Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:38:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời ( II )  (Đọc 103735 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 03:29:00 pm »

Bác TanVinh ơi, phong lan  Đai châu nhà bác trông khỏe và rễ bám tốt vào giá thể lắm, nhưng thời tiết mưa ẩm dầm dề như mấy hôm nay, bác treo nó ở mái hiên nhé, không là bị nấm rồi thối lá đó. Gần chục năm trước em cũng chơi lan đến chục năm, đến khi có con nhỏ rồi mới thôi, nhưng nhìn hoa lan của bác vẫn thấy như mùi thơm của hoa đai châu đâu đây mà ngẩn ngơ bác ạ.
Còn em BeHien nữa, nể luôn đó, cho phép xưng chị với Hahoi trong một tuần nha. Grin ( mới đọc lướt bài trung đoàn 429 với việc đưa LS Sớ về Đông Triều )
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 06:33:51 pm »

Tặng BH và HH bông lan Đai Châu mới nở trên vườn sân thượng nhà TânVĩnh. Đây là giống lan rừng, rất lâu mới ra hoa.



HIhi , hoa lan nhà anh TanVinh đẹp quá  Cheesy

Nhưng có lẽ ngon nhất là lá giang, linh sốt rét thèm một chén canh chua lắm.


Củ chi có món canh chua gà nấu lá giang ngon lắm anh Tiệp  Cheesy , BH nấu ngon lắm nè  Wink .



Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 01:13:51 am »

6/3/75

     Dậy lúc 5 giờ sáng. 7g xuất phát.
     May thấy người khỏe lại. Có lẽ nhờ đêm qua lót tấm nilon ở võng không bị lạnh lưng nên ngủ được nhiều. Cổ họng vẫn hơi đau. Hôm nay bớt được nửa bao gạo nên đi nhẹ hơn. Đi đến giữa trưa thì được kết thúc. Nghỉ sớm để 11g đêm nay tiếp tục. Vùng này giáp địch rồi, sẽ phải hành quân trong tầm pháo của chúng.

     Dừng nghỉ cạnh một nông trường tăng gia của một đơn bị bộ đội địa phương. Có mấy đồi sắn rất sai củ, xin đào 3 gốc mà được đầy 2 nồi lớn. Sau bữa cơm chừng 15 phút anh em trung đội cũng chén gần hết 2 nồi sắn luộc.
     Chỉ ngủ được vài ba tiếng nên phần lớn lính chỉ treo võng nằm ngủ không căng tấm tăng che. Nằm võng trong rừng không có tấm tăng che sao thấy chống chếnh lạ, mặt ngửa nhìn trời qua tán cây rừng âm u mênh mang rất khó ngủ, chỉ nơm nớp sợ có cái gì rơi vào mặt.

     11g đêm dậy chuẩn bị và tập trung đại đội để nghe chỉ huy quán triệt về chặng đường tới.
     12 g xuất phát.

     Nửa đêm, trời tối đen . Lầm lũi đi, người sau bám sát sạt người trước, bước chân chập chờn. Buồn ngủ díu mắt mà đầu óc vẫn phải căng ra để bám đội hình và tránh bị ngã. Hành quân nặng ban đêm, có chiếc gậy chống thật hữu ích.
     Trên đường đi cũng có mấy người bị ngã, đoạn gồ ghề có rãnh bánh ô tô không để ý nên bị hụt chân ngã. Sợ nhất là chỗ bằng mà nhìn lơ mơ lại tưởng thấp thế là bước bị hẫng, chân bị chùn, bị đau có cảm giác nhói lên tận tim.
     Hồi hành quân vào B năm 72, đi đêm trên đường 15 ở Vĩnh Linh đoạn đi qua nông trường Quyết Thắng cũng đáng sợ. Đường sỏi sạn doi sống trâu rất dễ trượt ngã, quân trang mới được cấp phát bên Quảng Bình ít ngày trước nên ba lô, gạo, nhu yếu phẩm còn nặng trĩu trên người. Đoạn đường này không quân Mỹ săm soi ném bom liên tục nên đi đêm mà vẫn phải đi nhanh để vượt qua trọng điểm, mình và  một số anh em bị trượt ngã, quần mới toanh mà cũng bị toạc rách, đầu gối trầy da rớm máu, tay xát sước rát rạt.

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2012, 01:24:18 am gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 09:05:35 am »

Chào bác TanvinhPrc25 và các anh em đang bàn về chuyện cơm nước của bộ đội.
Chúc mừng bác đầu năm xây thêm có nhà mới. Xây nhiều nhà mới cho anh em tá túc với nhé.
Bàn chuyện cơm của lính trong chiến đấu cũng thú vị đấy bác nhỉ. Chuyện cơm nước ở đơn vị bác cũng giống như ở đơn vị của Sơn, bác Trần Phú nói rồi đó. Ở đây Sơn chỉ kể thêm một chi tiết nhỏ thôi. Sau khi giải phóng chi khu Chơn Thành, ta thu được rất nhiều chiến lợi phẩm, trong đó có nhiều gạo, kể cả gạo sấy. Vì vậy bộ đội không thiếu gạo để ăn.  Vì ăn theo bếp tiểu đội, nên tất cả anh em mỗi người phải cõng một bao tượng gạo 6 -7 kg trên vai. Trên đường hành quân từ Chơn Thành về đánh Long Khánh, mỗi lần nấu cơm, trong tiểu đội lấy gạo của mỗi người một ít, ưu tiên lấy gạo của của Sơn và những anh em sức khỏe yếu để nấu trước. Khi ở chốt thì phân công trong tiểu đội nấu, sau đó mang cơm ra chốt cơm nắm với ruốc bông, họa hoằn lắm mới có canh lạc tiên hay canh lá giang nấu với thịt hộp hay ruốc bông, canh được đựng vào bi đông nhựa loại 5 lít để thuận tiện mang ra chốt cho anh em. Những hôm nào không nấu được cơm thì ăn gạo rang hoặc gạo sấy thu được của địch. Với gạo sấy, chỉ cần cắt miệng túi nilon, đổ nước sôi hay nước nguội vào theo vạch trên bao theo hướng dẫn, khoảng 10 phút sau là có một túi cơm để ăn.Cơm gạo sấy không ngon, nhàn nhạt thế nào ấy.
Thanh Sơn nhớ lúc hành quân trên đường Trần Lệ Xuân về đường 20 Đồng Nai, tiểu đội của Sơn trong khi lấy gạo (gạo chiến lợi phẩm), dùng dao găm chọc vào các bao để gạo chảy ra, nếu thấy gạo hạt tròn và trắng như nếp thì lấy, đó là loại gao khi nấu cơm tỏa thơm cả một vùng rừng và dẻo như cơm nếp. Các anh em ở trung đội khác chửi: "Đ mẹ, không biết bọn A 10 lấy đâu ra gạo nấu cơm thơm thế?". Cơm vừa thơm lại vừa dẻo. Những nắm cơm nguội cắt ra từng khoanh ăn với ruốc bông hay muối vừng thì tuyệt vời. Thứ gạo này khoảng năm 1983 trong một chuyến công tác sang CPC, Sơn cũng mua được ở chợ Pochentong mang về VN khoảng 20 ký. Họ bảo gạo này là gạo Thái Lan. Không biết hồi ở chiến trường các bác có lúc nào tìm được loại gạo này không?
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2012, 09:02:44 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 01:19:19 pm »

Chào Đậu Thanh Sơn,

Hồi chiến đấu Quảng Trị năm 72 cũng như sau này chiến dịch 75 tôi thấy công tác hậu cần ta tốt, bộ đội không thiếu gạo. Còn cái ăn dã chiến thì lương khô là phổ biến, không thấy có gạo sấy. Lính trinh sát chúng tôi đi công tác hay luồn sâu, anh em đều được cấp phát các cơ số lương khô.
Các túi nilon khẩu phần Gạo sấy thì phổ biến trong quân đội VNCH. Thực ra cơm gạo sấy mới đầu lạ thì thích thử để biết chứ ăn nhiều cũng chẳng ngon, nhạt; lúc đói thì nhai ít gạo sấy cũng được. Loại gạo sấy thơm và dẻo của Thái như bạn nói có thể ngon nhưng có lẽ nó như gạo nếp không thể ăn bữa hàng ngày được nhỉ. Mình không biết loại này trong mấy tháng đóng quân quanh SG sau 30/4, chiến lợi phẩm thì chỉ thấy túi gạo sấy thông thường thôi.
Cảm ơn ĐTS, chúc khỏe, tiếp tục những trang kể chuyện Sư Đoàn hấp dẫn nhé.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #25 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2012, 07:07:50 pm »

7/3/75

     Mấy hôm nay cả trung đội đã hết thuốc lá. Mỗi lần nghỉ giải lao, nhìn lác đác có đốm sáng rít thuốc mà thèm.
Chặng đầu đi được 6 km mất già tiếng. Đi hơi nhanh nên ai cũng phải cố bám sát đội hình, mệt quá, “ đi chậm laạiii” được lính truyền lên phía trước liên tục.
Đi tiếp 4 cây rưỡi nữa thì nghỉ giải lao, lại đi tiếp khoảng nửa tiếng thì được dừng nghỉ ăn cơm nắm. Lúc này là 4 giờ sáng.

     Gần sáng, sương xuống nhiều. Cơm nắm lạnh, nước bi đông cũng lạnh nhưng ai cũng phải cố nuốt để lấy sức và tỉnh táo đi tiếp. May mắn, ăn xong anh em được truyền tay nhau hút nửa điếu thuốc lá của B trưởng Dân – chẳng biết anh kiếm được ở đâu hay còn để dành được đến giờ. Thèm mà không thằng nào được phép rít mạnh. Táp cả giấy vào để cầm hút cho đến hết cả đầu keng điếu thuốc mới thôi. Anh cuối cùng ham quá hút cả khói của giấy bị cháy lẹm ho sặc một hồi, anh em cười khoái trá tỉnh cả người.

     Tiếp 2 cây số thì dừng lại chờ giao liên dẫn đường. Đã 5 rưỡi sáng, nhìn tỏ mặt người.
Lấy thêm 5 ngày gạo tại kho ngay cạnh đường đi. Thực phẩm chẳng có gì bổ xung ngoài 4 cân muối cho cả trung đội. Không biết đang ở địa danh nào, nhưng chắc chắn là vào sâu lắm rồi. Từ đây đến chỗ dừng nghỉ kết thúc hôm nay còn 6 km nữa nhưng đường leo dốc.Thấy tình hình lính mệt mỏi uể oải nên chỉ huy hành quân quyết định cho ae tạt vào rừng nghỉ để sang mai đi tiếp. Lính sướng rên.
Như vậy từ 12 g đêm qua đến giờ là 5 rưỡi sáng đi được có 12 cây rưỡi.

     Đoạn đường đêm qua phải qua khoảng chục cái ngầm suối, giày tất ướt lưu nên nhiều người bị nước ăn chân rất rát và khó chịu. Sau khi mắc tăng võng xong, mình cởi giày tất ra nhìn mà hãi. Hai bàn chân nhăn nheo, nhợt nhạt. Lòng bàn chân hôm trước mới thấy lỗ rỗ bằng đồng xu thì giờ bị nước ăn loang rộng ra gần hết cả nửa bàn chân, nặng nhất là các kẽ ngón và phía dưới các ngón bị choét ra loang lổ đỏ sẫm.
Lúc này chưa đến 7 g sáng. Vài ba anh triển khai nấu cơm, còn lại hò nhau đi kiếm rau rừng. Tính toán thể để cơm sớm rồi ngủ qua trưa đến chiều luôn cho lại sức.

     Mình lấy dép cao su ra đi. Đi cà nhắc mà chân cứ nhoi nhói. Dép cao su lội suối giẫm lên đá cuội cứ trệu trạo lại càng đau rát tệ. Mình bảo 2 thằng đi cùng cứ men theo suối lớn để tìm các ngách suối nhỏ sẽ dễ kiếm rau hơn. Quả nhiên, ngược vào suối ngách thì vớ ngay một cái hoa chuối to. Cây chuối cao mà chẳng đứa nào mang theo dao cả. Có dao găm chặt mấy nhát cho đổ cây là xong. Mình bảo Quyền và Đạt đợi để quay lại lấy dao vì cũng cách chỗ nghỉ có vài ba trăm mét. Đi được một quãng ngược ra thì gặp ngay hai thằng Đường và Minh đi câu ở suối. Minh đang cầm theo cái xẻng để đào giun. May quá, nhờ luôn 2 thằng mang xẻng đến để chặt cây chuối còn mình thôi không đi nữa mà quay về để lo cho 2 cái bàn chân đau. Xin y tá thuốc đỏ để bôi. Xót nhăn mặt.
Sau hơn 1 tiếng thì ăn cơm, rồi anh em tranh thủ lên võng đi ngủ.

     2 g chiều dậy, chân không đỡ mấy, đi đứng vẫn cà nhắc. Những chỗ bị loét sau khi bôi thuốc đỏ giờ thấy da cứng lại nhưng đi lại thấy rát hơn. Khoảng 4g ăn cơm chiều. Thực phẩm vào giai đoạn cuối chưa được tiếp tế, ruốc mặn cũng hết. Bữa cơm chỉ có mỗi canh hoa chuối nấu với mấy con cá suối bằng ngón tay mấy thằng câu được. Thế mà ai cũng xì xụp hả hê, một loáng xoong canh hết sạch cả nước lẫn cái.

     Ăn xong, mình tranh thủ đun nước muối ngâm chân. Cảm giác dễ chiu và hiệu quả rõ rệt. Hai bàn chân da mềm lại, không còn đau rát. Mai sẽ đi dép cao su với tất, không đi giày nữa.

     Chập tối thấy một con rắn cạp nong to bằng cổ tay, dài ngoằng đang ngoằn ngoèo ngay gần võng. Nghe tiếng động nó chui tọt vào bụi cây. May mà mình cầm đèn pin nên phát hiện được, nếu không giẫm phải nó thì có khi toi.

Logged
TiepTS21
Thành viên
*
Bài viết: 227


« Trả lời #26 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2012, 11:37:03 pm »

Thấy bác tanvinh kể chuyện rắn, thì em lại nhớ đến chuyện ong.
Lần đó hồi cuối năm 1987, lính TS tụi em đi luồn sâu qua đất Thái, để tìm các cứ của bọn Pot mà. Khi vượt qua khỏi đường biên hướng Bantaveng đang đi vào khu Bancharat của Thái vào sâu cỡ 7km trên đường cắt qua vừa leo qua ngọn đồi rừng thì gặp một tổ ong không hiểu ong đất hay ong bò vẽ nó treo lủng lẳng trên cây như kiểu cây lành ngạch ý cách mặt đất cỡ 60cm, mà cái tổ tròn tròn to cỡ gần bằng cái thùng phi xăng, đang mải mê nhìn nó không hiểu là cái gì, thì thằng em người Hậu Giang nói , tổ ong đó anh ơi. Thú thực lúc đó trong đầu cũng nghĩ cái tổ ong này mà cho ra lấy mật thì tốt quá nhỉ cỡ được cả chục lít, nhưng mà đụng đến nó thì chắc là ôm đầu máu (cả nghĩa bóng và nghĩa đen) trở về. 
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #27 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2012, 01:15:52 am »

Chào TiepTS21,
Bạn và tôi cùng lính ts, loại lính cũng hay nghịch ngợm lắm đấy. Hồi bọn tôi huấn luyện ở Hà Tĩnh mấy thằng nghịch ném cái tổ ong ở trên cây, được một bữa chạy tí chết mà 1 thằng cũng bị đốt mấy phát vào gáy sưng vù. May mà các ông không động đến cái tổ ong đấy. Mà sao tổ ong gì mà to gần bằng thùng phi xăng nhỉ, nếu vậy chưa chắc là ong mật, có khi là tổ kiến hay mối ?
Tôi thấy con rắn to đang trườn ở gần chỗ võng của tôi là lúc tôi mò mẫm đi vệ sinh về, may mà tôi có đèn pin bịt kin chỉ để lỗ ánh sáng nhỏ nhưng lia lia vẫn phát hiện được nó, nếu không dẫm phải nó hoặc nó không ssowj ánh sang mà lia cho mình một nháy thì thôi rồi Lượm ơi !
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #28 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2012, 11:00:59 am »

Chặng đường dài 1975 ( tiếp)

8/3/75

     Trực nhật đánh thức mọi người dậy lúc 4 giờ. Bữa cơm sáng chán quá. Mấy ông trực nhật mắt nhắm mắt mở nên nấu từ lúc 12g, cơm vừa nguội lại vừa bị khô, thức ăn chẳng có gì chỉ mỗi nước thịt hộp mặn chát muối. Có lẽ chỉ một hộp thịt pha loãng với lưng xoong nước muối đun sôi cho cả trung đội.

     Đi được một lát thì ra đến đường ô tô mới mở. Khoảng 5g bắt đầu leo dốc. Con đường này ta mới làm khẩn trương để kịp phục vụ xe kéo pháo lên điểm cao và mở đường vận tải tiếp tế chuẩn bị cho chiến dịch. Đường chạy qua điểm cao 582m.
Đi chưa tới đỉnh dốc nhưng đoàn quân mệt quá phải nghỉ giải lao, đến khoảng 7g thì lên tới đỉnh dốc.Tại đây ta đã bố trí mấy trận địa pháo. Khu vực này đã giáp địch nên đội hình hành quân phải giãn ra và đi trong cảnh giác cao.
Đi tiếp chừng nửa tiếng thì dừng lại tránh giờ cao điểm địch có thể pháo kích. Đoạn đường tiếp xuống dốc trống trải về phía địch nên hành quân dễ bị lộ. Đây là cột cây số Km 7 +300 của con đường ô tô mới mở.
Anh em trong trung đội dạt ra mắc võng nghỉ chờ đợi đi tiếp. Lấy cơm nắm ra ăn. Cơm nắm khô quá. Cánh trực nhật đêm qua nấu nướng dở khẹc, cả cơm nắm và cơm ăn bữa sáng sớm đều khô.
Lên võng nằm được một lúc thì thấy cậu Hường đi phát thuốc lá cho anh em, hai thằng chung 1 điếu. Thằng này hay thật, chắc cố nhịn để dành 1 bao giờ chơi cú bất ngờ thú vị đây. Anh em cười hả hê, khoan thai nhả khói trên cánh võng cứ như đang nằm ngoài cứ Quảng Trị yên ả vậy !
Nằm chưa ấm chỗ thì phải dịch chuyển khoảng 300m để các ông công binh đánh bộc phá mở đường ở gần đó.

     12g trưa cuốn võng đi tiếp.Đường xuống dốc mới mở, trống trải nên ta phải ngụy trang mặt đường. Từ đây có thể nhìn xuống phía đồng bằng Phú Lộc, thấy làng mạc, sông ngòi, đầm nước và quốc lộ 1 trông đẹp như bức tranh. Lính trinh sát sẵn ông nhòm thi nhau ngắm nhìn qua ống nhòm trầm trồ. Hơn chục ngày luồn rừng âm u, đầu óc như mụ mị đi, nay nhìn thấy đồng bằng, tầm mắt khoáng đạt rộng rãi ra ai mà chẳng thích.

     Đây chỉ cách Huế hơn 20 km đường chim bay, chếch về phía tây nam. Phía tây nam Thừa Thiên-Huế đồi núi cao áp sát xuống tận đồng bằng.

     Đường xuống dốc phía này dốc hơn phía lúc lên. Từ Km10 trở xuống đường dốc nhiều, đi mang nặng chồn cả gối và cảm giác chỉ muốn quị xuống, rất sợ. Xuống dốc được một đoạn thấy có đường kéo pháo từ đường lớn dựng đứng lên  đỉnh núi. Pháo binh ta đã triển khai các trận địa pháo trên cao để bắn thẳng  xuống phía địch khi mở màn chiến dịch. Ở lưng chừng dốc có 2 khẩu pháo đã vào vị trí ở ngang ria đường, chúc nòng về đồng bằng, mấy pháo thủ đang tập thao tác. Cảm giác mệt mỏi cũng nhẹ đi nhiều.

     Khoảng 2g chiều thì xuống tới chân dốc. Đi được một đoạn ngắn thì gặp ông Nghiêm ngố của tiểu đội trong tốp đi tiền tram ra đón. Phấn khởi vì sắp đến nơi tập kết rồi.
Anh em C20 theo Nghiêm đi tiếp, đi theo đường mới mở để kéo pháo. Mệt và đói. Có nắm cơm nhỏ thì đã ăn từ lúc 8 rưỡi sáng. May mà đi chỉ khoảng nửa tiếng thì tới nơi tập kết của C20. Lúc này khoảng 4 giờ chiều. Gặp anh em đi tiền trạm, tay bắt mặt mừng.

     Ngủ đêm tăng võng tại cứ C20. Nằm trên võng khoan khoái cái cảm giác đi xa giờ đã đến đích. Đã hành quân 13 ngày rồi, có 1 ngày được đi ô tô. Chặng đường ngoằn ngoèo có lẽ cũng phải đến 300 cây số.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #29 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2012, 11:30:22 am »

@chú Tanvinhprc25: hình như các chú từ Quảng trị lại đi vòng đường 14 thọc vào Huế từ hướng tây bắc chứ không phải đi đường 12 (tây nam Huế) và đường 1A thì phải? Vẫn mùa mưa mà hành quân theo đường này thì chắc khổ lắm đây: vừa lầy lội vừa phải làm đường thêm cho xe cơ giới. Nhưng có lẽ được nhất về chiến thuật là hướng này hiểm,  Grin. Thọc Huế cũng được mà cũng có thể vòng qua Huế luôn, đâm thẳng Đà Nẵng; phối hợp với các LLVT QK V đánh chính diện Đà Nẵng từ mấy phía luôn. địch vẫn nghỉ sư đoàn 325 sau khi củng cố sẽ tiến công chính diện từ vùng giáp ranh Quảng trị, nếu có lực lượng nào vòng đường 14 thì chắc là hướng thứ yếu hoặc binh lực ít thôi. Chứ đâu ngờ các cụ nhà ta lại chơi chiêu này. Ác thật, hiểm thật Grin
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM