Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:01:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời ( II )  (Đọc 103729 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #120 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2012, 11:06:25 pm »

Quân đoàn 2 hành quân từ ĐN dọc duyên hải theo bốn khối. Lữ 203 của bác Lixeta là thê đội 1 đi đầu khối 1 mở đường, bác cho cả T59 36 tấn qua cầu 8 tấn, làm gì các thê đội sau cùng với bác TanVinh chả phải đi phà. Grin.  A ha, tại bác tài tăng cả đấy nha !
Bác @linhcnn72 ơi,  bom đạn có ác liệt thì đâu nó có thể phá trụi thùi lụi tất cả rừng dừa Tam quan được, nên có thể chỗ bác qua thì như bãi chông chứ chỗ khác vẫn xanh. Bác bảo thành cổ Quảng trị mỗi cạnh dài có vài trăm mét mà trong 81 ngày bom với đạn pháo Mỹ giã xuống 300 nghìn tấn với 200 họng pháo và B52 thì 40 lần chiếc oanh tạc một ngày,   nó rần  đến đất còn mịn như bột , ấy thế mà mình vẫn trụ trong đó được đến 81 ngày thì mấy cái chú lính VNCH đang chạy trối chết sau trận Đà Nẵng ấy làm sao phá nổi cả rừng dừa Tam quan.
Thôi, em lại luyên thuyên làm loãng mạch chuyện bác TanVinh rồi, mong bác bỏ quá cho em.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #121 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2012, 11:56:41 pm »

Chào quê Lixeta,

Thế mà các quê hành quân bằng ô tô lại phải đi phà à?  Huh
------
Quê Lixeta hỏi câu trên lính bộ binh bọn tôi quê luôn, có lẽ lính công binh bắc cầu phà đi cho vui. Cheesy
 
   Ngày ấy trên QL1 đoạn chạy trên đất Quảng Nam, Quảng Tín,Quảng Ngãi và mới một phần sang tỉnh Bình Định mà đoàn quân bộ binh bọn tôi từ ĐN hành quân phải qua tới 4 cái cầu phà, mất khá nhiều thời gian chờ đợi. Sau 3 ngày đêm mới đi hết 3 tỉnh này. Đoạn tiếp theo từ 10/4 qua các tỉnh Bình định, Phú Yên, Khánh Hòa đến giáp Phan Rang của tỉnh Ninh Thuận sáng 13/4 thì đường 1 đi trơn tru. Cũng phải thôi, vì mấy tỉnh QN, QT và QN là chiến trường ác liệt của QĐ1/QK1 nên nhiều cầu trên QL1 bị phá sập.
Như cái rớp cho cánh quân của SĐ325 gặp nhiều cầu phà trong vài ba ngày đầu thần tốc, đến cửa ngõ SG sáng sớm 30/4 thì gặp ngay phà Cát Lái chặn lại, chờ đợi đến khi qua được phà thì trong dinh ĐL chiến cuộc đã giải quyết xong rồi. Cheesy
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #122 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2012, 12:50:45 am »

Chào bác linhcnn72,
Khi đi qua xứ dừa này, chúng tôi cũng thấy nhiều cây dừa bị bom đạn gãy đổ nhưng không thấy cả rừng dừa nào bị bom đạn xé nát cả, chúng tôi có ấn tượng mạnh về sự nhiều dừa ở đây mãi đến hôm sau 10/4 khi sang quận Sông Cầu tỉnh Phú Yên lại thấy dừa còn nhiều hơn và dày hơn bên Bình Định. Cả xe tôi đã dừng lại mua dừa uống nước dừa hả hê tại đây.  Cheesy
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #123 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2012, 08:48:14 am »

Quân đoàn 2 hành quân từ ĐN dọc duyên hải theo bốn khối. Lữ 203 của bác Lixeta là thê đội 1 đi đầu khối 1 mở đường, bác cho cả T59 36 tấn qua cầu 8 tấn, làm gì các thê đội sau cùng với bác TanVinh chả phải đi phà. Grin.  A ha, tại bác tài tăng cả đấy nha !
Bác @linhcnn72 ơi,  bom đạn có ác liệt thì đâu nó có thể phá trụi thùi lụi tất cả rừng dừa Tam quan được, nên có thể chỗ bác qua thì như bãi chông chứ chỗ khác vẫn xanh. Bác bảo thành cổ Quảng trị mỗi cạnh dài có vài trăm mét mà trong 81 ngày bom với đạn pháo Mỹ giã xuống 300 nghìn tấn với 200 họng pháo và B52 thì 40 lần chiếc oanh tạc một ngày,   nó rần  đến đất còn mịn như bột , ấy thế mà mình vẫn trụ trong đó được đến 81 ngày thì mấy cái chú lính VNCH đang chạy trối chết sau trận Đà Nẵng ấy làm sao phá nổi cả rừng dừa Tam quan.
Thôi, em lại luyên thuyên làm loãng mạch chuyện bác TanVinh rồi, mong bác bỏ quá cho em.

He...He...!
Không phải cả lữ 203 đi trong khối 1 đâu mà chỉ có dT4, dT5 là 2 d TTG lội nước đi cùng với f325 thôi. Khối này xuất phát ngày 07.4.75. Hai dTTG này là xe TTG bơi nước nên có trọng lượng nhẹ và được bố trí đi trong khối 1 để có thể tự vượt sông khi cầu bị phá. Tuy nhiên, theo anh em c3/ dT4 (đơn vị cũ của LXT) kể lại thì họ không hề phải bơi mà vẫn được đi qua cầu tạm Ben- lây. Số còn lại của lữ 203 nằm trong khối 3, xuất phát ngày 14.4.75. Ngay khi đến cầu Câu Lâu, mặc dù 2 nhịp cầu sập đã có cầu tạm Ben- lây, ô tô qua lại ầm ầm song bọn tôi vẫn phải đi phà, mất 2 tiếng/ 1 chuyến. Vào đến cầu Mộ Đức, chờ lâu quá, lữ phó Tụ quyết định cho xe 389 của đại đội tôi (xe này hỏng pháo) đi thử, sập thì thôi. Thế nhưng cầu không sập mới tài chứ Grin

Chào quê Lixeta,

Thế mà các quê hành quân bằng ô tô lại phải đi phà à?  Huh
------
Quê Lixeta hỏi câu trên lính bộ binh bọn tôi quê luôn, có lẽ lính công binh bắc cầu phà đi cho vui. Cheesy
 

Chuyện của d4 là thế. Các bạn tôi ở đó khẳng định mặc dù là xe bơi nhưng không hề phải bơi mà đều được đi qua cầu. Còn tại sao các quê lại phải đi phà thì tôi ko biết nên mới hỏi. Có lẽ do khối hành quân lớn quá, phải chia thành nhiều hướng, phải ưu tiên các bộ phận khác nhau chăng Huh
Còn rừng dừa Tam Quan, Phú Yên thì bát ngát. Làm gì có chuyện bị phá trụi Grin
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #124 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2012, 12:22:17 pm »

Cảm ơn quê Lixeta đã chia sẻ. Có lẽ ngày đó đại quân bộ binh của QĐ2 hành quân đợt đầu rời ĐN 7/4/75 đi đội hình lớn đến 70 xe tải, lại qua mấy tỉnh đó mới giải phóng trên dưới 1 tuần ( Bình Định 31/3/75 mới giải phóng...) nên có cả phương án phà và cầu phà của lực lượng công binh mới đảm bảo tiến độ hành quân được. Những đoàn hành quân những đợt sau thì thuận lợi hơn nhiều.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #125 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2012, 12:44:32 pm »

10/4/75


     Đêm qua ngủ ngon một mạch đến sáng.

     6 g xe chạy. Qua đèo Cù Mông dài trên 6 km sang đất tỉnh Phú Yên. Quận đầu tiên là Sông Cầu, dừa dày và nhiều hơn bên Bình Định. Lúc qua thị trấn anh Ánh C viên phó mua gần ba chục quả, cả xe 29 người uống nước dừa hả hê.

     Xe chạy qua Đèo Cả dài 11km. Đèo chạy ven biển rất thơ mộng. Nhìn xuống vịnh nước xanh biếc, ngoài vịnh có các đảo. Dọc theo sườn đèo có đường tàu hỏa chạy sát biển, có nhiều đoạn chui qua núi. Xuống chân đèo phía Nam gặp một xóm nhỏ nằm sát biển và QL1. Tàu, thuyền của ngư dân đậu san sát ngoài bến trông thật đẹp. Đây là xóm chài duy nhất nằm bên bãi biển này, 3 phía là núi, trước mặt là biển, hai bên là 2 đèo – Đèo Cả  và Đèo Cổ Mã
.
     Từ ngày hôm qua Đường Một chạy vào trong này thông suốt nên xe chạy được nhiều đường đất. Nhìn thấy cây số Km1400, xa quê cha đất tổ lắm rồi.

     Khoảng 12g dừng nghỉ nấu cơm. Đã trên đất của tỉnh Khánh Hòa.

     Chiều vẫn được nghỉ để đợi các xe sau. Xe lính trinh sát đi trước cũng có cái lợi.

     Tối ngủ được độ 1 tiếng thì xe sau đến. 10g chạy tiếp. Được một lúc còn cách Nha Trang 34km thì thấy máy bay địch đánh phá ở phía ấy. Xe phải dừng lại tắt đèn.Sau đó xe tiếp tục chạy nhưng phải hạn chế ánh sáng. Thì ra chúng định phá cầu trên đường vào Nha Trang nhưng bị chệch vài ba chục mét. Khi xe bọn mình đến còn thấy nhiều ngôi nhà đang bị cháy, dân vẫn còn đang nháo nhác quanh khu vực bị bom.
3 rưỡi sáng xe dừng lại nghỉ. Lính mệt và buồn ngủ. Vội vàng mắc võng qua quýt thiếp luôn một giấc đến sáng.

11/4/75

     Sáng ăn cơm xong xe chạy khoảng 3 km thì dừng chờ nhận vị trí nghỉ chân tạm thời. 11g vào vị trí. Đây là Ấp Hòa Phước, Phường Cam Phú, nam Thị xã Cam Ranh. Bọn mình gồm Hùng, Công, Tất y tá đại đội, Thành, Trung, Phi vào ở một nhà vắng chủ, có giếng nước, chỗ ăn ngủ thoải mái.

Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #126 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2012, 03:33:30 pm »

Chăng đường dài 1975 (tiếp)

12/4/75

     Sáng nay nhận lệnh tiểu đội tskt có 4 người là Quí, Công, Tỉnh và mình chuẩn bị sẵn sàng đi tiền tiêu để trinh sát địch phía trước. Mục tiêu làm nhiệm vụ là Phan Rang, ở đó có lực lượng quân Dù chắc dò tìm sóng mạng của nó cũng không khó.

     Như vậy là cuộc hành quân bằng cơ giới từ Đà Nẵng đi qua 6 tỉnh miền Trung đã giải phóng, đi trong 6 ngày đêm, và bây giờ trước mặt đã là tuyến phòng thủ của địch rồi.

     17g lên xe cùng toán anh em đại đội trinh sát SĐ. Xe này đi nhiệm vụ trinh sát thực địa và kĩ thuật tình hình địch ở phòng tuyến Phan Rang. Sắp bước vào một chặng chiến đấu mới đầy hi sinh ác liệt đây. Anh em xuất phát cười nói vui vẻ. Những nét mặt thân quen trông có gầy đi sau chặng đường dài hành quân, nhưng đều toát lên vẻ lanh lợi và vô tư của những người lính trẻ.

     Xe chạy được chừng 5-6 cây số QL1 thì rẽ vào đường vòng vùng đồi núi chếch hướng tây để tránh cầu hỏng. Cả đêm xe bị lầy, trượt phải bốn năm lần xuống xe để đẩy, có lần phải xúm lại kéo. Bùn đất bê bết mà xe chẳng nhúc nhích, sau phải chặt cây lót xuống bánh xe mới thoát đi được. Đây là rừng tre nứa, không có nước rửa, tay chân bê bết bùn đất đành phải lau vào quần áo. Phía trước giáp ranh địch, khu vực này máy bay địch hoạt động nhiều, xe phải chạy đèn gầm.

     Thùng xe ngồi chật ních, đường xóc xe lắc lư như chao võng, lại thấp thỏm máy bay địch, mệt mỏi và căng thẳng, mồm miệng đắng ngắt, mắt trĩu nặng buồn ngủ.

13/4/75

     6 g sáng xe lao ra Đường 11. Các xe tìm các lùm cây để ẩn nấp, tránh máy bay địch. Thế là một đêm thức trắng, trông thằng nào cũng nhợt nhạt bải hoải. Lúc này thấm mệt và buồn ngủ quá. Xuống xe là bắt tay vào nấu cơm ngay để còn tranh thủ ngủ. Vùng này toàn đồi núi, nắng ong ong khó chịu. Máy bay L19 địch bay trinh sát suốt ngày.
Cả ngày hôm nay trú ẩn và nghỉ để chờ tối mới đi.

     Đã sang đất tỉnh Ninh Thuận có thị xã Phan Rang. Đêm nay phải quay lại quãng đường 50km của đêm qua đi lạc đường. Chán quá !

     6 g chiều lên xe. Đêm nay không mệt và buồn ngủ như đêm qua, tuy cũng phải vài lần xuống xe để chống lầy. Mấy hôm trước, hành quân nói chuyện rôm rả thì bây giờ vào đến vùng này lính ngồi trên xe im như thóc, không khí yên ắng quá cũng tạo sự ức chế khó chịu, làm mệt mỏi thêm và buồn ngủ.

     Thấy quân ta hành quân vào nhiều, xe chở quân, xe kéo pháo, xe tăng. Chắc chuẩn bị tấn công phòng tuyến Phan Rang.

Logged
linhcnn72
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #127 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2012, 10:31:59 pm »

Trước tiên ,xin lỗi bác TANVINHprc25 và các bạn vì tôi lại chen ngang.Lúc trước tôi có nói Tam quan đã bị tàn phá khá nhiều dừa nhưng nhiều bạn phản đối.Chính vì vậy tôi đã hỏi một bạn đang sống ở Tam quan : Tôi là một người lính hành quân qua Bình Định vào tháng 4 năm 75 bằng xe ô tô. Khi đi qua một vùng khá rộng chỉ thấy toàn những cây dừa xơ xác, bị cụt ngọn, có người nói đó là Tam quan. Lúc đó tôi khá sốc vì chúng tôi vẫn được học"Tam quan rợp mát bóng dừa", nay thấy vậy sao không khỏi đau lòng.Thời gian qua đã lâu nhưng tôi vẫn canh cánh câu hỏi trong lòng:đó có phải là Tam quan không?Hay đó là một vùng khác? Rất mong bạn bớt chút thời gian giải đáp cho tôi câu hỏi đó,tôi thực lòng cảm ơn bạn. Và bạn dungngo@yahoo.com.vn đã trả lời:"Vâng ,đó là vùng Tam quan thuộc tỉnh Bình định. Thời chiến tranh bị rải chất khai hoang nên mới hoang tàn như vậy đó."
Chỉ ở Tam quan mới bị như vậy thôi, vào Hoài nhơn,Hoài đức,Phù mỹ ,Phù cát,Sông cầu cây dừa vẫn xanh tốt. Tò mò tìm lại câu chuyện cũ thôi chứ không có ý gì khác, mong bác TANVINH và các anh em thông cảm.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2012, 10:37:42 pm gửi bởi linhcnn72 » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #128 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2012, 08:34:36 am »

Trước tiên ,xin lỗi bác TANVINHprc25 và các bạn vì tôi lại chen ngang.Lúc trước tôi có nói Tam quan đã bị tàn phá khá nhiều dừa nhưng nhiều bạn phản đối.Chính vì vậy tôi đã hỏi một bạn đang sống ở Tam quan : Tôi là một người lính hành quân qua Bình Định vào tháng 4 năm 75 bằng xe ô tô. Khi đi qua một vùng khá rộng chỉ thấy toàn những cây dừa xơ xác, bị cụt ngọn, có người nói đó là Tam quan. Lúc đó tôi khá sốc vì chúng tôi vẫn được học"Tam quan rợp mát bóng dừa", nay thấy vậy sao không khỏi đau lòng.Thời gian qua đã lâu nhưng tôi vẫn canh cánh câu hỏi trong lòng:đó có phải là Tam quan không?Hay đó là một vùng khác? Rất mong bạn bớt chút thời gian giải đáp cho tôi câu hỏi đó,tôi thực lòng cảm ơn bạn. Và bạn dungngo@yahoo.com.vn đã trả lời:"Vâng ,đó là vùng Tam quan thuộc tỉnh Bình định. Thời chiến tranh bị rải chất khai hoang nên mới hoang tàn như vậy đó."
Chỉ ở Tam quan mới bị như vậy thôi, vào Hoài nhơn,Hoài đức,Phù mỹ ,Phù cát,Sông cầu cây dừa vẫn xanh tốt. Tò mò tìm lại câu chuyện cũ thôi chứ không có ý gì khác, mong bác TANVINH và các anh em thông cảm.

@linhcnn72: Bây giờ đi qua Tam Quan dọc trên QL1 chỉ còn một mầu tôn kẽm trắng xóa đến nhức mắt. Vẫn còn rừng dừa nhưng lùi xa mãi tít vào bên trong mà thôi. Ôi với bàn tay con người nhất là cơ chế thị trường cái gì cũng phải mặt tiền để ra tiền.

Bác có biết Giáp cũng ở ĐH CCN đi 5/1972 ở d60/f304B nhưng về QK Trị Thiên khi ta đến Bãi Hà.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #129 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2012, 03:28:20 pm »

Chào bác linhcnn72,

Bác khiêm tốn quá. Ta cùng nhau trao đổi cái cảm nhận chuyện xưa, chứ có gì đâu mà chen ngang hả bác. Cảm nhận của anh em mình lúc đi qua xứ dừa đều có cái chung là thấy nhiều dừa. Chỉ có điều là có thể tôi và bác thấy ở 2 nơi khác nhau của vùng ấy nên có sự cảm nhận khác nhau về sự tàn phá của bom đạn đối với những vườn dừa. Có thể lắm chứ.
Ngày đó ta hành quân lướt nhanh như thế, có dừng lại nơi nào lâu đâu mà biết và thấy được hết nên nhiều khi cảm nhận cũng không bao trùm và đúng hết được. Và hoàn toàn là nhận biết chủ quan của bản thân mình thôi, phải không bác.

Cảm ơn bác đã đọc những ghi chép ngày ấy của tôi và cùng nhau nhớ lại chặng đường hành quân tiến về SG những ngày tháng Tư của 37 năm về trước.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM