Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:38:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời ( II )  (Đọc 103860 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #90 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 11:16:46 am »

Chào các bác ccb và các bạn,

......
Chiều nay, đoàn chúng tôi vào thành cổ Quảng Trị, thắp hương làm lễ tại đài tưởng niệm trong Thành cổ, Đài Chứng tích Sinh viên, thăm Bảo tàng. Tối nay, anh em ra Bến thả hoa làm lễ và thả hoa đăng xuống sông Thạch Hãn.

Ảnh của ngày hôm nay, mai tôi sẽ pot tiếp....




@TANVINHprc25,

  Qua bức  Ảnh  TV chụp sông THẠCH Hãn thấy  rõ  sự  nét bình yên,  thanh bình của cuộc sống đã trở lại với dòng sông  này dù không có  một con thuyền  hay bóng người . Cái màu  xanh trải dài  theo sông  đã  gợi  lại  kỷ niệm những ngày bão lửa của 40 năm trước - Con sông còn nặng lòng mang theo máu xương  người lính  và cả những chiến tích - di vật của chiến tranh nữa . Cái tĩnh lặng, mơ màng của bức ảnh cho ta nhớ lại  và cũng để hướng đến tương lai .....
   Chúc TV có chuyến đi vui vẻ với nhiều bức ẢNH đẹp, thú vị .
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #91 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 10:10:37 pm »

Quanghung1951,

Bạn nói đúng, bác ấy là Phan Hùng( người trong ảnh ngày đầu hành quân) là ccb C20 quê Hà Tĩnh, trước khi về C20  năm 72 bác ấy ở C5D2 E 101 đấy. Hiện bác ấy ở Bắc Ninh.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #92 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 11:04:43 pm »

 Hôm nay đoàn ccb chúng tôi rời Quảng Trị vào Huế. Từ thị xã Quảng Trị xe bon bon trên QL 1 trong tiết trời mát và giăng giăng sương mù của vùng đồng bằng ven biển. Hai bên đường là những làng mạc, ruộng vườn trù phú,  không dễ gì nhận ra sự tàn phá của chiến tranh nhiều năm trước đây. Những địa danh quen thuộc lướt qua, Mĩ Chánh nơi anh bạn cùng lớp tôi ở E66 F304 bị thương nặng khi vượt sông tấn công sang bờ nam tháng 5/72, rồi An Cựu, Phú Bài- nơi những mũi thọc sâu của của trinh sát C20 cùng bộ binh E101 băng qua trên đường tiến vào TP Huế tháng này năm 75, đây Cầu Nong, Căn cứ La Sơn, Cầu Truồi, căn cứ Lương Điền trên đường quốc lộ 1, từng chặng từng mốc hiện lên trước mắt, tất cả anh em còn nhớ như in những gì đã diễn ra ngày ấy trên hướng tiến của E101 ngày ấy. Và đây là điểm nhớ nhất của A12 tskt – thôn Bạch Thạch, huyện Phú Lộc, nơi trước đây chúng tôi cùng các lực lương bộ binh của E18 và một bộ phận của E101 đã từ trên núi tiến xuống đồng bằng.

Chúng tôi qua quận lị Phú Lộc đi dọc chiều dài với nhiều phong cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình. Còn đang mênh mang với vẻ đẹp khoáng đạt của Đầm Cầu Hai thì qua đèo Phước Tượng rồi đèo Phú Gia như hai dải lụa vắt qua dải núi kéo dài ra mãi mép biển. Qua đỉnh đèo Phú Gia hiện lên bao la trước mặt là Đầm Lăng Cô với núi non soi bóng phía tây và làng mạc, cồn cát phía động. Nơi đây, 37 năm trước trên đường tiến quân vào Đà Nẵng chúng tôi lẵng nhẵng cuốc bộ khá vất vả suốt chặng đường từ thôn Bạch Thạch, vượt qua 2 đèo xuống Lăng Cô sát đến chân đèo Hải vân thì dừng lại ngủ qua đêm chờ xe của đơn vị từ Đà Nẵng ra đón để vượt đèo Hải Vân....

Qua hầm đèo Hải Vân dài hơn 6 km, chúng tôi vào thành phố Đà Nẵng. Buổi chiều đi thăm quan bán đảo Sơn Trà.
Thật vui, cùng đi với đoàn chúng tôi hôm nay từ Quảng Trị có vợ chồng anh Trần Duy. Anh Duy là Chủ tịch xã Triệu Trạch, huyện ủy viên huyện Triệu Phong. Quê anh ở thôn Bồ Bản của xã Triệu Trạch nơi C20 E101 trước đây đã đóng quân và ở nhà anh, khi đó anh còn là thiếu nhi.
 

CCB ts F325b chụp ảnh tại Bán đảo Sơn Trà với Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên E trưởng E 27 Anh hùng tại Chiến dịch Quảng Trị 1972





Cáp treo lên Bà nà ĐN


« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2012, 01:12:00 am gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #93 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 02:24:54 am »

Bác TanVinh à,
Thế là bác vào đến Đà Nẵng rồi, xem ra chuyến này cũng thần tốc chả kém gì chuyến năm 75 nhỉ.
Nhân anh kể về bán đảo Sơn trà em lại nhớ đến trong cuốn Bàn về nghệ thuật quân sự của Thượng tướng Hoàng Minh Thảo có nói rằng ngày 29/3/75 tại căn cứ LTĐB của VNCH tại quân cảng  ĐN diễn ra cảnh hỗn loạn khủng khiếp chưa từng có, hàng vạn lính la khóc hoảng loạn trước mũi tấn công của quân đoàn 2 vào bán đảo Sơn trà. Nhiều người xấu số hoảng loạn nhẩy xuống biển hoặc tranh nhau trèo lên tầu chạy ra ngoài khơi chắc không toàn mạng  Thật may mắn cho những ai còn ở lại trên bờ đầu hàng quân giải phóng.
Bây giờ thì Đà Nẵng là đô thị số một của VN. Các bác CCB đoàn mình giờ này ở trong đó chắc cũng phải ngỡ ngàng vì sự đổi khác của ĐN nhỉ. Mà người ĐN cũng hay lắm anh ạ. Em bị công an giao thông chặn lại và chỉ nhắc rằng đang đi vào đường một chiều và mời quay ra để đi đường khác chứ không phạt bởi biết mình dân ở nơi khác đến. Người ĐN mà thế bị phạt nặng. Dân du lịch , nhắc nhở và tha !  Đà Nẵng  thời chiến tranh với  Đà Nẵng du lịch và phát triển kt hôm nay, như kiếp này kiếp trước anh nhỉ.
Hôm nay là ngày mất lần thứ 17  của nguyên tư lệnh QĐ 2  Nguyễn Hữu Anh đó, em nghe nói là ở Lăng Cô mới có đường phố mang tên ông đúng không anh ?
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #94 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 11:01:41 pm »

Bác TanVinh à,
Thế là bác vào đến Đà Nẵng rồi, xem ra chuyến này cũng thần tốc chả kém gì chuyến năm 75 nhỉ.
Nhân anh kể về bán đảo Sơn trà em lại nhớ đến trong cuốn Bàn về nghệ thuật quân sự của Thượng tướng Hoàng Minh Thảo có nói rằng ngày 29/3/75 tại căn cứ LTĐB của VNCH tại quân cảng  ĐN diễn ra cảnh hỗn loạn khủng khiếp chưa từng có, hàng vạn lính la khóc hoảng loạn trước mũi tấn công của quân đoàn 2 vào bán đảo Sơn trà. Nhiều người xấu số hoảng loạn nhẩy xuống biển hoặc tranh nhau trèo lên tầu chạy ra ngoài khơi chắc không toàn mạng  Thật may mắn cho những ai còn ở lại trên bờ đầu hàng quân giải phóng.
Bây giờ thì Đà Nẵng là đô thị số một của VN. Các bác CCB đoàn mình giờ này ở trong đó chắc cũng phải ngỡ ngàng vì sự đổi khác của ĐN nhỉ. Mà người ĐN cũng hay lắm anh ạ. Em bị công an giao thông chặn lại và chỉ nhắc rằng đang đi vào đường một chiều và mời quay ra để đi đường khác chứ không phạt bởi biết mình dân ở nơi khác đến. Người ĐN mà thế bị phạt nặng. Dân du lịch , nhắc nhở và tha !  Đà Nẵng  thời chiến tranh với  Đà Nẵng du lịch và phát triển kt hôm nay, như kiếp này kiếp trước anh nhỉ.
Hôm nay là ngày mất lần thứ 17  của nguyên tư lệnh QĐ 2  Nguyễn Hữu Anh đó, em nghe nói là ở Lăng Cô mới có đường phố mang tên ông đúng không anh ?

HaHoi,
Đôi dòng của em về Bán đảo Sơn Trà những ngày ĐN thất thủ và ĐN ngày nay thật ấn tượng.
TL QĐ 2 ngày ấy là tướng Nguyễn Hữu An chứ không phải là Anh. Bọn anh dừng ngỉ ở Lăng Cô khá lâu nhưng không thấy tên đường nào mang tên tướng An. Trục đường chính của Lăng Cô vẫn mang tên là Quốc Lộ 1






« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2012, 12:37:58 am gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #95 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 12:10:42 am »

Nhật kí đoàn ccb Trinh sát SĐ 325 về thăm chiến trường xưa ( tiếp)

Hôm nay 31/3/12, đoàn ccb trinh sát SĐ 325 chúng tôi cơ bản đã hoàn thành chương trình về chiến trường xưa – Quảng Trị, TT-Huế - Đà nẵng, ngân sách vợ duyệt và con biếu vẫn còn rủng rẻng nên anh em đã đi thăm quan chốn bồng lai tiên cảnh Bà Nà. Cá nhân tôi, mấy năm trước đã lên đỉnh Bà Nà nhưng đi bằng ô tô còn hôm nay đi bằng cáp treo. Cả hai cách đi đều có cái thích thú và cảm giác mạnh của riêng nó.
Cảnh đẹp và tầm nhìn từ trên mây và sương mù quả thực đáng đồng tiền bát gạo! Những bác ccb nào chưa lên Bà Nà thì cố gắng thu xếp đi lấy một lần.
Bà Nà ở độ cao 1.487 m, nhiệt đọ chênh lệch đến hơn 10 độ so với dưới mặt đất. Sáng nay khi cáp treo đưa chúng tôi lên một chặng gần mặt đất thì còn nhìn rõ rừng cây và suối nước phía dười nhưng sau đó chỉ còn thấy mờ mờ rồi nhìn xung quanh không còn thấy gì nữa bới sương mù dày đặc. Khi lên tới đỉnh thì tầm nhìn chỉ còn khoảng 5-10 m, sương mù đặc quánh và cảm giác lạnh như gió mùa rét hại ở Hà Nội vậy.

Sau Bà Nà, trong buổi sáng chúng tôi vào thăm quan phổ cổ Hội An. Đi một lát rồi thấy ai cũng quay ra, kể cả những anh em mới đến lần đầu. Có lẽ phố cổ Hội An dành cho khách du lịch nước ngoài, nơi quê hương họ phát triển hàng thế kỉ nay họ chẳng còn đào đâu ra những ngôi nhà nhỏ mái ngói cũ kĩ, cái cầu gỗ cũng nhỏ với vóc giao thông chỉ ở tầm cho người đi bộ, xe đạp và xe máy. Chúng tôi nói vui với nhay là những anh em ccb ts ở nông thôn chẳng lấy gì làm buồn nếu như quê mình, làng mình mãi không xóa đói giảm nghèo được thì biết đâu mấy chục năm sau lại thành cơ hội kinh doanh du lịch cho những bạn bè ở các nơi xa xôi và phát triển kia đến thăm quan du lịch và tiêu tiền để thỏa chí tò mò xem những cái lạ - xem những mái nhà cú kĩ, cái chuồng lợn, giếng nước và cái chợ quê nhộn nhịp, những lúy tre làng và ao hồ, đầm nước – với ta thì chả là gì nhưng với họ thì thật cảm xúc mạnh mẽ không thể không chụp ảnh, quay video vì đó là những thứ ở nước họ không bao giờ thấy, đó là những đồ cổ quí và hiếm trên thế giới này...

Buổi chiều chúng tôi quay ra TT-Huế. Vấn là ấn tượng Phú Lộc ngày nào. Đoàn đã dừng lại để ccb ts nhiếp ảnh kĩ thuật Nguyễn Đức Duyên xuống thăm lại chiếc cống đường sắt trên QL1 mà trước đây anh đã cùng C trưởng Nhạ và trinh sát C20 SĐ Quách Lâm trong một chuyến luồn sâu trước chiến dịch 75 đã xuống tới đây và mấy lần may mắn thoát chết. Lạ là khi dừng xe xuông thăm lại cái cống và thắp hương thì ở đây trời bỗng đổ mưa trong khi phía trước và phía sau quãng QL này không có mưa, đến  khi xong thì trời lại tạnh ngay. Anh em bảo có thể những đồng đội đã hi sinh quanh đây ở Căn cứ Lương Điền hay Cầu Truồi đã cảm nhận có đồng đội đã đến đây thắp hương tưởng nhớ đến mình....

Đêm nay, đoàn ccb chúng tôi dừng chân và nghỉ tại TP Huế trên hành trình trở về.




« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2012, 01:06:12 am gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
quanghung1951
Thành viên
*
Bài viết: 117



« Trả lời #96 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 12:40:26 am »


Đêm nay, đoàn ccb chúng tôi dừng chân và nghỉ tại TP Huế trên hành trình trở về.


[/quote]Các bác đi sao về vội thế,tôi thấy bác Hùng bảo đến ngày 3/4 mới về cơ mà ,về Hà nội có ĐTH chiêu đãi ,lính trinh sát 101 có người làm quan to sướng thật . Roll Eyes
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #97 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 01:22:18 am »

Anh TanVinh nói đúng đấy, về chuyện du lịch ấy, ngay cả anh em mình bây giờ lắm khi muốn được nhìn lại những mái nhà cũ kĩ, cái chuồng lợn, giếng nước và cái chợ quê nhộn nhịp, những lũy tre làng và ao hồ, đầm nước cũng chả còn nữa. Chính vì vậy anh em mình mới hay có cái thú ngắm lại thời xa vắng.
Lần đầu em vào Hội An năm 1989, ảm đạm và nghèo, chưa có du lịch;  có một vài gia đình chắc kinh tế khá giả nên đã phá bỏ nhà cũ bằng gỗ và đổ mái bằng với đá rửa trát mặt trước. Năm 1997 em vào lần hai, những ngôi nhà đó trông lệch pha và lẻ loi trong cả cái phố cổ đầy dân du lịch. Chỉ độ 5 năm sau, toàn bộ nhà mái bằng ở mấy con phố cổ đó đã phá sạch, họ mua gỗ dựng lại cho giống với hàng xóm .
Vừa giữ được cái cổ kính mà dân vẫn khá giả như Hội An ở mình quả là hiếm thật.


TL QĐ 2 ngày ấy là tướng Nguyễn Hữu An chứ không phải là Anh. Bọn anh dừng ngỉ ở Lăng Cô khá lâu nhưng không thấy tên đường nào mang tên tướng An. Trục đường chính của Lăng Cô vẫn mang tên là Quốc Lộ 1



Em thật vô duyên quá ! sai  chính tả tên thượng tướng Nguyễn Hữu An,  người mà em viết và đưa lên Wikipedia và sau này bảo tàng quân đội bê nguyên bài của em đưa vào website  Grin
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2012, 01:30:29 am gửi bởi HaHoi » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #98 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 01:23:28 am »

@TANVINHprc25,

  Qua bức  Ảnh  TV chụp sông THẠCH Hãn thấy  rõ  sự  nét bình yên,  thanh bình của cuộc sống đã trở lại với dòng sông  này dù không có  một con thuyền  hay bóng người . Cái màu  xanh trải dài  theo sông  đã  gợi  lại  kỷ niệm những ngày bão lửa của 40 năm trước - Con sông còn nặng lòng mang theo máu xương  người lính  và cả những chiến tích - di vật của chiến tranh nữa . Cái tĩnh lặng, mơ màng của bức ảnh cho ta nhớ lại  và cũng để hướng đến tương lai .....
   Chúc TV có chuyến đi vui vẻ với nhiều bức ẢNH đẹp, thú vị .

-------------



Chào bạn Luân trắng,

Đấy là sông Thạch Hãn đoạn chảy qua gần sân bay Ái Tử chụp từ trên cầu An Mô hường bắc. Bên phải là những dăng tre soi bóng xuống dòng sông trong xanh. Cảnh vật thật thanh bình và con sông thật hiền hòa làm sao...

Chụp bức ảnh dưới đây - một nhà hàng " du lịch sinh thái" tại Tích Tường bên sông Thạch Hãn tôi nhớ tới Người lính công binh Bến vượt Tích Tường.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #99 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 01:29:11 am »

Chặng đường dài 1975 ( tiếp)


1/4/75

     9 giờ sáng đi đến điểm hẹn chờ xe. Trên QL1 vẫn thấy xe chở dân từ Đà Nẵng ra nườm nượp. Điểm chờ xe tại ria làng ven quốc lộ, nhà dân san sát hai bên đường, có rất nhiều dừa.
4 giờ xe của Ban2 đến. Xe chạy mới được khoảng răm cây số thì bị nổ lốp. May không xảy ra tai nạn. Anh Vinh và Thảo ở lại với xe, anh em xuống chờ đi nhờ xe của dân chạy qua. Dạo hành quân qua Đèo Ngang ngoài Hà Tĩnh-Quảng Bình đã thấy hùng vĩ và cảnh đẹp của đèo ven biển nhưng nay đi trên Đèo Hải Vân thấy đèo này kì vĩ và thơ mộng hơn. Đèo Hải Vân dài 23 cây số và cao hơn Đèo Ngang. Doc đường trên Đèo Hải Vân thấy dân gồng gánh, bồng bế trẻ con bộ hành lếch thếch từ Đà Nẵng ngược ra. Thế này thì chắc chắn đêm nay họ phải ngủ dọc đường trên đèo rồi. Đây chắc là dân nghèo nên phải cuốc bộ khổ cực như thế.

     Về tới đơn vị lúc 6 giờ. Ban2 và tiểu đội A12 ở nhờ nhà dân ngay thôn Liên Chiểu, xã Hòa Hiệp, cạnh kho xăng Liên Chiểu ngay dưới chân đèo Hải Vân. Đây đã thuộc đất Đà Nẵng, vào trung tâm thành phố chỉ 16 cây số.

     Về đơn vị được biết nhiều thông tin quan trọng. Ta giải phóng Đà nẵng ngày 29/3. D9 E18 của SĐ là đơn vị cùng xe tăng QĐ2 tiến vào đầu tiên giải phóng ĐN. Sáng hôm nay ta giải phóng thành phố Qui Nhơn và tỉnh Bình Định.
3 trung đoàn của SĐ góp công lớn giải phóng ở 3 thành phố  – Huế E101, Đà Nẵng E18 và Ban Mê Thuột E95. SĐ325 được Chính phủ Lâm Thời CHMNVN thưởng Huân chương Quân công H2, E18 được HCQC H1, E101 H2, E84 pháo binh H3.

     Dân ở thôn này cạnh biển nhưng nghèo, sống cả bằng nghề đốn củi trên rừng.

     Chiều nay quân ta còn truy kích bắt được 20 tàn binh thuộc D8 TQLC lẩn trốn trong rừng ở chân Đèo Hải Vân. Ta đánh nhanh quá, quân địch tháo chạy cũng không kịp, một số chạy vào rừng ven đường ẩn nấp. Vài hôm trước xe ta qua đèo còn bị tàn quân địch ném lựu đạn ra.

     Kho xăng Liên Chiểu ở chân Đèo Hải Vân còn nguyên vẹn. Buổi tối đèn điện sáng trưng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM