa ra rất ít về vụ này (tài liệu công khai đến thời điểm này, ví dụ trên báo...). Có chăng chỉ nêu chung chung là có chuyện 2 trái bom đó được ném xuống XL, tuy nhiên không hề đề cập đến thời gian, địa điểm, số lượng người thương vong.

Alan Dawson, 55 days: The fall of South Vietnam, Chương 12 có nói Hà Nội phản đối trong 2 ngày liền
Snepp, (Decent Interval) tr. 327 nói Trung Quốc cũng phản đối ầm ĩ

Ầm ĩ cỡ đó thì có thể có trên báo Quân đội Nhân dân? (Bác Đoành ơi!)
Logged
5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #62 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2009, 12:12:15 pm »

- Em có hỏi ông chú (nguyên là lính trinh sát sư 1, QĐ 4) thì ông ấy nói: Khi quân chủ lực vào thì bộ đội địa phương đã giải phóng gần hết những vùng ven xung quanh Long Khánh, XL; địch chủ yếu co cụm trong nội ô, chúng trà trộn trong nhà dân bắn ra(nhiều nhà dân có người nhà là lính ngụy mà).  Lúc oánh nhau chẳng ai để ý là bom gì, chỉ biết tiến và đánh thôi; chẳng có khái niệm CBU gì cả; sau ngày 30/4 thì ông ấy mới biết là địch thả CBU.
- Tổng kho Long Bình có diện tích khoảng 24 km2, là khu kho dự trữ quan trọng, ngoài bom, đạn, xăng dầu còn tập trung nhiều loại thiết bị và phương tiện chiến tranh khác; bảo vệ nó thường xuyên có 2.000 lính Mỹ, bao quanh có từ 7-9 hàng rào thép gai có gài mìn, lựu đạn. Bảo vệ kho Long Bình còn có căn cứ Nước Trong, quân đoàn 3 VNCH, sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất sẵn sàng chi viện…
Tôi đã 02 lần đi ăn thịt chuột đồng ở cạnh khu kho này rồi (ở đây có nhiều thịt chuột đồng đưa ở Miền Tây về ngon lém các Bác ợ), tôi ngồi gần 1 chú bộ đội (4 sao, 1 gạch nhọn là Đại úy chuyên nghiệp các Bác nhể) liền làm quen hỏi thỉ chú ấy chỉ cười và không thông tin gì cả (chán !); khu này rộng kinh khủng-thấy vẫn còn bí ẩn lắm, không biết bây giờ đơn vị nào tiếp quản nó nữa (có khi ta vẫn chưa mở được cửa thật, khi nào mở được chắc vũ khí dùng 20 năm không hết).
- Bom CBU chỉ có chứa ở Kho Thành Tuy Hạ (Nhơn Trạch, Đồng Nai) thôi các Bác ợ; không phải kho Long Bình (ở trên em nhầm).

"Uy danh lừng lẫy khắp năm châu - Đạn cối tuôn cho Mỹ bể đầu - Thành đồng trống vắng lay Nhà Trắng - Điện Biên, Mỹ chẳng phải chờ lâu"
Quyết không leo cột điện !
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Bảy, 2009, 03:51:26 pm gửi bởi 5tan » Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #63 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2009, 10:57:26 pm »

Tại cuốn này "The Vietnamese Air Force 1951-1975 an analysis of its role in combat", trang 78 có đề cập đến chi tiết, từ ngày 1 - 19/4, có 153 phi vụ ném bom bằng máy bay C130, bao gồm cả 9 phi vụ ném bom Daisy Cluster 15000 pound (~7,5 Tấn), nhưng không nhắc đến CBU 55  Huh.


Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #64 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2009, 08:58:46 pm »

Bản đồ sơ bộ về trận chiến Xuân Lộc

Logged
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #65 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 09:52:12 pm »

THỊ XÃ PHAN RANG
Ngày 11-4-1975, bộ phận đi đầu của Quân đoàn 2 vào tới Cam Ranh. Ngày 16-4, toàn Quân đoàn tới cửa ngõ Phan Rang, nơi địch đang dồn sức lập tuyến phòng thủ nhằm ngăn chặn bộ đội ta từ xa, bảo vệ Sài Gòn.
Thị xã Phan Rang ( tỉnh Ninh Thuận ) nằm trên ngã ba đường số 1 và đường số 11 đi Đà Lạt, là một địa bàn quan trọng nối liền Trung Bộ với nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Lực lượng địch ở đây có lữ đoàn 2 dù, sư đoàn 2 bộ binh ( hai trung đoàn ), liên đoàn 31 biệt động quân và sư đoàn 6 không quân. Từ đầu tháng 4 năm 1975, theo kế hoạch phòng thủ của tướng Mĩ Uây-oen, quân nguỵ đã dựa vào các điểm cao có lợi và sân bay Thành Sơn, thiết lập các cụm phòng ngự mạnh. Nguyễn Vĩnh Nghi, trung tướng, tư lệnh tiền phương quân đoàn 3 nguỵ, trực tiếp chỉ huy lực lượng phòng thủ Phan Rang.
Ngày 14 tháng 4 năm 1975, sư đoàn 3 Bộ binh 9 Quân khu 5 ) và Trung đoàn 25 Bộ binh ( mặt trận Tây Nguyên ) được pháo binh chi viện nổ súng tiến công thị xã Phan Rang. Kết hợp đột phá, thọc sâu với vu hồi, bộ đội ta nhanh chóng phá vỡ cụm phòng ngự của địch ở phía bắc thị xã, áp sát sân bay Thành Sơn. Quân nguỵ đựơc hoả lực không quân và pháo từ tàu biển bắn vào chi viện chống trả quyết liệt.
Để đập tan sự phản kháng của địch, nhanh chóng mở đường tiến vào Sài Gòn, một bộ phận lực lượng của Quân đoàn 2 vừa hành quân tới Phan Rang được lệnh bước vào chiến đấu. Ngày 16-4, Trung đoàn 101 ( Sư đoàn 325 ) tổ chức thành mũi nhọn sâu binh chủng hợp thành, xuất phát từ vị trí bàn đạp của sư đoàn 3, tiến theo đường số 1 đánh thẳng vào thị xã. Dẫn đầu đội hình tiến công là tiểu đoàn 1 bộ binh ngồi trên 20 xe tăng, thiết giáp. Tiểu đoàn 2 và 3 ngồi trên xe bánh hơi đi tiếp sau. Một số khẩu pháo nòng dài 85mm và cao xạ 37mm cơ động trong đội hình sẵn sàng ngắm bắn trực tiếp vào các mục tiêu trên mặt đất và bắn máy bay địch. Lữ đoàn 164 pháo binh đi phía sau làm nhiệm vụ chi viện hoả lực cho đội hình thọc sâu. Phối hợp với mũi chính diện, Sư đoàn 3 và Trung đoàn 25 tiến công một số mục tiêu trong thị xã và sân bay Thành Sơn. Trước đòn tiến công mãnh liệt của bộ đội ta, quân địch hoảng loạn, không đủ sức chống cự. Sau hai giờ chiến đấu, bộ đội ta hoàn toàn làm chủ thị xã. Một bộ phận lực lượng nhanh chóng tiến ra chiếm cảng Tân Thành và cảng Ninh Trữ , bịt chặt đường rút chạy của địch ra hướng biển. Một bộ phận phát triển theo đường số 1 đánh chiếm cầu Đạo Long và quận lị Phú Quý, khoá chặt đường bộ, không cho địch chạy về phía Nam. Quân địch đã huy động hàng chục lần chiếc máy bay ném bom vào phía sau đội hình quân ta trên đường số 1; đồng thời đưa quân dù từ sân bay Thành Sơn ra phản kích. Trung đoàn 101 ( Sư đoàn 325 ) và Sư đoàn 3 đã anh dũng đánh lui các đợt phản kích của địch, chiếm sân bay Thành Sơn ( cách Thị xã 10km ). Toàn bộ quân địch ở Phan Rang gồm hơn một vạn tên bị tiêu diệt và tan rã. Hai tướng nguỵ Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang ( tư lệnh Sư đoàn 6 không quân ) cùng nhiều sĩ quan, binh lính bị bắt. Bộ đội ta thu 36 máy bay, 37 khẩu pháo lớn.
Chiến thắng Phan Rang ghi tiếp một tiến bộ mới của quân đội ta về sức mạnh và nghệ thuật tiến công tập đoàn phòng ngự địch bằng lực lượng binh chủng hợp thành trong hành tiến.
22 giờ ngày 16-4-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi điện khen toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã chiến thắng tại Phan Rang.
( Theo : Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam )   

DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH 12 NGÀY ĐÊM GIẢI PHÓNG LONG KHANH
Chiến dịch Long Khánh mở màn lúc 5 giờ sáng ngày 6-4-1975. Sau loạt đạn pháo của ta bắn vào nội ô Thị xã, Chi khu Tân Phong, khống chế pháo địch đặt tại Núi Thị, đến đúng 10 giờ 30 cùng ngày, các đồng chí Phan Lê Cảnh, Nguyễn Văn Trọng ( Tiểu đoàn 5 ) thuộc mũi Thanh Sơn,  Nguyễn Minh Đức ( tiểu đoàn 7 ) thuộc mũi Xung kích Sư đoàn 341 do đồng chí Đại tá Trần Văn Trân chỉ huy đã cắm cờ trên Toà hành chánh, trung tâm đầu não tỉnh Long Khánh. Đây là cái mốc đánh dấu thắng lợi đầu tiên của chiến dịch quyết định giải phóng hoàn toàn Thị xã Long Khánh.
Sau khi Toà hành chánh bị thất thủ 11 giờ ngày 9-4-1975, Bộ chỉ huy Sư đoàn 18 do tên Chuẩn tướng Lê Minh Đảo chỉ huy không chờ lệnh cấp trên bỏ chạy ra Chi khu Tân Phong.
Cùng thời gian này quân ta chiếm được nhiều mục tiêu quan trọng của địch trong nội ô Thị xã từ 16-18 giờ ngày 15-4-1975 tại khu vực Ngã ba Dầu Giây Sư đoàn 8 do đồng chí Đại tá Đặng Ngọc Sỹ chỉ huy. Kết hợp với Trung đoàn 95B đánh thiệt hại nặng Chiến đoàn 52 thiện chiến nhất Sư đoàn 18 cùng 9 Tiểu đoàn Bảo An giải phóng hoàn toàn khu vực từ Túc Trưng đến Ngã ba Dầu Giây, mở tung cửa ngõ phía Bắc tiến vào Biên Hoà - Sài Gòn.
Như vậy Toà hành chánh đã bị thất thủ. Bộ chỉ huy Sư đoàn 18 bỏ chạy, Chiến đoàn 52 bị đánh tơi tả, đường vào Sài Gòn đã mở, bọn nguỵ lúc này chỉ còn đường duy nhất mở đường máu theo lộ 2 tháo chạy khỏi Long Khánh.
Ngày 20-4-1975 tại Ngã ba Tân Phong Sư đoàn 7 do đồng chí Thiếu tá Lê Nam Phong chỉ huy cùng lực lượng K8 Xuân Lộc đã chốt chặn tiêu diệt một lực lượng quân địch rất lớn gồm : Bộ chỉ huy Sư đoàn 18, Chiến đoàn 48, Chiến đoàn 43, Lữ đoàn Dù số 1 cùng 200 chiếc xe cơ giới trên đường rút chạy theo lộ 2 về Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đúng 20 giờ 30 đêm 21-4-1975 Thị xã Long Khánh được giải phóng hoàn toàn như vậy tuyến hành lang Long Khánh đã bị đập tan, đường vào Sài Gòn đã mở và chỉ 2 ngày nữa các Binh đoàn chủ lực hùng mạnh của ta sẽ làm cuộc hành trình theo cửa ngõ Đông - Đông Bắc tiến vào giải phóng Sài Gòn đánh dấu một bước ngoặt đổi đời có một không hai trong lịch sử chiến tranh 30 năm giải phóng dân tộc.
+ Kết quả ta thu được trong chiến dịch :
- Diệt được 2056 tên địch.
- Bắt sống 2783 tên ( trong đó có tên Đại tá Phúc, Tỉnh trưởng Long Khánh ).
- Tiêu diệt gọn 6 Tiểu đoàn.
- Thu 48 xe vận tải các loại : 1499 súng các loại trong đó có 10 khẩu pháo 105 ly, 4 khẩu 155 ly và 100 viên đạn pháo.
- Phá huỷ 16 xe GMC, 42 xe tăng thiết giáp, 3 máy bay và nhiều đạn dược.
( Theo : Những bài lịch Sử Địa phương - Giảng dạy trong trường PTCS Huyện Xuân Lộc )
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:15:02 pm gửi bởi kimlongkhanh » Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #66 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 09:59:36 pm »



DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH 12 NGÀY ĐÊM GIẢI PHÓNG LONG KHANH
Chiến dịch Long Khánh mở màn lúc 5 giờ sáng ngày 6-4-1975. Sau loạt đạn pháo của ta bắn vào nội ô Thị xã, Chi khu Tân Phong, khống chế pháo địch đặt tại Núi Thị, đến đúng 10 giờ 30 cùng ngày, các đồng chí Phan Lê Cảnh, Nguyễn Văn Trọng ( Tiểu đoàn 5 ) thuộc mũi Thanh Sơn,  Nguyễn Minh Đức ( tiểu đoàn 7 ) thuộc mũi Xung kích Sư đoàn 341 do đồng chí Đại tá Trần Văn Trân chỉ huy đã cắm cờ trên Toà hành chánh, trung tâm đầu não tỉnh Long Khánh. Đây là cái mốc đánh dấu thắng lợi đầu tiên của chiến dịch quyết định giải phóng hoàn toàn Thị xã Long Khánh.
Sau khi Toà hành chánh bị thất thủ 11 giờ ngày 9-1-1975, Bộ chỉ huy Sư đoàn 18 do tên Chuẩn tướng Lê Minh Đảo chỉ huy không chờ lệnh cấp trên bỏ chạy ra Chi khu Tân Phong.
Cùng thời gian này quân ta chiếm được nhiều mục tiêu quan trọng của địch trong nội ô Thị xã từ 16-18 giờ ngày 15-4-1975 tại khu vực Ngã ba Dầu Giây Sư đoàn 8 do đồng chí Đại tá Đặng Ngọc Sỹ chỉ huy. Kết hợp với Trung đoàn 95B đánh thiệt hại nặng Chiến đoàn 52 thiện chiến nhất Sư đoàn 18 cùng 9 Tiểu đoàn Bảo An giải phóng hoàn toàn khu vực từ Túc Trưng đến Ngã ba Dầu Giây, mở tung cửa ngõ phía Bắc tiến vào Biên Hoà - Sài Gòn.
Như vậy Toà hành chánh đã bị thất thủ. Bộ chỉ huy Sư đoàn 18 bỏ chạy, Chiến đoàn 52 bị đánh tơi tả, đường vào Sài Gòn đã mở, bọn nguỵ lúc này chỉ còn đường duy nhất mở đường máu theo lộ 2 tháo chạy khỏi Long Khánh.
Ngày 2-4-1975 tại Ngã ba Tân Phong Sư đoàn 7 do đồng chí Thiếu tá Lê Nam Phong chỉ huy cùng lực lượng K8 Xuân Lộc đã chốt chặn tiêu diệt một lực lượng quân địch rất lớn gồm : Bộ chỉ huy Sư đoàn 18, Chiến đoàn 48, Chiến đoàn 43, Lữ đoàn Dù số 1 cùng 200 chiếc xe cơ giới trên đường rút chạy theo lộ 2 về Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đúng 20 giờ 30 đêm 21-4-1975 Thị xã Long Khánh được giải phóng hoàn toàn như vậy tuyến hành lang Long Khánh đã bị đập tan, đường vào Sài Gòn đã mở và chỉ 2 ngày nữa các Binh đoàn chủ lực hùng mạnh của ta sẽ làm cuộc hành trình theo cửa ngõ Đông - Đông Bắc tiến vào giải phóng Sài Gòn đánh dấu một bước ngoặt đổi đời có một không hai trong lịch sử chiến tranh 30 năm giải phóng dân tộc.
+ Kết quả ta thu được trong chiến dịch :
- Diệt được 2056 tên địch.
- Bắt sống 2783 tên ( trong đó có tên Đại tá Phúc, Tỉnh trưởng Long Khánh ).
- Tiêu diệt gọn 6 Tiểu đoàn.
- Thu 48 xe vận tải các loại : 1499 súng các loại trong đó có 10 khẩu pháo 105 ly, 4 khẩu 155 ly và 100 viên đạn pháo.
- Phá huỷ 16 xe GMC, 42 xe tăng thiết giáp, 3 máy bay và nhiều đạn dược.
( Theo : Những bài lịch Sử Địa phương - Giảng dạy trong trường PTCS Huyện Xuân Lộc )



- Thời gian lộn xộn, hết 9/1/1975, lại mửo màn ngày 6/4/1975 .....

- Hạ cấp bác Lê Nam Phong Sư trưởng Sư 7 xuống Thiếu tá.

- Hài quá!!!!!!
Logged
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #67 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:04:53 pm »

- Cám ơn phần góp ý của bạn Rong Xanh.
- Do sơ ý, tôi ghi nhầm thời gian 9-4-1975 thành 9-1- 1975 ( đúng ra là sách in nhầm ). Nay xin lỗi bạn đọc điều chỉnh lại.
- Chức vụ của bác Lê Nam Phong thì tôi không biết, chỉ ghi y như trong sách mà tôi có chú thích nguồn. Nói chung tất cả những ý tôi ghi ra trong các câu giải đáp về lịch sử đều xuất phát từ sách ghi ra.
Logged
kimlongkhanh
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #68 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 11:11:01 pm »

Do Sách tài liệu bài viết trước đã lâu nên mức độ thông tin còn hạn chế, nay tôi ghi thêm bài này để các bạn tham khảo.
CHIẾN DỊCH XUÂN LỘC GIẢI PHÓNG THỊ XÃ LONG KHANH, MỞ “ CÁNH CỬA THÉP” PHÍA ĐÔNG TIẾN VÀO GIẢI PHÓNG SAIGON
TỪ 9-4-1975 ĐẾN 21-4-1975
Vào những ngày cuối tháng 3-1975, trước sức tiến công thần tốc của quân giải phóng, quân đoàn I và II của chế độ Sai Gòn hoàn toàn bị tiêu diệt và tan rã. Ngày 28-3 tướng Mĩ Uây-en và đại sứ Mĩ ở Sài Gòn Ma-tin đã chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng tuyến đường phòng thủ mới từ thị xã Phan Rang tới Xuân Lộc là căn cứ Trung tâm. Mong muốn của địch là tổ chức Xuân Lộc thành “ tuyến phòng thủ thép” ở phía Đông Sài Gòn, nhằm ngăn chặn đại quân ta từ miền Trung vào để tạo cơ sở cho một giải pháp chính trị cuối cùng, không để mất tất cả. Tướng Uây-en nhấn mạnh: “ Phải giữ cho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”. Lực lượng giữ Xuân Lộc gồm có Sư đoàn bộ binh nguỵ số 18, thiết đoàn kị binh số 22, một tiểu đoàn biệt động quân .... Địch tăng cường nhiều lực lượng chủ lực dự trữ của Quân đoàn III khi chiến dịch nổ ra.
Đánh giá vị trí quan trọng của Xuân Lộc và thị xã Long Khánh, Khu Uỷ miền Đông nhận định “ Thị xã Long Khánh là một trong những nơi ta dứt điểm cuối cùng, nơi Đảng bộ miền Đông hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của mình”. Trên cơ sở này Bộ Tư lệnh Trung Ương Cục quyết định mở chiến dịch Xuân Lộc giải phóng thị xã Long Khánh nhằm tiêu diệt thật nhiều sinh lực, đặc biệt là quân tổng trù bị, mở cửa vào Sài Gòn ở phía Đông, không cho chúng tổ chức tuyến phòng thủ mới.
Lực lượng ta tham gia chiến dịch Xuân Lộc gồm 3 Sư đoàn : 2 Sư đoàn của Quân đoàn 4 ( Sư đoàn 7; Sư đoàn 341 ); Sư đoàn 6 của Quân khu 7 phối thuộc và trung đoàn 95b cùng lực lượng bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa - Long Khánh.
Rạng sáng ngày 9-4-1975, chiến dịch Xuân Lộc mở màn bằng những loạt pháo cấp tập vào các mục tiêu trong thị xã Long Khánh.
7 giờ 30 phút cùng ngày, Sư đoàn 341 và Sư đoàn 7 tiến công hai hướng Đông Bắc và Tây Bắc thị xã, chiếm lĩnh và treo cờ Mặt trận trên hầu hết các căn cứ của địch như trại biệt động quân, trụ sở tình báo CIA Mĩ, toà hành chánh, tỉnh đoàn bảo an.
Trưa ngày 9 đến 12-4, từ các hầm ngầm, địch phản kích quyết liệt với hoả lực chi viện tối đa của không quân và quân nhảy dù ( lữ đoàn I ). Lực lượng ta phải rút ra ngoài để củng cố, tạo thế bao vây địch trong thị xã, tiếp tục làm chủ khu vực ven thị xã và các đoạn quốc lộ 1, quốc lộ 20.
Ngày 15-4, ta tiếp tục tiến công tiến địch ở thị xã. Hướng Tây Bắc và Đông Bắc, địch rút bỏ các chốt ở ngoại vi, lui về cố thủ ở các điểm cao trong thị xã. Cùng ngày, tại cầu Gia Liêu, ta đánh thiệt hại nặng lữ dù I nguỵ; Sư đoàn 6 của ta đánh diệt chiến đoàn 52 của sư đoàn 18 nguỵ trên quốc lộ 20, giải phóng từ ấp Nguyễn Thái Học đến Ngã ba Dầu Giây, làm chủ phía Tây thị xã.
Trong hai ngày 15 và 16-4, địch liên tục tăng cường lực lượng chi viện lên Xuân Lộc như chiến đoàn 8 của Sư đoàn 5, liên đoàn 7 biệt động quân, các thiết đoàn 315, 318, 322. Đồng thời đưa bộ chỉ huy quân đoàn III nguỵ từ Biên Hoà lên Trảng Bom để chỉ huy phản kích. Nhưng các mũi phản kích của địch đều bị chặn đứng và bẻ gãy.
Từ 16 đến 19-4, các loạt pháo của ta phá huỷ công sự địch trong thị xã đồng thời các cơ sở cách mạng trong nội ô tiến công binh vận làm tan rã các đơn vị bảo an, dân vệ địch.
Đêm 20-4, đại quân ta mở đợt tiến công cuối cùng trên 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Xe tăng và pháo binh quân giải phóng tiến vào thị xã. Hầu hết các căn cứ quân sự và cơ quan địch đều tung bay cờ Mặt trận.
22 giờ ngày 20-4-1975, hơn 220 xe cơ giới địch rút chạy theo liên tỉnh lộ số 2 về Bà Rịa.
Sáng 21-4-1975, “ tuyến phòng thủ thép” của địch ở Xuân Lộc bị đập tan. Thị xã Long Khánh hoàn toàn được giải phóng.
Tuyệt vọng, ngay tối 21-4, Tổng thống nguỵ  quyền Sai Gòn Nguyễn Văn Thiệu phải tuyên bố từ chức và chuẩn bị trốn chạy ra nước ngoài. Cùng lúc với thất bại ở Xuân Lộc, tổng thống Hoa Kì tuyên bố : “ Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc với Mĩ”,
Giải phong thị xã Long Khánh, quân dân Đồng Nai cùng với chủ lực quân giải phóng đã mở ra một hậu phương lớn, tạo điều kiện cho các binh đoàn tiến vào Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
( Theo : Những ngày kỉ niệm và lịch sử - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Nai )
 

Logged
5tan
Thành viên
*
Bài viết: 230


Đoàn kết hay là chết !


« Trả lời #69 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2009, 06:03:37 pm »

Em xin phát biểu ạ:
Bác kimlonggkhanh chắc ở Long Khánh- ĐN xem lại cái này hộ em cái ạ:

“… Sư đoàn 6 của ta đánh diệt chiến đoàn 52 của sư đoàn 18 nguỵ trên quốc lộ 20, giải phóng từ ấp Nguyễn Thái Học đến Ngã ba Dầu Giây, làm chủ phía Tây thị xã…. “
- ở bài viết trên thì lại: “…Kết hợp với Trung đoàn 95B đánh thiệt hại nặng Chiến đoàn 52 thiện chiến nhất Sư đoàn 18 cùng 9 Tiểu đoàn Bảo An giải phóng hoàn toàn khu vực từ Túc Trưng đến Ngã ba Dầu Giây… “.

- Không biết khoảng cách từ ấp Nguyễn Thái Học đến Ngã 3 Dầu Giây và khoảng cách từ Túc Trưng đến Ngã 3 Dầu Giây có tương đương nhau không hở Bác ? em nhớ Túc Trưng hình như ở H.Định Quán, còn Nguyễn Thái Học ở H.Thống Nhất tỉnh ĐN đấy Bác ạ.
Có gì mâu thuẫn ở đây không nhỉ ? cũng là 1 sự kiện nhưng có nhiều cách diễn giải?
- Mà Không thấy nói đến bom CBU bác nhể ?

- Em cũng có 1 cuốn: “Lịch sử giai cấp công nhân ở ĐN” xuất bản năm 2003; Tại đoạn 3, Trang 214 viết như này mới hoành tráng chứ (xin trích nguyên văn): “5 giờ 30 phút sáng ngày 09/4/1975, Quân đoàn 4 cùng bộ đội địa phương Bà Rịa-Long Khánh tấn công vào Thị xã Long Khánh, một trong 3 tuyến phòng thủ chủ yếu của địch. Cuộc đọ sức diễn ra quyết liệt. Nhiều vị trí ta và địch giành đi giật lại nhiều lần. Tại dinh Tỉnh trưởng cờ giải phóng đã tung bay trong khói lửa mấy ngày liền. Bọn địch điên cuồng phản kích, chúng đã dùng đến bom hơi ngạt CBU-55 định huỷ diệt tất cả. Chiến dịch vẫn ngày càng quyết liệt…”

Hì, hì. Vậy là bom CBU được thả ngày 09/4/1975 mở màn chiến dịch ? cờ giải phóng cũng đã tung bay ở dinh Tỉnh trưởng ngay trong ngày mở màn ? viết sử kiểu này, em sợ thế hệ hậu sinh sau này khen cha ông ta ngày xưa tài quá; mở màn chiến dịch là cắm cờ giải phóng được luôn. Hic.

Logged

”Mau lên hỡi bạn xe thồ-Đường lên mặt trận vui mô cho bằng - Qua đèo rồi lại qua sông - Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù” - Tố Hữu
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM