Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:50:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Nhiệm vụ Quốc Tế ( Phần 3 )  (Đọc 297231 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #530 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2012, 09:20:49 am »

        Còn thế nào được nữa. Khi mà thấy cả chục cái tay cua như gà mổ thóc. Lại còn nghe cả tiếng quẹt dưới đáy nồi nữa thì hiểu nay là số phận của nồi thịt thế nào rồi. Grin Có điều là Tranphu nhắc thêm chị em phải đun nước mà uống chứ đừng uống nhiều nứơc suối hay đau bụng lắm. Thịt trâu kho mặn, ăn vã, tón nước là phải hi hi.... Grin Grin Grin

     

  Em bái phục bác Tranphu ở bản lĩnh sử lý tình huống này , vô cùng nhân văn và...độ lượng ! ,mà không thế thì biết làm gì bây giờ ,nồi thịt Trâu đằng nào cũng đã hết sạch rồi ,mà chị em tương nước suối vào rồi bị gì thì lại khổ boòng phú chứ ai,mà lỗi lớn nhất lại thuộc về bác vì...ai bảo bác cho kho quá mặn,để chị em ăn rồi khát nước thì đương nhiên phải uống nước suối Grin Grin Grin
  Ngôi chùa rêu phong cổ kính ,u tịch ,đúng chôn tu hành phải như thế , em nghe mà chưa có dịp thăm cảnh chùa này ,cảm ơn bác tranphu đã cho em "thăm" ngôi chùa qua hình ảnh .
  Trong ảnh em nhận ra 2 bác hôm đi cùng đoàn bác Phú thăm chiến trường xưa trong đó có anh Bình gà !
Chúc các bác sức khỏe ,niềm vui hạnh phúc và sự thanh thản !
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2012, 09:33:17 am gửi bởi bschung » Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #531 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2012, 09:33:58 am »

Em thấy bác TranPhu341 có duyên ghê ,nhất bác còn gì . Ở trong bài của bác ,bác đến đâu cũng thấy bóng hồng theo đuổi , đúng là bác số đào hoa. Dù ở trong nước hay ở nước ngoài bác đều làm tốt công tác dân vận,đi dân nhớ ở dân thương. Đồng đội cũng như nhân dân đều gắn đoàn kết keo sơn...hìhì. Nếu được như bác xin bác cho em một xuất ở lính cả đời. Rất may là bác TP bản lĩnh vững vàng ,và không có số đèo bòng chứ không bác có mà hết đường về quê mẹ nhé. Em chúc bác mạnh khoẻ,mời bác tiếp tục hành khúc "Bài ca người lính".Kính bác.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #532 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2012, 10:51:01 am »

           Cả đoàn chúng tôi khoảng hơn 10 người. Tối hôm đó mọi người ngủ tại hậu cứ Trung đoàn tại Thị xã Công Pông Chi Năng. Chúng tôi được báo sáng hôm sau sẽ có 2 xe của Trung đoàn, nhập cùng đoàn xe của Sư đoàn về VN. Trong thị xã đang có rất nhiều xe ôTô đầy ắp hàng, phủ bạt kín. Đang đợi thông đường lên Pua Sát.

   Sáng hôm sau, đúng 7h đoàn xe xuất phát. Được thông báo là từ Công Pông Chi Năng tới Phnompenh tương đối an toàn. Nhưng không phải là không còn lực lượng nhỏ của Pốt ra phục đường. Vì vậy, mọi người vẫn phải trang bị súng đạn. Lúc nào cũng phải sẵn sàng chiến đấu như là lính chiến. Cũng có nhiều xe trên đường về VN bị phục cháy. Đã có nhiều anh em hy sinh. Tóm lại trên đường trở về Phnompenh vẫn còn phức tạp. Các xe thường phải tập trung đi thành đoàn, để có thể sẵn sàng hỗ trợ cho nhau.

    Lần trước, hành quân từ phnompenh đến CôngPôngChoNăng bằng tầu Hải quân đường thủy. Đa phần thời gian là ở trong hầm tàu. Không quan sát được trên đường bộ. Hôm nay về VN theo đường bộ số 5. Tôi thoải mái được nhìn ngắm đất nước CPC qua 2 bên đường. Đường xấu, nhiều cầu nhỏ bị xập nên xe chạy không được nhanh. Đập vào mắt đầu tiên là những rừng cây 2 bên đường. Thi thoảng có những căn nhà, hay dãy nhà trông hoang tàn. Nhưng đã có người ở, trông rất tạm bợ. Lũ lượt các đoàn người cùng đi xuôi theo chiều xe chúng tôi. Nhìn chúng tôi cười, các em nhỏ ngồi trên xe bò, hoặc trong cái thúng. Được bố mẹ gánh, trong khói bụi mù dầy đặc. Vẫn thấy những bàn tay nhỏ gầy đét, giơ lên vẫy, vẫy.

           Những đoàn người đen đúa, lôi thôi, rách rưới, bẩn thỉu này. Là những người dân ở các Tỉnh Kan Dan, SvayRiêng hay những vùng giáp biên giới Việt. Họ bị bọn Pốt lùa lên rừng miền Tây. Từ sau ngày Khơ Me Đỏ giải phóng đất nước, từ tay chính quyền LonLon năm 75. Cả Huyện, cả Xã, cả Tỉnh bị lùa đi. Chết đói, chết khát, chết vì đập vỡ đầu cũng nhiều. Giờ đây những tốp người này sống sót, hồi hương. Họ vẫn còn bàng hoàng, khiếp sợ. Chưa dám tin, là đã thật sự được sống, thật sự hồi sinh. Khi trên trời, những đàn quạ đen vẫn bay lượn như những âm binh địa phủ, như những thần chết. Chúng kêu gọi ầm ĩ, báo nhau tìm mồi là những xác ngừời thối rữa. Những cây thốt nốt, loại cây rất đặc trưng, rất quen thuộc với người dân CPC. Có sức sống mãnh liệt của giống nòi, của tạo hóa. Rất phù hợp với khí hậu, với thổ nhưỡng của CPC. Loại cây mọc gần như hoang dã, chẳng bao giờ cần sự tưới tắm, chăm sóc của con người. Mà giờ đây, trông xác xơ, khô cằn. Thân, lá te tua, sứt sẹo bởi mảnh pháo, mảnh đạn. Như không còn sức sống.

   Gần đến PhnomPenh, chúng tôi thấy khoảng hơn chục chiếc xe tăng, xe thiết giáp M113 cháy, nằm ngả nghiêng trên đường, dưới ruộng. Không biết đoàn Tăng thiết giáp này, của ai? Ta hay là Pốt. Trời nắng chang chang, buổi trưa thì xe cũng dừng nghỉ tại ngoại ô Phnompenh. Cư dân ở đây đã thật tấp nập hàng quán, chợ búa đông đúc. Cũng có nhiều phụ nữ ra mời chào chúng tôi vào ăn cơm. Dưới chế độ Khơ me Đỏ, bọn Pon Pốt tổ chức một xã hội Công Sản chủ nghĩa theo kiểu không có chợ, không có tiền, không có trường học, không có chùa, không có trí thức hay bệnh viện. Nên giờ đây, sau giải phóng đồng tiền cũ không ai xử dụng. Chính quyền mới chưa kịp phát hành được tiền để lưu thông.

           Chưa có tiền, nên việc mua bán đổi chác. Kể cả từ ăn bát phở, bát cơm, mua nước thốt nốt, cũng được quy ra vàng, thanh toán bằng vàng. Vì vậy có rất nhiều người làm cái nghề cân đong vàng. Để thanh toán ngay cạnh các hàng cơm, hàng phở.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #533 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2012, 11:29:08 am »

  Gần đến PhnomPenh, chúng tôi thấy khoảng hơn chục chiếc xe tăng, xe thiết giáp M113 cháy, nằm ngả nghiêng trên đường, dưới ruộng. Không biết đoàn Tăng thiết giáp này, của ai? Ta hay là Pốt. Trời nắng chang chang, buổi trưa thì xe cũng dừng nghỉ tại ngoại ô Phnompenh. Cư dân ở đây đã thật tấp nập hàng quán, chợ búa đông đúc. Cũng có nhiều phụ nữ ra mời chào chúng tôi vào ăn cơm. Dưới chế độ Khơ me Đỏ, bọn Pon Pốt tổ chức một xã hội Cộng Sản chủ nghĩa theo kiểu không có chợ, không có tiền, không có trường học, không có chùa, không có trí thức hay bệnh viện. Nên giờ đây, sau giải phóng đồng tiền cũ không ai xử dụng. Chính quyền mới chưa kịp phát hành được tiền để lưu thông.

 Vậy là chuyến về nước của bác tranphu341 và anh em F341 khi đó vẫn còn ở năm 1979, thời điểm đó K chưa phát hành tiền tệ, mọi mua bán đổi trác được cân đong đo đếm bằng gạo hoặc vàng. Cho đến tận bây giờ gần như tất cả những người lính QTN VN chúng ta vẫn không thể hiểu nổi cái Công xã dưới chế độ Pôn Pốt đã tàn sát và chủ định đưa đất nước Campuchia đi đến đâu và đâu là mục đích của họ?

 Đôi khi BY em cũng cố kiếm lấy một lý do gọi là có lý để biện minh cho Đảng và chính quyền Pôn Pốt ở K, nhưng lật đi lật lại mọi vấn đề đều thấy toàn là vô lý. Vì vậy, cách lý giải đơn giản nhất về nhóm Đảng phái và tổ chức chính quyền này là: Một lũ điên dưới sự lãnh đạo của một thằng cực kỳ điên loạn. Grin

 Xác những chiếc xe tăng và thiết giáp M113 mà bác thấy trên dọc đường QL5 và gần thành phố Phnom Penh là của quân ta đấy bác ạ. Chiến trường hướng Tây Nam K không phù hợp với đội hình TTG hành tiến chỉ là 1 phần, theo BY em thấy thì cơ bản là do tổ chức hợp đồng tác chiến giữa lính BB và TTG chưa được chặt chẽ và đồng bộ, lính BB chưa được huấn luyện cơ bản khi tùng thiết theo phương tiện cơ giới, TTG mà mang ra đánh nhau với chiến tranh du kích thì nhiều bất lợi quá, lại một lần nữa lặp lại chuyện: Dùng búa tạ đập ruồi. Vì vậy đó là kẽ hở quá lớn để đối phương khai thác triệt để nên có nhiều tổn thất cho binh chủng TTG ở Kampong Chhnang, nơi đó từng được lính ta đặt cho cái tên là: Cánh đồng chết.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #534 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2012, 01:28:42 pm »

Hi cánh đồng chết tại tỉnh Congpongchonang có nhiều xác xe tăng và M113 em nghe nói của tiểu đoàn tăng F339 đấy các bác , lúc em truy quét Pốt dọc đường 5 có gặp anh em F339 , họ có nói trên bản đồ quân sự của ta không có những con kênh dẫn nước này , không biết các bác nhận xét sao em thấy Pốt làm thủy lợi cho đồng ruộng rất tốt .
Cuối tháng 1/79 hai đơn vị của QK9 đã tiến tới Công pông chơ Năng và Puốc Sát , trinh sát chưa theo địch kịp các bác tăng ỷ cơ giới vượt tràn lên , khi lên bờ kênh tiến không được lùi không xong làm mồi ngon cho bọn Pốt bên kia kênh hành xử bằng DKZ , đâu đội hình 12 chiếc thì toi hết 9 chiếc .. hi trong topic không thấy anh em F339 chỉ có mỗi lão Ta Xe thì lái cái DOG già nua cũ kỹ lẹt đẹt phía sau đang nhăm nhe sau này buôn gì qua đây cho nó lợi .
Bác Trần Phú .. cuối năm 79 sau khi đơn vị em phối thuộc với đơn vị bác truy quét địch lần cuối hướng Sam Lốp khu mỏ Hồng Ngọc xong , hu hu .. các bác để lại cho đơn vị em một địa danh khó nhằn sau này toàn sốt rét và mìn .
Khu mỏ Hồng Ngọc ngọn đồi 586 ngày đầu có C2 D1 E 250 đóng , nhưng địa danh quá xa xôi hiểm trở vượt qua sông và mấy con suối to mới tới nơi , mỗi lần trên ấy có đánh nhau và có thương có tử tụi em phải kết hợp tải lương thực phẩm lên chốt , cáng được dăm ba thương tử .. hi hi .. khi về quân số thương tử lại tăng lên gấp hai gấp ba lần , có nhiều thằng bị thương lúc lên tới chốt nó còn nói ngoen ngoẻn .. cáng được hai ba ngày đường chưa về tới đơn vị thì nó cũng nhắm mắt rồi , mùa nắng thì khổ vì nước mùa mưa cũng khổ vì nước .. cáng thương tử qua em tin chắc trong ấy có thằng chết vì ngộp nước , lùng bùng cáng thương còn kèm theo tấm bạt che mưa cho nó .. dọc đường cứ chửi nó váng lên để xem nó có trả lời không .. thấy nó im im lại kêu vội y tá tiêm trợ tim trợ lực cho nó .
Hi ngày ấy em thích cáng tử hơn tuy là có thối , lấy dầu hôi tưới lên cho bớt mùi nhưng cáng tha hồ va quệt , lúc giải lao không phải lụi cụi cái gạc ba kê võng như thương binh .
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #535 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2012, 02:51:28 pm »

Hi cánh đồng chết tại tỉnh Congpongchonang có nhiều xác xe tăng và M113 em nghe nói của tiểu đoàn tăng F339 đấy các bác , lúc em truy quét Pốt dọc đường 5 có gặp anh em F339 , họ có nói trên bản đồ quân sự của ta không có những con kênh dẫn nước này , không biết các bác nhận xét sao em thấy Pốt làm thủy lợi cho đồng ruộng rất tốt .
Cuối tháng 1/79 hai đơn vị của QK9 đã tiến tới Công pông chơ Năng và Puốc Sát , trinh sát chưa theo địch kịp các bác tăng ỷ cơ giới vượt tràn lên , khi lên bờ kênh tiến không được lùi không xong làm mồi ngon cho bọn Pốt bên kia kênh hành xử bằng DKZ , đâu đội hình 12 chiếc thì toi hết 9 chiếc .. hi trong topic không thấy anh em F339 chỉ có mỗi lão Ta Xe thì lái cái DOG già nua cũ kỹ lẹt đẹt phía sau đang nhăm nhe sau này buôn gì qua đây cho nó lợi .
Bác Trần Phú .. cuối năm 79 sau khi đơn vị em phối thuộc với đơn vị bác truy quét địch lần cuối hướng Sam Lốp khu mỏ Hồng Ngọc xong , hu hu .. các bác để lại cho đơn vị em một địa danh khó nhằn sau này toàn sốt rét và mìn .
Khu mỏ Hồng Ngọc ngọn đồi 586 ngày đầu có C2 D1 E 250 đóng , nhưng địa danh quá xa xôi hiểm trở vượt qua sông và mấy con suối to mới tới nơi , mỗi lần trên ấy có đánh nhau và có thương có tử tụi em phải kết hợp tải lương thực phẩm lên chốt , cáng được dăm ba thương tử .. hi hi .. khi về quân số thương tử lại tăng lên gấp hai gấp ba lần , có nhiều thằng bị thương lúc lên tới chốt nó còn nói ngoen ngoẻn .. cáng được hai ba ngày đường chưa về tới đơn vị thì nó cũng nhắm mắt rồi , mùa nắng thì khổ vì nước mùa mưa cũng khổ vì nước .. cáng thương tử qua em tin chắc trong ấy có thằng chết vì ngộp nước , lùng bùng cáng thương còn kèm theo tấm bạt che mưa cho nó .. dọc đường cứ chửi nó váng lên để xem nó có trả lời không .. thấy nó im im lại kêu vội y tá tiêm trợ tim trợ lực cho nó .
Hi ngày ấy em thích cáng tử hơn tuy là có thối , lấy dầu hôi tưới lên cho bớt mùi nhưng cáng tha hồ va quệt , lúc giải lao không phải lụi cụi cái gạc ba kê võng như thương binh .

    Hình như cuối năm 1980 đơn vị bạn E250 mới lên chốt ở đó? Vì tháng 9 năm 1980 tôi còn đi cùng E266 lên mỏ Hông Ngọc đuổi dân Thái Lan sang khai thác đá RUBI ở đó mà. Cũng tình cảnh như bạn nói, lính ta bị thương khiêng cáng nhau về được một thì mất thêm một hoặc hai, ba. Cực lắm. Đường đi thì xa có thằng khiêng tử sỹ dọc đường đói quá còn xin cơm nắm của tử sỹ ăn tạm mà. Undecided
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #536 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2012, 05:18:46 pm »

Hi bác Vanthang_341 nhớ nhầm rồi , bác hỏi anh em xem F341 tháng mấy rút quân về nước .
Ngày 15/12/79 đơn vị em bàn giao khu vực 20 nhà 5 nhà 3 nhà cho F339 , hành quân dọc biên giới từ Puốc Sát đến Tà Sanh , kết hợp với một đơn vị F7 đánh căn cứ Sê Ri Ka , chúng rút chạy hết đơn vị em và đơn vị nào đó của F7 choảng nhau chí chạp , lúc cả hai báo về QD4 thì mới hay quân ta choảng quân mình may không ai trầy sướt .
Ngày 23/12/79 em đặt chân tại ngã ba An Đông , chếch lên trên ngã ba hướng về Tà Sanh gần cây dầu cao mọc vệ đường còn có 2 chiếc M113 của Pốt để lại , nắp thùng xe sau vẫn còn mở chung quanh xe nhiều mảnh rơi vãi của những chiếc đồng hồ các loại , khi F341 rút hình như cũng kéo hai chiếc ấy ra ngoài Battambang , chiếc xe ấy đâu là xe chở vàng của Pốt mà anh em QD3 tichd9u77coo7c5 .
Dừng chân chưa ổn định thì khẩu đội em lại lên đường cùng D1 phối hợp với F341 đánh qua bên kia sông , con sông ngày ấy nước còn trong , đá tảng phẳng lỳ bằng cả chiếc bàn hay bằng cái giường đôi , tối hôm ấy em lười mắc võng nằm trên phiến đá ngủ cho mát lưng .. ai dè nửa đêm tê cóng cả người không ngủ được .
Hình như nửa đêm một bộ phận trinh sát và đặc công đã vượt qua bên kia , sáng tầm 5g đại bộ phận mới vượt sông .. qua bên kia sông là cánh rừng dầu thưa , những cái chõng bằng cây rừng thấp lè tè được che bằng tấm nylon làm mái , còn đâu đó vài thằng Pốt ngoắc ngoải chờ chết .. lính mình thấy nó cũng chẳng buồn siết cò .. em đến rìa con suối thấy thằng Pốt nằm trên võng chắc chỉ còn da bọc xương , em co chân đạp nó xuống để lấy cái võng dù ( cái võng Gabacdin em lỡ may bộ đồ khi ở khu 20 nhà ) .. nghĩ nếu mình có mệnh hệ gì anh em chả lẽ trói gô tay chân xỏ vô cây khiêng như lợn  Grin .
Hi Gấu em gọi tối em kể tiếp ....
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #537 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2012, 08:31:14 pm »

Trên đường 5, đoạn Pursat là buồn tẻ nhất. Cảnh vật hai đường tiêu điều, rừng cây lúp xúp.

Ngày nay nếu khởi hành từ Phnom Pênh lúc 7 giờ sáng đến tầm 11 giờ trưa ta đã có mặt tại Pursat. Đặc điểm các quán cơm bề thế trên lộ 5 đoạn Kongpong Chnang - Pursat là họ kiêm luôn cửa hàng trưng bày đồ gỗ để bán







Đoạn từ Pursat đi Battambang mất khoảng 2 tiếng đồng hồ, cảnh vật hai bên đường cũng khá buồn tẻ đơn điệu. Lão quyenkh con lớn rồi, giao nhà cho nó đi. Dắt gấu qua bển chơi cho biết Grin
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #538 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2012, 08:44:27 pm »

Hi bác Vanthang_341 nhớ nhầm rồi , bác hỏi anh em xem F341 tháng mấy rút quân về nước .
Ngày 15/12/79 đơn vị em bàn giao khu vực 20 nhà 5 nhà 3 nhà cho F339 , hành quân dọc biên giới từ Puốc Sát đến Tà Sanh , kết hợp với một đơn vị F7 đánh căn cứ Sê Ri Ka , chúng rút chạy hết đơn vị em và đơn vị nào đó của F7 choảng nhau chí chạp , lúc cả hai báo về QD4 thì mới hay quân ta choảng quân mình may không ai trầy sướt .

    Bạn quyenkh Ơi. Phải rồi đấy. Sau khi giải phóng thị trấn Leach trung đoàn 250 được giao nhiệm vụ vào  khu vực 20 nhà. Cuối năm 1979 E250 bàn giao khu vực đó cho sư 339, rồi vào đứng chân khu vực PaiLin. Còn khu vực Ta Sanh E 270 f341 đứng chân, khu vực SamLot trung đoàn 266 f341 đảm nhiệm. khoảng tháng 9 năm 1980 trung đoàn 266 có vào mỏ Hông Ngọc đuổi dân Thái Lan sang khai thác như vanthang nói là đúng bạn ạ. Chúng tôi đánh từ hướng Đông Nam theo dọc biên giới K-T đánh lên. Hồi đó chúng tôi xua đuổi hơn 500 người dân Thái đang khai thác thu nhiều máy bơm nước, dụng cụ khai thác khác. Có 12 người chống đối bị ta bắt về bàn giao cho bạn được khoảng chục ngày sau đó giải thích cho họ rồi được thả.
    Tháng 11 năm 1980 sư đoàn 341 bàn giao khu vực đứng chân của mình cho sư đoàn 339. Sư doàn 341 rút về BatTamBang rồi về nước vào đầu tháng 12 năm 1980.
    Còn từ Pua Sat vào đến chổ vanthang nói trung đoàn 266 đuổi dân Thái Lan còn xa lắm bạn HùngH3 ơi., trên trăm cây số nữa cơ. Bạn có những buác ảnh thật đẹp đấy, cảm ơn bạn.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2012, 08:50:52 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #539 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2012, 09:34:13 pm »

Ngày 15/12/79 đơn vị em bàn giao khu vực 20 nhà 5 nhà 3 nhà cho F339 , hành quân dọc biên giới từ Puốc Sát đến Tà Sanh , kết hợp với một đơn vị F7 đánh căn cứ Sê Ri Ka , chúng rút chạy hết đơn vị em và đơn vị nào đó của F7 choảng nhau chí chạp , lúc cả hai báo về QD4 thì mới hay quân ta choảng quân mình may không ai trầy sướt .

 Khoảng giữa năm 1979 khi QD3 hoàn thành nhiệm vụ và rút quân ra Bắc theo lệnh của BQP thì vị trí của QD3 để lại một khoảng trống lớn cho đội hình các đơn vị ở lại, khi đó F7 càn quét Amleang và dãy Uran dữ dội, đội hình có 2 E liên tục truy quét là E141 và E209, ta quyết "dọn sạch" Pốt ở phạm vi bán kính hướng Tây Nam K khoảng 100 đến 150km và xây dựng chính quyền bạn, riêng E209 chạy đi chạy về mấy lần chống bạo loạn, binh biến trong thành phố Phnom Penh, có lần xe chờ sẵn ở ngã 3 ngoài Amleang cho lính E209 hành quân từ trong rừng ra và lên xe là về thẳng thành phố, riêng E141 căn cứ nằm sâu tít trong vùng thung lũng Tha Ma Băng.

 Vì vậy E250 đơn vị bác quyenkh "oánh" nhau nhầm với F7 thì chắc gặp phải E165 của F7 thời điểm đó rồi. Nhưng bên nào nổ súng trước? Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM