Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:31:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời ( II )  (Đọc 103736 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #30 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2012, 01:46:29 pm »

Chào Quangcan,
Vài hôm vừa rồi anh về quê đồng hương ạ, dự Lễ hội Đình Làng vào rằm tháng 2 ba năm một lần.

Về cuộc hành quân đi chiến dịch ngày ấy, ở cấp lính tráng chẳng biết ý đồ cấp trên cụ thể như thế nào, chỉ biết lơ mơ là chuẩn bị đánh Huế thôi. Bây giờ thông tin nhiều nên có cái nhìn toàn cảnh. Khi QĐ 2 điều F325 đi, ta cũng có nghi binh để địch không biết sự di chuyển và cũng chọn thời điểm hành quân vào lúc địch đang tập trung đối phó Tây Nguyên và lo miền Trung, còn ngoài QT và tây TT-H thì các đơn vị của địa phương B5 cũng đánh phạm vi nhỏ có tính chất quấy rối để địch bị căng mỏng lực lượng đối phó và bị nhiễu. Thực sự đòn Ban Mê Thuột đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho quả đấm của ta trên mặt trận QT và TT-H. Sau khi mất BMT thì VNCH có những quyết định mà các tướng lĩnh QLVNCH cũng không tin là bỏ Vùng 1 để giữ miền Trung và việc điều SĐ Dù về SG, SĐ TQLC vào Hải Vân và Đà Nẵng thay thế SĐ Dù làm cho lực lượng và tinh thần địch suy yếu và hoang mang. Hơn nữa khi đã ở vào thế cuộc rồi, ta đánh mạnh và uy hiếp các hướng thì quân địch ở QK1 đổ như con bài đô-mi-nô thôi.

Theo anh thì đòn hiểm giải quyết Huế là E18 của 325 thọc nhanh từ tây nam Huế xuống cắt QL1 ở Bạch Thạch phát triển về phía nam dọc QL1 giải phóng quận lị Phú Lộc, chặn hết đường bộ độc đạo rút chạy vào ĐN làm toàn bộ lực lượng địch ở TTH tan rã hoàn toàn,  đồng thời cũng tạo uy hiếm mạnh Đà Nẵng từ bắc Hải Vân, trong khi E101 áp xuống QL1 phát triển hướng Bắc vào thành phố Huế cùng một E của F324 từ phía Tây đánh xuống.

Dạo ấy bọn anh không đi đường 12 mà đi chếch lên nữa, dọc đường 14, từ QT hành quân ngược lên phía tây vào Ba Lòng rồi chếch hướng nam qua A Lưới vào tiếp rồi áp sát tây Phú Lộc huyện cuối của TTH sát dãy Bạch Mã, đây đã tây nam Huế.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #31 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2012, 02:03:31 pm »

Chào Quangcan,
Vài hôm vừa rồi anh về quê đồng hương ạ, dự Lễ hội Đình Làng vào rằm tháng 2 ba năm một lần.

Về cuộc hành quân đi chiến dịch ngày ấy, ở cấp lính tráng chẳng biết ý đồ cấp trên cụ thể như thế nào, chỉ biết lơ mơ là chuẩn bị đánh Huế thôi. Bây giờ thông tin nhiều nên có cái nhìn toàn cảnh. Khi QĐ 2 điều F325 đi, ta cũng có nghi binh để địch không biết sự di chuyển và cũng chọn thời điểm hành quân vào lúc địch đang tập trung đối phó Tây Nguyên và lo miền Trung, còn ngoài QT và tây TT-H thì các đơn vị của địa phương B5 cũng đánh phạm vi nhỏ có tính chất quấy rối để địch bị căng mỏng lực lượng đối phó và bị nhiễu. Thực sự đòn Ban Mê Thuột đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho quả đấm của ta trên mặt trận QT và TT-H. Sau khi mất BMT thì VNCH có những quyết định mà các tướng lĩnh QLVNCH cũng không tin là bỏ Vùng 1 để giữ miền Trung và việc điều SĐ Dù về SG, SĐ TQLC vào Hải Vân và Đà Nẵng thay thế SĐ Dù làm cho lực lượng và tinh thần địch suy yếu và hoang mang. Hơn nữa khi đã ở vào thế cuộc rồi, ta đánh mạnh và uy hiếp các hướng thì quân địch ở QK1 đổ như con bài đô-mi-nô thôi.

Theo anh thì đòn hiểm giải quyết Huế là E18 của 325 thọc nhanh từ tây nam Huế xuống cắt QL1 ở Bạch Thạch phát triển về phía nam dọc QL1 giải phóng quận lị Phú Lộc, chặn hết đường bộ độc đạo rút chạy vào ĐN làm toàn bộ lực lượng địch ở TTH tan rã hoàn toàn,  đồng thời cũng tạo uy hiếm mạnh Đà Nẵng từ bắc Hải Vân, trong khi E101 áp xuống QL1 phát triển hướng Bắc vào thành phố Huế cùng một E của F324 từ phía Tây đánh xuống.

Dạo ấy bọn anh không đi đường 12 mà đi chếch lên nữa, dọc đường 14, từ QT hành quân ngược lên phía tây vào Ba Lòng rồi chếch hướng nam qua A Lưới vào tiếp rồi áp sát tây Phú Lộc huyện cuối của TTH sát dãy Bạch Mã, đây đã tây nam Huế.


@TV: e101 lúc đó cũng đánh từ hướng Tây Nam vào Huế với e18. Ngày 21/3 c3 của tôi dính gần hết ở cao điểm 303 tây Phú Lộc.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #32 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2012, 02:22:35 pm »

@TV: e101 lúc đó cũng đánh từ hướng Tây Nam vào Huế với e18. Ngày 21/3 c3 của tôi dính gần hết ở cao điểm 303 tây Phú Lộc.
-----

Chào LXT, đội hình 2 E của SĐ mình từ trên núi thì thằng 18 bên phải nghiêng Phú Lộc còn 101 của bác bên trái sát sông Truồi xuống QL1 có chớm sang Phú Lộc thì phải. Khi tôi xuống Bạch Thạch QL1 thấy toàn lính BB E 18, lúc đó 101 phát triển hướng bắc ra đánh chiếm Lương Điền, căn cứ La Sơn, sân bay Phú Bài và phát tiển vào TP Huế cùng các mũi trực diện từ tây xuống. Sáng sớm 21/3 các hướng SĐ bắt đầu nố súng, nên C3 bác bị là vì lúc đó khu vực ấy địch còn mạnh lực lượng của SĐ1 và LĐ 15 BĐQ VNCH.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2012, 03:56:17 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #33 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2012, 04:15:20 pm »

 Chiếc cầu đường sắt bắc qua dòng sông Truồi và hướng tây của QL1 đây bác TANVINHprc25, tháng 3.1975 khi mới GP Thừa Thiên Huế thì chưa có cái cầu xi măng trên QL1 như bây giờ mà là chiếc cầu bằng gỗ. Grin

 

 Chỗ này là mép sông Truồi bên bờ Bắc, năm xưa một thời từng là bến phà.

 

 Và đây là đồn Truồi bên bờ Bắc phía đông QL1.

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2012, 05:03:25 pm »

BY, mấy hình ảnh về địa danh Truồi làm anh nhớ có phải ở đây có bánh cuốn thịt heo miếng lát to cực mỏng rất ngon, rau sống với mắm ớt phải không. Lâu rồi anh không nhớ chính xác năm 9 mấy, gia đình anh vào Đà Nắng rồi đi ô tô ngược ra Huế về thăm chơi bà con bên vợ, nghỉ chân bên QL1 chỗ Truồi dừng nghỉ ăn bánh cuốn. Dân lái xe đường dài và xe khách Bắc-Nam hay dừng nghỉ ăn rất đông.

Cái Bốt Truồi trông rêu phong và đầy chứng tích như cửa Bắc thành Hoàng Diệu HN, mà trông lừng lững cao và hầm hố nhỉ. Cái này chắc sẽ còn mãi với thời gian.

BY, gửi bài rồi anh tra Gu-gầu tìm về sản vật của Truồi thì thấy, anh nhớ đúng món ăn - đúng là món ngon nhớ lâu, nhưng không gọi là bánh cuốn mà là Bánh ướt thịt heo Truồi cơ, đây này




ăn cũng không phải cuốn như món cuốn thông thường đâu.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2012, 05:23:33 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2012, 05:36:32 pm »

 Vâng bác TANVINHprc25! Loại bánh đó dân địa phương gọi là bánh ướt.

 Cầu Truồi lùi lại 500m về hướng Bắc có quán bánh ướt có tên Bà Sửu, dân ngược xuôi bắc nam thường ghé đó ăn bánh ướt, nó giống như bánh cuốn Thanh Trì HN nhưng tráng dày hơn nhiều, thịt lợn quay là ngon nhất nếu không thì thịt 3 chỉ luộc chấm với mắm ăn kèm rau sống thì tuyệt vời bác ạ.

 Ngày giỗ trong nhà BY em thế nào cũng có món này, bánh thì đi mua vì làm phải có nhiều dụng cụ nên mua cho tiện, còn những thứ khác mấy bà cô ruột BY em làm lấy vừa sạch sẽ vừa ngon theo ý mình, ngoài ra có nhiều loại bánh như bánh nậm, bánh lọc nhân tôm, thịt chấm nước mắm cay thì em xin bảo đảm là bác còn có nhiều ấn tượng về vùng quê này nhiều nữa.

 Vâng! Cái bốt Truồi đó đúng là phải là 1 di tích lịch sử vì đã đi cùng năm tháng của 2 cuộc chiến tranh VN bác ạ, xưa cả khu đó là cái đồn địch, nhiều chiến sỹ CM của địa phương bị địch bắt, tra tấn và thủ tiêu tại đây, khoảng tháng 10.1975 trở đi bộ đội tỉnh về tháo gỡ mìn tại cái đồn này, cả mìn từ thời Pháp lẫn thời Mỹ làm một đống to như đống rơm. Hiện nay chính quyền xã đang xin kinh phí của tỉnh để giữ gìn bảo tồn cái bốt Truồi này làm di tích mấy năm nay rồi nhưng ... vẫn thế. Grin

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2012, 10:31:12 pm »

... còn 101 của bác bên trái sát sông Truồi xuống QL1 có chớm sang Phú Lộc thì phải. Khi tôi xuống Bạch Thạch QL1 thấy toàn lính BB E 18, lúc đó 101 phát triển hướng bắc ra đánh chiếm Lương Điền, căn cứ La Sơn, sân bay Phú Bài và phát tiển vào TP Huế cùng các mũi trực diện từ tây xuống.
Bác TanVinh ơi, bác nói đúng quá rồi, E 101   đánh về phía bắc diệt căn cứ Lương Điền rồi cùng E 3 của F324 đánh sb Phú Bài ; E18 f325 đánh về phía nam diệt chi khu Phú Lộc, chiếm đèo Mũi Né, Phước Tượng, PHú Gia. Căn cứ La Sơn do E 3 F 324 và một d T-TG của lữ 203 đánh. E 101 mật tập luồn sau lưng đánh quận lỵ Hương Thủy trong khi E 3 của 324 đánh Phú Bài, bị đánh cả trước và sau, Phú bài nhanh chóng bị đánh chiếm. Từ sbay Phú bài, hai trung đoàn 101 và 3 đánh thẳng vào nội đô Huế.
Em vừa check lại trong Lịch sử KCCMCN cho chính xác thế đấy ạ.
Bác BinhYen1960 này chơi khó ! trên bác viết đồn Truồi là ok, dưới bác lại viết là Bốt Truồi  -  phải đọc rất cẩn thận, không là nhịu .
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 11:50:18 am »

9/3/75

     Sáng đủng đỉnh cơm nước xong tầm 8 rưỡi, chào tạm biệt anh em C20 rồi tốp tskt lên đường đến địa điểm tập kết của Ban TS SĐ nhận nhiệm vụ, đi khoảng 2 tiếng thì tới nơi. Trên đường đi thấy tốp phản lực địch bay gầm rú trên trời soi mói đánh phá đường Trường sơn. Vài năm yên ắng ngoài Quảng Trị nay lại thấy rõ không khí chiến tranh nơi đây. Dù sao thì không còn hỏa lực không quân Mỹ nữa nên hành quân, đi lại chẳng còn nơm nớp như hồi ngoài Quảng Trị năm 72.

     Vị trí tập kết của Ban2 tại một vạt rừng ở chân núi, cây cối um tùm kín đáo. Cán bộ Ban đi công tác hết, chỉ có mỗi anh Kim trợ lý ở nhà. Anh Kim bảo anh em nghỉ lại rồi mai lên điểm cao 660m làm đài tskt, đã có mấy người đi tiền tram trên đó.
Được nghỉ một đêm lấy lại sức.

10/3/75

     8g sáng bắt đầu leo lên đỉnh 660. Đường bộ đội ta mới phạt cây cối để lấy lối kéo pháo lên.  Đường dốc dựng đứng nên sau 3 tiếng vật vã vừa leo vừa nghỉ mấy lần mới lên tới đỉnh. Gặp tốp anh em tiểu đội đi trước, hỏi han phấn khởi. Anh em đang triển khai công việc tất bật.
Tạm thời mắc tăng võng rồi mấy thằng đi xuống suối tắm giặt. Phải mất nửa tiếng luồn lách cây và hốc đá mới xuống tới chỗ có nước.
Dãy núi này chạy dài bám vào khu rừng Bạch Mã ngang về phía nam nhìn xuống khu vực quận lỵ Phú Lộc, một huyện cuối của tỉnh Thừa Thiên-Huế nối với Đà Nẵng qua Đèo Hải Vân chót vót.

11/3/75

     Bắt tay vào làm hầm. Đây là điểm cao có chốt của bộ binh ta, mấy đỉnh thấp hơn phía trước kia là quân địch.. Đường kéo pháo lên đỉnh ở sườn bên này. Phải làm hầm để ngủ và làm đài tskt trong hầm, 3 người ngủ chung 1 hầm. Thấm mệt sau chặng hành quân dài lại đào hầm trên núi cao, không cơm sáng nên người cứ oải ra. Cả sáng mà cái hố vẫn nông choèn choèn.

     Ở đỉnh núi, nước khó khăn nên mọi người mặc quần áo dài để đào hầm. Khi nghỉ làm chỉ việc phủi quần áo là xong, chẳng phải rửa ráy gì, quần áo có bẩn quá thì thay ra để tạm đâu đó chờ đến lượt xuống suối lấy nước thì tắm và giặt thể. Tay chân có dính đất thì nhúng ướt vào nước vo gạo rồi lau khô là xong. Mặt thì làm vốc nước sạch xoa cho ướt rồi lau là được. Ai cũng phải tiết kiệm nước tối đa, giành nước cho ăn uống.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2012, 12:04:53 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #38 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 12:49:34 pm »


Bác BinhYen1960 này chơi khó ! trên bác viết đồn Truồi là ok, dưới bác lại viết là Bốt Truồi  -  phải đọc rất cẩn thận, không là nhịu .

 Không khó hiểu lắm đâu bác HaHoi ạ. Grin

 Năm xưa cả một khu vực rộng lớn nằm sát bên bờ Bắc sông Truồi về phía Đông và Bắc là cái đồn lớn của địch, nó có từ thời Pháp thuộc với hàng rào kẽm gai tràn ngập khu vực đó sang cả bên kia đường QL1, nhà dân ở gần nhất cũng cách đồn 3 400m là ít nhất. Cả khu vực đó được gọi là đồn Truồi.

 Nếu gọi cái bốt Truồi tức là chỉ nói duy nhất cái bốt canh như trong hình thôi bác ạ, ngày nay đã thay đổi rất nhiều, cái bãi mìn ở khu vực phía bắc, đông bốt Truồi đã được dỡ bỏ từ năm 1975 và bây giờ là cái chợ của xã, nhà dân đã ở lan rộng đến sát cái bốt canh.  Grin

 Khu chợ này xưa là bãi mìn của đồn Truồi bác ạ. Grin

 Hướng Bắc đồn Truồi

 

 Hướng Đông đồn Truồi.

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #39 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2012, 02:00:25 pm »

Hô hô ! Em có phải là không biết thế nào là đồn, thế nào là bốt, thế nào là trốt ( chốt ) đâu mà phải phiền bác BY nhọc công giải thích quá ! Chỉ là chống chỉ định đọc nhanh, trêu bác tí ,  Cheesy nhưng cảm ơn bác !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM