Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:26:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phóng sự ảnh: đến căn cứ Bom Lọng ngày Thương binh_Liệt sỹ 27/7/2011  (Đọc 19591 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #20 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2012, 12:18:24 pm »

ktslengoc@. Mình cứ đọc phóng sự của bạn, cứ nghĩ về những năm tháng đã qua, rồi bùi ngùi cho những cuộc chia tay của những người lính tại "Ngã ba Đông Dương, chợ giời..."Tại tỉnh Xiêng Khoảng. Bạn ạ! để tìm được một địa danh như thời lính chúng tôi gọi có lẽ là rất khó khăn, khi chúng tôi đến nỏi này không có ai là dân Lào ở đây cả, mọi nơi đều do lính mình gọi là chính...
 Phu Pha Say có độ cao 2162 thì trên bản đồ ghi là POU KHE... thế đấy bạn ạ.
 Mong bạn cố gắng
Logged
ktslengoc
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #21 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 03:56:45 pm »

Thưa các cô, chú, anh, chị!
Phóng sự ngắn "đến căn cứ Bom Lọng / Lào" của chúng cháu tiếp tục nhận đuợc nhiều thông tin từ đọc giả, đã có nhiều cuộc gọi tới chia sẻ tình cảm, thăm hỏi thông tin,...,dù biết kiến thức của mình là hữu hạn nhưng chúng cháu luôn sẵn lòng tư vấn,
*Thân nhân LS hỏi thủ tục sang Lào:
Đối với nhiều cô chú chưa bao giờ ra nước ngoài thì không biết làm sao để đi được sang nước khác, thủ tục rất đơn giản, cháu xin tư vấn "nôm na" cho những cô chú chưa biết như sau:
+ Đối với người: bắt buộc phải có Hộ Chiếu, nó là quyển sổ gần bàn tay để nơi quản lý XNC là "nơi xuất" và "nơi nhận" mình họ kiểm tra ghi chép rồi đóng dấu vào đó, có dấu đóng trên sổ là ta "nhập cảnh hợp pháp" trong thời gian cho phép trong sổ, do đó quyển sổ Hộ Chiếu rất quan trọng, luôn mang theo khi ra nước ngoài như CMTND của mình vậy, nếu mất rất phiền hà rắc rối.
Mọi công dân kể cả các em bé đều được làm Hộ Chiếu, ở Hà Nội nơi làm là 89 Trần Hưng Đạo_quận Hoàn Kiếm và số 6_Quang Trung_Hà Đông. Còn ở các tỉnh thì lên trụ sở Công An Tỉnh hoặc Công An Huyện để được tư vấn thủ tục làm và nộp hồ sơ ở đó, bình thường thì sau gần 02 tuần là có Hộ Chiếu, sau 10 năm mới phải đổi sổ một lần.
+ Đối với ôtô: chủ xe (phải là chính chủ) mang giấy tờ xe lên Sở Giao Thông tỉnh đăng ký xe đó làm thủ tục Transit (quá cảnh), họ sẽ hỏi xe sang đó làm gì thì trả lời chung là đi tìm mộ LS, cũng mất khoảng 02 tuần thì xe đó mới đc cấp giấy transit, hệ thống giao thông 3 nước VN-Lào_Campuchia hình thành từ thời Pháp nên cùng là tay lái thuận và bằng lái xe VN được chấp nhận.
+ Đối với người đã có Hộ Chiếu muốn đi Lào bằng xe khách: ở ngoài Bắc thì đến Bến Xe Nước Ngầm (Pháp Vân) hàng ngày luôn có tuyến xe khách sang Lào vé nằm hoặc ngồi rất thuận tiện, hoặc vào bến xe Vinh (Nghệ An), xin mời tham khảo tại: http://alehap.vn/xe-khach-lao.html
Ngày nay việc đi ra nước ngoài nói chung hay sang Lào nói riêng là rất dễ dàng, điều mà mình lo lắng là "phỉ Lào" từ năm 2008 đến nay không còn lo ngại nữa.

Có những cuộc gọi lúc nửa đêm của cựu chiến binh E335, chú Nguyễn Viết Khang ở Nghệ An, năm 1985 là ytá của đại đội trinh sát thuộc E335, chú tham gia trận đánh ác liệt cuối cùng vào căn cứ Bom Lọng đó năm 1985, E335 cùng F324 giải phóng Bom Lọng và bắt sống đại tá Moua Cher Pao (bố vợ Vàng Pao) chỉ huy căn cứ. Là lính trinh sát nên theo chú cho biết, Bom Lọng khó đánh vì trong căn cứ này còn có 13 hang động đá vôi tự nhiên, có hang rất rộng và sâu nên khi gặp hỏa lực tấn công mạnh quân Vàng Pao lại rút vào hang sâu bảo toàn lực lượng và dễ dàng phản kích. Chú Khang rất xúc động khi nhìn lại, thấy lại hình ảnh chiến trường xưa qua bài viết, chú muốn kể lại thật nhiều kỷ niệm chiến đấu xưa.
Cũng qua giới thiệu của chú Bùi Minh Sơn, cựu pháo binh quân tình nguyện tại Lào, mấy tháng trước chúng cháu tìm đến nhà đại tá Ngô Doanh, nguyên trung đoàn trưởng E335, trưởng ban liên lạc CCB E335, ủy viên BLL CCB quân tình nguyện & chuyên gia QSVN giúp Lào. Thật tình cờ năm 1972 ông là tiểu đoàn trưởng D2_E335, chỉ huy vòng ngoài D2 đánh trận Bom Lọng cuối năm ấy, xin tóm tắt những ý chính theo như lời ông Doanh kể:
* Trận cuối năm 1972 là lần thứ 3 đánh căn cứ Bom Lọng, và cũng thất bại như 2 lần trước do không hoàn toàn chiếm giữ được các vị trí quanh căn cứ.
* E335 tham gia hai tiểu đoàn D1 và D2, nhiệm vụ D1 là đánh chiếm Phu Nha Thầu (cao điểm 1773) và đã hoàn thành nhiệm vụ.
* D2_E335 tham chiến gồm đại đội C6 và C8:
_C6 đánh chiếm Phu Tông Sao, chốt này có khoảng 1 trung đội địch, C6 chiếm được trận địa và đã hoàn thành nhiệm vụ.
_C8 đánh chiếm cứ điểm tiền tiêu bên cạnh Phu Tông Sao và đã thất bại.
Cùng với thất bại của các mũi tiến công điểm cao 1622, mũi đặc công đánh Sở Chỉ Huy sân bay của các đơn vị bạn đánh phối hợp thất bại, địch phản kích dữ dội bắn vào Phu Tông Sao từ cuối sân bay và từ 1622 bằng đạn nổ trên không, C6+C8 rút xuống chân đồi nơi xuất kích. Địch tiếp tục dùng đạn xuyên_nổ chìm lòng đất bắn vào giao thông hào và hầm trú ẩn chân đồi, đồng thời gọi máy bay ném bom Phu Tông Sao.
Qua lời kể của ông Doanh, C6 duy nhất C trưởng Tống Văn Trung không thương vong, C phó Phạm Xuân Thụ và tiểu đoàn phó D2 Chu Lâm Hành đi theo mũi C6 bị thương.
ông Doanh chỉ vị trí núi Phu Tông Sao trên bản đồ, chúng cháu xác định theo ảnh thực tế đã đến và ảnh địa hình của Google quả núi này, nếu đúng vị trí ông Doanh chỉ trên bản đồ thì Phu Tông Sao là 1 trong những ngọn đồi bao bọc và nhìn xuống căn cứ này, đối diện 1622 thẳng hướng Nam như hình ảnh đính kèm:





Logged
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM