Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:42:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện thời xửa xừa xưa - Thời bao cấp ( Phần 3 )  (Đọc 55131 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 10:18:34 pm »

Phần 2 quá 60 trang đã lâu mà chẳng thấy Bác nào khai trương phần 3, nay tui khai trương vậy.
Trích 1 đoạn trong cuốn Chiều chiều của Cụ Tô Hoài:
" Hôm sau, đạp xe la cà dọc đường, chiều mới về tới ga Hàng Cỏ. Chỉ ra khỏi thành phố ít lâu, trở lại đã có cảm tưởng vắng mình thì phố xá khang khác, rồi một lúc hay vài hôm mới quen dần và thấy lại chẳng có gì khác cả. Sương mờ thành làn trong ánh đèn đường, người người tấp nập, hối hả. Đi bộ, xe đạp cầm cuốc, cầm xẻng, miệng mũi bịt khẩu trang miếng vải trăng, nhiều người quần xắn cao, ống chân bê bết bùn. Tôi trông thấy Hoàng Văn Tiến, đại sứ ở Ba Lan về làm thứ trưởng, năm trước tôi đã quen trên chuyến xe lửa Hà Nội- Bắc Kinh. Tiến cũng ống quần móng lợn, dọc khung xe buộc cái xẻng, đạp veo veo ngược đường hàng Lọng. Những người ấy ở công trường hồ Bảy Mẫu ra. Cả thành phố đương đào đắp vùng ao bùn làm công viên Thống Nhất. " ngưng trích.
Cái cảnh: " Tiến cũng ống quần móng lợn, dọc khung xe buộc cái xẻng, đạp veo veo ngược đường hàng Lọng. " giờ làm sao mà còn thấy được nữa nhỉ.
Có Bác cưụ nào sống ở HN có thể tái hiện được hình ảnh ấy không nhỉ  Grin
Logged
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2012, 09:54:54 pm »

Lại thêm 1 mẩu chuyện được kể từ Cụ Tô Hoài thời làm trưởng khối phố :
" Qua cái mái tôn nhà bác xích lô yêu đời, đến nhà chị ấy. Cái mái vảy ghếch vào lưng tường nhà bên cạnh, nước mưa ẩm rườn rượt mặt tường nổi rêu tối như cái hang. Ba mẹ con ở nhà, ngồi trước cái lò đun bằng giấy vụn, lá xà cừ.
Mẹ con nhà này trông ban ngày mới khiếp sao. Những đứa trẻ mặt ơ hờ như ngái ngủ, người mẹ ngôi rúm ró, đầu gối trắng nhợt lồi ra như hai củ đậu. Đêm trước mới chỉ nhìn thấy những con măt ho lao của người mẹ, con mắt trong veo bây giờ sáng rợn lên.
Chị ấy run run đứng dậy, nói:
- Bác đem phiếu cho các cháu.
- Chưa có đâu. Nhân tiện đi qua, tôi vào thăm ba mẹ con. Đun nồi gì đấy?
Người mẹ lặng yên như không nghe tiếng. Thằng bé lớn nhanh nhảu mở nắp cái xoong. Nồi rau muống đã sôi, mấy hạt cơm nhào lên nhào xuống trên mặt rau. Gọi là nồi cháo rau hay là nồi rau cháo cũng thế.
- Cơm trộn rau à?
Cái cười héo trên mặt người mẹ. Nhà cháu quanh năm cháo rau thế này, cũng quen rồi.
Chị lại kể về cái chợ tem phiếu ở trên đê. Không phải chỉ có tem phiếu đem bán, mà người ta mua tem gạo, bán lại ngay đấy cho người khác. Đổi chác cò con thế mà cũng có cai đầu dài, có buôn đi bán lại. Nhưng công an dẹp dữ, đương vơ vẩn vỉa hè, thoáng thấy bóng áo vàng đã biến sạch. Tôi chưa biết mặt mũi những cái chợ nhỡ độ đường này.
Tôi đưa chị ấy năm chục bạc.
- Cháu cám ơn bác, cháu không dám lấy.
- Tôi cho vay thôi. Bao giờ có tem phiếu bán thì trả, tôi không lấy lãi đâu. Chị cứ cầm.
Tôi đã ra tận vỉa hè, ngoảnh lại còn thấy những con mắt nhìn theo, trắng nhả như mắt người da đen ở tranh dân gian nước Kênia châu Phi. "
ngưng trích.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #2 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2012, 12:57:46 am »

Những chuyện như cụ Tô Hoài kể không có gì là lạ đâu và rất thực. Bác ledvu nếu chưa xem có thể tìm trên mạng mấy phim truyền hình Việt Nam khá hay dựa theo tiểu thuyết "Sóng ở đáy sông" của bác Lê Lựu hoặc "Ngõ lỗ thủng" và "Tiễn biệt những ngày buồn" của bác Trung Trung Đỉnh xem thì biết tình trạng Miền Băc thời chiến tranh và bao cấp một cách sinh động. Hoặc một truyện ngắn của Nguyễn Thế Tường tả thực về cái đói thời chiến tranh (quên tên) khi các bác lính đi xin tre của dân là hiểu. Ấy người ta vẫn sống như thế, vẫn lớn lên và trưởng thành rồi sinh con đẻ cái - rồi được làm giàu- làm giàu thành công-rồi phá sản- rồi già-rồi chết đi- rồi abcdxyz v.v....
Logged
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2012, 01:05:40 pm »

Một mẩu chuyện thời cải cách ruộng đất, cũng từ lời thuật cuả Cụ Tô Hoài:
" Qua chợ huyện, ai nấy đói lả. Nhưng bụng mình mình biết thế thôi. Trông vào cái chợ mùa đói, nháo nhào không biết đâu người ăn mày hay người mua bán. Sướng chưa, đội trưởng Cự bỗng nói: “Ta vào chợ kiếm cái ăn đã”. Cả bọn đi hàng một từ tốn bước sau Cự. Dường như sợ đội trưởng thay đổi ý kiến, phải cố làm ra vể hiền lành thế. Chúng tôi đều quần áo nâu bàng bạc, dép râu, mũ lá, có người mặt bạc phếch như mới ốm dậy. Đội trưởng Cự thì lúc nào cũng phừng phừng, lúc nhếch mép cười, lúc cáu kỉnh, cũng thế.
Chợ sớm dần đông. Đương mùa khô kiệt, những mạt cám bày la liệt khắp nơi. Lác đác, người đem trẻ con đi bán như trảy quả mít, một bên đứa trẻ ngồi nhấp nhổm víu quang gánh, một bên tảng đất để cho cân. Chúng tôi, anh mặc lành, anh mặc tã, dị dạng, người trong làng về chợ nhìn tránh ra chiều e dè. Đã hai năm, đoàn uỷ đóng ở cái đền này. Hàng chợ đã thấy nhiều cán bộ đi về, áo cánh, áo vét khác nhau, nhưng biết đấy là những “anh đội” xuống xã hét ra lửa. Chẳng bận đến người ta cũng ngại, lẩn đi, bước né bên đường. Đội trưởng Cự đột nhiên đứng lại: “Chúng ta ăn bánh đúc!” Cả bọn lập tức xà vào hàng bánh đúc ngô. Mụ hàng hớt hải sang bên các lều bán nộm chuối, đu đủ xanh, nước chè tươi mượn mấy mảnh tre mới đủ ghế khách ngồi.
Chợ đã nhiều người nhưng chợ sớm chưa ai lê la hàng quà. Bọn người lạ mà ai cũng biết là các anh đội, khiến những mụ ăn quà như mỏ khoét và cả đám ăn mày cũng không dám lảng vảng. Từng chiếc bánh ngô lưỡi mèo vàng hây, giữa rốn mỗi chiếc đặt mảnh cháy vàng rộm. Một bát đàn tương mặn chát. Có anh đội bưng hẳn bát tương lên để chấm và húp, khỏi phải cúi lom khom và ngồm ngoàm hay là cứ nuốt chửng cả cái không ai trông thấy. Anh đội cũng đói như mọi ai. Có người hỏi bâng quơ: “Bánh ngô chấm tương à?” Mụ hàng trả lời ngẩn ngơ như nói giữa trời: “Thời buổi khó khăn lắm, hạt vừng cũng là hạt vàng đấy”.
Có cái tui không hình dung nổi, sao lại đến nỗi thế : " Lác đác, người đem trẻ con đi bán như trảy quả mít, một bên đứa trẻ ngồi nhấp nhổm víu quang gánh, một bên tảng đất để cho cân. "
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2012, 02:01:06 pm »

 Qua đây để nhận xét nhân cách của một nhà văn.

               -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 Đọc suốt cả truyện “Ba Người Khác“ của Tô Hoài, còn nhiều nữa, nhiều nữa…những cảnh hãi hùng như trên. Tôi thấy nhà văn rất can đảm, là đã viết lên được cái dã man, vô nhân tính của các cán bộ cộng sản. Có người hỏi một nhà văn khác, “một chế độ kinh hoàng đến thế kia mà sao ông sống được suốt mấy mươi năm”. Nhà văn trả lời: Vì tôi biết sợ. Biết sợ nên phải uốn mình, không dám lên tiếng. Bây giờ Tô Hòai đã tám mươi sáu tuổi rồi. Ông không còn sợ nữa. Nên ông viết truyện này nói lên sự thật, như một lời sám hối.
Có thể, đó là cái nhân cách cuối cùng của nhà văn, như một đoạn thơ trong Lời Mẹ Dặn của Phùng Quán:

Tôi muốn làm nhà văn chân thật trọn đời
Sét nổ trên người không xô tôi ngã.
Giấy bút tôi ai cướp giật đi.
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

 * Đường link đây.

 http://www.xuquang.com/cms/index.php?option=com_content&task=view&id=440&Itemid=48

  *Thêm chút nữa về nhận xét của báo CAND online về nhân cách của nhà văn nhé.

 Nhà văn Tô Hoài: Vì sao tôi được "xuất ngoại" nhiều?
17:05:00 08/06/2008
Từ nhiều năm nay, anh em trong làng văn vẫn ngấm ngầm truyền nhau mấy câu thơ nói về cái sự… "tranh" đi nước ngoài của lão nhà văn Tô Hoài. Thậm chí, mượn lời một nhà văn cao niên, họ còn tung ra một nhận xét, đại ý: "Tô Hoài khôn như cáo. Thời kỳ chống Pháp, lão ấy mò lên vùng núi cao hẻo lánh, tiếng là thâm nhập thực tế để sáng tác, kỳ thực là vừa để tránh… Tây càn, lại vừa có dịp quơ quàng… chị em".

                       ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

 Theo tôi thì ông ấy cũng chỉ là kẻ xu nịnh, gió chiều nào che theo chiều đó chẳng hơn gì những kẻ cơ hội mà thời nào cũng có. Khi mọi người cần ông lên tiếng thì ông im lặng để rồi khi 86 tuổi rồi chẳng còn gì để mất mới nói ra thì liệu độ trung thực trong suy nghĩ của ông ấy còn không?

 Chẳng phải chỉ có một mình ông ấy đi qua giai đoạn cải cách ruộng đất của miền Bắc năm 1954 để biết được chính xác những gì đã diễn ra thời đó. Đành rằng có những cái sai lầm trong cải cách ruộng đất, nhưng đâu phải là tất cả là sai hết.

 Bác ledvu! Hình như bác đang xa đà vào bới móc quá khứ xã hội thì đúng hơn, tôi nghĩ chắc bác muốn chứng minh rằng những người Cộng sản VN từng có nhiều sai lầm thì phải? Làm chính trị làm sao tránh khỏi những sai lầm, những chính sách phù hợp với người này thì lại bất cập với người khác, đó cũng là chuyện thường trong xã hội nhất là sau khi mới giành được chính quyền, những chuyện vụn vặt nhỏ nhen và cả ty tiện rất người đó đâu phải là bản chất của xã hội, nếu có nó chỉ là một phần của xã hội sau hỗn loạn.

 Theo tôi nghĩ, nếu bác định đẩy những sự việc từng có ở cải cách ruộng đất năm 1954 ở miền Bắc lên một "tầm cao" mới bằng những mẩu chuyện vụn vặt đời thường rất con người ấy của nhà văn Tô Hoài thì tôi xin bảo đảm rằng bác là người chưa đủ trình độ.

 Khúc băng đó nghe nó "rè" lắm, tắt nó đi. Tấm hình bác post lên về vấn đề đấu tố cải cách đã bị xóa khỏi diễn đàn, tôi nghĩ chắc bác phải hiểu lý do tại sao chứ? Cách thể hiện của Mod trên Quán nước cổng doanh trại như vậy đối với bài của bác mà bác chưa hiểu sao? Vậy thì bác làm sao hiểu nổi cho hết về cải cách ruộng đất năm 1954 tại miền Bắc mà còn muốn bình luận.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2012, 02:38:56 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2012, 08:34:17 pm »

Với tiêu đề của topic, tôi nghĩ ta trải qua những gì, ta sống trong thời đó ra sao thì ta chia xẻ với nhau. Việc vay mượn các tác phẩm văn học để nói với thời đó đưa vào đây tôi nghĩ không phù hợp. Truyện thì vẫn chỉ là truyện thôi. Nhà văn có quyền khái quát, hư cấu, ... Không hẳn là những chi tiết trong chuyện là không có thật nhưng dùng nó đưa thẳng vào topic này thì chả khác gì đi chọn vợ qua ảnh photoshop vậy. Chỉ nên dừng ở mức chỉ đường link thôi. Phần cảm nhận nên để người đọc suy ngẫm.   
Logged

teppi
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #6 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2012, 08:46:33 pm »

Có cái tui không hình dung nổi, sao lại đến nỗi thế : " Lác đác, người đem trẻ con đi bán như trảy quả mít, một bên đứa trẻ ngồi nhấp nhổm víu quang gánh, một bên tảng đất để cho cân. "
Em hỏi thẳng: bác mượn lời nhà văn Tô Hoài để làm gì? Bác không hình dung được vì bác không hiểu được miền Bắc mới giải phóng như thế nào và hình như bác cũng chả hiểu gì về cải cách ruộng đất cả. Bác bảo đọc trên mạng đầy rẫy thì em khẳng định những gì em viết là đúng.
Nhìn thì nhìn bằng 2 mắt, nghe bằng 2 tai bác ạ.
Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2012, 11:01:17 am »

Báo cũ năm 1977 Cheesy xe M113 được dân sự hóa!
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 08:50:20 pm »

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=FV6WC89gWUQ</a>
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #9 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2012, 08:36:34 pm »

Nhà Bác nào có tính hoài cổ xin mời đi tham quan xem thực tế có được như trong bài viết không.
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/08/nha-hang-thoi-bao-cap-tai-hien-giua-thu-do/
Địa chỉ: số 37 phố Nam Tràng khu Ba Đình Hà Nội.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM