Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:23:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ALFA - Đội đặc nhiệm siêu mật Nga  (Đọc 69314 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #90 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:07:50 pm »

Trích báo cáo mật của "Alfa”:
"Sau khi quyết định triển khai chiến dịch vào đêm 12 rạng sáng 13 tháng giêng được thông qua đội "A" đã bắt đầu các hoạt động phân công trách nhiệm và bố trí lực lượng. Cùng phối hợp hoạt động tác chiến với "Alfa" còn có cả lực lượng điều động là trung đoàn 243 thuộc sư đoàn dù 76. Bộ Quốc phòng Liên Xô đang đóng tại Pxcov và lực lượng OMON Bộ Nội vụ Litva. Hồi 23 giờ 00’ trung tá M.N Golovatov đã chỉ thị cho biệt đội “Alfa” phân bố lực lượng và phương tiện phối hợp với lực lượng quân đội và lực lượng Bộ Nội vụ Litva, tổ chức và duy trì liên lạc, lưu ý không dùng vũ khí bộ binh, xác định quy trình sử dụng những phương tiện đặc biệt và huấn thị về việc tránh gây thương vong cho dân thường”.


Theo như kế hoạch, xe tăng làm nhiệm vụ dọn đường tiến, quân của Bộ Nội vụ và lính dù có nhiệm vụ giải tán đám đông khỏi những mục tiêu, tạo một hành lang nhỏ cho “Alfa”. Nhưng sự việc đã diễn biến khác hẳn. Xe tăng và quân dù tập kết chậm 40 phút. Hãy hình dung cảm giác của một người, dù là siêu nhân, phải đối mặt với một đám đông hàng nghìn người bừng bừng phẫn nộ. Đó là những ấn tượng cảm nhận của hai mươi lăm nhân viên đặc nhiệm lúc vừa rời khỏi xe trước cửa trung tâm truyền hình.


Evgheni Trudexnov:
- Chúng tôi đi trong đêm, đâu cũng thấy đầy người còn bên cạnh trung tâm truyền hình là một đám đông khổng lồ tới năm sáu ngàn người. Chúng tôi luồn lách qua. Ôi, may quá, tôi nghĩ lệnh "rút lui" được ban ra. Có ai đó thông minh thấy đông người như thế đã quyết định không liều lĩnh. Không, lại có lệnh quay lại trung tâng truyền hình. Trên chiếc xe đầu tiên đến nơi có Olec Toncov cùng tổ với tôi. Tôi thấy họ nhảy ra khỏi xe tung lựu đạn khói rồi tiến lên. Cho đến giờ tôi vẫn không thể hình dung nổi chúng tôi đã lọt qua đám đông như thế nào để vào được trung tâm truyền hình.


Mikhail Macximov:
- Phía trước chúng tôi là hai xe, thẳng rõ là của OMON hay bên quân đội. Chúng rú còi inh ỏi, chạy được khoảng ba trăm mét thì chết đứng. Đấy, hành lang đấy, yểm trợ đấy. Còn biết làm gì hơn nếu không lao bổ đến trung tâm truyền hình? Thế là chúng tôi cứ lách qua. Chúng tôi bị nện ra trò và chỉ biết khua báng súng gạt đi. Không thể dừng lại nếu không anh sẽ bị xé tan ra thành từng mảnh. Dù đã cố tiến lên thành nhóm nhưng vẫn cứ bị tan tác, từng người một lách qua. Ngay phía trước toa nhà trung tâm truyền hình là một bức tường chắn cao đèn chiếu sáng rực. Ngay khi lộ người ra dưới ánh đèn sáng chúng tôi liền bị bắn. Sau này nhìn lại thấy bức tường ấy dầy đặc những vết đạn. Trích báo cáo mật của đội đặc nhiệm "A".


"Tình hình đã diễn ra như sau: quanh các mục tiêu suốt ngày đêm là đám đông dân chúng túc trực (rạng sáng 13-01-1991 có tới 5 - y ngàn người), hung hãn và bị kích động bởi những lời tuyên bố không ngừng đại diện của phong trào "Xaiudis", mọi ngả đường đầy chướng ngại vật dựng lên bằng xe tải, xe bus, xe con. Trung tâm phát thanh truyền hình và tháp truyền hình đã có sự chuẩn bị đối phó với các mưu toan xâm chiến. Công an thành phố và nhân viên an ninh "Xeuchic” tăng cường hoạt động, vũ trang bằng súng lục và súng máy. Rất nhiều gạch, đá, dùi cui, dùi sắt nhọn chai xăng đã được chuẩn bị. Cả vòi rồng và bơm cứu hỏa cũng có. Đó là còn chưa kể đến vũ khí trong tay dân chúng vây quanh các mục tiêu”. Trung úy Victor Satxki bị giết hại bởi chính những vũ khí đó. Đạn bắn vào lưng anh, khoan thủng áo giáp chống đạn xuyên ngược lên. Nó được bắn ra từ khoảng cách rất gần. chắc đúng lúc anh lọt vào vùng sáng trên bức tường chắn. Anh còn chạy được chừng sáu mươi mét dọc hành lang tầng một và đứng ở chân cầu thang anh nói với Trudexnov: “Evgheni Nicolaevich, có cái gì đó nung bỏng lưng tôi...”. Trudexnov ra lệnh băng bó cho anh rồi lao lên tầng hai. Chính Trudexnov cũng không ngờ rằng Satxki bị thương do đạn bắn, anh nghĩ đó là vết giáo hay dao đâm. Khi chạy trong hành lang anh đã thấy nhiều người cầm những cán cờ có mũi giáo cắm ở đầu cán. Chưa kịp lên đến tầng trên anh hến nghe thấy phía dưới gọi anh. Anh quay xuống, mọi người cởi quần áo cho Satxki và thấy một vết thương khủng khiếp ở lưng, sự sống chỉ còn thoi thóp trong thân hình cường tráng của người trung úy. Gia đình Victor phải chịu đựng không chỉ là sự mất mát một người thân mà còn cả những lời giả dối, xuyên tạc bẩn thỉu, những chuyện bịa đặt man rợ gắn với cái chết của anh. Ngay những ngày đầu tiên sau khi anh hi sinh anh đã bị chối bỏ. Chối bỏ anh đầu tiên chính là KGB, nơi người cha anh, một đại tá, đã từng làm việc một phần tư thế kỉ, còn mẹ anh thì hai mươi hai năm. Các báo đưa tin về anh với nhiều sai lạc.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #91 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:08:31 pm »

Phải một tuần sau KGB mới công nhận trung úy Satxki là nhân viên của họ. Chuyện xảy ra sau này với tên tuổi anh - Victor Satxki, một chiến sĩ đội viên "Alfa" quả đúng là kinh tởm. Đây chỉ là một trích đoạn trong bài báo “Một vụ tai tiếng của ngài tổng thống" do nhà sử học Saint-Peterburg có tên Igor Bunich viết:

"… Sếp KGB là Criutrcov quyết định điều đội đặc nhiệm "Alfa” đi Vilnius, thực chất đây là một đội gồm toàn những tên giết người chuyên nghiệp.

Ngày 11 tháng giêng, đội đặc nhiệm "Alfa” trong trang phục cảnh vệ có mặt ở sân bay quân sự gần Vilnius. Carpukhin công bố nhiệm vụ chiếm trung tâm truyền hình, sau đó là nhà quốc hội. Thượng tướng Cuzmin chỉ đồng ý "phối hợp" và sau đó sẽ chiếm các mục tiêu và canh giữ... "Được, các anh cứ chi viện, chúng tôi sẽ hành động không cần các anh!”, - Carpukhin quyết định, đồng thời cảnh báo cho quân của mình rằng trung tâm truyền hình và nhà quốc hội đang bị các tự vệ chiến đấu "Xaiudis" vây hãm. Phương án “Baeu” được đề nghị áp dụng. Carpukhin không thấy niềm hân hoan biểu lộ trên gương mặt những người thừa hành nhiệm vụ vốn đã quen chấp hành quân lệnh. Hơn thế, còn xảy ra một điều chưa từng có: trung úy Satxki kiên quyết từ chối tham gia những hành động liên quan đến viện giết người. Tình huống này chưa từng có trong lịch sử tồn tại của “Alfa" bởi đội có một quy định: kẻ không tuân lệnh sẽ bị bắn chết ngay tại chỗ. Sau khi thực hiện điều đó, Carpukhin rất hài lòng. Xác của trung úy Saxtki được bí mật kéo đến cạnh tòa nhà trung tâm truyền hình như một bằng chứng cho thấy đây là hành động của lực lượng tự vệ vũ trang “Xaiudis"”.


Những dòng này tôi đã đọc đi đọc lại hàng phục lần, rồi tôi mang số báo này về "Alfa” cho những anh em có mặt ở chuyến công tác Vilnius dạo đó. Những con người táo bạo, quả cảm đã không phải ít lần đi dưới làn đạn của quân khủng bố, lấy thân mình che chắn cho con tin những kiện tướng thể thao, những đô vật và những võ sĩ quyền Anh họ đã từng chiến thắng trên sàn đấu và trong cuộc đời nhưng nay đành bất lực trước điều bịa đặt giả dối. Họ ngỡ ngàng lật giở những trang báo có bài viết của Bunich mà không thể nào tin nổi mắt mình. Còn những gì liên quan đến đỗi quân "giết người chuyên nghiệp" thì tôi nghĩ rằng, sau khi đọc cuốn sách này, người ta sẽ đánh giá đúng thực chất điều nhà sử học giả hiệu kia đã viết. Còn Carpukhin là người mà tác giả đã cố ý miêu tả như một kẻ sắt đá tàn bạo đợt đó lại không có mặt ở Vilnius. Các hồ sơ lưu trữ của cơ quan KGB có thể chứng thực cho điều này. Khi nhóm công tác đặc biệt đang có mặt tại Pribaltic, người ta vẫn thấy Carpukhin hàng ngày đến trụ sở làm việc tại Moxcva. Có đến hàng chục nhân chứng khẳng định điều này. Sự thực là Bunich chẳng cần đến nhân chứng lẫn vật chứng và cả sự thật. Việc vẽ ra hình ảnh bọn "đao phủ chuyên nghiệp” hẳn phải có sự chỉ đạo và là một thủ đoạn khá quen thuộc. Carpukhin bị bôi bẩn trở thành tên giết người khát máu đáng sợ đã “bắn chết tại chỗ" một trong những người thân thiết nhất của mình, con trai của người bạn cũ từ thời cùng là trung úy, khi hai người - hai sĩ quan trẻ - cùng phục vụ trong một trường sĩ quan biên phòng. Sau này Carpukhin được điều về "Alfa”, còn Victor Alecxeivich Satxki ở lại trường làm sĩ quan huấn luyện, rồi tốt nghiệp Học viện Quân sự và ở lại làm giảng viên môn chiến thuật. Nơi công tác khác nhau, nhưng tình bạn thì vẫn như xưa. Vợ chồng Carpukhin thường đến chơi nhà Satxki. Thế rồi, ngồi trong lòng "chú Vichia", cậu bé Victor lần đầu tiên nghe thấy từ "Alfa" bí ẩn. Cậu nghe nói cả đến những máy bay nào đó mà họ giải cứu, đến những người bạn của "chú Vichia", những tay súng thiện xạ, những võ sĩ Karate... toàn là những người đàn ông đích thực. Giờ đây không khó đoán biết mơ ước của cậu thiếu niên Victor: "Alfa" đã trở thành ngôi sao chiếu mệnh của cậu, mọi chuyện trong cuộc sống của cậu chỉ tuân phục một ước mơ: gia nhập đội đặc nhiệm. Còn khi đã trở thành đội viên "Alfa" rồi, Victor luôn gắng làm một chiến sĩ thực thụ. Khi đi chiến dịch, “lớp người già” thường phải luôn kìm giữ chàng thanh niên hừng hực cháy bỏng này. Cũng giống như mọi thành viên gia đình Satxki: khi xếp họ "ở nhà" thì họ trở nên khác hẳn. Có tới ba lần Victor đến gặp Carpukhin: “Chú Carpukhin! Cháu muốn làm việc. Nếu ba mẹ cháu đã nói để chú giữ cháu ở nhà, thì cũng không ổn đâu”. Đành phải đưa Victor vào quân số chiến đấu.


E. Trudexnov nói: "Cậu ấy mới về phân đội tôi, nhưng chúng tôi đã cùng nhau đi Erevan. Chuyện có báo động và phục kích thường xuyên xảy ra. Victor đã cùng chúng tôi đi bắt tên cầm đầu khét tiếng một băng cướp lớn, và không hề run sợ. Mọi mệnh lệnh, mọi chỉ thị cậu ấy đều hoàn thành một cách chính xác. Tất nhiên là với những nhiệm vụ đầu tiên các chàng lính trẻ thường “tròn xoe mắt”, nhiều người không khỏi lo lắng. Nhưng khi lâm trận cậu ấy rất hăng hái. Một lần Victor nói: "Tất nhiên có nhiều việc chúng tôi chưa lành được, nhưng nếu anh cứ thường xuyên kìm giữ chúng tôi, thì như vậy chúng tôi sẽ không học hỏi được". Tại Vilnius chúng tôi sống trong một địa điểm tuyển quân. Tôi nhớ ngày hôm trước khi vào trận chúng tôi chơi bóng rổ. Hôm đó Victor chơi rất hay. Cậu ấy luôn bị mọi người cản phá, nhưng phân đội 3 của chúng tôi đã thắng. Đến chiều tối thì có lệnh đi gấp tới một thị trấn ở phía Bắc. Chúng tôi đến nơi mặc áo giáp chống đạn, đội mũ sắt, kiểm tra máy bộ đàm và phân công nhiệm vụ: ai sẽ đến điểm nào, mở cửa nào. Nhiệm vụ là: tiến vào tắt mọi máy móc thiết bị rồi chuyển giao toàn bộ cho lực lượng dù bảo vệ.
… Chúng tôi đã đi. Không trừ một ai. Và không có ai phản đối hoặc từ chối thi hành mệnh lệnh".


Bunich viết: "Trung uý Satxki kiên quyết từ chối tham gia những hành động liên quan tới việc giết người". Có là kẻ điên trong thời buổi này mới ra lệnh: "Hãy đi và hãy bắn giết”. Không hề có và không thể có một lệnh nào như thế. Nếu như có ai đó muốn bắn giết cho thật nhiều những người Litva "bất kham" thì cũng chẳng cần huy động lực lượng đặc nhiệm, chỉ cần vài ba tay súng tiểu liên là đủ. Chẳng khó khăn gì để có thế hình dung ba bốn mươi con người với tiểu liên và súng máy thì có nghĩa gì trước hàng nghìn con người đứng cánh sát cánh bên nhau. Igor Bunich viết: "Đêm 13 tháng giêng, sau khi giết mười ba người, phân đội “Alfa" đã chiếm được trung tâm truyền hình Vilnius". Họ là loại người gì đây, những chiến sĩ đặc nhiệm ấy, khi bắn vào đám đông bằng súng tiểu liên và "giết mười ba người"? Một lần nữa, chúng tôi nhấn mạnh: bắn tiểu liên trực diện vào đám đông?... Không, "Alfa” chưa bao giờ bắn vào nhân dân. Hẳn ai cũng nhớ, chúng tôi đã nói: các chiến sĩ chúng tôi thậm chí có bắn vào bọn tội phạm cũng chỉ là trong trường hợp vạn bất đắc dĩ. Bởi vì điều trước tiên là phải nghĩ đến hậu quả của mỗi phát đạn.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #92 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:09:56 pm »

Trích báo cáo mật của "Alfa":
"Chỉ có tám đội viên thuộc phân đội của trung tá E.N. Trudexnov lên được tầng hai trung tâm truyền hình, chấm dứt chương trình đang phát. Tại tháp truyền hình các chiến sĩ đặc nhiệm phải chống trả với sự kháng cự có tổ chức từ phía đội bảo vệ trong tháp. Đội quân bảo vệ xả vòi rồng nước lạnh và bắn xối xả. Các cửa và cầu thang bị chặn bởi chiến luỹ dựng từ bàn ghế và các máy móc thiết bị. Chống lại các chiến sĩ đặc nhiệm người ta sử dụng cả dùi cui, dùi, xiên tự tạo và bất cứ đồ dùng sinh hoạt nào đủ nặng. Những người có mặt tại tòa nhà trung tâm truyền hình đều đeo mặt nạ phòng độc. Ở tầng một còn phát hiện cả những chai xăng. Các thang máy đều bị cắt điện. Sau khi rút lên tầng hai đội bảo vệ đã bật hệ thống phòng chống hỏa hoạn và phun khí freon vào các phòng. Chỉ huy chiến dịch - trung tá M. V. Golovatovt”


M. Macximov:
- Trong nháy mắt chúng tôi đã "bay vào" bên trong, tước vũ khí của cảnh sát bảo vệ. Họ đứng mồm há hốc. Tôi quát: "Hạ vũ khí!". Tôi thấy rõ là đám cảnh sát bị bất ngờ. Đành phải giải thích: “Này các bạn, tôi hiểu thế nào là hạ vũ khí vì tôi cũng là một quân nhân. Nhưng tôi đang thực thi mệnh lệnh. Bây giờ các bạn hãy làm ơn ra với đám đông ngoài kia và cố ngăn họ lại" Họ đúng là đã ra ngăn giữ đám quần chúng bên ngoài. Nhưng dẫu sao vẫn có những người quá khích đã lọt được vào tầng một. Đáng sợ nhất là đám thanh niên hung hãn. Toàn là bọn say xỉn. Mà đối mặt với bọn này chúng tôi chỉ có năm người. Lúc ấy tôi đang ở tầng trên và nghe thấy tiếng anh em gọi giúp đỡ. Tôi xuống, nhưng trong tay tôi chỉ có hai trái lựu đạn khói, ngoài ra không có gì. Tôi rút ra một trái và cảnh cáo: “Nếu chúng mày không lui, tao sẽ ném". Mấy kẻ khiêu khích núp sau lưng gào lên: "Anh em đừng sợ! Hắn không ném đâu, hắn chỉ dọa thôi. Bọn chúng chỉ có đạn giả, thủ pháo giả thôi!". Đấy, người ta biết cả đạn giả, cả thủ pháo giả. Chỉ có điều không hiểu tại sao mà sau đó những tay làm báo lại nói hoàn toàn khác hẳn. Họ nói rằng chúng tôi đã bắn vào đám đông. Rốt cục, tôi đã ném trái lựu đạn khói ấy. Nó chớp lóa và phun khói dày đặc có dọa được đôi phần. Trong khi đám đông ấy còn đang chần chừ thì chúng tôi kịp đẩy họ ra khỏi toà nhà. Ở lối ra tôi bị chụp ảnh rồi ảnh tôi được đem treo ở tòa nhà chính phủ để kết án tử hình tôi":


M.Cartofelnicov:
- Khi chúng tôi vào tòa nhà tháp truyền hình, những người bảo vệ ở đó đã lập một ụ chắn trước lối cầu thang bên trong. Những tay vịn ghế bành được xích lại với nhau không tài nào dịch chuyển đi được. Điện thoại và đèn đều bị cắt. Hai nhóm đầu tiên chạy được lên tầng, còn tôi bị kẹt lại ở dưới. Bỗng có hai tiếng nổ chát chúa, rõ ràng là bom tự tạo. Xa sa Evdokimov bị điếc đặc, tôi thì bị sức ép bắn vào tường. Gần sáng, khi chúng tôi rút ra khỏi trung tâm, đạn súng máy bắn xối xả về phía chúng tôi. Chúng tôi quyết định tạo vỏ "bọc thép" và đã gọi xe thiết giáp đến. Chúng tôi đã hành động đúng. Khi chạy dưới gầm cầu trên đường về thị trấn nhỏ phía Bắc, chúng tôi lại bị tấn công: một khối bê tông sập xuống xe thiết giáp. Chúng tôi không đáp lại những hành động khiêu khích".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #93 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:12:11 pm »

Trích báo cáo mật "Alfa":
"Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, 03h30' cả hai phân đội đã về đến địa điểm tập kết thuộc đơn vị quân đội số 22238. Trên đường về, đoàn xe bị đạn súng máy bắn xối xả, người ta định đốt cháy một chiếc xe bọc thép".
Igor Bunich lại khẳng định khác hẳn. "Sau khi bàn giao cho lực lượng quân dù bảo vệ trung tâm truyền hình, quân đặc nhiệm liền lao đến nhà quốc hội, nơi 'một sự bất ngờ thú vị đang chờ đợi họ. Theo lời kêu gọi của tổng thống Litva Landzbergis toà nhà quốc hội đã có hàng chục ngàn người vây quanh. Rõ ràng, không có quân đội ở đây không thể ổn định tình hình... Carpukhin (đúng là một người có phép phân thân) tìm đến tư lệnh thành phố xin một tiểu đoàn lính dù. Nhưng thượng tướng Cuzmin thần kinh bị kích động cực độ, đã quát vị tư lệnh, rồi ngay lập tức dẹp hết mọi phương tiện chiến đấu khỏi các đường phố trong thành phố. Chiến dịch thất bại". Không, chiến dịch không thất bại. Nếu lực lượng quân đội đã rút thì tức là chiến dịch đã thành công. Nhiệm vụ đặt ra cho "Alfa" đã được hoàn tất. Chỉ với một dúm người, “Alfa" đã luồn lách qua đám đông cả hàng ngàn người và đã tắt mọi thiết bị truyền phát sóng. Tuy nhiên, nổi lên một vấn đề: vì lẽ gì các chàng trai của chúng ta lại chấp nhận phiêu lưu mạo hiểm? Vì mục đích cao cả nào mà trung uý Victor Satxki đã hi sinh? Cuối cùng là ai đã ra lệnh triển khai hoạt động khiêu khích khổng lồ đến vậy để rồi ném "Alfa" vào cái lò lửa Vilnius? Những câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Không một nhà lãnh đạo cao cấp nào dám nhận trách nhiệm.


Đúng như nhà văn trào phúng Mikhail Zvaneski đã nói: "Không một ai thốt ra: ta ra lệnh cho các người và ta sẽ chịu trách nhiệm về việc này". Thiết tưởng cũng nên "ngắm nhìn sang bên kia đại dương" và lắng nghe những gì đại tá Charles Becvit đã nói. Đây là những điều ông kể về cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 16 tháng tư năm 1980 trước giờ tiến hành chiến dịch giải cứu các con tin người Mỹ “Sa mạc - 1" ở Iran: "... Hội nghị kết thúc, mọi người đứng dậy. Tổng thống Carter quay sang tôi:

- Đại tá Becvit, tôi muốn gặp ông trước khi ông rời khỏi đây.

Gian phòng tĩnh lặng. Tổng thống bước đến bên tôi:

- Tôi muốn ông giúp tôi hai việc.

- Thưa tổng thống, ngài cần gì xin hãy nói.

- Thứ nhất tôi muốn trước khi bay đi Iran ông tập trung tất cả người của ông. Thứ hai, ông hãy chuyển đến họ thông điệp của tôi. Ông nói với họ rằng trong trường hợp chiến dịch thất bại, dù do bất kì nguyên nhân gì thì người có lỗi ở đây là tôi, chứ không phải họ.


Vấn đề không phải chuyện ghen tị với người Mỹ. Tổng thống của họ đã có những lời nói tuyệt vời. Ông cử những người của ông đi làm một công việc cực kì nguy hiểm và ông nhận hết mọi trách nhiệm về mình. Giá như sáng ngày 14 ấy, "Alfa" được nghe những lời tượng tự từ tổng thống của mình! Nhưng M. X. Gorbachov nói rằng mãi sáng sớm hôm đó ngài mới biết chuyện. Hóa ra thông tin bi thảm kia đến với ngài quá ư bất ngờ!

… Mấy ngày sau các đội viên “Alfa” chôn cất người đồng đội của mình. Họ nghĩ gì bên nấm mồ người đồng chí - bạn chiến đấu của mình?...
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #94 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:13:37 pm »

Còn nửa năm nữa mới đến tháng tám năm 1991. Ai biết được có phải chính trung uý Satxki bằng cái chết bi thương của mình đã cứu sống tổng thống nước Nga Boris Eltsin? Tháng tám đã trôi qua quá nửa, vậy mà tướng Victor Carpukhin vẫn chưa có thời gian về thăm cha mình. Cha anh đang ở ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô và cụ muốn con trai mình đến dù chỉ một vài ngày. Nhưng người con trai...


"Mình thật vô tích sự", Carpukhin thầm nghĩ và định là ngay ngày mai, thứ bảy dẫu trời có sập anh cũng về thăm cha, vì cụ đang chờ. Cụ sẽ nghe anh kể, mái đầu bạc nghiêng nghiêng. Carpukhin mới từ Carabakh trở về. Có nên nói ra những gì anh chứng kiến và dự cảm để làm đau đớn trái tim người cha không? Nhưng thôi đành anh vẫn phải kể, và người cha sẽ không khỏi lo buồn. Mà làm sao có thể yên lòng được khi giữa thời bình này mà con người vẫn phải chết. Carpukhin hiểu cha mình sẽ khổ đau như thế nào khi nghe những điều này. Và cả anh cũng đắng cay khi phải kể ra. “Chúng ta đã chiến đấu vì điều gì, vì điều gì? - Cha anh sẽ hỏi đi hỏi lại không biết là lần thứ mấy. - Vì điều gì, để rồi tất cả bỗng nhiên biến thành tro bụi?” Lòng cụ sẽ trĩu nặng buồn đau. Người chiến sĩ già, đại tá về hưu Phedor Carpukhin, người đã giấp mặt với chiến tranh ngay từ những ngày đầu khủng khiếp của nó, ngay tại thành phố quê hương Xtrưi thuộc tỉnh Lvov nay lòng nhói đau trước những gì đang diễn ra trong nước. Người cha chưa bao giờ mắng trách Victor vì bất cứ điều gì. Vì lẽ gì mà phải quở trách người con trai, niềm kiêu hãnh của ông, một vị tướng đang chỉ huy cả một đàn đại bàng lao vào nước sôi lửa bỏng... Và chính Victor cũng xông vào lửa, đi giữa làn đạn đối mặt với cõi chết. Nhưng dẫu sao, dẫu sao... chẳng lẽ một người tuổi bốn mươi như anh lại không có lỗi gì trước những gì đang diễn ra hôm nay trong nước? Những điều này Carpukhin còn đang suy ngẫm...


Nhưng với anh, Victor Carpukhin, một vị tướng KGB, người chỉ huy Đội đặc nhiệm thống khủng bố này thì lỗi ở đâu? Anh đã lớn lên, trưởng thành trong những doanh trại, giữ những chiếc vali, hộp, trên chiếc giường lính cọt kẹt, bên những đồ dùng, quân cụ đánh số. Cuộc sống khác anh chưa biết, chưa trải. Từ khi còn trẻ anh đã tập bắn, học lái mô tô, ăn súp bắp cải và món cháo đặc nấu từ nồi quân dụng. Anh nhớ, trong gia đình mọi thứ đều theo đúng thói quen, sở thích quân nhân của người cha. Những năm tháng thất nghiệp ngoài ý muốn của mẹ anh, còn ông trong mười năm học thì mười hai lần chuyển trường. Anh chưa bao giờ đặt cho mình câu hỏi: "Sống theo gương ai?" Vì tất nhiên là theo cha. Victor tốt nghiệp trường Tăng - Thiết giáp Taskent với tấm huy chương vàng. Ý nguyện duy nhất của anh sau khi tốt nghiệp là được phục vụ tại KGB. Anh tới Moxcva nhận lệnh điều động về trường sĩ quan biên phòng. Chỉ huy một trung đội rồi một đại đội trải qua đào tạo cơ bản trong thực tế. Trong những năm đó bộ đội biên phòng được tăng cường bổ sung về kĩ thuật, về xe chiến đấu bộ binh, anh đã lăn lóc khắp các nhà máy quân sự - quốc phòng, tiếp nhận xe tăng, xe bọc thép để nắm bắt và huấn luyện cho học viên sĩ quan. Dù công việc có bận, nhưng Carpukhin đã học thêm và tốt nghiệp đại học sư phạm. Dù muốn hay không cũng cần phải có nghiệp vụ sư phạm.


Cuộc sống đã run rủi anh đến với đội đặc nhiệm "A", với người chỉ huy của đội là anh hùng Liên Xô Victor Bubenin. Trên bãi tập xe tăng trường sĩ quan biên phòng các đội viên "Alfa" học điều khiển xe chiến đấu. Carpukhin giúp họ, hướng dẫn họ, dạy họ. Phải công nhận không chút nghi ngờ rằng thiếu tá Bubenin từ lâu đã chú ý đến anh. “Alfa" cần những người thành thạo kĩ thuật. Thế là anh trở thành chiến sĩ đội đặc nhiệm chống khủng bố. Carpukhin tưởng nhu cuộc sống đều đều ở doanh trại đã qua đi - với những tiếng kèn báo thức, hiệu lệnh thu quân, với những buổi học tập, huấn luyện, những giờ học lái xe - và giờ đây một cuộc sống tràn đầy thi vị đang đợi chờ anh. Nhưng không, lại là những ngày huấn luyện, những lệnh khẩn, những tình huống chẳng thể dự báo. Và công tác tu dưỡng, một hoạt động nặng nề, mệt mỏi.


Afghanistan là cuộc chiến thử lửa của anh. Bằng cánh nào anh vẫn còn sống? Sau này Victor đã nhiều lần suy nghĩ về điều này. Tất cả cứ lẫn lộn đan cài thành một khối: thành công, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu, trình độ huấn luyện rất tốt, và thậm chí có cả sự may mắn nữa, đó là khi một tên vệ binh bảo vệ cung điện Amin đã cố xả cả một băng tiểu hên vào ngực anh, nhưng súng của hắn hết đạn. Chiến tranh. Một cuộc chiến tàn khốc kinh sợ, vô nghĩa... Trở về từ cuộc chiến ấy anh là một anh hùng. Anh được thăng lên những hàm cấp cao, trở thành người chỉ huy đội đặc nhiệm “A" và vượt cả cha mình, đứng vào hàng tướng lĩnh. Thế nhưng người cha già vẫn thích trêu chọc anh con trai. Cụ bảo: "Hỏa lực của anh có mạnh thật đấy, nào tiểu liên, nào súng ngắn, nào lựu đạn đặc biệt, nhưng bì sao nổi với trung đoàn pháo của cha!" - Victor chỉ còn biết đồng ý: một trung đoàn, lại là một trung đoàn pháo, đúng là cả một sức mạnh.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #95 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:17:35 pm »

Trên đường về nhà buổi chiều hôm ấy Carpukhin thầm nghĩ "Rồi ngày mai thế nào cha cũng lại huênh hoang về hỏa lực pháo binh của trung đoàn mình?". Cái “ngày mai" ấy với thiếu tướng Carpukhin bắt đầu ngay từ sớm bằng tiếng người trực ban đơn vị báo tin cục trưởng Cục VII KGB, trung tướng Rasepov triệu anh lên gặp. Carpukhin rủa thầm trong bụng. Lệnh gọi của Rasepov báo trước điềm chẳng lành. Hỏng mất một ngày, đành lại hoãn chuyến về thăm cha. "Ôi dào, cóc cần - Carpukhin quả quyết, - Nếu còn ở Moxcva, sớm muộn mình cũng bùng về thăm cha, dù chỉ một giờ đồng hồ thôi”. Carpukhin ngồi xe đi trên những đường phố Moxcva, qua công viên Văn Hoá, vào đường Vòng tròn, tới trung tâm ra đại lộ Derjinxki tới trụ sở KGB. Không thấy nhiều xe con: thứ bảy, tháng tám, là thời gian đi nghỉ. Carpukhin thầm đoán điều ông cục trưởng cần.


Trong đội mọi chuyện vẫn bình thường, nếu như đó lại là những chuyến công tác triền miên đi tới những "điểm nóng" thì là chuyện thường tình. Không! Và đây là lí do lệnh triệu tập của Rasepov. Theo như bản tin ngày hôm qua, tại Zacavcaz có một vụ bắt cóc con tin. Lại là Zacavcaz. Anh cố nhớ lại vụ bắt cóc nhưng không thể nhớ được tường tận mọi chi tiết. Quá ư đơn giản, chỉ một dòng trong bản tin thông báo tác nghiệp. "Trời ạ, trước đây thông báo về các vụ bắt cóc con tin được chuyển trực tiếp cho KGB, Bộ Nội vụ. Còn giờ đây chỉ vẻn vẹn một dòng thông báo. Một dòng "ngắn ngủi vài từ". Anh dừng xe trong một ngõ hẻm rồi bước vào tòa nhà màu xám. Anh lên tầng, đi ngang qua phòng tiếp khách của chủ tịch KGB. Tại đây năm 1980, sau khi ở Afghanistan về chủ tịch KGB Andropov đã tiếp anh, thiếu tá Carpukhin. Andropov có khả năng gây thiệu cảm cho người được tiếp kiến, chỉ qua dăm phút Carpukhin đã hoàn toàn quên rằng trước mặt mình là một vị bộ trưởng đầy uy quyền của ngành an ninh quốc gia một trong những nhân vật hàng đầu của nhà nước. Andropov muốn tìm hiểu sự thật. Ông đã chán nghe báo cáo của các tướng về tình hình Afghanistan. Anh muốn gặp và nghe một người thuộc số những người trực tiếp chứng kiến, đã cầm súng xông lên tấn công đầu tiên. Kì lạ là cho đến nay Carpukhin vẫn có cảm tưởng rằng tất cả những người sau này nghe anh kể về Afghanistan, về cuộn tấn công cung điện Amin, đều không chăm chú và thích thú lắng nghe như Andropov. Carpukhin không nghĩ ít lâu sau anh sẽ lại bước vào phòng tiếp khách của chủ tịch KGB. Chỉ có là bây giờ người ta không hạ cố lắng nghe anh một vị tướng chiến đấu, một anh hùng Liên Xô. Hay có thể nói là nghe rồi bỏ ngoài tai. Anh đang đến gặp thủ trưởng của mình, vừa đi vừa toan tính xem ai trong các chiến sĩ đặc nhiệm sẽ đi làm nhiệm vụ ở Zacavcaz.


Tuy nhiên Rasepov lại nói về một vấn đề hoàn toàn khác. Ông hỏi về khả năng sẵn sàng chiến đấu của “Alfa”, về biên chế của đội. Rồi ông tìm trên bản đồ tỉnh Moxcva sân bay quân sự Scalov và hỏi Carpukhin có biết sơ đồ bố trí các tòa nhà, các phòng làm việc của sân bay này không. Thực ra những câu hỏi đó không làm Carpukhin ngạc nhiên. Tổng thống Nga vừa từ nước ngoài trở về và người ta hoàn toàn có thể huy động các thành viên “Alfa" làm công việc bảo vệ Eltsin. Rasepov khẳng định điều phỏng đoán: cuộc gặp mặt của các nhà lãnh đạo Liên Xô với tổng thống Nga đã được ấn định. Cần tăng cường công tác bảo vệ. Tăng cường thì tăng cường.


Theo lệnh cục trưởng, Carpukhin tới Bộ Quốc phòng sau khi đã báo trước với Rasepov rằng ngày hôm nay anh định ra ngoại ô thành phố. Rasepov không phản đối chỉ yêu cầu thường xuyên giữ liên lạc. Điều này một lần nữa khẳng định thêm ý nghĩ của Carpukhin rằng không có dấu hiệu nghiêm trọng nào. Nếu không thì hẳn là người ta đã không để anh rời khỏi Moxcva. Tại Bộ Quốc phòng anh được giao thêm nhiệm vụ chuẩn bị một tốp 30 người “để bảo vệ cho các hoạt động sắp tới". Người ta xác định: địa điểm cuộc gặp có thể thay đổi, không loại trừ khả năng nó có thể diễn ra ở Vnucovo hoặc ở Arkhangel. Thành phần cuộc họp không được thông báo. Carpukhin cũng không hỏi vì làm việc ở KGB anh đã quen chỉ biết đúng những gì được truyền đạt. Chiều hôm đó anh rời thành phố, tới nhà nghỉ ngoại ô thăm cha. Hai cha con gặp nhau, trò chuyện.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #96 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:20:36 pm »

Hôm sau chủ nhật, tướng Carpukhin trở về kiểm tra khâu chuẩn bị của nhóm bảo vệ. Một điều làm anh thấy băn khoăn là toàn bộ ban lãnh đạo KGB đều ở vị trí làm việc. Hai giờ sáng Carpukhin và cục trưởng Rasepov được phó chủ tịch thứ nhất KGB Gruseo triệu lên gặp. Nhiệm vụ đã giao được khẳng định lại một lần nữa. Xuất hiện một câu hỏi hoàn toàn logic: Vì chuyện quái quỷ gì mà suốt hai ngày đêm nay hai vị tướng KGB - chỉ huy trưởng đội đặc nhiệm siêu mật chống khủng bố và cục trưởng Cục VII - cứ bị các thượng cấp triệu tập mãi thế? Nguyên soái Saposnicov, một người rất có thiện cảm với những nhân vật trong ủy ban khẩn cấp, đã kể lại về cuộc họp tai hại với các đồng sự cùng cấp của Bộ Quốc phòng sáng 19 tháng tám. Tại cuộc họp này người ta đã thông qua quyết định điều quân đội về Moxcva.


Nguyên soái kể: “Chúng tôi ngồi và chẳng hiểu phải làm gì, phải hành động ra sao. Cả ông ấy (nguyên soái Iazov) nữa, nói chung, cũng không cho mọi người có thời gian để bàn bạc. Iazov nói ngắn gọn, chỉ đúng 10 - 15 phút... Ra ngoài, ông ấy giải thích rằng Gorbachov bị ốm, ngày mai kí hiệp ước liên bang nhưng trong trường hợp này thì không thể kí được rồi. Nhưng để mọi người an tâm, tình trạng khẩn cấp sẽ được ban bố... Quân đội được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao. Hãy hành động!" Ông ấy không cho phép được hỏi, và nói chung, không một ai muốn hỏi... Mọi người ra xe và giải tán. Không ai nói một lời. Chúng tôi ngại nhau. Đấy, đúng như vậy đấy...”.


Vâng, bởi vì dự họp Hội đồng Quốc phòng toàn là những quan chức quân sự chóp bu của cả nước: các thứ trưởng quốc phòng, các tư lệnh quân chủng thuộc lực lượng vũ trang. Còn Iazov cũng chỉ nói với họ vẻn vẹn dăm mười phút đồng hồ. Và... hỏi thì không được phép! Tình hình tương tự cũng diễn ra như vậy tại ban lãnh đạo cao nhất của KGB. Có người cho rằng đã phải mất nhiều thì giờ với Carpukhin để thuyết phục anh.
Tôi đã gặp Carpukhin hồi mùa đông năm 1991, mấy tháng sau cuộc chính biến Tháng Tám. Anh nói cũng vẫn những điều tương tự như Saposhnicov: "Chúng tôi ngồi và không hiểu...”. Nhưng chính đêm 18 rạng sáng 19 tháng tám hầu như ai cũng rõ là người ta đã hành động theo như kế hoạch đã định từ trước, một kế hoạch đúng là chẳng khiến ai thật sự nghi ngờ. Đúng 4 giờ sáng một mệnh lệnh phát đi từ Criutrcov: triển khai quân tới khu nhà nghỉ "Arkhangel”, nếu cần thì tăng cường thêm chốt bảo vệ. Carpukhin tập hợp sáu mươi người và xuất phát. Họ dừng lại cách khu nhà nghỉ khoảng ba cây số và chờ chỉ thị. Từ đó bắt đầu xuất hiện những chuyện bịa đặt về đội đặc nhiệm. Những chuyện này hôm nay có thể tập hợp lại thành một cuốn sách đáng kinh ngạc với tiêu đề Những chuyện thêu dệt về Biệt đội "Alfa”. Chuyện đầu tiên thực sự giật gân và nó đã được hết báo này sang báo khác đăng tải, được khẳng định bởi những người khả kính hình như đã từng chứng kiến sự kiện lịch sử kia. Hóa ra những "lính đặc nhiệm” (người ta thường gọi các đội viên "Alfa" như thê) đã đến muộn, để sổng mất Eltsin cùng những người bạn chiến đấu của ông ở nhà nghỉ. Người ta còn kể lại những phút giây đầy kịch tính khi ông Eltsin thoát khỏi nanh vuốt KGB. Anatoli Xopchac là một nhân chứng: “Xe chúng tôi lao nhanh. May quát chẳng gặp quân dù. Có vẻ gì như họ đến bắt chúng tôi, lại có vẻ gì như đó là một nhóm khác đến vây bắt, nhưng lại đến muộn (như sau này chúng tôi được biết là muộn 10 phút)”.


Chúng ta hãy thử tìm hiểu sự thật. Hiệu lệnh "Tập hợp!” vang lên ở doanh trại của “Alfa" vào 4 giờ sáng. Đây là đơn vị cực kì cơ động, được trang bị tốt trong thành phần biên chế có những lái xe tay nghề cao. Trong thành phố dù dầy đặc xe cộ họ vẫn có thể cơ động nhanh và chuẩn xác, mà sáng sớm hôm đó đường sá thực sự vắng lặng, đến biệt thự của Eltsin chỉ một với tay - vẻn vẹn có 30 cây số đường. Chưa đến 5 giờ sáng các nhân viên "A" đã chiếm lĩnh vị trí của mình.  Họ thấy rõ Khaxbulatov, Xilaev, Rutxkoi, Podtoranin, Xopchac, Luscov và nhiều nhân vật khác đang đi về phía một biệt thự. Hoàn toàn có thể chặn giữ từng người? Chắc chắn là thế. Nhưng họ đã không làm thế. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn sau này trướng Carpukhin nói: "lúc 9 rưỡi tôi cho đoàn xe gồm hai chiếc "Zil” và "Volga" bảo vệ của chính phủ Nga rời khu biệt thự". Như vậy tức là "Alfa" có ít nhất 4 đến 4 tiếng rưỡi đồng hồ để thực thi nhiệm vụ. Và ông ta đã cố ý khéo léo đến muộn 10 phút? Đầu tiên là thả cho đi, sau đó lại đến bắt? Quả là lạ lùng phải không? Ông Anatoli Xopchac nhắc đến ở trên còn nói là sáng hôm đó khi ông bước vào biệt thự của Eltsin, chợt ông lặng người: "Trong phòng là toàn bộ chính phủ Nga. Chỉ cần một trung đội đặc nhiệm là đủ tóm gọn cả Nội các Nga..." Xopchac hiểu còn tướng Carpukhin, một tay chuyên nghiệp với 60 tay súng của mình lại không nghĩ ra để mà chộp gọn cả Nội các Nga hay sao? Có thể tin được điều đó không? Tóm lại là "Alfa" đã rời khu Arkhangel để dõi theo hai chiếc “Zill” và "Volga” sau khi tăng cường cho đội bảo vệ Eltsin 15 người. Còn tiếp theo thì sao? Hãy thử hình dung một chuyện không thể tin nổi: hình như sau khi đã đứng không phải là một giờ đông hồ bên cổng biệt thự, Carpukhin đã để sổng “Nội các Nga"; nhưng “Alfa", như một ngôi sao điện ảnh đã nói, vẫn có thể tóm bắt họ một cánh êm nhẹ trên đường ra xa lộ dưới một chiếc cầu là nơi rất thuận tiện để làm việc này hoặc ngay trên trục đường chính chạy về Moxcva... Đội đặc nhiệm đã luyện tập mãi, tới mức không một ai có thể nhận ra điều gì, dù có tình cờ chứng kiến thì cũng chỉ đơn giản nghĩ rằng có một chiếc xe bị hỏng giữa đường và người ta chuyển hành khách sang một xe khác... Còn sự thật là thế này: hai chiếc "Zil" va 'Volga" của chính phủ không gặp sự cố gì trên đường, và rõ ràng là tổng thống đã an toàn về đến Nhà Trắng. Còn ở Moxcva xe tăng đã tiến vào. Thành phố đúng là trong tình trạng thiết quân luật. Trên phố bờ sông Kracnoprexnhenxcaia đầy người người ta bắt đầu dựng những chiến lũy. Đài phát thanh và đài truyền hình phát đi công bố của ủy ban khẩn cấp quốc gia: Gorbachov bị ốm, quyền thưa hành trách nhiệm tổng thống tạm thời được giao cho phó tổng thống Yanaev". Eltsin ban bố những sắc lệnh của mình, phát biểu trước nhân dân Nga; ông gọi hành động của ủy ban khẩn cấp quốc gia là một cuộc đảo chính. Thật ra với nước Ngay những mưu toan phản nghịch và những vụ chính biến chẳng phải là mới mẻ gì. Suốt trong lịch sử nghìn năm đã quá đủ những chuyển như thế. Chỉ tính riêng trong ba trăm năm gần đây con số tính được đã là quá một tá. Nào là những vụ mưu phản của các lãnh chúa Miroxlavxki nhằm chống Piotr I, âm mưu đưa nữ hoàng Elizabeta Petrovna lên ngôi của đám cận vệ, rồi cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp và vụ ám hại Sa hoàng Alecxander II do những người dân túy tiến hành, cuộc phiến loạn của Cornilov chống lại chính phủ lâm thời cuộc bạo loạn của những đảng viên xã hội cánh tả chống lại phái Bolsevic, và cuối cùng là âm mưu của nhóm Maleneov, Molotov, Caganovich, và sau nữa là của Breznev nhằm lật đổ Khrusov. Và bây giờ đến thế hệ của hôm nay với các âm mưu "của mình”. Vụ chính biến Tháng Tám kéo dài ba ngày và đã mở ra một kỉ nguyên mới như các báo đã viết. Có thể đây đúng là một bước ngoặt trong lịch sử đất nước và nó gây những hậu quả vô cùng lớn. Liên Xô sụp đổ, đảng Cộng sản bị cấm hoạt động, quân đội và KGB bị thu hẹp và tổ chức lại. Chính quân đội và KGB đóng vai trò chính trong vụ chính biến. Ngươi ta sẽ gọi nó theo những cách khác, gắn với những định ngữ “quốc gia”, "Cremli", “nhố nhăng". Nhưng dẫu sao, nó vẫn là một vụ chính biến quân sự. Và tại sao nó lại không được gọi là cuộc đảo chính của phó tổng thống? Vì đứng đầu là một phó tổng thống hợp hiến. Hoặc sao không là... của các bộ trưởng? Trong thành phần ủy ban khẩn cấp quốc gia toàn là những bộ trưởng mà đứng đầu chính là thủ tướng. Nguyên nhân ở đây thì có nhiều. Những ai có mặt ở Moxcva trong những ngày 19 - 21 tháng tám hẳn đã thấy những xe tăng xe chiến đấu bộ binh, binh linh và sĩ quan với súng tiểu liên trong tay trên đường phố thủ đô. Có ba người bị đè dưới xích xe thiết giáp của quân đội.


Thực ra, đây là vụ đụng độ duy nhất suốt trong ba ngày ba đêm giữa những người bảo vệ Nhà Trắng và quân đội. Một vụ đụng độ hết sức kì quặc, và bởi thế nó càng bi kịch hơn. Nhưng nó đã xảy ra. Còn một lực lượng nữa đáng sợ đối với những người bảo vệ Nhà Trắng. Đó là đội đặc nhiệm "Alfa”. Cái tên này suốt trong ba ngày được nhắc đến nhiều lần, được đọc to trên những phương tiện truyền thông và được người ta thầm thì với nhau trên những chiến lũy. Người ta chờ đợi "Alfa", người ta e sợ "Alfa". Trong chờ đợi và nỗi sợ hãi căng thẳng luôn có mọi thứ: từ những lời đồn đại về những kẻ "giết người không gớm tay" của Criutrcov đến những tin mơ hồ, những chuyện bịa đặt tào lao và những trò thêu dệt dựng đứng. Nhưng ở "Alfa", ngày thứ hai, 19 tháng tám và đêm tiếp theo đã trôi qua bình lặng. Sáng ngày hôm sau chỉ huy trưởng "Alfa" được Rasepov triệu lên gặp rồi hai người cùng đến chỗ phó thủ tịch KGB, tướng Agheev. Dự họp còn có mặt các cục trưởng của tất cả các cục thuộc KGB. Tại đây lần đầu tiên KGB được lệnh phối hợp cùng các đơn vị quân đội Xô Viết và Bộ Nội vụ Liên Xô tấn công Nhà Quốc hội Nga, bắt giữ chính phủ và tổng thống đưa về giam tại các vị trí đặc biệt ở gần Moxcva. Đội trưởng “Alfa" được bổ sung thêm những đội đặc nhiệm khác thuộc KGB và Bộ Nội vụ, đó là OMON Moxcva và một sư đoàn OMOZDON. Mọi mệnh lệnh, như trước đây, vẫn là mệnh lệnh truyền miệng, không văn bản.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #97 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:22:08 pm »

Carpukhin nhớ lại sự kiện Vilnius. Khi đó "Alfa" cũng ở vòng ngoài. Tướng Agheev tuyên bố kết thúc cuộc họp và báo trước phiên họp sau sẽ ở Bộ Quốc phòng lúc 14 giờ. Về cuộc họp này, trong lần trả lời phỏng vấn của tờ Tin tức, tư lệnh trưởng quân dù, nay là bộ trưởng Bộ Quốc phòng - đại tướng P. X. Gratrov nhớ lại: "Ngày 20 tháng tám, trong khoảng từ 14 giờ đến 15 giờ đã diễn ra một cuộc họp tại văn phòng thứ trưởng quốc phòng Liên Xô - tướng Atchanov - bàn về tình huống tối khẩn cấp. Tại đó có mặt các tướng Varennicov, Cahnin, Carpukhin và nhiều nhân vật dân sự mà tôi không quen biết. Không khí cuộc họp rất căng thẳng... Người ta nói: chính phủ Nga đang chống lại ủy ban khẩn cấp quốc gia, hội đàm với họ không đạt được điều gì. Cần làm sao để có được sự thừa nhận và đặt ra nhiệm vụ bao vây nhà Quốc hội. Tôi được biết: quân dù sẽ triển khai ở khu vực có sứ quán Mỹ, lực lượng Bộ Nội vụ chốt trên đại lộ Cutuzov, "Alfa" ở đường bờ sông. Theo kế hoạch, quân Bộ Nội vụ sẽ giãn đám đông trước nhà Quốc hội tạo một hành lang để "Alfa" tấn công vào tòa nhà".


Tiếp nữa là một câu hỏi tọc mạch của một phóng viên:
- Chỉ huy trưởng "Alfa” - tướng Carpukhin đã xử sự như thế nào trong cuộc họp?

Gratrov trả lời:
- Không thấy vẻ hăng hái ở ông ta. Theo tôi thấy, ông ấy thậm chí còn bi quan, chán nản.

Gratrov nhớ lại: "Đêm trước cuộc tấn công tòa nhà Quốc hội tướng Carpukhin điện thoại cho tôi. Còn hai giờ nữa cuộc tấn công sẽ mở màn. Ông ấy nói: "Tôi đã gọi điện lên cấp trên của mình nhưng không ai nhấc máy”. - "Anh đang ở đâu vậy?" - Tôi hỏi. - "Cách nhà Quốc hội Nga hai cây số. Tôi đã xem xét tình hình và đã quyết định...," - Carpukhin ngừng nói. Tôi cũng không vội hỏi. Rồi ông ấy nói tiếp: "Tôi sẽ không tham gia tấn công". - "Cảm ơn, - tôi đáp - quân của tôi đang không có mặt tại Moxcva. Và tôi sẽ không làm gì hơn".


Vậy là hai tiếng đồng hồ trước giờ "G" ngày 21 tháng tám chỉ huy đội "Alfa” đã quyết định không tham gia tấn công. Khoảng thời gian từ sau cuộc họp ở chỗ Atchatov đến lúc Gratrov nhận được cuộc gọi qua điện thoại là gần mười hai tiếng đồng hồ. Có thể đó là những giờ phút khó khăn nhất trong lịch sử “Alfa". Một người xa lạ với quân đội hoặc lực lượng đặc nhiệm khó mà hình dung nổi mệnh lệnh là gì. Hồi đó trong điều lệnh không có khái niệm “mệnh lệnh tội lỗi", nhưng thực tế là đã có những mệnh lệnh như thế. Bất cứ quân nhân nào từ chối thi hành dù là mệnh lệnh loại đó đều bị kết tội chống quân lệnh và bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn trong tình trạng khẩn cấp (ai cũng biết nó đã được ban bố tại Moxcva theo lệnh của Tư lệnh trưởng thành phô) sẽ bị đưa ra tòa án quân sự.


… Đêm 20 tháng tám, nguyên soái Saposnicov điện thoại cho thượng tướng Gratrov:

- Thế nào, anh định làm gì? - Tôi có cảm tưởng là, - Gratrov trả lời, - chúng định chơi tôi. Lũ khốn ấy muốn tôi ra lệnh.

- Vậy anh sẽ làm gì? - Saposnicov hỏi.

- Cút mẹ chúng nó đi... Còn lệnh tôi sẽ không...

Evgheni Ivanovich tiếp tục:

- Thế đấy, nhưng còn anh sẽ làm gì?

- Sẽ từ chức. Xin về hưu...

- Lúc này đang trong tình trạng khẩn cấp, người ta sẽ không chấp nhận đâu. Khó đấy.

- Ôi chao, - Gratrov nói, - tôi sẽ tự sát.


Tại sao vậy một thượng tướng 43 tuổi, anh hùng Liên Xô, lại phải bắn một viên đạn vào trán mình? Pavel Xergheevich Gratrov đâu phải loại người nhát gan: ông là sĩ quan dù, một kiện tướng thể thao, đã hàng trăm lần nhảy dù, hai lần tham chiến tài Afghanistan ở cương vị chỉ huy trưởng trung đoàn rồi sư đoàn, và bây giờ giữa thời bình lại tuyên bố như vậy. Vấn đề ở đây là, với tư cách quân nhân, không thi hành mệnh lệnh bao giờ cũng là một ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết. Phải, những người bảo vệ Nhà Trắng là những người dân thuần túy. Họ đang hết sức dũng cảm và sẵn sàng bằng mọi giá bảo vệ tổng thống và chính phủ của mình. Nhưng mỗi người trong họ có quyền lựa chọn: ở lại hoặc bỏ đi. Không có sự lựa chọn như thế đối với những người mang quân hàm, quân hiệu, ở thời điểm tháng tám năm 1991. Thực thi mệnh lệnh, tham gia tấn công, anh là kẻ tội phạm; chối từ mệnh lệnh cũng là kẻ tội phạm. Hãy thử hình dung: những nhân vật trong ủy ban khẩn cấp quốc gia đã trụ được không phải là ba ngày mà là ba tuần. Khó có thể nói Saposnicov và Gratrov cũng như hàng chục những sĩ quan khác thuộc quân đội và KGB không ủng hộ cuộc chính biến đã ở trong tình trạng như thế nào. Có thể họ chỉ còn sự lựa chọn duy nhất; hoặc mất đầu vì tay tên đao phủ hoặc tự kết liễu mình bằng một phát đạn. Nói ra điều này không phải tôi muốn quay trở lại những giở phút khủng khiếp của những ngày ấy, mà để độc giả hiểu được trạng thái tinh thần của người chỉ huy "Alfa" là tướng Carpukhin.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #98 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:23:40 pm »

Ngay sau sự kiện Tháng Tám người ta đã viết nhiều, rằng không nghi ngờ gì, "những tên giết người không gớm tay của Criutrcov" đã mưu toan tấn công và nhấn chìm trong biển máu nền dân chủ Nga vừa chào đời. Và, phép màu kì diệu đã cứu Nhà Trắng. Lập tức xuất hiện những bài báo với giọng điệu ngược lại nói rằng, khi được lệnh tấn công, "Alfa" đã thẳng thừng từ chối đưa quân đi. Người ta dẫn ra tên tuổi của "những kẻ dấy loạn trên con tàu”, dẫn những lời mà ác chiến sĩ "Alfa" đồng thanh nói: "Chúng tôi quyết không đi tới đó!”. Và, hình như, cả những lời đáp của "những kẻ làm loạn" - hai sĩ quan Mikhail Golobatov và Sergei Gontrarov: "Và chúng tôi cũng không đẩy các bạn tới đó!" hệt như cảnh trong phim Nhân viên "Alfa" với mấy chục chàng trai trong trang phục ngụy trang cười nhạo mệnh lệnh, và sau đó họ "sát cánh" vây quanh vị trung tá khả kính, cùng chống lại một viên tướng thủ cựu. Rồi cả sư đoàn đang bao vây họ, tay đưa lên vành mũ chào, biểu thị sự tôn vinh cao cả trước những người anh hùng. Nếu thế thì đơn giản quá? Mọi chuyện phức tạp hơn nhiều, và tôi muốn nói rằng bi kịch hơn nhiều.


Quả thực, ngay cả trong cơn ác mộng, từ trước đến nay chưa khi nào một ai trong các chiến sĩ đặc nhiệm lại có thể hình dung nổi mình không tuân lệnh. Những con người như thế xuất hiện không phải bỗng nhiên, không phải sáng sớm ngày 19, mà là sau này, vào những giờ phút bi ai kia cơ, khoảng từ 15 giờ ngày 20 đến quãng 1 giờ sáng ngày 21. Chuyện gì đã xảy ra trong khoảng thời gian đó tại đội đặc nhiệm? Nếu như có ai theo dõi căn cứ của "Alfa" vào thời điểm đó, thì người đó tất nhiên cũng chẳng nhận thấy điều gì. Không một xe quân sự nào ra khỏi cổng doanh trại, các chiến sĩ đặc nhiệm vũ trang đầy đủ, bó mình trong những bộ áo giáp chống đạn, nhưng ai vội đi đâu. Trừ có thiết bị liên lạc vô tuyến của đội là "chạy" hết công suất. Một công việc căng thẳng: đội thu nhận từng thông tin chi tiết về những gì đang diễn ra ở Moxcva, đánh giá tình hình; mà tình hình thì hết sức rối ren. Các đội viên "Alfa" nghe những tuyên bố và thông báo của ủy ban khẩn cấp quốc gia, nghe những sắc lệnh của tổng thống Nga. Họ trông thấy cánh tay run run của Yanaev trong cuộc họp báo, họ nhìn thấy cả Eltsin đang nói trên xe tăng. Những sĩ quan tác chiến của họ đang ở trong Nhà Trắng báo cáo về đám đông tụ tập bên ngoài, về công việc xây dựng chiến lũy và về một xe tải súng đạn đã được chở đến. Những câu hỏi nảy sinh, nhưng, hỡi ôi, không có câu trả lời.


Carpukhin đã cùng các chiến sĩ của mình đứng suốt bốn giờ đồng hồ bên cổng biệt thự của Eltsin, nhưng lệnh bắt tổng thống đã không được truyền đạt đến. Còn bây giờ, khi ông Eltsin đã trở thành biểu tượng của nền dân chủ, thì người ta lại bắt họ xung trận tấn công. Tại sao? Để làm gì? Rồi đây người ta sẽ viết rằng "Alfa" đứng trước một vấn đề cốt tử: vào Nhà Trắng bằng cách nào? Tính chất phức tạp thực sự lại ở phía khác: rút ra khỏi đó bằng cách nào? Bởi vì sau lưng họ hẳn sẽ nằm lại hàng chục thi thể. Có những ý kiến khác nhau. Nhưng không một ai phấn kích đồng thanh thét lớn: "Chúng ta quyết không tới đó?", và cũng không ai thét lên điều ngược lại. "Alfa" đã lựa chọn giữa sự sống và cái chết không phải chỉ eho từng người trong đội mà là cho toàn đội đặc nhiệm như thế đó. Nếu đi đánh chiếm Nhà Trắng thì hành động này sẽ phải gọi là gì? Chống khủng bố? Nhưng ngồi trong nghị viện Nga không phải là những tên khủng bố, mà là những đại biểu dân cử và tổng thông hợp hiến. Cả những người đang điều họ đến cuộc tàn sát đẫm máu này cũng đều là những bộ trưởng hợp hiến. Chủ tịch KGB Criutrcov cũng không phải là kẻ mạo nhận mà hoàn toàn ngồi đúng luật trên chiếc ghế của mình. Trong mười hai giờ tệ hại kia, ai trong "Alfa" là người cảm thấy khó xử hơn cả? Chẳng có ai dễ dàng gì, nhưng khó khăn nhất vẫn là đội trưởng. Người chỉ huy gánh chịu hết mọi chuyện. Có ai biết những lời chửi rủa và sự đe dọa như thế nào đã trút xuống đầu Carpukhin? ... Carpukhin có truyền lệnh tấn công Nhà Trắng không? Thật cay đắng biết nhường nào khi phải nói về điều này, nhưng hỡi ôi, anh có truyền lệnh. Nhưng chính Iazov cũng đã ra lệnh cho Gratrov. Liệu ông ta có cách được chức chỉ huy trưởng quân dù của Gratrov không? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có đủ sức mạnh và quyền lực không? Đương nhiên là có rồi. Và cả Carpukhin cũng vậy Nếu muốn bắt giữ Golobatov và Gontrarov vì không thực thi mệnh lệnh trong tình hình khẩn cấp thì người ta đã cho bắt rồi. Còn phải mất nhiều thời gian mới có thể xác định đúng sai và phán xử về lập trường tư tưởng của phái này phe khác, nhưng sự thật vẫn là sự thật: "Alfa" đã không tham gia cuộc tấn công.


Điều quan trọng là "Alfa" đã cứu những con người không liên quan đến những hàm cấp và chức vị của họ. Bởi vì không ai có quyền quyết định sinh mệnh của người khác. Tôi tin chuyện này đã diễn ra không phải ngẫu nhiên và ở đây chẳng hề có sự kì diệu nào. Đội đặc nhiệm chống khủng bố bao giờ cũng bảo vệ con người. Và lần này nữa "Alfa" đã bảo vệ họ. Vì đã không giương súng chống lại họ, bất chấp mọi mệnh lệnh. Đây chính là thêm một lí lẽ xác đáng để tranh cãi với những ai coi các chiến sĩ "Alfa" như "những kẻ giết người không gớm tay”.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #99 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:25:08 pm »

… Sau biến cố Tháng Tám, Carpukhin nhận được điện thoại của Shebasin, trung tướng Cục trưởng Cục I: "Victor, hãy vừng vàng nhét Cậu bị cách chức". Chỉ huy đội đặc nhiệm lúc này là Golobatov. Tướng Carpukhin không ngờ tới một cú giáng nào nặng nề hơn. Mười hai năm trong đội đặc nhiệm, bốn năm là đội trưởng. Những chiến dịch đặc biệt ở Afghanistan, những cuộc giải cứu máy bay bị cướp, giải phóng trại biệt giam Xukhumi, những "điểm nóng” trong nước đều có phần đóng góp của ông, Victor Carpukhin - Anh hùng Liên Xô và bộ quân phục với những đường nẹp cấp tướng. Và bỗng nhiên ông bị sa thải. Đầu óc rối tung, tim đau nhói. Vì sao? Có phải vì ông đã không bắt Eltsin, vì đã không tấn công Nhà Trắng? Không, ở đây chắc có sự nhầm lẫn nào đó. Carpukhin liền đến ngõ Lubianca gặp Bacachin, chủ tịch mới của KGB. ông ấy chắc sẽ hiểu. Carpukhin uổng công hi vọng. Một giờ trôi qua, rồi lại một giờ nữa... Tướng Carpukhin cứ đợi hoài, ông nhớ đến Andropov. Lần đầu tiên khi bướt qua ngưỡng cửa văn phòng này ông là một thiếu tá chẳng ai biết đến, nhột chiến sĩ như bao chiến sĩ đội viên đặc nhiệm "A". Còn giờ đây người ta không mở cửa cho một vị tướng, nhột anh hùng sao? Người ta có thể không phục hồi chức vị, sẽ phế truất ông khỏi KGB, nhưng chỉ cần người ta lắng nghe... Nhưng người ta đã không buồn nghe ông. Và Carpukhin ra về. Nhưng "Alfa” vẫn tiếp tục sống. Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachov đỡ nó dưới chiếc cánh của mình, ông đón nhận "Alfa" để rồi quên ngay nó đi. Người ta vẫn chưa quy định thể thức pháp chế cho "Alfa", chưa rõ nó phải làm gì sắp tới. Bảo vệ tổng thống ư? Nhưng ông ta đã có cả một đội bảo vệ của mình rồi. Còn báo chí - cả cánh tả lẫn cánh hữu - tăng yếu tố giật gân, thêu dệt chuyện bằng các hàng tít: “Tại sao Criutrcov không nói “B" khi đã nói "A”, "Alfa” tỏa sáng cho ai?”, “Alfa” vốn là thế đấy", “Alfa" sau biến cố"… Thời kì này việc tiếp cận "A” tương đối dễ “Alfa" đã nếm trải nhưng ngày gay go. Đã sang tháng thứ hai các chiến sĩ không được trả lương. Mà ai cũng có gia đình, con cái.


Ngày 21 tháng mười hai năm 1991, báo Sự thật đưa tin: “Đội đặc nhiệm "A” với tư cách trước đây đã chấm dứt sự tồn tại của mình" . Ban chỉ huy đội các cựu chiến binh của đội tìm mọi cánh để cứu vớt và bảo toàn đội đặc nhiệm có một không hai này. Và họ lo việc đó không phải cho mình. Ngày 4 tháng bảy, chỉ huy cũ của đội là Anh hùng Liên Xô - thiếu tướng Gennadi Zaixev đã quay về lãnh đạo đội. Ông đã giữ cương vị này từ 1977 đến hết 1988. Tổng thống Nga Eltsin tới thăm "Alfa", dự một buổi huấn luyện và ông hoàn toàn tin vào tài nghệ chuyên môn cao cũng như khả năng cơ động của đội. Dường như những tháng ngày sóng gió đã qua và tình hình đang được cải thiện. Tuy nhiên, dù có là một đội đặc nhiệm siêu hạng "Alfa" cũng không thể tự ngăn cách mình với thế giới bên ngoài dù là bằng một bức "trường thành".


Lương của các đội viên dù có cao hơn so với của các đồng nghiệp trong Bộ An ninh nhưng vẫn là ít ỏi. Đội nằm trong thành phần của Cục bảo vệ tổng thống. Đương nhiên tổng thống cần được bảo vệ. Nhưng rõ ràng đó không phải là công việc của "Alfa” vì "Alfa" có chức năng riêng của mình là đấu tranh chống khủng bố, chống tội phạm có tổ chức. “Alfa" có cả một kho kinh nghiệm phong phú nhất, có truyền thống tuyệt vời và bởi thế đội đặc nhiệm có một không hai này không thể chết, không thể lụi tàn giữa đám "vệ sĩ". Chúng ta hãy cùng nhớ lại, khác với những đội đặc nhiệm nước ngoài lừng lẫy nhất như “Delta” của Mỹ, GSG-9 của Đức hay bất cứ một đội nào khách “Alfa" chưa từng chịu một thất bại nào. Những chiến dịch do "Alfa" tiến hành có thể lấy làm ví dụ minh chứng cho những thắng lợi của cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Một điều đáng ngại là người ta hiện đang định thành lập những đơn vị có cơ cấu tựa như "Alfa". Liệu điều này có cần không? Bởi vì ngay như ở những nước phát triển nhất đội đặc nhiệm chống khủng bố bao giờ cũng là đơn vị duy nhất làm nhiệm vụ đó. Để thành lập huấn luyện, giáo dục phải tốn thời gian hàng năm. Tất nhiên có thể thành lập một đội gồm những tay súng cừ khôi, những chiến sĩ giỏi, những võ sĩ quyền Anh rồi huấn luyện, trang bị cho họ. Nhưng liệu một đội tuyển như thế có thể trở thành một tập thể chiến đấu thống nhất có khả năng giải cứu con tin từ tay bọn khủng bố, giải phóng một máy bay hay tàu thủy bị cướp đoạt không? Trong thực tế chưa phải là xa xôi gì, chúng ta đã có quá đủ ví dụ về những vụ việc tồi tệ do các đặc nhiệm "cây nhà lá vườn” tiến hành. Tôi không loại trừ một điều là từng chiến sĩ đặc nhiệm nói riêng ở đó có thể được đào tạo chẳng kém gì một đội viên "Alfa", nhưng trong mỗi tình huống, khi thì do chưa đủ kinh nghiệm, khi thì thiếu sự hợp tác giúp đỡ nhau, lúc lại là vì một lí do nào đó.


Cần phải nói thêm một điều là một nhân viên chuyên nghiệp khác với một người nghiệp dư, một đội đặc nhiệm khác với một đội tuyển. Như vậy liệu có cần thiết xây dựng một đơn vị mới không? Hay, sử dụng hết sức mạnh một đội đặc nhiệm vốn có và mang tính chuyên nghiệp cao thì vẫn tốt hơn? Hơn nữa, sức mạnh này là hoàn toàn đủ để có thể hoàn thành những nhiệm vụ hết sức phức tạp và đầy trọng trách. Chẳng. hạn, chiến dịch sơ tán các nhà ngoại giao Nga và gia đình họ khỏi Cabul hồi tháng chín nam 1992. Chiến dịch nguy hiểm này đã được giao cho quân dù. Chỉ huy chiến dịch là đích thân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tôi hiểu trong quân đội không được phép hỏi tại sao tại là chính tôi chứ không phải ai khác phải lao vào lửa đạn. Lực lượng dù đã lên đường và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Có người bị thương một máy bay trúng đạn và bốc cháy. Chiến tranh đúng là chiến tranh. Nhưng những chàng trai đi Cabul ấy mới có 19 tuổi. Cho dù họ đã qua huấn luyện cơ bản đã làm được việc này việc khác, nhưng nói gì thì nói, vẫn là những cậu bé. Còn các nhà chuyên nghiệp "Alfa” trong khi đó lại ngồi ở Moxcva. Họ có sẵn sàng lao tới Cabul khi có hiệu lệnh đầu tiên không? Có. Nhưng lệnh đó đã không tới. Họ đã buồn tủi nói về điều này. Một lần nửa người ta lại quên họ. "Alfa". đang chờ đón một công việc thực sự. Vấn đề danh dự của tổng thống Nga đòi hỏi phải duy trì đội đặc nhiệm có một không hai này. Bởi lẽ hôm nay nó cần phải trở thành chỗ dựa của quốc gia trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, chống tham nhũng - hối lộ và tội phạm có tổ chức. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, có rất nhiều việc đang chờ đợi đội đặc nhiệm in “Alfa”. Rất nhiều...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM