Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:05:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời ( II )  (Đọc 103864 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #210 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 02:38:03 pm »

Trích dẫn
Hôm đến lấy quần áo, tôi ngờ ngợ khi nhìn thấy tay thợ may bảnh bao diện chiếc ghi-lê mới toanh màu ghi sáng hệt như vải của tôi. Chiếc quần của tôi và Duyên về mặc đều chật, chiếc áo sơ mi mặc được không lâu thì ở nách đã bật chỉ vì chật quá.
Đúng là thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ. Mấy ông học trò ăn bút...Bác TANVINHprc25 còn nhớ địa chỉ cửa hàng may đó không, hôm nào ta tổ chức ra đòi vải đi bác ơi. Grin
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #211 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 05:04:42 pm »

6971, TTNL, TLT:

Ờ, thế có 2 tấm ảnh 71 chụp TTNL & 6971 à, giống hệt nhau chỉ khác hoán đổi vị trí thôi.

     TanVinhprc25 ! Thì, nó vẫn là một cái mà
Logged

HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #212 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 05:33:04 pm »

Trích dẫn
Hôm đến lấy quần áo, tôi ngờ ngợ khi nhìn thấy tay thợ may bảnh bao diện chiếc ghi-lê mới toanh màu ghi sáng hệt như vải của tôi. Chiếc quần của tôi và Duyên về mặc đều chật, chiếc áo sơ mi mặc được không lâu thì ở nách đã bật chỉ vì chật quá.
Đúng là thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ. Mấy ông học trò ăn bút...Bác TANVINHprc25 còn nhớ địa chỉ cửa hàng may đó không, hôm nào ta tổ chức ra đòi vải đi bác ơi. Grin

Đúng! đúng ! phải tổ chức đi đòi vải lại! Các bác có cần hỗ trợ ? em đang muốn thử cái shock điện mua ở Tân Thanh, chưa có dịp nào sử dụng Grin
Logged
HAN_DCT
Thành viên
*
Bài viết: 149



« Trả lời #213 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 08:40:25 pm »

@HaHoi: bác cho em xin ạ! Bác lôi cái khẩu súng điện kia ra nhỡ đâu lão chủ hiệu sợ quá, lôi "con" gi-lê ra trả thật thì bác TANVINHprc25 chỉ còn biết khóc chứ làm gì với nó bây giờ Cheesy Theo em các bác cứ ra 19C rồi vừa uống vừa gọi "con" gi-lê vài cốc là cũng hả dạ rồi. Không ngờ bác HaHoi em thế mà... gấu phết Grin
Logged

Biết rồi! Khổ lắm! Nói... nói cái gì ấy nhỉ?
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #214 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 09:31:05 pm »

Những ngày sau 30/4/75 (tiếp)

      Còn 5m vải đẹp khổ đúp ấy, ngay đầu năm học đầu tiên sau quân ngũ, tôi cùng Duyên, bạn cùng tiểu đội, mang ra hiệu may Hàng Trống để may quần áo. May được 2 chiếc quần và một áo sơ mi. Tay thợ may trẻ, ăn mặc điệu đà, thước dây quàng qua cổ, lật giở tấm vải nặng trịch trải ra bàn cứ vừa xoa tay lên vải vừa khen vải đẹp, vải quí. Hôm đến lấy quần áo, tôi ngờ ngợ khi nhìn thấy tay thợ may bảnh bao diện chiếc ghi-lê mới toanh màu ghi sáng hệt như vải của tôi. Chiếc quần của tôi và Duyên về mặc đều chật, chiếc áo sơ mi mặc được không lâu thì ở nách đã bật chỉ vì chật quá. Cũng là một kỉ niệm vui những ngày đầu sau quân ngũ.


Thế là anh TanVinh được ra Bắc ngay cuối năm ạ ? Trong " Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, có đoạn rất ấn tượng về những chuyến tầu đưa những người chiến thắng trở về , đại khái rằng đoàn tầu khi bắt đầu từ Phủ lý về Hà nội, càng vào gần Hà nội, đoàn tàu liên tục thét còi mỗi lúc  thêm dồn dập như báo rằng họ đã trở về ! họ đã trở về ... Đoàn tàu anh về có thế không ?
Việc nữa, đó là cũng có khi hai bác mặc chật bộ cánh cũng bởi đã không còn phải ăn lương khô với nước hố bom nữa, hòa bình rồi, cơm nấu mỗi buổi chiều Hà nội rồi, có thể thế chăng? nếu thế thật, thôi ta tạm tha cho ông thợ may Hàng Trống, không thì @Han_DCT lại bảo anh em mình đầu gấu.
Han_DCT ơi, tớ còn món nữa, lúc nào ra 19C tớ kể cho, hàng khủng thật sự mang đi phòng thân trên đường alone lang thang phượt bằng bình bịch  Smiley, món này thì đầu gấu cũng phải ngán.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #215 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 11:07:52 pm »


Cái ghi-lê của ông thợ may thì có thể còn, nhưng quần áo của anh và ông Duyên thì chỉ vài ba năm mài đũng quần, mà đói ăn thời kỳ 76-80 thanh niên còm cõi, mông nhon, thì đã rách hỏng từ nhiều năm của thế kỉ trước rồi, còn lấy đâu để làm đối chứng vải mà đòi nữa. Cái lý đối chứng vải là ta chịu thua rồi, cái doi điện của HaHoi chẳng giải quyết được đâu. Cheesy
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #216 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 11:17:32 pm »

Những ngày sau 30/4/75 (tiếp) - Chuyện đồng hồ của tôi


     Lính chúng tôi bắt đầu nghĩ đến việc phải mua được một thứ gì đó ở Sài Gòn làm kỉ niệm, đứa thì bảo phải mua cái đài về làm quà cho gia đình, thằng thì bảo kiểu gì cũng phải có cái đồng hồ đeo tay cho sướng, cho oách khi được ra Bắc, còn thằng Phi mũi to người Yên lạc, Vĩnh Phú trong tổ trinh sát ảnh của tiểu đội thì bảo phải mua bằng được cái máy ảnh mới. Không biết những năm rời quân ngũ về quê nó có làm nghề ảnh kiếm cơm bằng cái máy ảnh mà nó đã mua ở Sài gòn không, vừa rồi gặp nó về dự họp mặt C20 SĐ thì nó đang làm bí thư đảng ủy xã.
Đa số là nghiêng về thích mua đồng hồ, nhất là thằng Tỉnh, cứ nói đến đồng hồ là mắt nó sáng lên, vừa nói vừa xuýt xoa đầy kích động.

     Ác cái là lúc này chẳng thằng lính nào có tiền. Các sĩ quan được phát tiền còn lính thì không. Thích đấy nhưng lại buồn ngay đấy. Những ngày đầu, tiền Bắc cũng tiêu được nhưng đào đâu ra, có đồng nào thì đã tiêu hết ngoài chợ Đông Hà, Quảng Trị rồi. May ra, chỉ vài ba anh là còn. Thôi đành phải nghĩ cách xin hoặc vay mượn vậy.

      Tối hôm trước, tôi sang chơi với anh đồng hương xã là sĩ quan của Ban Cán bộ, Phòng Chính trị SĐ, nói với anh muốn mua cái đồng hồ và hỏi mượn tiền anh nhưng anh không có. Tôi tiu ngỉu ra về.

Ngày 6/5 đơn vị tổ chức xe đưa bộ đội vào trung tâm SG chơi. Ra vị trí thì xe đã chạy nên 4 thằng gồm tôi, Hùng, Phi và Công phải ra đường đi nhờ xe đò của dân. Không có tiền mua sắm gì nhưng vẫn rất vui, đi chơi và chụp ảnh kỉ niệm cũng được, thằng Phi có mang theo máy ảnh và phim đi.

     Trung tâm thành phố nhộn nhịp, rực rỡ cờ Giải phóng treo khắp các nhà, các đường phố. Các cửa hàng, cửa hiệu tấp nập mua bán, màu sắc hàng hóa, biển hiệu rực rỡ vui mắt. Mấy thằng đi lang thang trong trung tâm, đi hết phố này sang phố khác, ngó nghiêng nhìn ngắm, chẳng để ý phố nào là phố nào, qui định với nhau 1 điểm dễ nhận biết để chậm nhất là 5 giờ phải có mặt ở đấy nếu nhỡ có lạc nhau.

     Khổ, tiền chả có mà đi đến đâu cũng bao nhiều người vây quanh hỏi có mua đồng hồ, đài, máy ảnh không. Họ hỏi và dứ cả hàng vào mặt để gạ lính mua. Ban đầu mấy thằng còn nhìn xem, trả lời, hỏi giá nhưng sau nhiều quá, mệt quá, đứng ở đâu cũng thế nên không xem, không trả lời gi nữa mà chỉ giơ tay xua xua hoặc lắc đầu.

     Chẳng đi được nhiều, ảnh cũng chẳng chụp được vì thằng Phi mũi to có tiền cứ mải miết chọn mua máy ảnh trong một cái chợ ở một con phố hẻm mất bao nhiêu thời gian Gần 5 giờ chiều thì về, đi nhờ xe Zep của C20 anh Nhung lái.

     Thấy thằng Phi mua máy ảnh mới, xem ra nó có tiền dư dả, tôi hỏi mượn nó nhưng không được. Máu đồng hồ cứ dần dật trong người lại đưa chân tôi bước liều sang “thăm” anh đồng hương bên Phòng Chính trị ngay buổi tối. May quá, anh cười hề hề khi nghe tôi kể nay đi vào trung tâm chơi rồi anh lấy trong ba lô ra 18 đồng , không phải cho mượn mà là cho tôi luôn mới sướng chứ. Tôi cảm ơn anh ra về, lòng dạ lâng lâng. Đường trong căn cứ Hải quân Cát Lái rộng rãi là thế mà tôi suýt nữa thì đâm vào cái hàng rào lưới B40 ở góc đường rẽ về khu nhà ở của tiểu đội. Nếu lúc đó mà ngã bị thương làm sao thì có lẽ nguyên nhân chỉ mình tôi biết.

Về đến nhà, tôi vay được 5 đồng nữa của thằng Điển, người Hải Hưng, tiểu đội phó. Nó nghĩ cái áo chỉ còn thiếu cái cúc nên nó cho vay, chứ vay mua cả cái áo thì chắc chắn là không được. Khi chúng tôi hành quân vào Chiến dịch Trị Thiên-Huế thì Điển và anh Kiều Tỉnh mãi sau ta đánh xong Huế và Đà Nẵng thì 2 người mới hành quân vào và kịp đến đơn vị ngày 21/4 tại Long Khánh. Nó từ ngoài ấy mới vào, thế nào cũng có tiền. Tôi đã đoán đúng. Hôm nay tôi có một ngày đẹp giời thật ! Mà 5 đồng vay ấy, đâu như sau này thằng Điển cũng xóa nợ “khó đòi” cho tôi thì phải, tôi chẳng nhớ nữa vì chỉ vài tháng sau thì tôi được ra Bắc xuất ngũ. Từ đó đến nay, 37 năm tôi và anh em tiểu đội mất liên lạc với anh bạn tiểu đội phó mà anh em cứ gọi đùa ngày ấy là Điển dẹt vì người cậu thì to khung nhưng thân thì lai hơi bị mỏng, không tương xứng.

Có tiền để mua đồng hồ, hôm nay tôi lại đi chơi trong trung tâm thành phố, nhất định sẽ mua đồng hồ và chụp ảnh. Xe của đơn vị tổ chức đi, ngày hôm nay 7/5 là ngày đặc biệt, có lễ mít tinh chào mừng Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định ra mắt tại Dinh Độc Lập.

Xe chạy đến khu vực Dinh ĐL đã thấy cả một rừng người và cờ, vẫn còn dòng người đang tiếp tục đổ về đây. Xe phải chạy đến Chợ Bến thành để đỗ, anh em xuống xe đi đâu tùy thích, hẹn 4 g chiều giờ Hà nội có mặt để về.

(còn tiếp)

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2012, 11:29:25 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #217 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 10:33:39 am »

Trích:

Thế là anh TanVinh được ra Bắc ngay cuối năm ạ ? Trong " Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, có đoạn rất ấn tượng về những chuyến tầu đưa những người chiến thắng trở về , đại khái rằng đoàn tầu khi bắt đầu từ Phủ lý về Hà nội, càng vào gần Hà nội, đoàn tàu liên tục thét còi mỗi lúc  thêm dồn dập như báo rằng họ đã trở về ! họ đã trở về ... Đoàn tàu anh về có thế không ?
----

   Chuyện như đoạn văn trên chỉ có trong vài tháng đầu sau ngày 30/4/1975 thôi.
Nửa năm sau thì đã khác rồi, HH ạ.

Đây này:

      "Những ngày đầu giải phóng, người dân miền Bắc hồ hởi đón những người lính từ mặt trận trở về, dù rằng không phải tất cả đều là người thân. Khắp các nhà ga, bến xe, binh trạm đầy ắp tiếng cười, ngập tràn nét mặt hân hoan.
    
        Bây giờ đã là cuối thu rồi. Đã nửa năm trôi qua, kể từ ngày chiến thắng. Mọi cuộc duyệt binh rồi sẽ qua đi. Mọi lễ mừng công rồi sẽ kết thúc. Người dân miền Bắc đã quen với hình ảnh những anh bộ đội khoác ba lô, đi lại, chờ xe trên bến tàu, sân ga, mình đầy bụi bặm. Mọi việc diễn ra như những chuyện thường ngày. Ngay ở trên ô-tô, tàu hoả, Hoàng cũng cảm nhận được những ánh mắt của mọi người xung quanh nhìn anh ái ngại. Họ thông cảm cho anh, hay họ thương hại? Ngay như bà cụ hàng nước ngoài sân ga vừa đây thôi, cũng định không nhận tiền nước của anh. Bà cũng thương hại anh sao? "


http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,3008.10.html

Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #218 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 11:06:49 am »

Trích:

Thế là anh TanVinh được ra Bắc ngay cuối năm ạ ? Trong " Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, có đoạn rất ấn tượng về những chuyến tầu đưa những người chiến thắng trở về , đại khái rằng đoàn tầu khi bắt đầu từ Phủ lý về Hà nội, càng vào gần Hà nội, đoàn tàu liên tục thét còi mỗi lúc  thêm dồn dập như báo rằng họ đã trở về ! họ đã trở về ... Đoàn tàu anh về có thế không ?
----

   Chuyện như đoạn văn trên chỉ có trong vài tháng đầu sau ngày 30/4/1975 thôi.
Nửa năm sau thì đã khác rồi, HH ạ.

Đây này:

      "Những ngày đầu giải phóng, người dân miền Bắc hồ hởi đón những người lính từ mặt trận trở về, dù rằng không phải tất cả đều là người thân. Khắp các nhà ga, bến xe, binh trạm đầy ắp tiếng cười, ngập tràn nét mặt hân hoan.
    
        Bây giờ đã là cuối thu rồi. Đã nửa năm trôi qua, kể từ ngày chiến thắng. Mọi cuộc duyệt binh rồi sẽ qua đi. Mọi lễ mừng công rồi sẽ kết thúc. Người dân miền Bắc đã quen với hình ảnh những anh bộ đội khoác ba lô, đi lại, chờ xe trên bến tàu, sân ga, mình đầy bụi bặm. Mọi việc diễn ra như những chuyện thường ngày. Ngay ở trên ô-tô, tàu hoả, Hoàng cũng cảm nhận được những ánh mắt của mọi người xung quanh nhìn anh ái ngại. Họ thông cảm cho anh, hay họ thương hại? Ngay như bà cụ hàng nước ngoài sân ga vừa đây thôi, cũng định không nhận tiền nước của anh. Bà cũng thương hại anh sao? "


http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,3008.10.html

@Trongc6 & TV: Cái gì rồi nó cũng trở về thực tại của nó. Tôi đã kể cho các bác những ngày ngày đầu tháng 7/1975 khi tôi trở về trường đã phải đi đi lại lại nhiều lần giữa trường và Đoàn 869 v/v chính sách của minhg được hưởng trong dư âm của của ngày chiến thắng vẫn còn trên loa đài và mầu cờ trên đường phố để rồi kết cục mất đứt 2 tháng tiêu chuẩn lương thực, TP năm đó. Mà điều này thời bao cấp là 1 tổn thất lớn thư hai sau mất sổ gạo. Vừa rồi Hoàng Văn Tần có cho tôi biết trong DS nhập ngũ đợt tháng 5/1972 ở trường không có tên tôi  Shocked Shocked Shocked. Từ đó suy ra rằng trong hơn 3 năm quân ngũ của tôi các tiêu chuẩn về lương thực, thực phẩm... vẫn có như những người còn ở trường, vậy như thế là như thế nào ? Ai đã hưởng chọn tiêu chuẩn đó của tôi ? Có bao nhiêu người nhập ngũ như tôi cũng như vậy đây  Huh Huh
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #219 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 11:16:22 am »

@Trongc6 và các bác: nói về tiêu cực thì là truyện dài kỳ. Buồn lắm. Tôi thích cái kết câu chuyện Trongc6 vừa trích dẫn ở trên hơn:

Trích dẫn
Hôm sau, Bình thức dậy rất sớm. Chị  thổi cơm, nắm cơm nắm và làm muối vừng cho Hoàng đem đi đường. Xong mọi thứ đâu đấy, chị mới gọi cả nhà dậy. Bình dọn mâm cơm, có chút cá kho và canh cà chua để cả nhà cùng ăn luôn thể. Hoàng không thấy đói. Anh chỉ ăn có một bát cơm, dù Bình cứ mời anh ăn thêm cho chắc dạ.
   Rồi Hoàng buộc lại ba lô và chuẩn bị lên đường.
   Bình đã đi trước ra ngoài sân. Hoàng khoác ba lô lên vai, chào mẹ rồi bước ra hiên. Một chút bùi ngùi thoáng hiện trong người Hoàng. Giờ phút chia tay cuối cùng rồi. Hoàng nhìn cu Vinh. Nó vẫn đứng trong nhà, nép mình vào bà nội. Hoàng mềm lòng, anh gọi con:
   - Lại đây cháu.
   Cu Vinh chạy lại. Hoàng bế nhấc bổng con trên tay, dúi mặt anh vào cổ nó. Rồi không đừng được nữa, anh thả nó xuống đất, rồi dùng hai cánh tay khoẻ mạnh của mình xốc hai nách nó lên. Anh lại đu đưa nó là là mặt đất, giống như hơn ba năm trước, ngày anh lên đường vào bộ đội.
   Ngoài sân, Bình  trân người đứng nhìn. Bất ngờ, chị lao lại phía Hoàng, ôm chầm lấy anh và kêu to:
   - Anh Hoàng.
   Đoạn, chị nắm lấy hai vạt áo của Hoàng và xé mạnh. Bộ ngực trần to rộng của Hoàng phơi ra, để lộ rõ một vết sẹo dài nơi ngực phải. Đó là dấu vết của một lần anh bị con trâu dữ húc, lúc còn thanh niên. Hoàng đứng lặng người. Mọi việc không còn gì rõ ràng hơn. Bình quay lại nói với mẹ chồng trong nước mắt:
   - Anh Hoàng nhà con đấy mẹ ạ.
   Sau phút ngây người, mẹ anh bấy giờ mới lật đật chạy lại. Vừa lắm lấy cánh tay Hoàng, mẹ vừa nói với con dâu:
   - Hôm qua mẹ cũng nhìn, cũng ngờ ngợ sao nó có nhiều nét giống thằng Hoàng thế. Vậy mà sao mẹ không nghĩ ra.
   Rồi bà ngửa mặt nói với Hoàng: "Con ơi, nhà mình đây rồi, làm sao con lại phải ra đi nữa hả con".
   Cu Vinh cũng túm lấy áo anh, và ngước lên hỏi:
   - Đúng là bố Hoàng hả bố.
   Cả bốn người ôm lấy nhau, nhoà trong nước mắt.
   Chiếc ba lô trên vai Hoàng tụt rơi xuống đất.

Mẹ, vợ, con mà đặc biệt là người vợ đáng quý biết bao.
Gia đình là cái lô cốt vững chắc cho chúng ta cố thủ, động viên chúng ta để chống lại những cái tiêu cực, tha hóa, suy đồi, băng hoại (nếu có) của đạo đức xã hôi.
Gia đình hòa thuận, hạnh phúc muôn năm!
Tình bạn trong sáng, chân thành muôn năm!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM