Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 12:48:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Nhiệm vụ Quốc Tế ( Phần 3 )  (Đọc 297487 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #50 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 08:41:41 am »

              Chào bạn binhyen1960, bạn Wanta, bạn vetran-AnhThơ. Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của TP. Các bạn đã kể, đã viết, đã cung cấp đường linh của báo Tuổi Trẻ cuối tuần, nói về vụ thảm sát đẫm máu và tinh thần anh dũng hy sinh của các bạn, các đ/c TNXP. Thật vô cùng cảm động. TP không thể nói gì hơn, mấy lần lau nước mắt, nghẹn ngào thương xót. Rồi chợt nghĩ tại sao đ/v Quân đội ở đó Sư 7 hay QK 7 lại để xẩy ra việc sai sót vô lý này? Là người lính THẤY TRÁCH NHIỆM để xẩy ra đau thương đó là rất lớn. Sau sự việc đó có ai? Có đ/vi nào bị kỷ luật?

              Ở khu vực đó lúc trước là đ/v TP, là Sư đoàn 341 đảm nhiệm. Mới lật cánh về đường 13 Bến Sỏi được mấy ngày. Giá như....giá như và giá như....... Giờ đây sự việc đã rồi chuyện cũng đã hơn 30 năm. Nhưng đọc bài viết này ngay TP, ngay chúng ta cũng phải rùng mình. Chứ nói gì đến người phải chứng trực kiến như chị Lý, như anh Tuấn.

               TP không biết là giờ đây Lý sống thế nào? Chắc gặp nhiều khó khăn do di chứng , do sức khỏe. Lấy gì bù đắp đây. Lý có chồng, con thế nào? Bạn binhyen, bạn wanta hay bạn nào biết thì kể cho anh em cùng biết. Nếu Lý, nếu Tuấn cuộc sống khó quá . TP thấy ae mìng nên làm 1 cuộc vận động giúp đỡ được phần nào thì quý quá. TP gợi ý xếp BY và các bạn thấy thế nào?

               @ BẠN binhyen bạn lúc nào cũng có những số liệu, tư liệu và dẫn dắt tình tiết minh chứng đầy đủ thật vô cùng cảm phục. Một điều TP Rất cảm phục ae Sư đoàn 7 đã thường xuyên giao lưu họp mặt với anh chị em TNXP hồi đó những buổi gặp mặt này thật vô cùng ý nghĩa.

               @ Ban Wanta. TP cảm ơn bạn đã thường xuyên theo dõi bài viết của TP. Cảm ơn sự hiểu biết của bạn nhất là về chuyện xẩy ra với TNXP ngày đó, những bức hình của Lý, của Tuấn và đường linh bài viết của báo Tuổi trẻ thật rõ dàng. Cảm ơn bạn rất nhiều.

               @ Vetran-Anh Thơ. TP đoán bài viết của Anh Thơ chứ không phải của Vệ đúng không. TP rất cảm ơn các bạn đã thường quan tâm theo dõi, động viên khích lệ TP trong việc viết bài này. TP cùng ae đang đợi mà chưa thấy 2 bạn dựng nhà mới để ae được Tân Gia đây. Theo TP và nhiều ae thì 2 bạn nên xây riêng 2 "biệt thự" để anh em dễ thăm hỏi nhau tiện hơn  Grin Grin Grin Grin Grin. Các bạn rất giầu mà! Grin

                CHÚC CÁC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC!  
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2012, 08:50:58 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #51 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 10:21:09 am »

                           Đúng 5h ngày 4/1/79. Trời tảng sáng, đằng đông, hướng VN mây đã ửng hồng. Bình minh đang lên. Báo hiệu một ngày mới. Lệnh tiến công. Các loại xe, cả đoàn xe không phải chỉ có hai chục, ba chục xe. Mà là hơn 100 xe, pháo các loại. Thật chính xác là 105 xe cùng nổ máy. Tiếng rú ga, tiếng vù ga của xe gầm vang trong buổi sớm. Phá tan sự tĩnh lặng nơi chiến trường. Gầm to nhất là các loại xe reo, xe thiết giáp M113, xe tăng T54, tăng T39 . Tiếng dồ ga vang lừng như mãnh thú, như khủng long thời cổ đại, dền như hàng ngàn, ngàn vạn tiếng sấm dậy. Khói đen, khói xanh phả ra dầy đặc, thơm khét. Thật vô cùng hoành tráng, thật vô cùng hào khí.

                           Lệnh tiến công! Đi đầu không phải là xe tăng, Không phải là xe bọc thép, mà là 5 xe “ reo”. Loại xe quân sự lớn của Mỹ, có vỏ thùng bằng sắt rất dầy. Lại được xếp một lượt các bao gạo xuống sàn, đề phòng cán phải mìn chống tăng. Theo kinh nghiệm, giảm sức công phá của mìn rất tốt. Tránh thương vong rất cao. Chung quanh 2 bên thành xe, cũng được xếp các bao gạo làm tường hào và làm bệ bắn. Chính giữa của xe, là khẩu 12ly7, đã được chốt chặt chân. Xạ thủ nắm chắc súng sẵn sàng nhả đạn. Cùng khoảng 20 tay súng B40-B41-AK của Đại đội 9, Tiểu đoàn 3 trông thật thiện chiến, thật hùng dũng. Tiếp đến là 2 xe chở anh em công binh, với đầy đủ trang bị của ngành.  Cũng trang bị như lính chiến bộ binh. Tiếp nữa là 6 xe bọc thép M113 mỗi xe cũng có khoảng hơn 10 lính bộ binh. Tiếp tục là 4 xe tăng, có 2 xe T54, 2 xe T39 cũng chở đầy lính. Rồi tiếp đến là các loại xe khác, chở Tiểu đoàn 2, các đơn vị trực thuộc. Rồi các loại xe kéo pháo phòng không 37 ly, lựu pháo105 ly, sơn pháo 85 ly. Xen kẽ các xe tăng, xe pháo, vẫn có các xe của lính bb. Tiểu đoàn 1 ngồi cùng các xe khóa đuôi đội hình. Đoàn xe dài hơn 2 km rùng rùng chuyển bánh. Thật sôi động, thật mãnh liệt. Các chiến sỹ đầy đủ trang bị, tay cầm chắc súng. Sẵn sàng vừa tiến vừa có thể nhả đạn vào các ổ đề kháng, các mục tiêu của Pốt. Hoặc có phương án bb nhảy xuống chiến đấu, tiêu diệt tức thì các ổ đề kháng, cản đường chốt lại của Pốt.

                           Xe của Ban chính trị Trung đoàn đi trước mấy xe kéo pháo. Ngay sau xe của chỉ huy Trung đoàn. Thật bất ngờ tôi lại được ngồi ngay cạnh nhà thơ Bùi Minh Quốc. Rất vui, nhưng chưa thể chuyện trò gì. Lúc này, mọi người đều có những suy nghĩ riêng. Đều căng mắt nhìn về các hướng. Để phát hiện những nghi vấn trên đường sẵn sàng ứng phó. Quan sát những địa hình mới lạ của đất nước Ăngco. Chắc nhà thơ, nhà báo đang nhập tâm, để đưa những hình ảnh này vào những tứ thơ, ý thơ, những bài viết của mình. Về trận tiến công, mũi tiến công làm nhiệm vụ Quốc Tế đầu tiên trong lịch sử Dựng nước- Giữ nước của dân tộc.


                          Đoàn xe vẫn hành tiến với tốc độ chậm, hướng đột kích hành tiến theo hướng Bắc-Tây-Bắc của trục đường số 1. Mục tiêu, đích đến là núi SaCách bến phà NiếcLương.

                          Đường xá thật tệ, 4 năm dưới thời cai trị của bọn đao phủ Pôn Pốt. Chúng chỉ lo củng cố Công xã, giết hại dân lành làm cho mọi người phải sợ, phải nghe, phải răm rắp tuân lệnh chúng nó. Nếu không lập tức sẽ bị búa đập vào đầu, dù là người lớn, dù là người già hay là các em thơ bé dại. Chỉ 1 búa rìu mà thằng lính Pốt nào cũng có. Cũng mang bên người. Trông nó còn ghê sợ hơn là khẩu súng. Còn hệ thống các đường giao thông, không hề được tu sửa. Mà còn bị đào phá nghiêm trọng. Nhất là từ sau khi chúng gây chiến với Việt Nam. Ngay cả các hệ thống đường đã được trải nhựa từ chế độ trước, giờ đây cũng chỉ là ổ gà, ổ voi. Cứ khoảng mười mét là chúng lại đào một con hào so le, hòng làm chậm sự đột kích bằng cơ giới của đối phương.

                            Không có đường cơ động, đoàn xe của Trung đoàn cứ cắt băng cánh đồng mà đi. Được cái đất ruộng của CPC mùa khô thì cũng rất nhanh cứng, bờ ruộng lại cũng không nhiều. Nhưng cũng có những chỗ bị lầy nhỏ, xe nọ lại kéo xe kia, rồi đoàn xe cứ tiến. Tuy rằng tốc độ hành tiến rất chậm. Càng đi thì càng lầy lún càng xuất hiện nhiều. Anh em công binh, anh em bộ đội rất vất vả để chống lún, chống lầy xe. Mọi người tận dụng tất cả cây gẫy, nhà hoang bên đường để lót cho xe qua. Việc hành tiến vô cùng khó khăn, phức tạp. Các đồng chí chỉ huy đầu ong ong, nóng như lửa đốt. Trong lúc điện của chỉ huy Sư đoàn, của Quân đoàn thúc giục liên tục hỏi đang ở tọa độ nào? Rồi nhắc:" Phải tiến nhanh, phải thần tốc. Không được để lỡ thời cơ, lỡ hợp đồng với các đơn vị bạn".
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2012, 08:58:02 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #52 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 12:45:49 pm »

                                                      Lệnh tiến công! Đi đầu không phải là xe tăng, Không phải là xe bọc thép, mà là 5 xe “ reo”. Loại xe quân sự lớn của Mỹ, có vỏ thùng băng sắt rất dầy. Lại được xếp một lượt các bao gạo xuống sàn, đề phòng cán phải mìn chống tăng. Theo kinh nghiệm, giảm sức công phá của mìn rất tốt. Tránh thương vong rất cao. Chung quanh 2 bên thành xe, cũng được xếp các bao gạo làm tường hào và làm bệ bắn. Chính giữa của xe, là khẩu 12ly7, đã được chốt chặt chân. Xạ thủ nắm chắc súng sẵn sàng nhả đạn. Cùng khoảng 20 tay súng B40-B41-AK của Đại đội 9, Tiểu đoàn 3 trông thật thiện chiến, thật hùng dũng.

                         
Chào bác !
Ngày 7/1/79 lúc đang chờ vượt sông Mekong hướng Sampo ,Kratie thì nghe giải phóng Nông phêng F5 lên xe cơ động quay lại lộ 7 qua Mimot để lên Congbongcham.Ngay khúc giữa từ Snoul qua Mimot xe tôi đi trước không sao xe Giải phóng đi kế sau cách chừng 20m trúng mìn chống tăng vào bánh sau phía bên tài xế.Nghe cái ầm quay lại tôi thấy giữa khói bụi là cả người súng đạn bay lên cao cả met rồi rớt xuống sàn xe.Toàn bộ xe bị thương do sức ép nằm thở như heo bị chọc tiến.Còn ae đứng phía trên của bánh xe trúng mìn hi sinh hết.Lúc đó tụi tôi cũng hành quân bắng cơ giới.12.8ly đặt trên xe vừa đi vừa sẵn sàng chiến đấu ,nhưng đi đầu đội hình là T54.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #53 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 03:49:04 pm »


 Chào bác !
 Ngày 7/1/79 lúc đang chờ vượt sông Mekong hướng Sampo, Kratie thì nghe giải phóng Phnom Penh F5 lên xe cơ động quay lại lộ 7 qua Mimot để lên Congbongcham. Ngay khúc giữa từ Snoul qua Mimot xe tôi đi trước không sao xe Giải phóng đi kế sau cách chừng 20m trúng mìn chống tăng vào bánh sau phía bên tài xế. Nghe cái ầm quay lại tôi thấy giữa khói bụi là cả người súng đạn bay lên cao cả mét rồi rớt xuống sàn xe.Toàn bộ xe bị thương do sức ép nằm thở như heo bị chọc tiết. Còn ae đứng phía trên của bánh xe trúng mìn hi sinh hết. Lúc đó tụi tôi cũng hành quân bằng cơ giới, 12.8ly đặt trên xe vừa đi vừa sẵn sàng chiến đấu, nhưng đi đầu đội hình là T54.

 Sự lột tả về lính bị sức ép pháo, cối, mìn chân thật đến thế là cùng. Grin
 Tôi chỉ dám tả cảm giác đó cùng những gì chứng kiến khi anh em khác bị sức ép pháo, cối, mìn tăng như là: Những con cá bị ném lên cạn ngáp ngáp đớp không khí, mắt mũi trợn ngược mồm miệng sùi bọt mép cùng những lỗ trên cơ thể con người đều tháo tất cả những gì có thể tháo ra được.

 Những vết thương hở như đạn nhọn hay mảnh pháo cối có thể máu chảy be bét, vết thương toang hoác nhìn rất rùng rợn, nhưng bị sức ép thì lại là "đòn âm" đòn phía bên trong lục phủ ngũ tạng của người lính, nhiều khi những cơ quan nội tạng bên trong cơ thể dập nát trấn động mà không biết. Di chứng để lại rất dài, có khi ngay lúc đó không ảnh hưởng gì nhiều nhưng về mặt lâu dài thì chỉ vợ con mới biết vì chính họ là những người phải gánh chịu hậu quả. Thời tiết thay đổi, môi trường không trong sạch nhiều khói bụi là thấy ngay hậu quả rồi, những nhát nhói đau râm ran khắp vùng ngực xiên ra sau lưng chạy ngang qua dưới nách, mồm mũi tranh nhau thở, gặp những lúc như vậy lại càng thấy "căm" thằng Pốt chuyện từ mấy chục năm về trước. Xưa còn lăn đùng ra ăn vạ Quân đội chứ bây giờ thì ăn vạ ai hả Trời?
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #54 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 06:54:22 pm »

Ngày 7/1/79 lúc đang chờ vượt sông Mekong hướng Sampo ,Kratie thì nghe giải phóng Nông phêng F5 lên xe cơ động quay lại lộ 7 qua Mimot để lên Congbongcham.Ngay khúc giữa từ Snoul qua Mimot xe tôi đi trước không sao xe Giải phóng đi kế sau cách chừng 20m trúng mìn chống tăng vào bánh sau phía bên tài xế.Nghe cái ầm quay lại tôi thấy giữa khói bụi là cả người súng đạn bay lên cao cả met rồi rớt xuống sàn xe.Toàn bộ xe bị thương do sức ép nằm thở như heo bị chọc tiến.Còn ae đứng phía trên của bánh xe trúng mìn hi sinh hết.Lúc đó tụi tôi cũng hành quân bắng cơ giới.12.8ly đặt trên xe vừa đi vừa sẵn sàng chiến đấu ,nhưng đi đầu đội hình là T54.
---------------------------------------------------------------------------------------------

Như bác hoangson1960 miêu tả thì toàn bộ những chiến sỹ trên xe bị trúng mìn chống tăng bị thương do "sức ép". Vâng nói nôm na là vậy nhưng để hiểu sâu xa tại sao lại có hiện tượng "nằm thở như heo bị chọc tiết" thì em xin mạn phép bác chủ topic và các đàn anh cho múa dìu qua mắt thợ 1 chút. Grin

Có rất nhiều chủng mìn nổ chống tăng(trước đây) như:
 -Mìn chống tăng hạng nặng vỏ thép.
 -Mìn chống tăng hạng nặng vỏ nhựa.
 -Mìn chống tăng hạng nhẹ.
 -Mìn chống tăng sử dụng lượng nổ lõm.
 -Mìn chống tăng loại Off-route.

Sau này còn có thêm mìn chống tăng cảm ứng , chủ động đánh từ trên xuống, hoặc ngang thân xe em không nói ở đây .

Theo em hiểu thì quả mìn chống tăng mà bác hoangson 1960 miêu tả là loại mìn chống tăng hạng nặng vỏ thép. Thông thường loại mìn này có trọng lượng 9,5kg, bên trong chứa 6,5kg thuốc nổ TNT, để kích hoạt loại mìn này cần có 1 lực nén 200-500kg(nhưng tùy từng loại mìn, mìn TQ đòi hỏi lực tác động nhỏ hơn nhiều). Chính vì tin rằng mìn chống tăng có đứng lên nhảy "disco" cũng không nổ mà đi áp dụng với mìn chống tăng TQ thì "đi buôn hoa quả"ngay, vì mìn chống tăng TQ có thể chống được cả xe trâu nữa. Grin
 
Thực ra đồng đội bác hoangson lúc đó bị sóng xung kích của vụ nổ gây ra cảnh :"như heo bị chọc tiết".

Khi bác hoangson nghe tiếng nổ quay lại thì quá trình dưới đây đã diễn ra rồi.

Khi khối thuốc nổ trong quả mìn bị kích họat gây ra vụ nổ. Vụ nổ là là một quá trình biến đổi và tăng lên đột ngột của một loạt hợp chất (thành phần trong chất nổ) tạo thành thể tích lớn hơn rất nhiều lần thể tích ban đầu (tới hơn 15.000 lần).Hiện tượng này diễn ra trong nano giây dẫn đến sự vượt áp phá vỏ thép bọc ngoài, đồng thời giải phóng ra năng lượng cực lớn và nhiệt độ rất cao.

Sóng xung kích xuất hiện khi khối thuốc nổ bị cưỡng bức nổ, đi ra từ tâm nổ theo chiều li tâm, ép không khí xung quanh với áp suất khí quyển lên mức quá áp trong nano giây. Hiện tượng này gọi là "Pha áp suất dương". Sau khi sóng đi qua, áp suất không khí sẽ hạ từ mức quá áp  tụt xuống áp suất khí quyển trong thời gian cực ngắn, hiện tượng này gọi là "Pha áp suất âm". Ngoài ra , do đây là 1 vụ nổ với đương lượng nổ tương đối lớn nên còn có sóng bồi pha  hiểu nôm na như dạng "dư chấn".


Do vận tốc truyền sóng xung kích rất lớn(mìn to),tốc độ truyền cao hơn tốc độ âm thanh lại bị dơi vào vùng áp suất thay đổi đột ngột nên người bị thương thường có biểu hiện mồm mũi tranh nhau thở, ruột gan quặn thắt, nôn ra tất cả những gì có trong dạ dày. Hầu hết những trường hợp bị "sức ép" đều bị xuất huyết nội tạng(chủ yếu ở phổi),biểu hiện bên ngoài là mồn dỉ máu. Trường hợp bị "sức ép" nặng có thể bị ngất, tử vong.

Sóng xung kích chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng thở hồng hộc ở người bị sức ép. Vì sóng xung kích ép rồn máu về tim đột ngột, nhịp tim bị ép làm việc tăng nhanh dẫn tới thiếu oxy tại cơ quan hô hấp(phổi).

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2012, 03:37:56 am gửi bởi longtrec » Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #55 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 10:58:09 pm »

Thật ra tôi tả nghe nó hơi kì nhưng đúng như vậy ! Hồi nhỏ ở cơ quan ngoài Bắc hay có liên hoan vào ngày lễ v.v .Nhà bếp thường nuôi heo.Tôi thì lại hay đứng coi mấy bác nhà bếp chọc tiết heo.Con heo lúc đều rống lên ,nhưng sau đó thì chỉ còn hộc lên co dật cả người "lúc này thì giống anh em bị sức ép lắm".Khi xe sau bị nổ mìn tụi tôi có dừng xe nhẩy xuống phụ khiêng ae xuống xe .Lúc này những người bị thương do sức ép cứ gồng người hộc lên do không thở được. Tôi đền giờ này vẫn không sao quên được cảnh đó.
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #56 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 10:59:49 pm »

Chào bác TP.
Đọc bài viết của bác thấy khí thế E 273 lần nầy xung trận thật là mạnh mẻ.Với một lực lượng hùng hậu như vậy và trong thời điểm nầy thì chắc chắn là sẻ dành được chiến thắng.Nhưng nhiệm vụ của E 273 lần nầy cũng là một nhiệm vụ rất khó khăn.Phải thật nhanh chóng đến mục tiêu để hợp đồng tác chiến với đv bạn.Mà con đường đi đến mục tiêu thì không phải là con bằng phẳng,chưa tính tới bị Pot chặn đường tiến quân  bằng mìn trái và bộ binh.
Cùng thời điểm nầy,cánh quân của Quân đoàn 3 vẫn chưa đánh qua được sông Mekong.Nhưng đã làm chủ được toàn bộ bờ Đông.
Hướng Lộc Ninh do QK 7 đãm trách đã giải phóng được thị xã Karache ,chuẩn bị cho bộ đội vượt sông Mekong ở hướng bến Chompo,cách thị xã Karache về hướng bắc 25 km.Với mục đích cho bộ binh Ta tấn công ra lộ 6,chặn đường rút chạy của quân Pot về hướng Bắc.
Trong chiến dịch Tổng tấn công K 12/1978 thật đáng tiếc là các cánh quân như : Quân đoàn 3 và QK 7 không vượt được sông Me Kong nhanh hơn.Vì đến sáng ngày 6/1/79 Quân đoàn 3 mới đánh chiếm được bờ Tây sông Mekong , đánh giải phóng thị xã bên bờ Tây và hành tiến đánh ra lộ 6.Cánh QK 7 thì chỉ đưa được một số rất ít bộ binh và tăng qua sông Mekong ở bến Chompo.Cho nên có nhiều đv của Pot đã chạy lên được phía bắc K bằng lộ 6.
Tôi không được biết lúc đó ở hướng của Quân đoàn 3 đánh qua sông khẩn trương và ác liệt như thế nào?Nhưng ở hướng của đv tôi là E 25 cb thì trong 3 ngày:4-5-6/01/79.Cả trung đoàn rất khẩn trương làm bến ở Chompo để đưa bộ binh và tăng thiết giáp qua sông nhằm thực hiện ý đồ của Tư lệnh chiến dịch chặn đường rút quân của Pot qua lộ 6.Tôi cùng với cả đv trong đợt nầy phải làm việc liên tục 3 ngày -3 đêm không ngủ.Chỉ được nghỉ ăn và  nghỉ giải lao chút ít chứ không được ngủ.Đến độ có một tối,khi cả trung đội nghỉ giải lao mà ngủ quên lúc nào không hay vì quá mệt!Tôi là người tỉnh dậy đầu tiên,nhìn quanh thấy ai cũng ngủ như chết.Rợn da gà,lạnh cả sống lưng.Cách đó khoảng 2-3 trăm m, trên một dảy núi nhỏ còn tiếng súng của bộ binh đang đánh nhau với nhóm Pot còn lại...Chạy nhanh tới chổ anh Thiết B trưởng kêu anh dậy rồi kêu tiếp những anh em khác...hú hồn!nếu tụi Pot mà mò vô ngay lúc đó thì chắc cả trung đội không còn ai...

Ý đồ của Tư lệnh chiến dịch là rất đúng đắn.Nhưng yếu tố khách quan từng hướng đánh thì Ta không thể làm chủ được.Như hướng của Quân đoàn 3 thì bị vướng con sông Mekong thật mênh mông và sự phòng thủ rất chắc chắn của Pot.Hướng của Quân khu 7 thì cũng lại là con sông Mekong,nhiều cồn đá- cát giửa sông làm cho phà chở quân vướng cạn...!

Không biết hướng của E 273 như thế nào?mong đọc bài viết tiếp theo của bác TP.
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2012, 11:54:44 pm »

.Vì đến sáng ngày 6/1/79 Quân đoàn 3 mới đánh chiếm được bờ Tây sông Mekong , đánh giải phóng thị xã bên bờ Tây và hành tiến đánh ra lộ 6.Cánh QK 7 thì chỉ đưa được một số rất ít bộ binh và tăng qua sông Mekong ở bến Chompo.Cho nên có nhiều đv của Pot đã chạy lên được phía bắc K bằng lộ 6.
Tôi không được biết lúc đó ở hướng của Quân đoàn 3 đánh qua sông khẩn trương và ác liệt như thế nào?Nhưng ở hướng của đv tôi là E 25 cb thì trong 3 ngày:4-5-6/01/79.Cả trung đoàn rất khẩn trương làm bến ở Chompo để đưa bộ binh và tăng thiết giáp qua sông nhằm thực hiện ý đồ của Tư lệnh chiến dịch chặn đường rút quân của Pot qua lộ 6.Tôi cùng với cả đv trong đợt nầy phải làm việc liên tục 3 ngày -3 đêm không ngủ.Chỉ được nghỉ ăn và  nghỉ giải lao chút ít chứ không được ngủ.Đến độ có một tối,khi cả trung đội nghỉ giải lao mà ngủ quên lúc nào không hay vì quá mệt!Tôi là người tỉnh dậy đầu tiên,nhìn quanh thấy ai cũng ngủ như chết.Rợn da gà,lạnh cả sống lưng.Cách đó khoảng 2-3 trăm m, trên một dảy núi nhỏ còn tiếng súng của bộ binh đang đánh nhau với nhóm Pot còn lại...Chạy nhanh tới chổ anh Thiết B trưởng kêu anh dậy rồi kêu tiếp những anh em khác...hú hồn!nếu tụi Pot mà mò vô ngay lúc đó thì chắc cả trung đội không còn ai...

Ý đồ của Tư lệnh chiến dịch là rất đúng đắn.Nhưng yếu tố khách quan từng hướng đánh thì Ta không thể làm chủ được.Như hướng của Quân đoàn 3 thì bị vướng con sông Mekong thật mênh mông và sự phòng thủ rất chắc chắn của Pot.Hướng của Quân khu 7 thì cũng lại là con sông Mekong,nhiều cồn đá- cát giửa sông làm cho phà chở quân vướng cạn...!

Không biết hướng của E 273 như thế nào?mong đọc bài viết tiếp theo của bác TP.
Nghe các bác kể, em mới biết được các cánh quân chủ lực của ta ngày đó đã tiến sâu và làm chủ chiến trường trên đất K từ rất sớm (  Theo ý đồ của cấp trên và BTL MT). Nhưng ở đơn vị em thì mãi đến chiều ngày 06/01/1979 vẫn còn ở trên đất thuộc địa phận Lò Gò - Tây Ninh ( như em đã kể ở bài trước). Mãi đến khoảng hơn 12 giờ trưa ngày 07/01/1979, đội hình D7 E429 chúng tôi mới đặt chân lên đất nước Chùa tháp, ở cạnh 2 bên lộ 7. Nhưng trong khi đó, chúng tôi vẫn còn phải đụng độ, chiến đấu với tụi Pốt ở đây.
Rất mong được xem tiếp những dòng hồi ức của các bác!
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #58 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2012, 12:22:15 am »

             
               TP không biết là giờ đây Lý sống thế nào? Chắc gặp nhiều khó khăn do di chứng , do sức khỏe. Lấy gì bù đắp đây. Lý có chồng, con thế nào? Bạn binhyen, bạn wanta hay bạn nào biết thì kể cho anh em cùng biết. Nếu Lý, nếu Tuấn cuộc sống khó quá . TP thấy ae mìng nên làm 1 cuộc vận động giúp đỡ được phần nào thì quý quá. TP gợi ý xếp BY và các bạn thấy thế nào?

              
Thấy bác TP băn khoăn nên tôi cũng xin có đôi chút thông tin về chị Lý,riêng anh Tuấn thì tôi không biết thông tin gì về anh nầy.

Hiện nay chị Lý đang sống ở đường Tạ Uyên Khu phố 2 phường 04 Quận 11.Cách đây hơn 20 năm, tôi còn ở tại đường Nguyễn chí Thanh. Nhà chị Lý ở là nhà tình nghĩa được UB phường cấp khoảng năm 1988 trong con hẻm sau nhà tôi.Lúc đó chị đã có chồng và  hai con gái nhỏ còn đi học, gia cảnh có phần khó nhăn.Tánh tình chị khép kín, ít nói chuyện với ai,sống rất trầm lặng.Có chồng cùng là TNXP,không biết có phải chung đv không, nhưng vẫn khổ. Vì sau 4-5 năm chung sống thì hai người ly dị,không biết vì lý do gì? Một mình chị lại tiếp tục nuôi 2 con. Chồng chị tiếp tục nhiều bước nửa với hơn chục người phụ nử khác, hiện nay thì đang sống với một cô vợ người K
 Sau đó, năm 2010 tôi chuyển đi nơi khác ở thì chị vẫn ở đó cho tới nay. Hôm cận tết Nhâm thìn, trong  khi chờ vợ tôi đi chợ Hà Tôn Quyền. Tình cờ thấy chị cũng đi chợ, xem cách ăn mặc thì thấy có vẻ khá hơn. Mới hồi nảy tôi có hỏi vợ tôi về chị (vì vợ tôi là tổ trưởng của khu vực chị Lý ở) thì được biết: Hiện nay chị có trợ cấp thương binh mổi tháng hơn 700.000 và những chế độ ưu đãi của địa phương và th/phố. Vợ tôi đang công tác ở UB phường 4 -quận 11,hôm qua chị Lý có đến UB để hỏi về việc làm thủ tục xác nhận đơn sửa chửa nhà ở. Kinh phí do bên TNXP th/phố lo. Do năm vừa rồi đại diện TNXP có đến thăm gia đình chị, thăm hỏi và được biết nhà chị bị dột mái nhà phía sau. Nhìn bên ngoài thì nhà chị hiện nay cũng khá khang trang với một căn nhà trệt có gác đúc giả phía sau, mái tôn
 Qua vợ tôi hỏi thăm về gia cảnh của chị thì được biết: 2 con của chị nay đã lớn, đứa gái lớn gần 30 tuổi, đứa nhỏ kém chút ít. Cả hai đều có việc làm, riêng đứa lớn thì công việc không ổn định do bay nhảy. Chị có cho  mấy sinh viên thuê nhà ở, có thu nhập thêm hơn 2 triệu đồng mổi tháng. Riêng bản thân chị thì hiện nay tham gia nấu cơm từ thiện ở một cái chùa để làm bửa cơm từ thiện tại bệnh viện Chợ Rẩy. 3g30 chiều chị bắt đầu đi đến chùa để chuẩn bị công việc nấu nướng cho ngày hôm sau.
 Nói chung hiện nay chị cũng có một cuộc sống khá ổn định với những chế độ của địa phương, của th/phố, của nhà nước và sự chăm lo của lực lượng TNXP Th/phố.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2012, 02:50:45 am gửi bởi binhyen1960 » Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #59 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2012, 01:54:17 am »

Cháu có một góp ý nhỏ, nếu có gì không phải cháu mong được các bác các chú lượng thứ cho ạ. Cháu thấy việc công khai địa chỉ nhà riêng lên diễn đàn là không nên ạ, vì hiện nay các thông tin cá nhân có thể được mua bán công khai trên mạng, nên để tránh những rắc rối không cần thiết thì tốt nhất những thông tin như thế này thì các bác các chú có thể được trao đổi qua PM là được rồi ạ.
Logged

MRK
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM